Siêu nhân của châu Á Li Ka Shing
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ra đời vàp năm 1928, Li Ka Shing đã từng hứa với người cha đang hấp hối của mình rằng một ngày nào đó ông sẽ trở nên giàu có. Quả thực, ông đã làm được điều đó, năm 1999, ông là người giàu thứ 10 trên thế giới với tài sản cá nhân đạt 12,7 tỷ USD, được mệnh danh là siêu nhân của châu á. Hiện Li Ka Shing là một trong những người giàu nhất châu Á.
Hoạt động kinh doanh của Li Ka Shing rất phong phú, bắt đầu là bất động sản, rồi đến cảng biển, hàng gia dụng, mạng lưới bán lẻ và gần nhất là lĩnh vực viễn thông.
Bằng tài năng kinh doanh xuất chúng của mình, Li đã biến một Hutchison Whampoa đang bên bờ phá sản thành một công ty có lợi nhuận lớn nhất thế giới, với khối lượng tiền mặt dành cho đầu tư quy mô lớn hơn nhiều so với cả Microsoft và Intel. Và nay, công ty Cheung Kong của ông đang nắm giữ 49,9% cổ phần của Hutchison.
Khi đã nổi tiếng là ông chủ đất lớn nhất HongKong, Li vẫn không hài lòng với chính mình,ông tiếp tục tìm kiếm và tiến kịp với những thay đổi điều kiện và công nghệ trên thị trường.
Một chi nhánh của Hutchison đang điều hành là Port-n-Portals, một trang web vận tải đường biển phục vụ cho 19 cảng biển quốc tế. Li cũng liên doanh với tập đoàn máy tính điện tử Compaq tạo trang web điện tử cho chính quyền Hồng Kông để phục vụ nhân dân, chẳng hạn như việc cấp giấy khai sinh trên mạng. Đầu năm 2000, Hutchison đã cùng với một công ty viễn thông toàn cầu của Mỹ thành lập ra một liên doanh kết nối Hồng Kông với Mỹ thông qua mạng cáp quang học ngầm dưới đáy biển để cung cấp dịch vụ nối mạng xuyên Thái Bình Dương tốc độ cao cho tập đoàn của ông.
Gần đây, Li cũng hứa sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu công nghệ cao tại trường Đại học Quan Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trung tâm trị giá 10 triệu USD nhằm giúp Trung Quốc cạnh tranh với phương Tây về công nghệ Internet thế hệ sau bằng công nghệ mới có tên là Internet 2 với tốc độ nhanh hơn hàng nghìn lần.
Richard, con trai thứ hai của nhà tư bản Li cũng đang xây dựng cho mình một vương quốc công nghệ cao riêng. Nhiều người cho rằng Richard nhận được rất nhiều sự trợ giúp về tài chính cũng như kinh nghiệm và những mối quan hệ của cha, nhất là đầu năm 2002, công ty Pacific Century Cyber Work (PCCW) của Richard Li đã đánh bại một tập đoàn viễn thông mạnh của Singapore để giành được cổ phần của công ty viễn thông Hồng Kông (HKT). Tuy nhiên, Li “cha” đã từ chối dính dáng đến vụ giao dịch này. Tuy nhiên, Li “cha” đã từ chối có dính dáng đến vụ giao dịch này. Đối với ông, kinh doanh là kinh doanh và mỗi con người phải có được con đường riêng của mình.
Theo World Trade Newsp
Hoạt động kinh doanh của Li Ka Shing rất phong phú, bắt đầu là bất động sản, rồi đến cảng biển, hàng gia dụng, mạng lưới bán lẻ và gần nhất là lĩnh vực viễn thông.
Bằng tài năng kinh doanh xuất chúng của mình, Li đã biến một Hutchison Whampoa đang bên bờ phá sản thành một công ty có lợi nhuận lớn nhất thế giới, với khối lượng tiền mặt dành cho đầu tư quy mô lớn hơn nhiều so với cả Microsoft và Intel. Và nay, công ty Cheung Kong của ông đang nắm giữ 49,9% cổ phần của Hutchison.
Khi đã nổi tiếng là ông chủ đất lớn nhất HongKong, Li vẫn không hài lòng với chính mình,ông tiếp tục tìm kiếm và tiến kịp với những thay đổi điều kiện và công nghệ trên thị trường.
Một chi nhánh của Hutchison đang điều hành là Port-n-Portals, một trang web vận tải đường biển phục vụ cho 19 cảng biển quốc tế. Li cũng liên doanh với tập đoàn máy tính điện tử Compaq tạo trang web điện tử cho chính quyền Hồng Kông để phục vụ nhân dân, chẳng hạn như việc cấp giấy khai sinh trên mạng. Đầu năm 2000, Hutchison đã cùng với một công ty viễn thông toàn cầu của Mỹ thành lập ra một liên doanh kết nối Hồng Kông với Mỹ thông qua mạng cáp quang học ngầm dưới đáy biển để cung cấp dịch vụ nối mạng xuyên Thái Bình Dương tốc độ cao cho tập đoàn của ông.
Gần đây, Li cũng hứa sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu công nghệ cao tại trường Đại học Quan Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trung tâm trị giá 10 triệu USD nhằm giúp Trung Quốc cạnh tranh với phương Tây về công nghệ Internet thế hệ sau bằng công nghệ mới có tên là Internet 2 với tốc độ nhanh hơn hàng nghìn lần.
Richard, con trai thứ hai của nhà tư bản Li cũng đang xây dựng cho mình một vương quốc công nghệ cao riêng. Nhiều người cho rằng Richard nhận được rất nhiều sự trợ giúp về tài chính cũng như kinh nghiệm và những mối quan hệ của cha, nhất là đầu năm 2002, công ty Pacific Century Cyber Work (PCCW) của Richard Li đã đánh bại một tập đoàn viễn thông mạnh của Singapore để giành được cổ phần của công ty viễn thông Hồng Kông (HKT). Tuy nhiên, Li “cha” đã từ chối dính dáng đến vụ giao dịch này. Tuy nhiên, Li “cha” đã từ chối có dính dáng đến vụ giao dịch này. Đối với ông, kinh doanh là kinh doanh và mỗi con người phải có được con đường riêng của mình.
Theo World Trade Newsp