Trái tim của cỗ máy kiếm tiền
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Xuất phát từ một việc làm mà giới phân tích cho là quá sai lầm, Bill Greehey đã biến Valero trở thành một công ty lọc dầu hàng đầu nước Mỹ với những khoản thu nhập khổng lồ.
Và, người ta còn nhắc đến ông nhiều hơn sau đợt tàn phá của cơn bão khủng khiếp Katrina. Không mấy ai nghĩ rằng nước mắt Giám đốc điều hành Bill Greehey sẽ rơi trong cuộc họp với ban lãnh đạo nhà máy lọc dầu St. Charles thuộc công ty Valero.
Khi nhắc đến việc một kỹ sư bảo trì của nhà máy đã dùng thẻ tín dụng của mình để mua đồ tiếp tế cho mọi người trước khi bão Katrina tấn công và thức suốt đêm để nấu ăn cho cả đoàn người trong trận bão kinh hoàng, ông đã không cầm được nước mắt. “Tôi xin lỗi”, ông ấp úng, gạt nước mắt, và bước ra khỏi phòng họp.
Phúc cùng hưởng, họa cùng chia
Khi cơn bão bắt đầu tấn công vào hôm 26/8, Stuart, giám đốc nhà máy St. Charles bắt đầu kế hoạch bằng cách thuê 10 máy phát điện lớn và 24 máy bơm chạy bằng dầu Diesel và mua đồ tiếp tế đủ dùng cho cả nhà máy trong thời gian ít nhất 4 ngày. Họ đã đùm bọc và che chở cho nhau trong suốt thời gian cơn bão xảy ra và cùng nhau đoàn kết bảo vệ tài sản nhà máy ở mức tốt nhất có thể. 60 căn nhà di động đã được dựng lên cho những công nhân viên bị mất nhà cửa.
Mỗi người làm việc trong nhà máy cũng được trợ cấp một khoản tiền lên tới 10.000 USD từ quỹ phúc lợi của công ty. Xăng đã được cung cấp miễn phí tới các gia đình người lao động cũng như cơ quan pháp luật của vùng.
Sau cơn bão, Greehey đến thăm nhà máy. Tất cả các công nhân viên của St. Charles tập trung để đón tiếp ông. Khi ông khóc, họ cũng không cầm được nước mắt. Họ khóc vì những gì họ đã trải qua cũng như những gì mà họ đã đạt được.
“Lòng trung thành và sự cống hiến của các bạn là không thể tin được. Nhà máy của chúng ta đã trở lại hoạt động trước các nhà máy khác trong vùng hàng tuần liền. Đó là một câu chuyện thần kỳ và tôi đảm bảo rằng không ai có thể làm được điều mà các bạn đã làm.” Bill Greehey xúc động nói.
Đó chính là sự thể hiện sinh động của tinh thần “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia” mà vị lãnh đạo này đưa vào công ty. St. Charles sẽ lại sản xuất 3.6 triệu gallon gas và 2.9 triệu gallon dầu diesel mỗi ngày, mang lại cho công ty khoảng 5 triệu đô la. Và tuyệt vời hơn cả, nhà máy đã không phải chịu một tổn thất nào về con người.
Tất cả các nhà phân tích đều sai
Không lâu trước đây, lọc dầu còn bị coi là một lĩnh vực không mấy hấp dẫn. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu của các công ty lọc dầu không được coi trọng do bị đánh giá là cung vượt cầu và đem lại lợi nhuận thấp do người sử dụng năng lượng bị cuốn hút bởi giá gas thấp.
Tuy nhiên Greehey có cách nhìn nhận khác. Từ năm 2000 đến nay, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng gấp 7 lần, nhanh hơn nhiều so với đối thủ được đánh giá cao hơn là Exxon.
Năm 1981, khi lần đầu tham gia vào lĩnh vực lọc dầu, Valero là một công ty cung cấp đường ống dẫn khí gas. Năm đó, công ty đã mua một nhà máy lọc dầu nhỏ ở Corpus Christi và đã chi 1 tỷ USD để nâng cấp nhà máy này.
Khi đó, Greehey cho rằng chính thứ dầu chua có hàm lượng sulfur cao và giá rẻ sẽ đem lại những cơ hội vàng cho công ty của ông. Hầu như không có công ty lọc dầu nào được trang bị để lọc loại dầu chua này và Greehey đã tính toán rằng Valero sẽ thu được những khoản lợi nhuận lớn nếu chuyên lọc loại dầu đó.
Tuy nhiên, ban đầu mọi cái không diễn ra đúng dự kiến, giá xăng bắt đầu giảm trong khi giá dầu thô tăng lên và ý tưởng của Greehey đã không trở thành hiện thực. “Báo chí đồn ầm lên rằng chúng tôi sắp phá sản”, Bill Greehey nhớ lại. Việc kinh doanh đường ống dẫn khí gas chỉ đủ để cho Valero tồn tại qua ngày. Mọi cái trở nên quá khó khăn theo như lời của Palmer Moe, nguyên giám đốc điều hành bộ phận cung cấp đường ống dẫn khí gas trong khi Greehey tập trung vào lĩnh vực lọc dầu.
Trong vòng hơn 10 năm trời, Valero chỉ có 1 nhà máy lọc dầu duy nhất nhưng Greehey không bao giờ từ bỏ ý tưởng của mình. Và vào năm 1997, ông đã quyết định quay trở lại với ý tưởng đó, với tất cả những gì mà ông có vào thời điểm đó.
Khi đó, các đường ống dẫn gas là những tài sản dễ chuyển đổi thành tiền và Valero đã nhanh chóng bán chúng để mua các nhà máy lọc dầu mà không còn công ty nào muốn giữ lại nữa. Khi Exxon mua lại Mobil vào năm 2000, hãng này đã phải bán đi một nhà máy lọc dầu là Benicia ở ngoại ô San Fransisco để tuân thủ luật chống độc quyền.
Greehey lập tức nhảy vào. Lợi nhuận từ nhà máy này, vốn cung cấp 10% lượng xăng cho toàn California, đã giúp cho Valero mua được một nhà máy khác Ultramar Diamond Shamrock với giá 6 tỷ USD vào năm sau đó.
Và sau khi mua Premcor với giá 8 tỷ USD khi nhà máy này bị đóng cửa vào cuối tháng 8 năm nay, Valero đã trở thành công ty lọc dầu hàng đầu nước Mỹ, với 18 nhà máy có khả năng lọc 3,3 triệu thùng dầu 1 ngày, chủ yếu là dầu chua giá rẻ.
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, các nhà máy lọc dầu hoạt động tới gần 100% công suất và đạt lợi nhuận kỷ lục. Nhưng không phải Greehey chỉ biết chờ cơ hội đến, ông biết cách kết hợp những gì mà công ty của ông có để tận dụng cơ hội đó một cách tối đa. Fadel Gheit, một chuyên gia hàng đầu trong ngành dầu khí Mỹ nói: “Bill đã chứng tỏ tất cả các nhà phân tích đều sai, ngay cả tôi cũng vậy.”
Văn hóa doanh nghiệp cổ điển
Chính loại hình văn hóa doanh nghiệp mà Greehey áp dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển vượt bậc của công ty. Theo Greehey, trang phục phản ánh quan điểm.
Vì thế, ông duy trì một chính sách nhất quán, những người quản lý trong công ty phải mặc áo có mã số riêng, nam phải đeo cà vạt và nữ phải mặc váy, và nhất thiết không được sử dụng chất gây nghiện. Người lao động của công ty thường xuyên bị kiểm tra xem có sử dụng chất cần sa hoặc cocaine hay không thông qua mẫu tóc lấy bởi phòng quản lý nhân sự. Người quản lý nào có thái độ coi thường và sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp với nhân viên cấp dưới sẽ bị đuổi việc. Người lao động không tuân thủ các quy tắc an toàn lao động cũng sẽ bị sa thải ngay lập tức.
Nhật báo Wall Street đã không thể hiểu nổi tại sao chính sách nhân sự hết sức cổ điển của Greehey lại có thể phát huy tác dụng trong thời hiện đại này. Lúc được Valero mua, nhiều nhà máy lọc dầu đang ở trong tình trạng thoi thóp.
Sau khi mua được những nhà máy này, công ty đã trang bị thêm nhiều thiết bị an toàn và chính sự hăng hái đối với công việc đã đem lại kết quả tốt đẹp. Greehey nói với nhân viên của mình rằng họ sẽ được đặt ở vị trí quan trọng nhất, trên cả các cổ đông và khách hàng, rằng các điều kiện làm việc sẽ được cải thiện hơn nữa, và nếu họ làm việc tích cực cho công ty, họ sẽ được đối xử thật xứng đáng.
“Nếu chúng tôi dành càng nhiều những điều tốt đẹp cho người lao động thì họ càng làm được nhiều hơn cho các cổ đông cũng như cho cả công ty. Tôi nhận ra điều này ở chính những doanh nghiệp mà ở đó người ta cứ sa thải nhân viên rồi lại thuê nhân viên mới, rồi lại sa thải. Tôi nghĩ đó là cách quản lý tồi. Nỗi sợ hãi không phải là một động lực cho người lao động.”, ông nói.
Greehey có một tuổi thơ rất cơ cực, năm 12 tuổi, ông đã phải đi làm để giúp đỡ gia đình. Ông nói: “Tôi sinh gia trong một gia đình nghèo, thực sự nghèo. Cha tôi làm việc trong một nhà máy với đồng lương tối thiểu. Khi đó, công đoàn không đủ mạnh để đấu tranh đòi tăng lương. Mẹ tôi cũng làm việc quần quật cả ngày. Tôi đã gặp rất rất nhiều những người nghèo trong đời và điều này khiến tôi có cách nghĩ khác về người lao động trong công ty của tôi.”
Greehey đã tạo ra một cỗ máy sinh lời, nhưng ông đã không quên cho cỗ máy đó một tâm hồn.
Nguồn : TBKTVN
Và, người ta còn nhắc đến ông nhiều hơn sau đợt tàn phá của cơn bão khủng khiếp Katrina. Không mấy ai nghĩ rằng nước mắt Giám đốc điều hành Bill Greehey sẽ rơi trong cuộc họp với ban lãnh đạo nhà máy lọc dầu St. Charles thuộc công ty Valero.
Khi nhắc đến việc một kỹ sư bảo trì của nhà máy đã dùng thẻ tín dụng của mình để mua đồ tiếp tế cho mọi người trước khi bão Katrina tấn công và thức suốt đêm để nấu ăn cho cả đoàn người trong trận bão kinh hoàng, ông đã không cầm được nước mắt. “Tôi xin lỗi”, ông ấp úng, gạt nước mắt, và bước ra khỏi phòng họp.
Phúc cùng hưởng, họa cùng chia
Khi cơn bão bắt đầu tấn công vào hôm 26/8, Stuart, giám đốc nhà máy St. Charles bắt đầu kế hoạch bằng cách thuê 10 máy phát điện lớn và 24 máy bơm chạy bằng dầu Diesel và mua đồ tiếp tế đủ dùng cho cả nhà máy trong thời gian ít nhất 4 ngày. Họ đã đùm bọc và che chở cho nhau trong suốt thời gian cơn bão xảy ra và cùng nhau đoàn kết bảo vệ tài sản nhà máy ở mức tốt nhất có thể. 60 căn nhà di động đã được dựng lên cho những công nhân viên bị mất nhà cửa.
Mỗi người làm việc trong nhà máy cũng được trợ cấp một khoản tiền lên tới 10.000 USD từ quỹ phúc lợi của công ty. Xăng đã được cung cấp miễn phí tới các gia đình người lao động cũng như cơ quan pháp luật của vùng.
Sau cơn bão, Greehey đến thăm nhà máy. Tất cả các công nhân viên của St. Charles tập trung để đón tiếp ông. Khi ông khóc, họ cũng không cầm được nước mắt. Họ khóc vì những gì họ đã trải qua cũng như những gì mà họ đã đạt được.
“Lòng trung thành và sự cống hiến của các bạn là không thể tin được. Nhà máy của chúng ta đã trở lại hoạt động trước các nhà máy khác trong vùng hàng tuần liền. Đó là một câu chuyện thần kỳ và tôi đảm bảo rằng không ai có thể làm được điều mà các bạn đã làm.” Bill Greehey xúc động nói.
Đó chính là sự thể hiện sinh động của tinh thần “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia” mà vị lãnh đạo này đưa vào công ty. St. Charles sẽ lại sản xuất 3.6 triệu gallon gas và 2.9 triệu gallon dầu diesel mỗi ngày, mang lại cho công ty khoảng 5 triệu đô la. Và tuyệt vời hơn cả, nhà máy đã không phải chịu một tổn thất nào về con người.
Tất cả các nhà phân tích đều sai
Không lâu trước đây, lọc dầu còn bị coi là một lĩnh vực không mấy hấp dẫn. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu của các công ty lọc dầu không được coi trọng do bị đánh giá là cung vượt cầu và đem lại lợi nhuận thấp do người sử dụng năng lượng bị cuốn hút bởi giá gas thấp.
Tuy nhiên Greehey có cách nhìn nhận khác. Từ năm 2000 đến nay, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng gấp 7 lần, nhanh hơn nhiều so với đối thủ được đánh giá cao hơn là Exxon.
Năm 1981, khi lần đầu tham gia vào lĩnh vực lọc dầu, Valero là một công ty cung cấp đường ống dẫn khí gas. Năm đó, công ty đã mua một nhà máy lọc dầu nhỏ ở Corpus Christi và đã chi 1 tỷ USD để nâng cấp nhà máy này.
Khi đó, Greehey cho rằng chính thứ dầu chua có hàm lượng sulfur cao và giá rẻ sẽ đem lại những cơ hội vàng cho công ty của ông. Hầu như không có công ty lọc dầu nào được trang bị để lọc loại dầu chua này và Greehey đã tính toán rằng Valero sẽ thu được những khoản lợi nhuận lớn nếu chuyên lọc loại dầu đó.
Tuy nhiên, ban đầu mọi cái không diễn ra đúng dự kiến, giá xăng bắt đầu giảm trong khi giá dầu thô tăng lên và ý tưởng của Greehey đã không trở thành hiện thực. “Báo chí đồn ầm lên rằng chúng tôi sắp phá sản”, Bill Greehey nhớ lại. Việc kinh doanh đường ống dẫn khí gas chỉ đủ để cho Valero tồn tại qua ngày. Mọi cái trở nên quá khó khăn theo như lời của Palmer Moe, nguyên giám đốc điều hành bộ phận cung cấp đường ống dẫn khí gas trong khi Greehey tập trung vào lĩnh vực lọc dầu.
Trong vòng hơn 10 năm trời, Valero chỉ có 1 nhà máy lọc dầu duy nhất nhưng Greehey không bao giờ từ bỏ ý tưởng của mình. Và vào năm 1997, ông đã quyết định quay trở lại với ý tưởng đó, với tất cả những gì mà ông có vào thời điểm đó.
Khi đó, các đường ống dẫn gas là những tài sản dễ chuyển đổi thành tiền và Valero đã nhanh chóng bán chúng để mua các nhà máy lọc dầu mà không còn công ty nào muốn giữ lại nữa. Khi Exxon mua lại Mobil vào năm 2000, hãng này đã phải bán đi một nhà máy lọc dầu là Benicia ở ngoại ô San Fransisco để tuân thủ luật chống độc quyền.
Greehey lập tức nhảy vào. Lợi nhuận từ nhà máy này, vốn cung cấp 10% lượng xăng cho toàn California, đã giúp cho Valero mua được một nhà máy khác Ultramar Diamond Shamrock với giá 6 tỷ USD vào năm sau đó.
Và sau khi mua Premcor với giá 8 tỷ USD khi nhà máy này bị đóng cửa vào cuối tháng 8 năm nay, Valero đã trở thành công ty lọc dầu hàng đầu nước Mỹ, với 18 nhà máy có khả năng lọc 3,3 triệu thùng dầu 1 ngày, chủ yếu là dầu chua giá rẻ.
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, các nhà máy lọc dầu hoạt động tới gần 100% công suất và đạt lợi nhuận kỷ lục. Nhưng không phải Greehey chỉ biết chờ cơ hội đến, ông biết cách kết hợp những gì mà công ty của ông có để tận dụng cơ hội đó một cách tối đa. Fadel Gheit, một chuyên gia hàng đầu trong ngành dầu khí Mỹ nói: “Bill đã chứng tỏ tất cả các nhà phân tích đều sai, ngay cả tôi cũng vậy.”
Văn hóa doanh nghiệp cổ điển
Chính loại hình văn hóa doanh nghiệp mà Greehey áp dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển vượt bậc của công ty. Theo Greehey, trang phục phản ánh quan điểm.
Vì thế, ông duy trì một chính sách nhất quán, những người quản lý trong công ty phải mặc áo có mã số riêng, nam phải đeo cà vạt và nữ phải mặc váy, và nhất thiết không được sử dụng chất gây nghiện. Người lao động của công ty thường xuyên bị kiểm tra xem có sử dụng chất cần sa hoặc cocaine hay không thông qua mẫu tóc lấy bởi phòng quản lý nhân sự. Người quản lý nào có thái độ coi thường và sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp với nhân viên cấp dưới sẽ bị đuổi việc. Người lao động không tuân thủ các quy tắc an toàn lao động cũng sẽ bị sa thải ngay lập tức.
Nhật báo Wall Street đã không thể hiểu nổi tại sao chính sách nhân sự hết sức cổ điển của Greehey lại có thể phát huy tác dụng trong thời hiện đại này. Lúc được Valero mua, nhiều nhà máy lọc dầu đang ở trong tình trạng thoi thóp.
Sau khi mua được những nhà máy này, công ty đã trang bị thêm nhiều thiết bị an toàn và chính sự hăng hái đối với công việc đã đem lại kết quả tốt đẹp. Greehey nói với nhân viên của mình rằng họ sẽ được đặt ở vị trí quan trọng nhất, trên cả các cổ đông và khách hàng, rằng các điều kiện làm việc sẽ được cải thiện hơn nữa, và nếu họ làm việc tích cực cho công ty, họ sẽ được đối xử thật xứng đáng.
“Nếu chúng tôi dành càng nhiều những điều tốt đẹp cho người lao động thì họ càng làm được nhiều hơn cho các cổ đông cũng như cho cả công ty. Tôi nhận ra điều này ở chính những doanh nghiệp mà ở đó người ta cứ sa thải nhân viên rồi lại thuê nhân viên mới, rồi lại sa thải. Tôi nghĩ đó là cách quản lý tồi. Nỗi sợ hãi không phải là một động lực cho người lao động.”, ông nói.
Greehey có một tuổi thơ rất cơ cực, năm 12 tuổi, ông đã phải đi làm để giúp đỡ gia đình. Ông nói: “Tôi sinh gia trong một gia đình nghèo, thực sự nghèo. Cha tôi làm việc trong một nhà máy với đồng lương tối thiểu. Khi đó, công đoàn không đủ mạnh để đấu tranh đòi tăng lương. Mẹ tôi cũng làm việc quần quật cả ngày. Tôi đã gặp rất rất nhiều những người nghèo trong đời và điều này khiến tôi có cách nghĩ khác về người lao động trong công ty của tôi.”
Greehey đã tạo ra một cỗ máy sinh lời, nhưng ông đã không quên cho cỗ máy đó một tâm hồn.
Nguồn : TBKTVN