Dan Carp và "sứ mệnh" đưa Kodak vào thị trường kỹ thuật số
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cách đây không lâu, trước sự lớn mạnh không ngừng của các “đại gia kỹ thuật số” như Sony, FujiFilm, Sanyo, … rất nhiều người đã tỏ ra lo lắng cho tương lai của Kodak trên thị trường kỹ thuật số. Tuy nhiên, có một người không hề bi quan chút nào và luôn nỗ lực với mục tiêu đưa Kodak vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để vững bước vào thị trường kỹ thuật số. Đó là Dan Carp, giám đốc điều hành Kodak. Thành công của Dan Carp đã chứng minh bản lĩnh một doanh nhân luôn có những quyết định sáng suốt và hợp lý nhất trong thời buổi khó khăn.
Dan Carp có thâm niên làm việc khá lâu tại hãng. Khi mới 22 tuổi, ông trở thành chuyên gia phân tích thống kê của Kodak rồi chuyển sang tiếp thị sản phẩm, sau đó trở thành nhà quản lý của Kodak ở Mỹ La-tinh từ năm 1986, rồi đến châu Âu trước khi sang châu Phi và Trung Cận Đông vào năm 1991 và trở thành giám đốc điều hành của Kodak từ năm 2000 đến nay.
Chính vì từng làm việc tại nhiều vị trí khác nhau nên Dan Carp rất hiểu tập đoàn này. Dưới sự điều hành của Dan Carp, Kodak đã tập trung phát triển các sản phẩm kỹ thuật số và mang lại hơi thở mới cho Kodak. Doanh số máy ảnh kỹ thuật số hiệu Kodak Easyshare của hãng Kodak đã tăng 87% trong năm 2003 và dự báo đến năm 2006, các sản phẩm kỹ thuật số sẽ mang về cho Kodak 16 tỉ USD. Điều này được xem là một sự thần kỳ bởi cách đây không lâu, Kodak đã phải lao đao vì công nghệ kỹ thuật số.
Những quyết định táo bạo
Trong những năm 1970, cứ 3 cuộn phim bán ra trên thế giới thì có 2 cuộn là sản phẩm của người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất phim nhựa Kodak! Nhưng những năm đầu thế kỷ 21, Kodak lại phải đối mặt với sự tấn công mạnh mẽ từ các đối thủ mạnh về công nghệ kỹ thuật số. Điều bất lợi là trong một thời gian dài, Kodak đã đinh ninh rằng công nghệ tráng bạc vẫn sẽ chiếm ưu thế, trong khi các đối thủ cạnh tranh như Fuji, Sony, Canon đầu tư mạnh vào phát triển công nghệ kỹ thuật số.
Trước tình hình đó, Giám đốc điều hành Dan Carp của Kodak đã có một quyết định táo bạo: không đầu tư vào các loại phim nhựa, lúc đó đang chiếm đến 69% hoạt động của Kodak, và sẽ chuyển tất cả sang kỹ thuật số. Thuyết phục được ban lãnh đạo của một hãng nổi tiếng trong lĩnh vực phim nhựa được thành lập từ năm 1888 như Kodak sẽ được coi là một thành công lớn của Dan Carp.
Để chuyển sang kỹ thuật số, Dan Carp còn đưa ra kế hoạch giảm 1/3 số cơ sở sản xuất của hãng trên toàn thế giới. Carp cho biết Kodak dự tính cắt giảm cổ tức của các cổ đông xuống 72% để tăng đầu tư 13 tỷ USD cho việc kinh doanh lỹ thuật số đầy hứa hẹn.Chỉ như thế mới có thể giúp Kodak tồn tại và phát triển. Carp hy vọng với sự đầu tư này sẽ tăng doanh thu bán hàng từ 13 tỷ USD lên 16 tỷ USD trong năm 2006.
Vấn đề là sau nhiều năm thất bại, các cổ đông lúc đó không còn tin tưởng vào năng lực của Carp cũng như ban quản trị của Kodak. Kế hoạch cắt giảm 14% giá trị cổ phiếu của Kodak đã gây hoang mang cho các cổ đông. Nhiều cổ đông đã tỏ ra thất vọng khi Carp quyết định cắt giảm lãi suất cổ phiếu từ 180 USD xuống 50 USD. Một phần trong kế hoạch của Carp là đầu tư 3 tỷ USD vào những ảo mộng kỹ thuật số, “các nhà đầu tư không còn tin rằng Kodak biết phải làm gì với số tiền đó”, Ji Makey, giám đốc quản trị của tập đoàn The Billion Dollar Growth Network lúc đó cho biết.
Muộn còn hơn không
Sự bảo thủ của những quan điểm lỗi thời là điều dễ hiểu, tuy nhiên sự rút lui khỏi thị trường kỹ thuật số theo Dan Carp sẽ là một ý tưởng điên rồ. Tại sao ư? Bởi vì, trong một thế giới phát triển, việc kinh doanh phim ảnh truyền thống đang trong cơn giẫy chết. Kodak ám chỉ một tương lai ảm đạm khi hãng thông báo doanh thu bán hàng trong quý III năm 2003 ở Mỹ đã suy giảm với mức báo động là 23% và sẽ tiếp tục giảm tại nhiều thị trường trong đó có Mỹ và Nhật Bản. Frank J Romano, giáo sự Viện kỹ thuật công nghệ in kỹ thuật số Rochester cho biết “Nếu không đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số, Kodak sẽ phải ngừng kinh doanh”.
Vấn đề không phải là do các đã có cách nhìn nhận sai lầm mà là Kodak đã chờ đợi quá lâu trước khi xâm nhập thị trường công nghệ kỹ thuật số. Hơn nữa, các cổ đông của Kodak đã không hào hứng với việc đẩy mạnh kinh doanh hàng kỹ thuật số. Không nản lòng, Dan Carp ra sức thuyết phục các cổ đông. Carp nêu ra dẫn chứng rằng, hãng Fuji, đối thủ cạnh tranh trên thị trường phim ảnh của Kodak đã bắt đầu sớm hơn, có công nghệ máy ảnh tốt hơn và cũng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ minilab Fuji với hy vọng sẽ chiếm lĩnh thị trường công nghệ này.
Sau khi có được sự đồng ý của các cổ đông, Carp bắt đầu chiến lược của mình bằng việc mua lại nhiều hãng trong lĩnh vực này và thuê những kỹ sư giỏi để đẩy mạnh công việc kinh doanh ảm đạm của Kodak. Tháng 11-2003, Kodak đã bỏ ra 250 triệu USD "thâu tóm" chi nhánh in kỹ thuật số của hãng Scitex. Đầu tháng 3-2004 vừa qua, Kodak mua lại nhà máy in kỹ thuật số của hãng Heildelberger của Đức với giá 150 triệu USD.
Để hướng tới kỹ thuật số mà vẫn "tôn trọng truyền thống của Kodak", Dan Carp tiếp tục tuyển mộ nhiều chuyên gia giỏi từ khắp nơi trên thế giới đồng thời vẫn giữ lại những chuyên gia người Mỹ đã gắn bó nhiều năm với hãng. Bên cạnh Carp là một đội ngũ các nhà quản lý giỏi đã rất thành công trong việc kinh doanh các sản phẩm hàng đầu cho các công ty như Hewlett Packard, Lexmark và GE Medical System.
Một nhà quản lý đã từng làm việc với Kodak cho biết “Họ hiểu biết nhiều về công nghệ hình ảnh và biết được những gì mọi người muốn hợp tác với họ hơn bất kỳ công ty nào trên thế giới. Họ có khả năng kỹ thuật lớn, tuy nhiên họ vẫn thiếu tính chuyên sâu và ứng dụng”.
Vấn đề đặt ra là Kodak liệu có đủ độ tin cậy để sử dụng nhiều tỷ USD cho việc gây dựng ngành kỹ thuật số tương lai hay không. Dan Carp đã hướng mục tiêu vào việc mua các Công ty kinh doanh công nghệ in ấn và hình ảnh y học.
Không có nhiều thời gian dành cho Kodak, nhưng với tài năng và tính quyết đoán của mình, Carp đã giải quyết rất sớm và đưa Kodak vững bước vào thị trường kỹ thuật số đầy hứa hẹn với những khoản lợi nhuận khổng lồ.
(Tổng hợp)
Dan Carp có thâm niên làm việc khá lâu tại hãng. Khi mới 22 tuổi, ông trở thành chuyên gia phân tích thống kê của Kodak rồi chuyển sang tiếp thị sản phẩm, sau đó trở thành nhà quản lý của Kodak ở Mỹ La-tinh từ năm 1986, rồi đến châu Âu trước khi sang châu Phi và Trung Cận Đông vào năm 1991 và trở thành giám đốc điều hành của Kodak từ năm 2000 đến nay.
Chính vì từng làm việc tại nhiều vị trí khác nhau nên Dan Carp rất hiểu tập đoàn này. Dưới sự điều hành của Dan Carp, Kodak đã tập trung phát triển các sản phẩm kỹ thuật số và mang lại hơi thở mới cho Kodak. Doanh số máy ảnh kỹ thuật số hiệu Kodak Easyshare của hãng Kodak đã tăng 87% trong năm 2003 và dự báo đến năm 2006, các sản phẩm kỹ thuật số sẽ mang về cho Kodak 16 tỉ USD. Điều này được xem là một sự thần kỳ bởi cách đây không lâu, Kodak đã phải lao đao vì công nghệ kỹ thuật số.
Những quyết định táo bạo
Trong những năm 1970, cứ 3 cuộn phim bán ra trên thế giới thì có 2 cuộn là sản phẩm của người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất phim nhựa Kodak! Nhưng những năm đầu thế kỷ 21, Kodak lại phải đối mặt với sự tấn công mạnh mẽ từ các đối thủ mạnh về công nghệ kỹ thuật số. Điều bất lợi là trong một thời gian dài, Kodak đã đinh ninh rằng công nghệ tráng bạc vẫn sẽ chiếm ưu thế, trong khi các đối thủ cạnh tranh như Fuji, Sony, Canon đầu tư mạnh vào phát triển công nghệ kỹ thuật số.
Trước tình hình đó, Giám đốc điều hành Dan Carp của Kodak đã có một quyết định táo bạo: không đầu tư vào các loại phim nhựa, lúc đó đang chiếm đến 69% hoạt động của Kodak, và sẽ chuyển tất cả sang kỹ thuật số. Thuyết phục được ban lãnh đạo của một hãng nổi tiếng trong lĩnh vực phim nhựa được thành lập từ năm 1888 như Kodak sẽ được coi là một thành công lớn của Dan Carp.
Để chuyển sang kỹ thuật số, Dan Carp còn đưa ra kế hoạch giảm 1/3 số cơ sở sản xuất của hãng trên toàn thế giới. Carp cho biết Kodak dự tính cắt giảm cổ tức của các cổ đông xuống 72% để tăng đầu tư 13 tỷ USD cho việc kinh doanh lỹ thuật số đầy hứa hẹn.Chỉ như thế mới có thể giúp Kodak tồn tại và phát triển. Carp hy vọng với sự đầu tư này sẽ tăng doanh thu bán hàng từ 13 tỷ USD lên 16 tỷ USD trong năm 2006.
Vấn đề là sau nhiều năm thất bại, các cổ đông lúc đó không còn tin tưởng vào năng lực của Carp cũng như ban quản trị của Kodak. Kế hoạch cắt giảm 14% giá trị cổ phiếu của Kodak đã gây hoang mang cho các cổ đông. Nhiều cổ đông đã tỏ ra thất vọng khi Carp quyết định cắt giảm lãi suất cổ phiếu từ 180 USD xuống 50 USD. Một phần trong kế hoạch của Carp là đầu tư 3 tỷ USD vào những ảo mộng kỹ thuật số, “các nhà đầu tư không còn tin rằng Kodak biết phải làm gì với số tiền đó”, Ji Makey, giám đốc quản trị của tập đoàn The Billion Dollar Growth Network lúc đó cho biết.
Muộn còn hơn không
Sự bảo thủ của những quan điểm lỗi thời là điều dễ hiểu, tuy nhiên sự rút lui khỏi thị trường kỹ thuật số theo Dan Carp sẽ là một ý tưởng điên rồ. Tại sao ư? Bởi vì, trong một thế giới phát triển, việc kinh doanh phim ảnh truyền thống đang trong cơn giẫy chết. Kodak ám chỉ một tương lai ảm đạm khi hãng thông báo doanh thu bán hàng trong quý III năm 2003 ở Mỹ đã suy giảm với mức báo động là 23% và sẽ tiếp tục giảm tại nhiều thị trường trong đó có Mỹ và Nhật Bản. Frank J Romano, giáo sự Viện kỹ thuật công nghệ in kỹ thuật số Rochester cho biết “Nếu không đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số, Kodak sẽ phải ngừng kinh doanh”.
Vấn đề không phải là do các đã có cách nhìn nhận sai lầm mà là Kodak đã chờ đợi quá lâu trước khi xâm nhập thị trường công nghệ kỹ thuật số. Hơn nữa, các cổ đông của Kodak đã không hào hứng với việc đẩy mạnh kinh doanh hàng kỹ thuật số. Không nản lòng, Dan Carp ra sức thuyết phục các cổ đông. Carp nêu ra dẫn chứng rằng, hãng Fuji, đối thủ cạnh tranh trên thị trường phim ảnh của Kodak đã bắt đầu sớm hơn, có công nghệ máy ảnh tốt hơn và cũng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ minilab Fuji với hy vọng sẽ chiếm lĩnh thị trường công nghệ này.
Sau khi có được sự đồng ý của các cổ đông, Carp bắt đầu chiến lược của mình bằng việc mua lại nhiều hãng trong lĩnh vực này và thuê những kỹ sư giỏi để đẩy mạnh công việc kinh doanh ảm đạm của Kodak. Tháng 11-2003, Kodak đã bỏ ra 250 triệu USD "thâu tóm" chi nhánh in kỹ thuật số của hãng Scitex. Đầu tháng 3-2004 vừa qua, Kodak mua lại nhà máy in kỹ thuật số của hãng Heildelberger của Đức với giá 150 triệu USD.
Để hướng tới kỹ thuật số mà vẫn "tôn trọng truyền thống của Kodak", Dan Carp tiếp tục tuyển mộ nhiều chuyên gia giỏi từ khắp nơi trên thế giới đồng thời vẫn giữ lại những chuyên gia người Mỹ đã gắn bó nhiều năm với hãng. Bên cạnh Carp là một đội ngũ các nhà quản lý giỏi đã rất thành công trong việc kinh doanh các sản phẩm hàng đầu cho các công ty như Hewlett Packard, Lexmark và GE Medical System.
Một nhà quản lý đã từng làm việc với Kodak cho biết “Họ hiểu biết nhiều về công nghệ hình ảnh và biết được những gì mọi người muốn hợp tác với họ hơn bất kỳ công ty nào trên thế giới. Họ có khả năng kỹ thuật lớn, tuy nhiên họ vẫn thiếu tính chuyên sâu và ứng dụng”.
Vấn đề đặt ra là Kodak liệu có đủ độ tin cậy để sử dụng nhiều tỷ USD cho việc gây dựng ngành kỹ thuật số tương lai hay không. Dan Carp đã hướng mục tiêu vào việc mua các Công ty kinh doanh công nghệ in ấn và hình ảnh y học.
Không có nhiều thời gian dành cho Kodak, nhưng với tài năng và tính quyết đoán của mình, Carp đã giải quyết rất sớm và đưa Kodak vững bước vào thị trường kỹ thuật số đầy hứa hẹn với những khoản lợi nhuận khổng lồ.
(Tổng hợp)