Roberto Goizueta, người đem lại vinh quang cho Coca Cola
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Có lẽ tên tuổi của người đàn ông này được khá nhiều người biết đến như là một trong những doanh nhân thành công nhất thế kỷ 20 với việc đưa giá trị cổ phiếu của công ty do mình điều hành lên gấp 40 lần trên thị trường chứng khoán. Không những thế, ông còn nắm trong tay công thức pha chế của một hương vị nước giải khát tuyệt vời nhất trên thế giới. Đó là Roberto Goizueta, cựu giám đốc điều hành của Coca Cola, hãng nước ngọt huyền thọai lớn nhất thế giới.
Được đánh giá là vị thuyền trưởng tài ba chèo lái con thuyền Coca Cola trong cuộc đua với đối thủ không đội trời chung là hãngPepsi, Roberto Goizueta là người luôn trung thành với nhãn hiệu của mình. Cái tên ông luôn đã gắn liền với một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới.
Tập đoàn Coca Cola hiện có mặt tại 200 nước trên thế giới, với gần 30.000 nhân viên làm việc ngày đêm. Còn số lượng những người kinh doanh hoặc làm đại lý phân phối độc quyền hưởng hoa hồng trực tiếp của Coca Cola thì cũng lên đến hàng trăm nghìn người. Coca Cola luôn luôn tự hào, dù đóng chai ở đâu, tại bất cứ quốc gia nào thì mùi vị và chất lượng nước giải khát vẫn không đổi. Cái tên Coca Cola từ lâu được coi là một biểu tượng của người Mỹ. Coca Cola cũng là thương hiệu nổi tiếng nhất toàn cầu khi mà cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người uống thứ nước giải khát màu nâu này.
Để Coca Cola có được thành công như ngày hôm nay, một phần quan trọng là nhờ tài năng và sự tận tâm của Roberto Goizueta. Ông là người tận tâm với công việc cũng như với các cổ đông đồng thời biết quan tâm đến chính sách trọng dụng nhân tài và bảo vệ lợi ích của người lao động. Và bởI vậy, rất nhiều nhân viên giỏi của Coca Cola đã và đang trở nên giàu có. Tuy nhiên, cũng chính “lòng trung thành” của Roberto Goizueta với một nhãn hiệu khác, đó là thuốc lá True, đã giết chết ông vì căn bệnh ung thư phổi ở độ tuổi 65, chấm dứt quãng thời gian thành công tại Coca Cola. Khi đó, mặc dù căn bệnh nan y đã được phát hiện nhưng ông vẫn muốn duy trì sự lạc quan cho nhân viên trong toàn bộ hệ thống Coca Cola bằng công việc cật lực ngay tại phòng bệnh, ngay cả khi sức khỏe của ông trở nên nguy kịch. Tiếc thay, mọi nỗ lực của các bác sỹ đã không cứu được mạng sống của vị doanh nhân tài ba này.
Roberto Goizueta sinh ra trong một gia đình nông dân làm nghề trồng mía tại Cuba. Ngay từ khi còn nhỏ, Goizueta đã quyết tâm trau dồi vốn tiếng Anh của mình qua những bộ phim và sách truyện. Năm 1954, sau khi tốt nghiêp trường đại học Yale danh tiếng tại Mỹ với tấm bằng kỹ sư hoá học, Roberto Goizueta trở về nhà và bắt đầu sự nghiệp của mình trong công ty gia đình. Một năm sau, một sự tình cờ đã làm thay đổi cả cuộc đời Goizueta. “Tôi đã đọc được một quảng cáo trên báo về việc một công ty Mỹ mở chi nhánh tại Cuba. Một phần do tò mò và hiếu kỳ, tôi đã đến công ty Mỹ này để hỏi họ có cần một nhà hoá chất hay một kỹ sư hoá học thông thạo hai thứ tiếng hay không”, Roberto Goizueta đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên hãng CNN, “và rất may là họ trả lời có”. Vậy là Goizueta có được một chỗ làm trong phòng nghiên cứu hoá học tại chi nhánh của Coca Cola ở Cuba. Không lâu sau đó, vào năm 1961, Roberto Goizueta quyết định rời Tổ quốc để sang Mỹ tìm vận may khi chỉ có vỏn vẹn 100 cổ phần của Coca Cola trong tay. “Đây là một bước ngoặt trong sự nghiệp của tôi. Với số lượng cổ phần ít ỏi đó, nhiều người đã nghĩ tôi không thể làm nên trò trống gì tại Mỹ. Nhưng thời gian đã chứng minh điều ngược lại. Tôi sẽ không bao giờ bán số cổ phần ban đầu đó cho dù có ai trả giá 1 tỷ USD đi chăng nữa”,Roberto Goizueta đã từng nói như vậy.
Bước chân đến Mỹ, Roberto Goizueta vẫn làm việc tại Coca Cola nhưng chỉ là ở một chi nhánh tại Florida. Nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của mình, chưa đầy 2 năm sau đó, Roberto Goizueta đã được bổ nhiệm vào chức quản lý của chi nhánh này. Đến năm 1963, ông chính thức đảm nhiện vị trí điều hành phòng thí nghiệm của tập đoàn Coca Cola. Tin tưởng con người tài năng này, ban lãnh đạo Coca Cola đã chỉ định Roberto Goizueta cùng một kỹ sư nữa được độc quyền ghi nhớ công thức pha chế bí mật nước ngọt của hãng.
Tiếng tăm của Goizueta thực sự được mọi người biết đến khi ông được giám đốc điều hành Coca Cola lúc đó là Robert Woodenff chú ý và tin tưởng. Goizueta được bổ nhiệm vị trí phó chủ tịch của hang này vào năm 1979. Đến năm 1981, Roberto Goizueta chính thức đảm nhiệm chiếc ghế CEO của Coca Cola. Trong quãng thời gian nắm quyền của mình, Roberto Goizueta đã đưa biểu tượng số một của nền văn hoá và kinh doanh Mỹ thành một chiếc máy hái tiền với doanh thu hàng năm lên đến 19 tỷ USD. “Không ai yêu Coca Cola hơn Roberto Goizueta. Ông là một vị giám đốc vĩ đại và là một con người giản dị, dễ mến”, Warren Buffetnhận định về Roberto Goizueta. Ông cũng từng có mặt trong Hội đồng quản trị của hãng Ford Motor Company và Eastman Kodak đồng thờI giữ vị trí uỷ viên quản trị của đại học Emory . Không những vậy, Goizueta luôn năng động với các công việc từ thiện, ông là một trong những thành viên sáng lập của Tổ chức từ thiện lớn nhất nước Mỹ Points of Light . Goizueta cũng có vinh dự nhận được phần thưởng danh giá Herbert Hoover Humanitarian Award vì những đóng góp của mình cho công tác từ thiện.
Ở cương vị cao nhất, nhưng trong đầu Goizueta lai nảy ra suy nghĩ: “Coca Cola đã trở nên quá bảo thủ. Thế giới đã thay đổi nhưng mọI người ở đây thì chưa thay đổi gì cùng với thế giới. Nhất định, họ cần phải làm một điều gì đó” . Và bắt đầu từ năm 1991, Roberto Goizueta tập trung vào chiến lược làm tăng giá trị cổ phiếu của Coca Cola. Ông nói: “Thị trường chứng khoán là nơi sinh lời và cũng là nơi để quảng bá tốt nhất. Một công ty có cổ phiếu tăng giá mạnh không những thu lợi nhuận cao mà hình ảnh cũng phổ biến hơn bao giờ hết. Với tôi, một triết lý đơn giản là: Lợi nhuận kiếm được sẽ tăng gấp lên gấp bội nếu biết đầu tư đúng cách”. Trung thành với quan niệm đó, Roberto Goizueta chủ trương, ngoài việc tăng doanh số bán hàng, Coca Cola sẽ có một nguồn thu lợi nhuận lớn khác từ cổ phiếu. Theo thống kê thì tổng thu nhập của cổ phiếu Coca Cola trên thị trường chứng khoán đã tăng 7100% trong thời gian ông nắm quyền. Cứ mỗi 1000 USD đầu tư tại Coca Cola khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí giám đốc điều hành sẽ có giá trị 71.000 USD như ngày nay.
Theo Roberto Goizueta, một trong những bí quyết mở đường cho sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu đó chính là cái tên Coca Cola. Vào thời điểm Goizueta ngồi vào chiếc ghế CEO, hoạt động kinh doanh của Coca Cola khi đó thật sự rất bi đát, trong khi sản phẩm nước ngọt gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Pepsi và một số hãng giải khát khác . Thời điểm đó, Coca Cola đã cố gắng hết sức để tăng thị phần từng 0,1% một trong khi các lĩnh vực kinh doanh khác của hãng như rượu vang, đồ uống không gas lại vô cùng trì trệ. Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn nắm quyền quản lý điều hành, Roberto Goizueta đã làm được điều thần kỳ với cú lội ngược dòng ngoạn mục cho tập đoàn Coca Cola. Giá trị của Coca Cola trên thị trường chứng khoán tăng mạnh từ 4 tỷ USD lên đến 150 tỷ USD. Bản thân Roberto Goizueta cũng gia nhập câu lạc bộ các tỷ phú trên thế giới. Roberto Goizueta sở hữu gần 16 triệu cổ phiếu của Coca Cola trị giá trên 1 tỷ USD. Số cổ phiếu này đã đưa Roberto Goizueta trở thành một trong những tỷ phú đầu tiên tại Mỹ sở hữu số cổ phiếu trị giá trên 1 tỷ USD. Martin Romm, một chuyên gia tài chính nổi tiếng tại Mỹ đã nhận định: “Gần 20 năm ở Coca Cola, Roberto Goizueta đã làm được nhiều việc hơn những gì người khác hy vọng sẽ làm được trong 1000 năm”.
Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống trung bình 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ) các loạI nước, trong khi họ chỉ uống có 2 ounces Coke/ngày /người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coca Cola bất kể khi nào họ cần uống. Và từ đó, ông đã đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp. Ý tưởng quan trọng nhất của Goizueta là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”.
Dưới tài chèo lái của Roberto Goizueta, Coca Cola dành chiến thắng trong phần lớn các cuộc chiến với Pepsi. Tại công ty nước giải khát Soda Carbonate , Coca Cola chiếm 43% cổ phần, còn Pepsi chiếm 31%. Theo tính toán của hãng Beverage Digest thì hiện Coca Cola chiếm 49% thị phần nước giải khát thế giới, trong khi Pepsi chỉ chiếm 24%. Doanh thu từ cchi nhánh Coca Cola ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ chiếm 71% doanh thu của cả hãng trên toàn cầu trong khi tỷ lệ này ở Pepsi là 30%. Mặc dù đã ra đi nhưng mong muốn dành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc cạnh tranh với Pepsi vẫn được vị CEO kế thừa sau này của Roberto Goizueta là Douglas Ivester thực hiện. Hiện cả Coca Cola và Pepsi đều bỏ ra 2 tỷ USD mỗi năm cho chiến dịch khuyến mại sản phẩm trên thị trường. Thời gian gần đây, cả hai đại gia này lại bước vào cuộc chiến quy mô lớn về giá cả và có lẽ, cuộc chiến vẫn còn kéo dài.
Roberto Goizueta còn là cha đẻ của “Chiến lược xanh” (giảm số lượng nước giải khát Coca Cola đóng hộp để bảo vệ môi trường). Chiến lược này hiện nay vẫn rất thành công. Coca Cola đã xâm chiếm mạnh mẽ hai thị trường truyền thống của Pepsi là Ấn Độ và Nga. Không những thế, vị CEO tài năng này của Coca Cola luôn đắm mình trong hoạt động marketing của tập đoàn. Với nhiều chiến lược quảng cáo mới và có thuyết phục như “Coke Is It!”, Roberto Goizueta đã rất thành công trong việc tăng gấp đôi doanh số bán hàng tại Mỹ và tiếp tục đón nhận nhiều tin vui từ thị trường thế giới.
Khác hẳn với những vị CEO người Mỹ đầu tóc quần áo bóng lộn, vị cố giám đốc điều hành này của Coca Cola lại có dáng vẻ hiền lành, giản dị và dường như chẳng có gì nổi bật cả. Tóc cắt cao, cách ăn mặc khiêm nhường, trông ông có dáng vẻ của một nhà nghiên cứu thì đúng hơn. Thế nhưng trên thực tế, Roberto Goizueta đã là một trong những giám đốc điều hành thành công nhất trong lịch sử.“Roberto là người đàn ông có một không hai về tài năng, tầm nhìn và lòng nhân hậu”, James B. Williams , chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của ngân hàngSun Trust, một thành viên Hội đồng quản trị của Coca Cola, cho biết, “và những lợi ích mà ông tạo ra không chỉ dành cho Coca Cola mà còn cho cả nước Mỹ. Roberto là người bạn và là người hàng xóm thân nhất của tôi. Tôi nhớ ông vô cùng”.
(Tổng hợp từ Asiaweek)
Được đánh giá là vị thuyền trưởng tài ba chèo lái con thuyền Coca Cola trong cuộc đua với đối thủ không đội trời chung là hãngPepsi, Roberto Goizueta là người luôn trung thành với nhãn hiệu của mình. Cái tên ông luôn đã gắn liền với một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới.
Tập đoàn Coca Cola hiện có mặt tại 200 nước trên thế giới, với gần 30.000 nhân viên làm việc ngày đêm. Còn số lượng những người kinh doanh hoặc làm đại lý phân phối độc quyền hưởng hoa hồng trực tiếp của Coca Cola thì cũng lên đến hàng trăm nghìn người. Coca Cola luôn luôn tự hào, dù đóng chai ở đâu, tại bất cứ quốc gia nào thì mùi vị và chất lượng nước giải khát vẫn không đổi. Cái tên Coca Cola từ lâu được coi là một biểu tượng của người Mỹ. Coca Cola cũng là thương hiệu nổi tiếng nhất toàn cầu khi mà cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người uống thứ nước giải khát màu nâu này.
Để Coca Cola có được thành công như ngày hôm nay, một phần quan trọng là nhờ tài năng và sự tận tâm của Roberto Goizueta. Ông là người tận tâm với công việc cũng như với các cổ đông đồng thời biết quan tâm đến chính sách trọng dụng nhân tài và bảo vệ lợi ích của người lao động. Và bởI vậy, rất nhiều nhân viên giỏi của Coca Cola đã và đang trở nên giàu có. Tuy nhiên, cũng chính “lòng trung thành” của Roberto Goizueta với một nhãn hiệu khác, đó là thuốc lá True, đã giết chết ông vì căn bệnh ung thư phổi ở độ tuổi 65, chấm dứt quãng thời gian thành công tại Coca Cola. Khi đó, mặc dù căn bệnh nan y đã được phát hiện nhưng ông vẫn muốn duy trì sự lạc quan cho nhân viên trong toàn bộ hệ thống Coca Cola bằng công việc cật lực ngay tại phòng bệnh, ngay cả khi sức khỏe của ông trở nên nguy kịch. Tiếc thay, mọi nỗ lực của các bác sỹ đã không cứu được mạng sống của vị doanh nhân tài ba này.
Roberto Goizueta sinh ra trong một gia đình nông dân làm nghề trồng mía tại Cuba. Ngay từ khi còn nhỏ, Goizueta đã quyết tâm trau dồi vốn tiếng Anh của mình qua những bộ phim và sách truyện. Năm 1954, sau khi tốt nghiêp trường đại học Yale danh tiếng tại Mỹ với tấm bằng kỹ sư hoá học, Roberto Goizueta trở về nhà và bắt đầu sự nghiệp của mình trong công ty gia đình. Một năm sau, một sự tình cờ đã làm thay đổi cả cuộc đời Goizueta. “Tôi đã đọc được một quảng cáo trên báo về việc một công ty Mỹ mở chi nhánh tại Cuba. Một phần do tò mò và hiếu kỳ, tôi đã đến công ty Mỹ này để hỏi họ có cần một nhà hoá chất hay một kỹ sư hoá học thông thạo hai thứ tiếng hay không”, Roberto Goizueta đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên hãng CNN, “và rất may là họ trả lời có”. Vậy là Goizueta có được một chỗ làm trong phòng nghiên cứu hoá học tại chi nhánh của Coca Cola ở Cuba. Không lâu sau đó, vào năm 1961, Roberto Goizueta quyết định rời Tổ quốc để sang Mỹ tìm vận may khi chỉ có vỏn vẹn 100 cổ phần của Coca Cola trong tay. “Đây là một bước ngoặt trong sự nghiệp của tôi. Với số lượng cổ phần ít ỏi đó, nhiều người đã nghĩ tôi không thể làm nên trò trống gì tại Mỹ. Nhưng thời gian đã chứng minh điều ngược lại. Tôi sẽ không bao giờ bán số cổ phần ban đầu đó cho dù có ai trả giá 1 tỷ USD đi chăng nữa”,Roberto Goizueta đã từng nói như vậy.
Bước chân đến Mỹ, Roberto Goizueta vẫn làm việc tại Coca Cola nhưng chỉ là ở một chi nhánh tại Florida. Nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của mình, chưa đầy 2 năm sau đó, Roberto Goizueta đã được bổ nhiệm vào chức quản lý của chi nhánh này. Đến năm 1963, ông chính thức đảm nhiện vị trí điều hành phòng thí nghiệm của tập đoàn Coca Cola. Tin tưởng con người tài năng này, ban lãnh đạo Coca Cola đã chỉ định Roberto Goizueta cùng một kỹ sư nữa được độc quyền ghi nhớ công thức pha chế bí mật nước ngọt của hãng.
Tiếng tăm của Goizueta thực sự được mọi người biết đến khi ông được giám đốc điều hành Coca Cola lúc đó là Robert Woodenff chú ý và tin tưởng. Goizueta được bổ nhiệm vị trí phó chủ tịch của hang này vào năm 1979. Đến năm 1981, Roberto Goizueta chính thức đảm nhiệm chiếc ghế CEO của Coca Cola. Trong quãng thời gian nắm quyền của mình, Roberto Goizueta đã đưa biểu tượng số một của nền văn hoá và kinh doanh Mỹ thành một chiếc máy hái tiền với doanh thu hàng năm lên đến 19 tỷ USD. “Không ai yêu Coca Cola hơn Roberto Goizueta. Ông là một vị giám đốc vĩ đại và là một con người giản dị, dễ mến”, Warren Buffetnhận định về Roberto Goizueta. Ông cũng từng có mặt trong Hội đồng quản trị của hãng Ford Motor Company và Eastman Kodak đồng thờI giữ vị trí uỷ viên quản trị của đại học Emory . Không những vậy, Goizueta luôn năng động với các công việc từ thiện, ông là một trong những thành viên sáng lập của Tổ chức từ thiện lớn nhất nước Mỹ Points of Light . Goizueta cũng có vinh dự nhận được phần thưởng danh giá Herbert Hoover Humanitarian Award vì những đóng góp của mình cho công tác từ thiện.
Ở cương vị cao nhất, nhưng trong đầu Goizueta lai nảy ra suy nghĩ: “Coca Cola đã trở nên quá bảo thủ. Thế giới đã thay đổi nhưng mọI người ở đây thì chưa thay đổi gì cùng với thế giới. Nhất định, họ cần phải làm một điều gì đó” . Và bắt đầu từ năm 1991, Roberto Goizueta tập trung vào chiến lược làm tăng giá trị cổ phiếu của Coca Cola. Ông nói: “Thị trường chứng khoán là nơi sinh lời và cũng là nơi để quảng bá tốt nhất. Một công ty có cổ phiếu tăng giá mạnh không những thu lợi nhuận cao mà hình ảnh cũng phổ biến hơn bao giờ hết. Với tôi, một triết lý đơn giản là: Lợi nhuận kiếm được sẽ tăng gấp lên gấp bội nếu biết đầu tư đúng cách”. Trung thành với quan niệm đó, Roberto Goizueta chủ trương, ngoài việc tăng doanh số bán hàng, Coca Cola sẽ có một nguồn thu lợi nhuận lớn khác từ cổ phiếu. Theo thống kê thì tổng thu nhập của cổ phiếu Coca Cola trên thị trường chứng khoán đã tăng 7100% trong thời gian ông nắm quyền. Cứ mỗi 1000 USD đầu tư tại Coca Cola khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí giám đốc điều hành sẽ có giá trị 71.000 USD như ngày nay.
Theo Roberto Goizueta, một trong những bí quyết mở đường cho sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu đó chính là cái tên Coca Cola. Vào thời điểm Goizueta ngồi vào chiếc ghế CEO, hoạt động kinh doanh của Coca Cola khi đó thật sự rất bi đát, trong khi sản phẩm nước ngọt gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Pepsi và một số hãng giải khát khác . Thời điểm đó, Coca Cola đã cố gắng hết sức để tăng thị phần từng 0,1% một trong khi các lĩnh vực kinh doanh khác của hãng như rượu vang, đồ uống không gas lại vô cùng trì trệ. Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn nắm quyền quản lý điều hành, Roberto Goizueta đã làm được điều thần kỳ với cú lội ngược dòng ngoạn mục cho tập đoàn Coca Cola. Giá trị của Coca Cola trên thị trường chứng khoán tăng mạnh từ 4 tỷ USD lên đến 150 tỷ USD. Bản thân Roberto Goizueta cũng gia nhập câu lạc bộ các tỷ phú trên thế giới. Roberto Goizueta sở hữu gần 16 triệu cổ phiếu của Coca Cola trị giá trên 1 tỷ USD. Số cổ phiếu này đã đưa Roberto Goizueta trở thành một trong những tỷ phú đầu tiên tại Mỹ sở hữu số cổ phiếu trị giá trên 1 tỷ USD. Martin Romm, một chuyên gia tài chính nổi tiếng tại Mỹ đã nhận định: “Gần 20 năm ở Coca Cola, Roberto Goizueta đã làm được nhiều việc hơn những gì người khác hy vọng sẽ làm được trong 1000 năm”.
Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống trung bình 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ) các loạI nước, trong khi họ chỉ uống có 2 ounces Coke/ngày /người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coca Cola bất kể khi nào họ cần uống. Và từ đó, ông đã đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp. Ý tưởng quan trọng nhất của Goizueta là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”.
Dưới tài chèo lái của Roberto Goizueta, Coca Cola dành chiến thắng trong phần lớn các cuộc chiến với Pepsi. Tại công ty nước giải khát Soda Carbonate , Coca Cola chiếm 43% cổ phần, còn Pepsi chiếm 31%. Theo tính toán của hãng Beverage Digest thì hiện Coca Cola chiếm 49% thị phần nước giải khát thế giới, trong khi Pepsi chỉ chiếm 24%. Doanh thu từ cchi nhánh Coca Cola ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ chiếm 71% doanh thu của cả hãng trên toàn cầu trong khi tỷ lệ này ở Pepsi là 30%. Mặc dù đã ra đi nhưng mong muốn dành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc cạnh tranh với Pepsi vẫn được vị CEO kế thừa sau này của Roberto Goizueta là Douglas Ivester thực hiện. Hiện cả Coca Cola và Pepsi đều bỏ ra 2 tỷ USD mỗi năm cho chiến dịch khuyến mại sản phẩm trên thị trường. Thời gian gần đây, cả hai đại gia này lại bước vào cuộc chiến quy mô lớn về giá cả và có lẽ, cuộc chiến vẫn còn kéo dài.
Roberto Goizueta còn là cha đẻ của “Chiến lược xanh” (giảm số lượng nước giải khát Coca Cola đóng hộp để bảo vệ môi trường). Chiến lược này hiện nay vẫn rất thành công. Coca Cola đã xâm chiếm mạnh mẽ hai thị trường truyền thống của Pepsi là Ấn Độ và Nga. Không những thế, vị CEO tài năng này của Coca Cola luôn đắm mình trong hoạt động marketing của tập đoàn. Với nhiều chiến lược quảng cáo mới và có thuyết phục như “Coke Is It!”, Roberto Goizueta đã rất thành công trong việc tăng gấp đôi doanh số bán hàng tại Mỹ và tiếp tục đón nhận nhiều tin vui từ thị trường thế giới.
Khác hẳn với những vị CEO người Mỹ đầu tóc quần áo bóng lộn, vị cố giám đốc điều hành này của Coca Cola lại có dáng vẻ hiền lành, giản dị và dường như chẳng có gì nổi bật cả. Tóc cắt cao, cách ăn mặc khiêm nhường, trông ông có dáng vẻ của một nhà nghiên cứu thì đúng hơn. Thế nhưng trên thực tế, Roberto Goizueta đã là một trong những giám đốc điều hành thành công nhất trong lịch sử.“Roberto là người đàn ông có một không hai về tài năng, tầm nhìn và lòng nhân hậu”, James B. Williams , chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của ngân hàngSun Trust, một thành viên Hội đồng quản trị của Coca Cola, cho biết, “và những lợi ích mà ông tạo ra không chỉ dành cho Coca Cola mà còn cho cả nước Mỹ. Roberto là người bạn và là người hàng xóm thân nhất của tôi. Tôi nhớ ông vô cùng”.
(Tổng hợp từ Asiaweek)