EIJI TOYODA, người chèo lái con thuyền Toyota
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Nếu Eiji Toyada không tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình thì rất có thể cái tên Toyota đã được gắn lên sản phẩm vải sợi chứ không phải ô tô như ngày nay. Hiện giờ tên gọi này đã trở thành một điển hình cho những xe hơi chất lượng toàn cầu.
Toyada đã biến một công ty dệt thành một doanh nghiệp sản xuất ô tô danh tiếng. Ông tham gia vào công ty năm 1936, chịu trách nhiệm tuyển dụng những kĩ sư nghiên cứu giỏi nhất và tổ chức sản xuất. Sự nổi danh của Toyota bắt đầu khi Toyoda đến thăm dây chuyền thiết bị sản xuất ô tô Ford vào những năm 1950. Đây thực sự là một phát hiện đối với ông. Ông quay trở lại Nhật và quyết tâm kết hợp qui trình sản xuất tốt nhất của Mỹ với phương pháp sản xuất sáng tạo của riêng mình. Kết quả là hệ thống sản xuất Toyota ra đời. Cuộc săn đuổi chất lượng đã đặt Toyota vào vị trí tiên phong trong các nhãn hiệu xe hơi trên toàn thế giới. Những mẫu xe thành công-từ Corolla 1966 cho tới Lexus vào năm 1983 đã mở đường cho những cuộc chinh phục mang tính toàn cầu của công ty. Toyoda là Chủ tịch của công ty từ năm 1967 tới năm 1994 khi ông từ bỏ ban lãnh đạo của Toyota.
Tiểu sử
Không ngạc nhiên khi Eiji Toyoda lớn lên lại trở thành một nhà tư bản công nghiệp. Được sinh ra vào ngày 12 tháng 9 năm 1913, phần lớn thời thơ ấu Toyoda thường quanh quẩn bên nhà máy dệt của cha gần Nagoya. Ngay từ những năm đầu đời, vây quanh cậu bé đã là công việc kinh doanh của cha và những máy móc thiết bị khổng lồ.
Ảnh hưởng có tính định hướng bên cạnh công việc kinh doanh vải sợi chính là người chú của Toyoda, Rashomon Sakichi Toyoda. Về mặt nghề nghiệp, Sakichi là một người thợ mộc, nhưng lại có tư chất của một nhà phát minh. Vào năm 1929, công ty Platt Brothers của Anh đã trả cho Sakichi 100.000 bảng để mua quyền sử dụng loại khung cửi dệt vải mà ông sáng chế. Sakichi dành khoản tiền này đầu tư vào sản xuất ô tô.
Thừa hưởng được từ công việc kinh doanh của gia đình, việc Eiji Toyoda lựa chọn bằng kĩ sư để theo học cũng là điều tự nhiên. Ông bắt đầu học tại trường đại học hoàng gia Tokyo vào năm 1933. Trong khi Toyoda đang theo học đại học thì người anh em họ Kiichiro, con cả của Sakichi mua thiết bị máy móc sản xuất ô tô để trang bị tại xưởng dệt tự động Toyoda. Vào năm 1936, sau khi kết thúc chương trình học, Toyoda cùng tham gia với người anh em họ của mình. Vào năm đó công ty đổi tên từ Xưởng dệt tự động Toyoda thành Toyota.
Những mốc quan trọng
Công việc đầu tiên mà Toyoda phải hoàn thành là tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu của công ty, mời gọi những nhà khoa học và những kĩ sư tài năng tới đảm nhận các công việc nghiên cứu và phát triển. Sau đó ông lao vào lập kế hoạch sản xuất.
Vào thời điểm đó, Toyota đang sản xuất loại xe hơi được thiết kế dựa trên mẫu xe Chevrolet của hãng General Motors, Mỹ. Mẫu xe đầu tiên của Toyota được sản xuất theo dây chuyền là vào năm 1936. Thời điểm đưa ra mẫu xe này rất bất lợi: chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra, sự tham gia của Nhật Bản vào cuộc chiến tháng 12 năm 1941 đồng nghĩa với việc sự giám định sản xuất của Toyota bị đình trệ.
Sau chiến tranh, Eiji Toyoda mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh đồ sứ. Kiichiro Toyoda đa dạng hoá các hoạt động của công ty, dự định tạo ra thế mạnh để hạn chế những bất lợi của công việc kinh doanh ô tô lúc bấy giờ. Thêm vào đó, Nhật Bản đã trải qua thời kì xây dựng lại, nhà máy sản xuất xe hơi Toyota được kêu gọi tăng cường sản xuất các phương tiện giao thông nhằm góp phần chấn hưng đất nước.
Mặc dù có sự gia tăng vị thế trong sản xuất, các điều kiện thương mại vẫn còn rất cứng rắn khiến Toyota có nguy cơ đứng bên bờ vực của sự phá sản. Công ty buộc phải cắt giảm một lượng lớn lực lượng lao động. Toyota Motor Sales-một công ty mới được Toyoda thành lập nhằm giải quyết vấn đề vòng quay vốn và xoa dịu những mối lo lắng của các ngân hàng.
Không phải từ những năm 50 Toyota mới quyết tâm xây dựng mình thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu. Sự nổi tiếng bắt đầu sau khi Toyoda tới thăm nhà máy Rouge rộng lớn tại Dearborn, Michigan, Mỹ của hãng Ford. Từ đó, Toyota đã tham gia vào thị trường ô tô được 13 năm và sản xuất được hơn 2.500 chiếc xe hơi. Nhà máy Rouge sản xuất ra một lượng ô tô đáng kinh ngạc lên tới 8.000 chiếc mỗi ngày. Ấn tượng trước khả năng sản xuất của hãng ô tô Mỹ, Toyoda nhận thấy nếu ông có thể kết hợp giữa nhà sản xuất vĩ đại nhất nước Mỹ này với các phương pháp sản xuất của Nhật Bản thì Toyota có thể sẽ đạt được một thành quả tốt hơn.
Với sự giúp đỡ của người có uy tín trong sản xuất, Taichi Ohno, Toyoda đã lập ra Toyota Production System (TPS). Đó là một phương pháp mang tính cách mạng với việc sản xuất bao gồm 3 yếu tố chính. Đầu tiên là sản xuất “đúng lúc”, sản xuất phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Thứ hai, trách nhiệm với chất lượng sản phẩm, và với bất kì lỗi nào cũng cần được sửa chữa sớm nhất sau khi được phát hiện. Yếu tố thứ ba là “luồng giá trị”. Thay vì công ty được nhìn nhận như một loạt các sản phẩm và qui trình không có liên quan với nhau, nó nên được nhận ra như một tổng thể liên tục và đồng nhất-một luồng giá trị bao gồm cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng.
Chiếc xe hơi đầu tiên của Toyota, xe Crown có sự khởi đầu mang một chút bất trắc. Được giới thiệu vào một ngày đầu năm 1955, xe Crown đã giành được thành công tại Nhật Bản nhưng lại thất bại khi không tạo ra được bất cứ ấn tượng nào trên thị trường Mỹ khi nó được bán ở đó 2 năm sau. Được thiết kế cho đường Nhật Bản, nó trở nên chậm chạp và dễ bị nóng máy khi đi trên đường cao tốc của Mỹ.
Tuy nhiên cuối cùng thì sự bền bỉ cũng được trả công, vào những năm 1960 xe hơi của Toyota đã gặp may mắn với nhãn hiệu Corona và Corolla, cả hai đều bán rất chạy. Thành công của Corolla vào năm 1968 đã giúp cho công ty có khả năng vọt lên một bước rất xa và vào năm 1975, Toyota đã thay thế Volkswagen để trở thành nhãn hiệu xe hơi được nhập khẩu số 1 vào thị trường Mỹ. Vào năm 1984, công ty liên doanh với General Motors để xây dựng một nhà sản xuất Toyota tại Mỹ. Toyota tiếp tục không có đối thủ trong việc xây dựng tiếng tăm về chất lượng. Nhưng chính sản phẩm Toyota Lexus lại là vật đảm bảo có giá trị nhất cho danh tiếng của công ty tại Mỹ.
Xe Lexus là một thành công mang tính cá nhân của Toyoda. Vào tháng 8 năm 1983, ông đã triệu tập một cuộc họp bí mật trong nội bộ công ty, và hỏi những người có mặt “Chúng ta có thể tạo ra một chiếc xe cao cấp để thách thức loại xe tốt nhất hay không”? Câu trả lời đáp lại là có.
Trong thị trường xe hơi cao cấp, Toyota đã phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những nhãn hiệu đã được khẳng định, trong đó có Mercedes và BMW. Không nản lòng, Toyota đã tạo ra nhãn hiệu mới-xe Lexus để tạo sự cách biệt tâm lý với những loại xe đáng giá khác của hãng. Toyoda làm vô hiệu hoá bất cứ mối lo ngại nào về sự đáng tin cậy và chất lượng của xe Lexus bằng cách nhấn mạnh rằng công ty đã thuê kĩ sư của các hàng Mercedes và BMW. Thành quả cuối cùng là chiếc Lexus LS400. 7 năm, 2 tỷ USD, 1.400 kĩ sư, 2.300 kỹ thuật viên và 450 nguyên mẫu và tạo ra 200 sáng chế là những số liệu liên quan tới dòng xe cao cấp này. Xe Lexus được thử nghiệm tại Nhật Bản trên các loại đường cao tốc được xây dựng giống hệt đường cao tốc tại Mỹ, Đức và Anh. Toyota còn mô phỏng những tín hiệu của đường bộ nước ngoài.
Ngày nay, Toyota là nhà sản xuất xe hơi thống trị tại Nhật và là nhãn hiệu xe hơi lớn thứ 3 thế giới bên cạnh Mercedes và BMW. Hãng bán được gần 1,5 triệu xe mỗi năm tại Mỹ. Toyoda thôi giữ chức Chủ tịch công ty vào năm 1994.
Eiji Toyoda không phải là người sáng lập nên Toyota Motor Corporation nhưng ông lại góp phần quan trọng trong việc biến nó trở nên nổi tiếng toàn thế giới.
Sau rủi ro cố gắng xâm nhập vào thị trường Mỹ với xe Crown, Toyoda nhanh chóng nhận thấy Toyota nên cần có một đối trọng để cạnh tranh với những sản phẩm như của Ford và General Motors. Hãng không ngần ngại cạnh tranh cả về giá mặc dù Toyoda chú trọng tập trung vào hiệu quả và chất lượng xe.
Ông đã tuyển nhà phát minh Taichi Ohno để phát triển hệ thống sản xuất mới được ứng dụng vào Toyota Production System. Bằng chất lượng và độ tin cậy, Toyoda đã vượt qua được cả các nhà sản xuất ô tô của Mỹ. Và nếu sự bắt chước là lời thú nhận chân thành nhất, thì Toyoda khiêm tốn sẽ được nhiều doanh nghiệp Mỹ-những doanh nghiệp đã cố gắng làm theo các phương pháp sản xuất của Toyota mang nợ.
BWPortal
Toyada đã biến một công ty dệt thành một doanh nghiệp sản xuất ô tô danh tiếng. Ông tham gia vào công ty năm 1936, chịu trách nhiệm tuyển dụng những kĩ sư nghiên cứu giỏi nhất và tổ chức sản xuất. Sự nổi danh của Toyota bắt đầu khi Toyoda đến thăm dây chuyền thiết bị sản xuất ô tô Ford vào những năm 1950. Đây thực sự là một phát hiện đối với ông. Ông quay trở lại Nhật và quyết tâm kết hợp qui trình sản xuất tốt nhất của Mỹ với phương pháp sản xuất sáng tạo của riêng mình. Kết quả là hệ thống sản xuất Toyota ra đời. Cuộc săn đuổi chất lượng đã đặt Toyota vào vị trí tiên phong trong các nhãn hiệu xe hơi trên toàn thế giới. Những mẫu xe thành công-từ Corolla 1966 cho tới Lexus vào năm 1983 đã mở đường cho những cuộc chinh phục mang tính toàn cầu của công ty. Toyoda là Chủ tịch của công ty từ năm 1967 tới năm 1994 khi ông từ bỏ ban lãnh đạo của Toyota.
Tiểu sử
Không ngạc nhiên khi Eiji Toyoda lớn lên lại trở thành một nhà tư bản công nghiệp. Được sinh ra vào ngày 12 tháng 9 năm 1913, phần lớn thời thơ ấu Toyoda thường quanh quẩn bên nhà máy dệt của cha gần Nagoya. Ngay từ những năm đầu đời, vây quanh cậu bé đã là công việc kinh doanh của cha và những máy móc thiết bị khổng lồ.
Ảnh hưởng có tính định hướng bên cạnh công việc kinh doanh vải sợi chính là người chú của Toyoda, Rashomon Sakichi Toyoda. Về mặt nghề nghiệp, Sakichi là một người thợ mộc, nhưng lại có tư chất của một nhà phát minh. Vào năm 1929, công ty Platt Brothers của Anh đã trả cho Sakichi 100.000 bảng để mua quyền sử dụng loại khung cửi dệt vải mà ông sáng chế. Sakichi dành khoản tiền này đầu tư vào sản xuất ô tô.
Thừa hưởng được từ công việc kinh doanh của gia đình, việc Eiji Toyoda lựa chọn bằng kĩ sư để theo học cũng là điều tự nhiên. Ông bắt đầu học tại trường đại học hoàng gia Tokyo vào năm 1933. Trong khi Toyoda đang theo học đại học thì người anh em họ Kiichiro, con cả của Sakichi mua thiết bị máy móc sản xuất ô tô để trang bị tại xưởng dệt tự động Toyoda. Vào năm 1936, sau khi kết thúc chương trình học, Toyoda cùng tham gia với người anh em họ của mình. Vào năm đó công ty đổi tên từ Xưởng dệt tự động Toyoda thành Toyota.
Những mốc quan trọng
Công việc đầu tiên mà Toyoda phải hoàn thành là tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu của công ty, mời gọi những nhà khoa học và những kĩ sư tài năng tới đảm nhận các công việc nghiên cứu và phát triển. Sau đó ông lao vào lập kế hoạch sản xuất.
Vào thời điểm đó, Toyota đang sản xuất loại xe hơi được thiết kế dựa trên mẫu xe Chevrolet của hãng General Motors, Mỹ. Mẫu xe đầu tiên của Toyota được sản xuất theo dây chuyền là vào năm 1936. Thời điểm đưa ra mẫu xe này rất bất lợi: chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra, sự tham gia của Nhật Bản vào cuộc chiến tháng 12 năm 1941 đồng nghĩa với việc sự giám định sản xuất của Toyota bị đình trệ.
Sau chiến tranh, Eiji Toyoda mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh đồ sứ. Kiichiro Toyoda đa dạng hoá các hoạt động của công ty, dự định tạo ra thế mạnh để hạn chế những bất lợi của công việc kinh doanh ô tô lúc bấy giờ. Thêm vào đó, Nhật Bản đã trải qua thời kì xây dựng lại, nhà máy sản xuất xe hơi Toyota được kêu gọi tăng cường sản xuất các phương tiện giao thông nhằm góp phần chấn hưng đất nước.
Mặc dù có sự gia tăng vị thế trong sản xuất, các điều kiện thương mại vẫn còn rất cứng rắn khiến Toyota có nguy cơ đứng bên bờ vực của sự phá sản. Công ty buộc phải cắt giảm một lượng lớn lực lượng lao động. Toyota Motor Sales-một công ty mới được Toyoda thành lập nhằm giải quyết vấn đề vòng quay vốn và xoa dịu những mối lo lắng của các ngân hàng.
Không phải từ những năm 50 Toyota mới quyết tâm xây dựng mình thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu. Sự nổi tiếng bắt đầu sau khi Toyoda tới thăm nhà máy Rouge rộng lớn tại Dearborn, Michigan, Mỹ của hãng Ford. Từ đó, Toyota đã tham gia vào thị trường ô tô được 13 năm và sản xuất được hơn 2.500 chiếc xe hơi. Nhà máy Rouge sản xuất ra một lượng ô tô đáng kinh ngạc lên tới 8.000 chiếc mỗi ngày. Ấn tượng trước khả năng sản xuất của hãng ô tô Mỹ, Toyoda nhận thấy nếu ông có thể kết hợp giữa nhà sản xuất vĩ đại nhất nước Mỹ này với các phương pháp sản xuất của Nhật Bản thì Toyota có thể sẽ đạt được một thành quả tốt hơn.
Với sự giúp đỡ của người có uy tín trong sản xuất, Taichi Ohno, Toyoda đã lập ra Toyota Production System (TPS). Đó là một phương pháp mang tính cách mạng với việc sản xuất bao gồm 3 yếu tố chính. Đầu tiên là sản xuất “đúng lúc”, sản xuất phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Thứ hai, trách nhiệm với chất lượng sản phẩm, và với bất kì lỗi nào cũng cần được sửa chữa sớm nhất sau khi được phát hiện. Yếu tố thứ ba là “luồng giá trị”. Thay vì công ty được nhìn nhận như một loạt các sản phẩm và qui trình không có liên quan với nhau, nó nên được nhận ra như một tổng thể liên tục và đồng nhất-một luồng giá trị bao gồm cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng.
Chiếc xe hơi đầu tiên của Toyota, xe Crown có sự khởi đầu mang một chút bất trắc. Được giới thiệu vào một ngày đầu năm 1955, xe Crown đã giành được thành công tại Nhật Bản nhưng lại thất bại khi không tạo ra được bất cứ ấn tượng nào trên thị trường Mỹ khi nó được bán ở đó 2 năm sau. Được thiết kế cho đường Nhật Bản, nó trở nên chậm chạp và dễ bị nóng máy khi đi trên đường cao tốc của Mỹ.
Tuy nhiên cuối cùng thì sự bền bỉ cũng được trả công, vào những năm 1960 xe hơi của Toyota đã gặp may mắn với nhãn hiệu Corona và Corolla, cả hai đều bán rất chạy. Thành công của Corolla vào năm 1968 đã giúp cho công ty có khả năng vọt lên một bước rất xa và vào năm 1975, Toyota đã thay thế Volkswagen để trở thành nhãn hiệu xe hơi được nhập khẩu số 1 vào thị trường Mỹ. Vào năm 1984, công ty liên doanh với General Motors để xây dựng một nhà sản xuất Toyota tại Mỹ. Toyota tiếp tục không có đối thủ trong việc xây dựng tiếng tăm về chất lượng. Nhưng chính sản phẩm Toyota Lexus lại là vật đảm bảo có giá trị nhất cho danh tiếng của công ty tại Mỹ.
Xe Lexus là một thành công mang tính cá nhân của Toyoda. Vào tháng 8 năm 1983, ông đã triệu tập một cuộc họp bí mật trong nội bộ công ty, và hỏi những người có mặt “Chúng ta có thể tạo ra một chiếc xe cao cấp để thách thức loại xe tốt nhất hay không”? Câu trả lời đáp lại là có.
Trong thị trường xe hơi cao cấp, Toyota đã phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những nhãn hiệu đã được khẳng định, trong đó có Mercedes và BMW. Không nản lòng, Toyota đã tạo ra nhãn hiệu mới-xe Lexus để tạo sự cách biệt tâm lý với những loại xe đáng giá khác của hãng. Toyoda làm vô hiệu hoá bất cứ mối lo ngại nào về sự đáng tin cậy và chất lượng của xe Lexus bằng cách nhấn mạnh rằng công ty đã thuê kĩ sư của các hàng Mercedes và BMW. Thành quả cuối cùng là chiếc Lexus LS400. 7 năm, 2 tỷ USD, 1.400 kĩ sư, 2.300 kỹ thuật viên và 450 nguyên mẫu và tạo ra 200 sáng chế là những số liệu liên quan tới dòng xe cao cấp này. Xe Lexus được thử nghiệm tại Nhật Bản trên các loại đường cao tốc được xây dựng giống hệt đường cao tốc tại Mỹ, Đức và Anh. Toyota còn mô phỏng những tín hiệu của đường bộ nước ngoài.
Ngày nay, Toyota là nhà sản xuất xe hơi thống trị tại Nhật và là nhãn hiệu xe hơi lớn thứ 3 thế giới bên cạnh Mercedes và BMW. Hãng bán được gần 1,5 triệu xe mỗi năm tại Mỹ. Toyoda thôi giữ chức Chủ tịch công ty vào năm 1994.
Eiji Toyoda không phải là người sáng lập nên Toyota Motor Corporation nhưng ông lại góp phần quan trọng trong việc biến nó trở nên nổi tiếng toàn thế giới.
Sau rủi ro cố gắng xâm nhập vào thị trường Mỹ với xe Crown, Toyoda nhanh chóng nhận thấy Toyota nên cần có một đối trọng để cạnh tranh với những sản phẩm như của Ford và General Motors. Hãng không ngần ngại cạnh tranh cả về giá mặc dù Toyoda chú trọng tập trung vào hiệu quả và chất lượng xe.
Ông đã tuyển nhà phát minh Taichi Ohno để phát triển hệ thống sản xuất mới được ứng dụng vào Toyota Production System. Bằng chất lượng và độ tin cậy, Toyoda đã vượt qua được cả các nhà sản xuất ô tô của Mỹ. Và nếu sự bắt chước là lời thú nhận chân thành nhất, thì Toyoda khiêm tốn sẽ được nhiều doanh nghiệp Mỹ-những doanh nghiệp đã cố gắng làm theo các phương pháp sản xuất của Toyota mang nợ.
BWPortal