CEO - nhiều mặt của một “nghề”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Giám đốc điều hành (CEO) vẫn được hiểu là người có trách nhiệm điều hành cao nhất trong một công ty hay một tập đoàn lớn, thế nhưng đối với các chuyên gia quản trị nhân sự thì CEO được miêu tả là một nghề và để có được cái nghề ấy, phải học hoặc ở thực tế hoặc ở trường lớp đào tạo mà mục đích cuối cùng là có thể làm nên một thành quả trong hoạt động kinh doanh.
Công ty tư vấn và điều tra thị trường Burson-Marsteller đã tổ chức khảo sát 1400 công ty tại Mỹ và kết luận: “Thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự lựa chọn CEO”. 92% số cổ đông nhìn vào CEO của doanh nghiệp. Nếu CEO có uy tín, danh tiếng tốt nhưng mức cổ tức có kém chút đỉnh so với nơi khác thì người ta vẫn giữ cổ phiếu chứ không bán đi. 93% liên doanh dựa vào uy tín của CEO. 95% các quyết định có đầu tư hay không cũng dựa vào uy tín và danh tiếng của CEO.
Quyền lực và tiền bạc có thực chất?
Nhắc đến chiếc ghế CEO là người ta nghĩ ngay đến quyền lực và tiền bạc, nơi mà các số lương hàng năm của các CEO luôn ở mức bảy số 0. Giám đốc điều hành mới của Citigroup, Charles Prince, nhận được 30,2 triệu USD trong năm 2004; trong khi Robert Willumstad, Giám đốc kinh doanh CitiGroup, nhận được 28,6 triệu USD. Những giám đốc điều hành khác thường được xem là “người nghèo hơn”. James Cayne của tập đoàn Bear Steam được trả 28 triệu USD, thêm vào đó là 12, 3 triệu USD từ việc tăng trưởng giá cổ phiếu. Stanley ONeal, Giám đốc điều hành Merill Lynch, nhận được 28,1 triệu USD. Các giám đốc điều hành của Goldman Sachs Group, Lehman Brothers Holdings và Morgan Stanley, mỗi người đều nhận trên 15 triệu USD.
Nhưng cũng sẽ thật là sai lầm khi mà nói các giám đốc điều hành không chịu thiệt cùng với nhân viên khi công ty của mình làm ăn thua lỗ. Bằng chứng là Giám đốc điều hành của tập đoàn Tyco đã phải chứng kiến mức lương của mình giảm sút 12% khi cổ phiếu của Tyco trượt giá 71%. Tất nhiên khi đó Kozlowski vẫn kiếm được 82 triệu USD, đứng thứ hai trong danh sách các giám đốc được trả lương cao nhất của 500 công ty hàng đầu theo chỉ số S&P 500 vào năm 2002. Và có lẽ chả có gì oan khi người ta kết tội ông này là những CEO tham quan vô độ, đẩy Tyco xuống tận cùng vực thẳm. Ấy vậy, nhưng Kozlowski hãy còn là “tấm gương sáng hơn” người giữ ngôi vị quán quân S&P 500, vị cựu CEO Tyco Mark Swart, người đã bỏ túi cả 136 triệu USD. Một công ty mà trong một năm “đóng góp” những hai vị CEO đứng đầu danh sách xếp hạng như vậy quả là chưa từng thấy xưa nay. Và người ta không khỏi tò mò khi Tyco thuê một CEO khác để giải tỏa những bê bối hậu Kozlowski. Ai cũng cho là sau vụ scandal biến Tyco thành một bức tranh biếm họa của lòng tham vô đáy, Ban quản trị của Tyco hẳn phải đưa tính tiết kiệm lên hàng đầu, song ngay cả khi Tyco đang bận rộn gây sức ép buộc các quan chức cũ hoàn trả lại những khoản lợi nhuận phi pháp thì họ vẫn cho phép ông chủ mới Ed Breen, người giữ chiếc ghế CEO năm 2003, thu về 62 triệu USD giá trị tiền mặt, cổ phiếu và các hình thức thưởng khác.
Nhiều chuyên gia đã nhận định: Mục đích của các CEO là trở nên rất giàu. Nếu mục tiêu trước đây của các họ là trở nên “rất, rất giàu” thì cái đích đó giờ đã giảm bớt một chữ “rất”. Theo Equilar, một nhà cung cấp dữ liệu và phân tích tiền lương CEO: “Căn cứ theo hồ sơ 100 công ty lớn nhất nước Mỹ năm 2003, lương CEO trung bình giảm 23% xuống 15,7 triệu USD, nhưng phần lớn điều này là do khoản trả cho những CEO lương cao giảm khá nhiều. Đặc biệt, thu nhập của các CEO tầm trung đã tăng 14% lên 13,2 triệu USD.”
Về quan điểm lương bổng, Matt Ward, một nhà tư vấn lương độc lập cho rằng đó là một túi những mánh khoé mới. Theo Matt hiện có rất nhiều thu nhập lách luật của các CEO. Ông nhận định, nếu có cái gì thực sự giảm trong thời gian gần đây đối với các CEO thì chỉ là giảm quyền chọn những chứng khoán khổng lồ, tuy nhiên, nghiên cứu sâu rộng hơn vào tập hồ sơ 100 công ty lớn, người ta nhận ra mọi hình thức lương bổng khác, trong đó có những hình thức tài sản phạm pháp vẫn đua nhau tăng lên. Henry Silverman vẫn nhận về 11 triệu USD lương thưởng (tăng 41%) trong khi tổng lợi nhuận cổ phiếu của hãng Cendant của ông giảm 47%.
Nan giải hơn là vấn đề tài sản lén lút mà điển hình là những kế hoạch “trả lương về sau”, những kế hoạch cho phép một vị CEO lĩnh cả 100% lương với thưởng của mình trong một tài khoản được ưu tiên cả về thuế khi họ về hưu.
Nhưng có lẽ hay nhất là chuyện về các khoản tiền được thực hiện trong những công ty bê bối. Sau khi dốc cả núi tiền vào tay những CEO kém cỏi, các tập đoàn Sprint và Lucent không ngại ngần bỏ ra những khoản tiền lớn khác cho những “đấng cứu tinh tương lai” của mình. Điều này không chỉ phản ánh khó khăn của việc tuyển dụng được một CEO liều mình vào chỗ “nước sối lửa bỏng”, nó còn chỉ rõ những người “liều mình” đó có thể kiếm được bao nhiêu khi họ chuyển từ chỗ này sang chỗ kia. Ví dụ, Micheal Capellas trong có 1 tuần chẳng những được nhận khoản bồi thường 27,8 triệu USD chỉ đơn giản bằng việc nhảy từ HP sang Worldcom mà còn nhận được “lời hứa danh sự sẽ nhận được hàng triệu USD nếu có ra đi” trong hợp đồng làm việc mới. Như lời nhận xét của Paul Hodgon thuộc hãng chuyên nghiên cứu về cải tổ giám đốc, Corporate Library: “Với số tiền nhận được trung bình lên đến 15 triệu USD và khi đi là 16,5 triệu USD, các CEO chẳng cần làm gì thêm trong quá trình đó”.
Liệu có sung sướng thật sự?
Tiền bạc khổng lồ như vậy của các CEO thì hẳn ai cũng biết, nhưng có lẽ ít người biết đến những “cay đắng và gánh nặng” đồng hành với vinh quang. Tiền bạc nhiều, quyền lực lớn nhưng chưa hẳn các CEO đã thật sự sung sướng. Đối với những người trong cuộc, đôi khi CEO là một nghề vô cùng vất vả và khắc nghiệt.
Trong những tháng cuối năm 2003, tầng 12 một cao ốc ở trung tâm Seoul, Hàn Quốc và tầng 56 của Khách sạn Aston ở thủ đô Jakarta, Indonesia đều chứng kiến hai số phận CEO cùng phủ lên mình một bi kịch nghề nghiệp. Hai giám đốc điều hành lừng danh, hai người đàn ông một thời là thần tượng của biết bao doanh nhân, đã từ đây nhảy lầu tự vẫn. Một người là Chung Mong Hun, CEO của tập đoàn Hyundai Asian, một trong những trụ cột của sức mạnh kinh tế Hàn Quốc và người kia là Manimaren, Giám đốc điều hành Texmaco, tập đoàn dệt may lớn nhất Indonesia.
Ở các công ty lớn, Hội đồng quản trị là người chủ thực sự của các doanh nghiệp thuê giám đốc điều hành về làm công ăn lương với những điều khoản hợp đồng và trách nhiệm cụ thể. Không làm tròn trách nhiệm, để công ty thua lỗ thì giám đốc điều hành không những sẽ phải ra đi mà họ còn là người “đứng mũi chịu sào” trước pháp luật, còn Hội đồng quản trị sẽ ung dung tiếp tục tìm thuê các người khác có năng lực chuyên môn và nghệ thuật quản lý cao hơn. Đó là quy luật đào thải khắc nghiệt trong kinh tế thị trường. Hơn nữa, khi phải ra đi vì để công ty thua lỗ thì coi như danh tiếng của CEO đã bị “bỏ đi” và rất khó còn chỗ đứng trên thương trường.
Mark Iacocca, một trong những CEO người Mỹ nổi tiếng khắp thế giới và được xem là người giám đốc điều hành “ba chìm bảy nổi” trong nghề CEO. Đang làm việc ở hãng Ford, do đấu tranh về quan điểm quản lý, Mark bị Hội đồng quản trị của Ford cho thôi việc. Một thời gian sau, vợ ông chết vị bệnh tim do hậu quả của những căng thẳng thần kinh hồi ông còn làm việc cho Ford. Sau đó, ông được hãng Daimler Chrysler thuê làm giám đốc điều hành và cứu hãng thoát khỏi phá sản nhưng lại phải chia tay với người vợ thứ hai vì công việc bận rộn đã phá vỡ hạnh phúc gia đình. Một phụ nữ khác lại đến và chỉ bằng lòng kết hôn nếu ông từ bỏ chiếc ghế giám đốc điều hành. Iacocca đã phải nhượng bộ và bỏ ghế giám đốc điều hành đầy quyền lực tại Daimler Chrysler để có cuộc sống gia đình bình yên, bằng lòng với chức vụ cố vấn cho Chrysler.
Những phẩm chất một CEO thực thụ
Từ lâu nay người châu Á luôn coi yếu tố quan trọng nhất trong “nghề làm CEO” đó là hội đủ ba tính cách Tín, Nhân, Đức.
Thứ nhất, bên cạnh khả năng là chữ tín
Uy tín của CEO là yếu tố hàng đầu. Không giữ đúng lời hứa, thậm chí dùng nhiều mánh lới, thủ đoạn gian lận, đánh lừa đối tác (mà thường cho rằng đó là sự tháo vát khéo léo) là kẻ thù của tiêu chuẩn số 1 này.
Thứ hai, đạo đức nghề nghiệp
Ngoài yếu tố lương bổng, các nhân viên chỉ có thể làm việc tự giác, tận tâm, hết mình khi nhìn vào gương sáng về tư cách CEO. Một CEO không có đạo đức nghề nghiếp, tư lợi, tham nhũng, chỉ biết vun vén cho quyền lợi cá nhân thì dù bao nhiêu mệnh lệnh chặt chẽ, khe khắt hay sự đốc thúc riết ráo cũng không thể thúc đẩy được nhân viên.
Thứ ba, hiểu và thông cảm với nhân viên
Một CEO tư cách tốt những khắt khe, độc đoán, không hiểu được tâm tư nguyện vọng và thiếu sự cảm thông với nhân viên thì may lắm chỉ duy trì được doanh nghiệp không phá sản chứ không thể đưa doanh nghiệp ngày một phát triển, sáng tạo ra những thành quả tốt đẹp. Sự cảm thông (có nguyên tắc) tạo ra hoà khí, sự tin cậy và quý mến nhau trong nhân viên với CEO sẽ là giải pháp “vô hình” thúc đẩy nhân viên tự giác, sáng tạo trong công việc.
Trong một hồi ký viết về cuộc đời mình, tỷ phú nổi tiếng một thời Harold Geneen, người có thời gian gần 20 năm làm giám đốc điều hành hãng điện thoại và điện tín quốc tế ITT đã nói về công việc của người giám đốc một cách dễ hình dung nhất là người làm ra lợi nhuận bằng khả năng và nghệ thuật quản lý của mình.
(Tổng hợp từ Nihon Keizai)
Công ty tư vấn và điều tra thị trường Burson-Marsteller đã tổ chức khảo sát 1400 công ty tại Mỹ và kết luận: “Thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự lựa chọn CEO”. 92% số cổ đông nhìn vào CEO của doanh nghiệp. Nếu CEO có uy tín, danh tiếng tốt nhưng mức cổ tức có kém chút đỉnh so với nơi khác thì người ta vẫn giữ cổ phiếu chứ không bán đi. 93% liên doanh dựa vào uy tín của CEO. 95% các quyết định có đầu tư hay không cũng dựa vào uy tín và danh tiếng của CEO.
Quyền lực và tiền bạc có thực chất?
Nhắc đến chiếc ghế CEO là người ta nghĩ ngay đến quyền lực và tiền bạc, nơi mà các số lương hàng năm của các CEO luôn ở mức bảy số 0. Giám đốc điều hành mới của Citigroup, Charles Prince, nhận được 30,2 triệu USD trong năm 2004; trong khi Robert Willumstad, Giám đốc kinh doanh CitiGroup, nhận được 28,6 triệu USD. Những giám đốc điều hành khác thường được xem là “người nghèo hơn”. James Cayne của tập đoàn Bear Steam được trả 28 triệu USD, thêm vào đó là 12, 3 triệu USD từ việc tăng trưởng giá cổ phiếu. Stanley ONeal, Giám đốc điều hành Merill Lynch, nhận được 28,1 triệu USD. Các giám đốc điều hành của Goldman Sachs Group, Lehman Brothers Holdings và Morgan Stanley, mỗi người đều nhận trên 15 triệu USD.
Nhưng cũng sẽ thật là sai lầm khi mà nói các giám đốc điều hành không chịu thiệt cùng với nhân viên khi công ty của mình làm ăn thua lỗ. Bằng chứng là Giám đốc điều hành của tập đoàn Tyco đã phải chứng kiến mức lương của mình giảm sút 12% khi cổ phiếu của Tyco trượt giá 71%. Tất nhiên khi đó Kozlowski vẫn kiếm được 82 triệu USD, đứng thứ hai trong danh sách các giám đốc được trả lương cao nhất của 500 công ty hàng đầu theo chỉ số S&P 500 vào năm 2002. Và có lẽ chả có gì oan khi người ta kết tội ông này là những CEO tham quan vô độ, đẩy Tyco xuống tận cùng vực thẳm. Ấy vậy, nhưng Kozlowski hãy còn là “tấm gương sáng hơn” người giữ ngôi vị quán quân S&P 500, vị cựu CEO Tyco Mark Swart, người đã bỏ túi cả 136 triệu USD. Một công ty mà trong một năm “đóng góp” những hai vị CEO đứng đầu danh sách xếp hạng như vậy quả là chưa từng thấy xưa nay. Và người ta không khỏi tò mò khi Tyco thuê một CEO khác để giải tỏa những bê bối hậu Kozlowski. Ai cũng cho là sau vụ scandal biến Tyco thành một bức tranh biếm họa của lòng tham vô đáy, Ban quản trị của Tyco hẳn phải đưa tính tiết kiệm lên hàng đầu, song ngay cả khi Tyco đang bận rộn gây sức ép buộc các quan chức cũ hoàn trả lại những khoản lợi nhuận phi pháp thì họ vẫn cho phép ông chủ mới Ed Breen, người giữ chiếc ghế CEO năm 2003, thu về 62 triệu USD giá trị tiền mặt, cổ phiếu và các hình thức thưởng khác.
Nhiều chuyên gia đã nhận định: Mục đích của các CEO là trở nên rất giàu. Nếu mục tiêu trước đây của các họ là trở nên “rất, rất giàu” thì cái đích đó giờ đã giảm bớt một chữ “rất”. Theo Equilar, một nhà cung cấp dữ liệu và phân tích tiền lương CEO: “Căn cứ theo hồ sơ 100 công ty lớn nhất nước Mỹ năm 2003, lương CEO trung bình giảm 23% xuống 15,7 triệu USD, nhưng phần lớn điều này là do khoản trả cho những CEO lương cao giảm khá nhiều. Đặc biệt, thu nhập của các CEO tầm trung đã tăng 14% lên 13,2 triệu USD.”
Về quan điểm lương bổng, Matt Ward, một nhà tư vấn lương độc lập cho rằng đó là một túi những mánh khoé mới. Theo Matt hiện có rất nhiều thu nhập lách luật của các CEO. Ông nhận định, nếu có cái gì thực sự giảm trong thời gian gần đây đối với các CEO thì chỉ là giảm quyền chọn những chứng khoán khổng lồ, tuy nhiên, nghiên cứu sâu rộng hơn vào tập hồ sơ 100 công ty lớn, người ta nhận ra mọi hình thức lương bổng khác, trong đó có những hình thức tài sản phạm pháp vẫn đua nhau tăng lên. Henry Silverman vẫn nhận về 11 triệu USD lương thưởng (tăng 41%) trong khi tổng lợi nhuận cổ phiếu của hãng Cendant của ông giảm 47%.
Nan giải hơn là vấn đề tài sản lén lút mà điển hình là những kế hoạch “trả lương về sau”, những kế hoạch cho phép một vị CEO lĩnh cả 100% lương với thưởng của mình trong một tài khoản được ưu tiên cả về thuế khi họ về hưu.
Nhưng có lẽ hay nhất là chuyện về các khoản tiền được thực hiện trong những công ty bê bối. Sau khi dốc cả núi tiền vào tay những CEO kém cỏi, các tập đoàn Sprint và Lucent không ngại ngần bỏ ra những khoản tiền lớn khác cho những “đấng cứu tinh tương lai” của mình. Điều này không chỉ phản ánh khó khăn của việc tuyển dụng được một CEO liều mình vào chỗ “nước sối lửa bỏng”, nó còn chỉ rõ những người “liều mình” đó có thể kiếm được bao nhiêu khi họ chuyển từ chỗ này sang chỗ kia. Ví dụ, Micheal Capellas trong có 1 tuần chẳng những được nhận khoản bồi thường 27,8 triệu USD chỉ đơn giản bằng việc nhảy từ HP sang Worldcom mà còn nhận được “lời hứa danh sự sẽ nhận được hàng triệu USD nếu có ra đi” trong hợp đồng làm việc mới. Như lời nhận xét của Paul Hodgon thuộc hãng chuyên nghiên cứu về cải tổ giám đốc, Corporate Library: “Với số tiền nhận được trung bình lên đến 15 triệu USD và khi đi là 16,5 triệu USD, các CEO chẳng cần làm gì thêm trong quá trình đó”.
Liệu có sung sướng thật sự?
Tiền bạc khổng lồ như vậy của các CEO thì hẳn ai cũng biết, nhưng có lẽ ít người biết đến những “cay đắng và gánh nặng” đồng hành với vinh quang. Tiền bạc nhiều, quyền lực lớn nhưng chưa hẳn các CEO đã thật sự sung sướng. Đối với những người trong cuộc, đôi khi CEO là một nghề vô cùng vất vả và khắc nghiệt.
Trong những tháng cuối năm 2003, tầng 12 một cao ốc ở trung tâm Seoul, Hàn Quốc và tầng 56 của Khách sạn Aston ở thủ đô Jakarta, Indonesia đều chứng kiến hai số phận CEO cùng phủ lên mình một bi kịch nghề nghiệp. Hai giám đốc điều hành lừng danh, hai người đàn ông một thời là thần tượng của biết bao doanh nhân, đã từ đây nhảy lầu tự vẫn. Một người là Chung Mong Hun, CEO của tập đoàn Hyundai Asian, một trong những trụ cột của sức mạnh kinh tế Hàn Quốc và người kia là Manimaren, Giám đốc điều hành Texmaco, tập đoàn dệt may lớn nhất Indonesia.
Ở các công ty lớn, Hội đồng quản trị là người chủ thực sự của các doanh nghiệp thuê giám đốc điều hành về làm công ăn lương với những điều khoản hợp đồng và trách nhiệm cụ thể. Không làm tròn trách nhiệm, để công ty thua lỗ thì giám đốc điều hành không những sẽ phải ra đi mà họ còn là người “đứng mũi chịu sào” trước pháp luật, còn Hội đồng quản trị sẽ ung dung tiếp tục tìm thuê các người khác có năng lực chuyên môn và nghệ thuật quản lý cao hơn. Đó là quy luật đào thải khắc nghiệt trong kinh tế thị trường. Hơn nữa, khi phải ra đi vì để công ty thua lỗ thì coi như danh tiếng của CEO đã bị “bỏ đi” và rất khó còn chỗ đứng trên thương trường.
Mark Iacocca, một trong những CEO người Mỹ nổi tiếng khắp thế giới và được xem là người giám đốc điều hành “ba chìm bảy nổi” trong nghề CEO. Đang làm việc ở hãng Ford, do đấu tranh về quan điểm quản lý, Mark bị Hội đồng quản trị của Ford cho thôi việc. Một thời gian sau, vợ ông chết vị bệnh tim do hậu quả của những căng thẳng thần kinh hồi ông còn làm việc cho Ford. Sau đó, ông được hãng Daimler Chrysler thuê làm giám đốc điều hành và cứu hãng thoát khỏi phá sản nhưng lại phải chia tay với người vợ thứ hai vì công việc bận rộn đã phá vỡ hạnh phúc gia đình. Một phụ nữ khác lại đến và chỉ bằng lòng kết hôn nếu ông từ bỏ chiếc ghế giám đốc điều hành. Iacocca đã phải nhượng bộ và bỏ ghế giám đốc điều hành đầy quyền lực tại Daimler Chrysler để có cuộc sống gia đình bình yên, bằng lòng với chức vụ cố vấn cho Chrysler.
Những phẩm chất một CEO thực thụ
Từ lâu nay người châu Á luôn coi yếu tố quan trọng nhất trong “nghề làm CEO” đó là hội đủ ba tính cách Tín, Nhân, Đức.
Thứ nhất, bên cạnh khả năng là chữ tín
Uy tín của CEO là yếu tố hàng đầu. Không giữ đúng lời hứa, thậm chí dùng nhiều mánh lới, thủ đoạn gian lận, đánh lừa đối tác (mà thường cho rằng đó là sự tháo vát khéo léo) là kẻ thù của tiêu chuẩn số 1 này.
Thứ hai, đạo đức nghề nghiệp
Ngoài yếu tố lương bổng, các nhân viên chỉ có thể làm việc tự giác, tận tâm, hết mình khi nhìn vào gương sáng về tư cách CEO. Một CEO không có đạo đức nghề nghiếp, tư lợi, tham nhũng, chỉ biết vun vén cho quyền lợi cá nhân thì dù bao nhiêu mệnh lệnh chặt chẽ, khe khắt hay sự đốc thúc riết ráo cũng không thể thúc đẩy được nhân viên.
Thứ ba, hiểu và thông cảm với nhân viên
Một CEO tư cách tốt những khắt khe, độc đoán, không hiểu được tâm tư nguyện vọng và thiếu sự cảm thông với nhân viên thì may lắm chỉ duy trì được doanh nghiệp không phá sản chứ không thể đưa doanh nghiệp ngày một phát triển, sáng tạo ra những thành quả tốt đẹp. Sự cảm thông (có nguyên tắc) tạo ra hoà khí, sự tin cậy và quý mến nhau trong nhân viên với CEO sẽ là giải pháp “vô hình” thúc đẩy nhân viên tự giác, sáng tạo trong công việc.
Trong một hồi ký viết về cuộc đời mình, tỷ phú nổi tiếng một thời Harold Geneen, người có thời gian gần 20 năm làm giám đốc điều hành hãng điện thoại và điện tín quốc tế ITT đã nói về công việc của người giám đốc một cách dễ hình dung nhất là người làm ra lợi nhuận bằng khả năng và nghệ thuật quản lý của mình.
(Tổng hợp từ Nihon Keizai)