Jonh Neff: "Bí quyết của tôi là luôn đi ngược trào lưu!"
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sự biến động của thị trường chứng khoán trong những năm cuối thập niên 90 đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các công ty có lợi nhuận tăng hàng năm với các cổ phiếu tăng trưởng, còn gọi là chiến lược đầu tư tăng trưởng. Trong khi đó, bất chấp những khó khăn của thị trường, ông vẫn theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị, một chiến lược nhằm tìm kiếm các cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp hơn giá trị thật của nó và dường như đã mất dần sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Và kết quả là ông đã trở thành một trong những nhà đầu tư giá trị thành công nhất trong mọi thời đại. Đó chính là John Neff, nhà đầu tư nổi danh trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Sinh ra trong một gia đình trung lưu tại miền Nam nước Mỹ vào lúc mà thị trường chứng khoán Mỹ đang có những bước phát triển mạnh mẽ, John Neff sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp trên thị trường chứng khoán. Hồi còn trẻ, John Neff thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc nghiên cứu các hoạt động đầu tư, Neff thường một mình ngồi cả ngày trước một dãy các con số giá cả chứng khoán.
Sau khi tốt nhiệp đại học, với năng lực của mình, Neff đã lọt vào tầm ngắm của của công ty quản lý quỹ nổi tiếng của Mỹ, Wellington Management, chủ sở hữu của Quỹ đầu tư Windsor sau này. Trải qua một số cuộc phỏng vấn chính thức, John Neff đã chính thức trở thành một nhân viên của Wellington. Ban đầu, Neff chỉ là một nhân viên quản lý quỹ thông thường. Nhưng với tài năng và khả năng xét đoán của mình, Neff đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của ban lãnh đạo Wellington. Và dần dần, công việc mà John Neff được giao ngày càng trọng trách hơn.
Năm 1980, Quỹ đầu tư Windsor được thành lập, ngay lập tức John Neff được chủ tịch của hãng Wellington bấy giờ là Urich Penn giao trọng trách đảm nhiệm toàn bộ hoạt động của Quỹ Windsor. Năm 1984, John Neff đã quyết định mua một số lượng cổ phiếu của Ford lúc bấy giờ có giá trị là 14 USD/cổ phiếu, và chỉ ba năm sau, cổ phiếu của Ford đã là 50 USD/cổ phiếu. Năm 1986, John Neff đã giúp tăng giá trị của Windsor lên 25% khi đầu tư vào thị trường dầu lửa trong thời điểm OPEC gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Như vậy, chỉ trong vòng 8 năm, John Neff đã đưa Windsor thành một trong những Quỹ đầu tư lớn nhất và thành công nhất của Mỹ.
Theo John thì nét đặc biệt của việc đầu tư giá trị là không nhằm vào những cổ phiếu được ưa chuộng và không đưa ra những phán đoán mạo hiểm với tốc độ tăng trưởng của một công ty trong tương lai. Thay vào đó là tìm ra những cổ phiếu tốt theo những tiêu chuẩn riêng trong số các cổ phiếu đang bị thị trường "chê". Đây là một công việc hết sức khó khăn do phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm ra được giá trị thực sự của công ty. “Song nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu kiên trì nắm vững những nguyên tắc của chiến lược này thì nhà đầu tư có thể kiếm được khoản lợi nhuận cao hơn so với chiến lược đầu tư tăng trưởng”, - John khẳng định.
Nhờ những thành công với quỹ Winsor mà John Neff đã được Charles Ellis, nhà quản lý Greenwich Associates, một công ty tư vấn cho các công ty dịch vụ tài chính hàng đầu tại Mỹ cùng nhiều chuyên gia tài chính khác đặt ở vị trí ngang hàng với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet.
Vậy John Neff đã thực hiện chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị như thế nào để đạt được những kết quả trên? Có năm nguyên tắc đầu tư giá trị mà John Neff đã thực hiện.
1/ Mua những cổ phiếu có tỷ số P/E thấp
Neff thường quan tâm đến cổ phiếu có tỷ số P/E thấp hơn mức trung bình của thị trường. Theo Neff thì cổ phiếu có tỷ số P/E thấp thường là do có những thông tin xấu về tình hình kinh doanh và triển vọng của công ty hoặc là cổ phiếu của những công ty hiện đang gặp khó khăn. Chính điều này khiến cho mọi nhà đầu tư đều muốn gạt bỏ chúng ra khỏi danh mục đầu tư của mình. Nhưng một khi các cổ phiếu có mức P/E thấp tăng giá trở lại, bạn có thể kiếm được một mức lời đáng kể không chỉ từ khoản lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng mà còn do hầu hết các nhà đầu tư đều sẵn lòng trả giá cao để mua các cổ phiếu bạn đang nắm giữ.
2/ Tìm kiếm các công ty tăng trưởng không quá cao
John Neff luôn tìm các công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7%, bởi ông muốn chắc rằng đây không phải là công ty tồi. Nhưng ông lại không thích các công ty có tốc độ tăng trưởng quá cao (trên 20%), bởi khi có sự giảm sút về lợi nhuận thì giá cổ phiếu của các công ty sẽ giảm rất mạnh. Neff cho rằng, cùng tình trạng trên, giá cổ phiếu của các công ty có tỷ số P/E thấp chỉ giảm nhẹ và mức thua lỗ là không đáng kể.
3/ Không xem nhẹ cổ tức
Cổ tức giúp tạo nên sự cân bằng cho giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong thị trường giá xuống. Neff tính được rằng, hơn 50% những khoản lợi nhuận ông đem lại cho Windsor đến từ những khoản cổ tức cao hơn mức trung bình mà ông muốn đạt được. Theo ông, nếu cổ phiếu lựa chọn không tăng giá thì ít ra cũng phải nhận được cổ tức. Khi cả hai mục tiêu trên không đạt được thì tốt nhất nên bán những cổ phiếu đó và đầu tư tiền vào nơi khác.
4/ Khi bán cổ phiếu cũng cần phải hết sức cân nhắc như khi mua cổ phiếu
Không giống như các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, những người cứ ôm khư khư cổ phiếu của mình khi chúng tăng giá và được hầu hết các nhà đầu tư săn lùng, John Neff đi ngược hướng với họ. Ông thường bắt đầu bán dần lượng cổ phiếu đang nắm giữ khi nó đã đem lại cho ông khoảng 70% lợi nhuận mong đợi. Chiến lược này có thể mang lại lợi nhuận chắc chắn hơn và có khi còn cao hơn nếu cứ tiếp tục giữ cổ phiếu. John Neff khuyên bạn rằng, đừng hy vọng sẽ thu được hết mọi khoản lợi nhuận bằng cách cứ nắm giữ chúng, hãy dành một phần khoản lợi nhuận đó cho các nhà đầu tư khác.
5/ Không quan tâm đến những gì mà đám đông đang làm
Khi đã theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị, John Neff cho rằng cần phải luôn luôn hành động ngược hướng với các nhà đầu tư khác, nghĩa là phải bán cổ phiếu khi thị trường đang gia tăng giá và mua vào khi thị trường giảm giá. Đồng thời, phải hết sức quan tâm đến các cổ phiếu không được thị trường ưa chuộng. Để làm được điều này, người đầu tư phải có cá tính mạnh mẽ, thậm chí là phải là người ương ngạnh.
Ngoài năm nguyên tắc trên, John Neff còn tự xây dựng một tỷ số để chọn ra được những cổ phiếu giá trị. Ông gọi là "tỷ số tổng lợi nhuận đầu tư". Tỷ số trên được tính bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự đoán cộng với lợi suất cổ tức đem chia cho tỷ số P/E hiện thời của cổ phiếu. John chỉ đầu tư vào các cổ phiếu khi tỷ số "tổng lợi nhuận đầu tư" của nó ít nhất bằng 2.
Và suốt 31 năm là người lãnh đạo quỹ đầu tư Windsor, John Neff luôn đánh bại chỉ số S&P 500 nhờ vào việc biết tìm ra những viên ngọc quý trong số những công ty bị thị trường vứt bỏ. I'ừ khi John trở thành người lãnh đạo qũy đầu tư Windsor vào tháng 6 năm 1964 cho đến khi về hưu vào cuối năm 1995, quỹ đầu tư Windsor luôn đạt được mức lợi nhuận trung bình hàng năm là 13,7% so với mức 10,6% của S&P 500. “Tôi không bao giờ để phí thời gian đối với các hoạt động đầu tư của mình”, đó là lời pnát biểu của John Neff tại buổi lễ kỷ niệm 24 năm thành lập Quỹ Windsor. Đó dường như là nguyên tắc xuyên suốt trọng hoạt động đầu tư của John Neff.
Có thể nói với những thành công trong sự nghiệp của mình cùng với việc là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về đầu chứng khoán, John Neff xứng đáng là một trong những cây đại thụ lớn nhất của phố Wall. Và nếu bạn muốn có một lời khuyên của John Neff về Quỹ đầu tư thì đó sẽ là: “ Nếu bạn ở trong một tổ chức mà cần rất nhiều sự giúp đỡ thì nguyên tắc cho sự thành công là: làm cho bản thân bạn trở nên giá trị”.
(Theo Finance Times)
Sinh ra trong một gia đình trung lưu tại miền Nam nước Mỹ vào lúc mà thị trường chứng khoán Mỹ đang có những bước phát triển mạnh mẽ, John Neff sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp trên thị trường chứng khoán. Hồi còn trẻ, John Neff thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc nghiên cứu các hoạt động đầu tư, Neff thường một mình ngồi cả ngày trước một dãy các con số giá cả chứng khoán.
Sau khi tốt nhiệp đại học, với năng lực của mình, Neff đã lọt vào tầm ngắm của của công ty quản lý quỹ nổi tiếng của Mỹ, Wellington Management, chủ sở hữu của Quỹ đầu tư Windsor sau này. Trải qua một số cuộc phỏng vấn chính thức, John Neff đã chính thức trở thành một nhân viên của Wellington. Ban đầu, Neff chỉ là một nhân viên quản lý quỹ thông thường. Nhưng với tài năng và khả năng xét đoán của mình, Neff đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của ban lãnh đạo Wellington. Và dần dần, công việc mà John Neff được giao ngày càng trọng trách hơn.
Năm 1980, Quỹ đầu tư Windsor được thành lập, ngay lập tức John Neff được chủ tịch của hãng Wellington bấy giờ là Urich Penn giao trọng trách đảm nhiệm toàn bộ hoạt động của Quỹ Windsor. Năm 1984, John Neff đã quyết định mua một số lượng cổ phiếu của Ford lúc bấy giờ có giá trị là 14 USD/cổ phiếu, và chỉ ba năm sau, cổ phiếu của Ford đã là 50 USD/cổ phiếu. Năm 1986, John Neff đã giúp tăng giá trị của Windsor lên 25% khi đầu tư vào thị trường dầu lửa trong thời điểm OPEC gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Như vậy, chỉ trong vòng 8 năm, John Neff đã đưa Windsor thành một trong những Quỹ đầu tư lớn nhất và thành công nhất của Mỹ.
Theo John thì nét đặc biệt của việc đầu tư giá trị là không nhằm vào những cổ phiếu được ưa chuộng và không đưa ra những phán đoán mạo hiểm với tốc độ tăng trưởng của một công ty trong tương lai. Thay vào đó là tìm ra những cổ phiếu tốt theo những tiêu chuẩn riêng trong số các cổ phiếu đang bị thị trường "chê". Đây là một công việc hết sức khó khăn do phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm ra được giá trị thực sự của công ty. “Song nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu kiên trì nắm vững những nguyên tắc của chiến lược này thì nhà đầu tư có thể kiếm được khoản lợi nhuận cao hơn so với chiến lược đầu tư tăng trưởng”, - John khẳng định.
Nhờ những thành công với quỹ Winsor mà John Neff đã được Charles Ellis, nhà quản lý Greenwich Associates, một công ty tư vấn cho các công ty dịch vụ tài chính hàng đầu tại Mỹ cùng nhiều chuyên gia tài chính khác đặt ở vị trí ngang hàng với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet.
Vậy John Neff đã thực hiện chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị như thế nào để đạt được những kết quả trên? Có năm nguyên tắc đầu tư giá trị mà John Neff đã thực hiện.
1/ Mua những cổ phiếu có tỷ số P/E thấp
Neff thường quan tâm đến cổ phiếu có tỷ số P/E thấp hơn mức trung bình của thị trường. Theo Neff thì cổ phiếu có tỷ số P/E thấp thường là do có những thông tin xấu về tình hình kinh doanh và triển vọng của công ty hoặc là cổ phiếu của những công ty hiện đang gặp khó khăn. Chính điều này khiến cho mọi nhà đầu tư đều muốn gạt bỏ chúng ra khỏi danh mục đầu tư của mình. Nhưng một khi các cổ phiếu có mức P/E thấp tăng giá trở lại, bạn có thể kiếm được một mức lời đáng kể không chỉ từ khoản lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng mà còn do hầu hết các nhà đầu tư đều sẵn lòng trả giá cao để mua các cổ phiếu bạn đang nắm giữ.
2/ Tìm kiếm các công ty tăng trưởng không quá cao
John Neff luôn tìm các công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7%, bởi ông muốn chắc rằng đây không phải là công ty tồi. Nhưng ông lại không thích các công ty có tốc độ tăng trưởng quá cao (trên 20%), bởi khi có sự giảm sút về lợi nhuận thì giá cổ phiếu của các công ty sẽ giảm rất mạnh. Neff cho rằng, cùng tình trạng trên, giá cổ phiếu của các công ty có tỷ số P/E thấp chỉ giảm nhẹ và mức thua lỗ là không đáng kể.
3/ Không xem nhẹ cổ tức
Cổ tức giúp tạo nên sự cân bằng cho giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong thị trường giá xuống. Neff tính được rằng, hơn 50% những khoản lợi nhuận ông đem lại cho Windsor đến từ những khoản cổ tức cao hơn mức trung bình mà ông muốn đạt được. Theo ông, nếu cổ phiếu lựa chọn không tăng giá thì ít ra cũng phải nhận được cổ tức. Khi cả hai mục tiêu trên không đạt được thì tốt nhất nên bán những cổ phiếu đó và đầu tư tiền vào nơi khác.
4/ Khi bán cổ phiếu cũng cần phải hết sức cân nhắc như khi mua cổ phiếu
Không giống như các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, những người cứ ôm khư khư cổ phiếu của mình khi chúng tăng giá và được hầu hết các nhà đầu tư săn lùng, John Neff đi ngược hướng với họ. Ông thường bắt đầu bán dần lượng cổ phiếu đang nắm giữ khi nó đã đem lại cho ông khoảng 70% lợi nhuận mong đợi. Chiến lược này có thể mang lại lợi nhuận chắc chắn hơn và có khi còn cao hơn nếu cứ tiếp tục giữ cổ phiếu. John Neff khuyên bạn rằng, đừng hy vọng sẽ thu được hết mọi khoản lợi nhuận bằng cách cứ nắm giữ chúng, hãy dành một phần khoản lợi nhuận đó cho các nhà đầu tư khác.
5/ Không quan tâm đến những gì mà đám đông đang làm
Khi đã theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị, John Neff cho rằng cần phải luôn luôn hành động ngược hướng với các nhà đầu tư khác, nghĩa là phải bán cổ phiếu khi thị trường đang gia tăng giá và mua vào khi thị trường giảm giá. Đồng thời, phải hết sức quan tâm đến các cổ phiếu không được thị trường ưa chuộng. Để làm được điều này, người đầu tư phải có cá tính mạnh mẽ, thậm chí là phải là người ương ngạnh.
Ngoài năm nguyên tắc trên, John Neff còn tự xây dựng một tỷ số để chọn ra được những cổ phiếu giá trị. Ông gọi là "tỷ số tổng lợi nhuận đầu tư". Tỷ số trên được tính bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự đoán cộng với lợi suất cổ tức đem chia cho tỷ số P/E hiện thời của cổ phiếu. John chỉ đầu tư vào các cổ phiếu khi tỷ số "tổng lợi nhuận đầu tư" của nó ít nhất bằng 2.
Và suốt 31 năm là người lãnh đạo quỹ đầu tư Windsor, John Neff luôn đánh bại chỉ số S&P 500 nhờ vào việc biết tìm ra những viên ngọc quý trong số những công ty bị thị trường vứt bỏ. I'ừ khi John trở thành người lãnh đạo qũy đầu tư Windsor vào tháng 6 năm 1964 cho đến khi về hưu vào cuối năm 1995, quỹ đầu tư Windsor luôn đạt được mức lợi nhuận trung bình hàng năm là 13,7% so với mức 10,6% của S&P 500. “Tôi không bao giờ để phí thời gian đối với các hoạt động đầu tư của mình”, đó là lời pnát biểu của John Neff tại buổi lễ kỷ niệm 24 năm thành lập Quỹ Windsor. Đó dường như là nguyên tắc xuyên suốt trọng hoạt động đầu tư của John Neff.
Có thể nói với những thành công trong sự nghiệp của mình cùng với việc là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về đầu chứng khoán, John Neff xứng đáng là một trong những cây đại thụ lớn nhất của phố Wall. Và nếu bạn muốn có một lời khuyên của John Neff về Quỹ đầu tư thì đó sẽ là: “ Nếu bạn ở trong một tổ chức mà cần rất nhiều sự giúp đỡ thì nguyên tắc cho sự thành công là: làm cho bản thân bạn trở nên giá trị”.
(Theo Finance Times)