Đầu tư giá trị theo cách của Warren Buffett

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Warren Buffett đôi khi thể hiện một vài trường phái đầu tư khác như đầu tư giá trị chủ động (mua cổ phần nhiều để nắm quyền quản lý công ty), đầu tư theo chiến lược ngắn hạn, nhưng về cơ bản, ông vẫn là một nhà đầu tư giá trị.

Nguyên tắc đầu tư quan trọng nhất của ông là tìm mua và nắm giữ lâu dài cổ phiếu của những công ty tốt và đang có thị giá thấp hơn giá trị nội tại.

Khoảng cách giữa hai giá trị này càng cao thì biên độ an toàn càng lớn và lợi nhuận thu về trong tương lai càng cao. Với nguyên tắc này, Warren Buffett đã làm cho tài sản của Quỹ Đầu tư Berkshire Hathaway sinh sôi nảy nở gấp 5 lần chỉ số S&P 500.

Tiền đầu tư dài hạn

Theo Warren Buffett, khi đầu tư chúng ta không mua cổ phiếu mà mua quyền sở hữu công ty, và được hưởng những gì công ty đó đem lại trong tương lai. Nếu chọn đúng công ty tốt, lợi nhuận cao, chúng ta sẽ sở hữu những "máy in tiền" với số tiền này ngày càng lớn. Để hưởng được thành quả tuyệt vời này, điều đầu tiên và quan trọng là khoản tiền đầu tư theo chiến lược này phải là tiền dài hạn.

Có một số nhà đầu tư, ban đầu cũng tính đầu tư "dài hơi", nhưng khi thấy giá cổ phiếu tăng mạnh so với giá mua đã bán ra để thu lợi nhuận và bị lôi cuốn vào những chiến lược đầu tư ngắn hạn. Theo tác giả, đã đến lúc nhà đầu tư chia tiền của mình để đầu tư theo 2 - 3 trường phái khác nhau và kiên định với từng trường phái đã chọn. Nếu quá linh hoạt thì chúng ta sẽ không bao giờ có danh mục đầu tư giá trị dài hạn.

Hiểu rõ về ngành kinh doanh chính

Warren Buffett chỉ đầu tư vào công ty hoạt động trong những ngành kinh doanh mà ông hiểu rất rõ. Là bạn thân của Bill Gates, nhưng ông không đầu tư vào Microsoft với lý do đơn giản là ông không hiểu về ngành công nghệ thông tin.

Vậy, trước khi ra quyết định đầu tư vào công ty, bạn hãy tự kiểm tra lại kiến thức và sự hiểu biết của mình về những ngành kinh doanh chính của công ty, những nguyên nhân để thành công trong ngành, sự phát triển cũng như rủi ro của ngành.

Hiểu thật rõ về công ty

Warren Buffett chỉ đầu tư vào những công ty mà ông hiểu rất rõ hoạt động của nó. Và ông nghiêng về những công ty có hệ thống hoạt động đơn giản, dể hiễu. Warren Buffett đặc biệt quan tâm đến năng lực và đạo đức của ban lãnh đạo, các nhà quản lý của công ty. Nếu không tin tưởng vào ban quản lý, thì ông nhất định không đầu tư, dù con số lợi nhuận hay những chỉ số khác là hấp dẫn.

Là nhà đầu tư giá trị, chúng ta cũng phải học cách làm việc này của ông. Chúng ta phải nghiên cứu mọi thứ về công ty: cách vận hành, quản lý, tình hình kinh doanh, hướng phát triển của công ty mà chúng ta sắp đầu tư. Xin nhớ rằng, chúng ta đầu tư và sở hữu một phần công ty, chứ không phải mua và bán lại cổ phiếu trong thời gian ngắn.

Nghiên cứu những chỉ số tài chính

Warren Buffett đã từng nói: "Để là nhà đầu tư thành công, chúng tôi đọc hàng trăm, hàng trăm báo cáo thường niên của các công ty". Đây là điểm tạo ra sự khác biệt lớn giữa ông và các nhà đầu tư khác. Khi đọc các báo cáo, Warren Buffett đặc biệt quan tâm đến những chỉ số, những vấn đề sau:

- Tốc độ tăng trưởng trong quá khứ và hiện tại. Đây là một trong những cơ sở để dự đoán sự tăng trưởng của công ty trong tương lai.

- Tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư. Warren Buffett đặc biệt quan tâm đến chỉ số này và ông chỉ đầu tư vào những công ty tạo ra mức lợi nhuận trên vốn đầu tư cao.

- Tỷ số nợ/vốn; lợi nhuận/nợ. Giả sử lợi nhuận không đạt được mức kỳ vọng, công ty có khả năng trả được những món nợ đến hạn không?

- Tái đầu tư. Warren Buffett rất quan tâm đến việc tái đầu tư. Theo ông, nếu công ty kinh doanh hiệu quả, đạt tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu cao thì công ty nên giữ phần lớn lợi nhuận lại để tái đầu tư, thay vì đem chia cổ tức hết. Khi đó, công ty sẽ trở thành một "máy in tiền" với tốc độ ngày càng cao nhờ hiệu ứng tuyệt vời của lãi suất kép.

Chọn thời điểm mua

Dựa vào những nguyên tắc và tiêu chí nói trên, chúng ta nhắm sẵn cổ phiếu tốt. Vấn đề quan trọng là "chờ sẵn" để cổ phiếu đó được thị trường định giá thấp, thị giá thấp hơn giá trị nội tại. Warren Buffett thường chờ và ra quyết định mua khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh, hay khi thị trường đi xuống, đặc biệt là khi thị trường sợ hãi, lúc đó sự sợ hãi ảnh hưởng đến mọi cổ phiếu.

Nhiệm vụ của nhà đầu tư giá trị theo phong cách Warren Buffett là phải xác định cho được cổ phiếu tốt có thị giá thấp hơn giá trị nội tại. Điều quan trọng chúng ta cần phải nhớ là cổ phiếu tốt nhưng giá không hời, và cổ phiếu giá hời nhưng "chất lượng" không tốt thì không phải là đối tượng đầu tư tốt. Chỉ có cổ phiếu tốt, giá hời mới là đối tượng đầu tư đúng theo chiến lược đầu tư giá trị.

(Theo DauTu)

 

"Ông tiên" Walt Disney và những "phép màu"

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

"Nếu bạn có thể mơ ước một điều gì đó thì bạn cũng có thể làm được nó". Dám mơ, dám làm và dám tin tưởng rằng "không có tầm cao nào mà một người nắm được bí quyết của việc biến giấc mơ thành sự thật lại không thể vươn tới", đó chính là điều giúp Walt Disney thành công. Với "ông tiên" này, "phép màu" chỉ đơn giản nằm trong 4 chữ C - tò mò (curiosity), tự tin (confidence), can đảm (courage) và kiên trì (constancy).

"Ông tiên" Walt Disney

Mở rộng thương hiệu

Disney là người đi đầu trong việc phát triển thương hiệu và việc kinh doanh. Luôn suy nghĩ về cách để có thể mở rộng thương hiệu, Disney đã thiết lập những tiêu chuẩn mới về khả năng kinh doanh thương hiệu của mình.

Từ các kỹ thuật phát triển cho tới chiến dịch kinh doanh sản phẩm, Disney đã khai phá ra các nền tảng mới và sử dụng trí tưởng tượng của mình để mở rộng con đường đi tới đỉnh cao. Ông thường sử dụng nhiều chiến lược quảng cáo để truyền thông điệp trước khán giả như áp phích quảng cáo, quảng cáo trên truyền hình, chiến dịch thư điện tử trực tiếp và thậm chí ngay cả các cửa hàng tạp phẩm. Ông tìm hiểu kỹ thị trường để làm cho mọi người thấy rằng họ không thể quên được ông là ai.

Ý tưởng xây dựng một công viên giải trí bắt đầu hình thành năm 1953. Ông tập hợp mượn số tiền bảo hiểm của ông và tập hợp nhân viên thành lập hội WED (viết tắt của tên ông - Walter Eilas Disney) để tổ chức dự án. Tháng 2/1954, những kế hoạch cho công viên Disneyland và chương trình truyền hình được công bố.

Loạt chương trình của Walt nói về sự hấp dẫn của công viên bắt đầu vào tháng 10/1955 và đều do chính ông dẫn. Và Disneyland - sản phẩm kết tinh của sự sáng tạo với những kỹ thuật hiện đại đã chính thức mở cửa vào ngày 17/7/1955.

Disneyland được khải trương bằng một lễ hội do các vị khách danh dự chủ trì. Ông mời tới 11 nghìn người, hầu hết là các nhân vật danh tiếng và những người quyền cao chức trọng. Trên thực tế, có đến 30 nghìn người có mặt. Sau đó, ông quyết định phải tường thuật trực tiếp chương trình trên truyền hình. Với 29 máy và 63 chuyên gia kỹ thuật, chương trình 90 phút đã tốn 11 triệu đô la. Nhưng nó thật đáng "đồng tiền bát gạo". Theo ước tính có đến 90 triệu người theo dõi sự kiện đó, ngoài ra còn rất nhiều người khác đã biết Disney là ai và mọi người đều háo hức được tận mắt trông thấy Disneyland như thế nào.

Disney xem Disneyland "là điều tôi có thể liên tục phát triển và "nghiện" nó", và đúng như Disney từng tuyên bố: "Sẽ không có thêm một công viên nào như Disneyland cả".

Với Disney "khi chúng tôi xem xét một dự án, chúng tôi thực sự nghiên cứu nó, không chỉ là ý tưởng bề nổi mà mọi thứ về nó". Tài năng kinh doanh của Disney nằm ở việc đầu tư đúng vào các tiềm năng để phát triển thị trường. Điều đó thể hiện qua việc đầu tư vào bộ phim "Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn". Đây không chỉ là bộ phim hoạt hình đầu tiên có các nhân vật có kích thước như thật mà nó còn là bộ phim đầu tiên có một chiến dịch kinh doanh các sản phẩm đi kèm. Kể từ đó, 25% lợi nhuận của công ty đến từ việc bán các sản phẩm cho khách hàng.

Disney sử dụng các phim của mình một cách rất thông minh. Từ các bộ phim, một loạt các sản phẩm liên quan như búp bê, đồ chơi, các trò chơi đã thu hút khách tới công viên của ông. Disneyland nhanh chóng trở thành một cách thúc đẩy lợi nhuận lý tưởng và Disney không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào. Trong công viên có một lâu đài và đó chính là một sự quảng bá từ rất sớm cho bộ phim "Người đẹp ngủ trong rừng" mà 4 năm sau khi khai trương Disneyland mới công chiếu.

Tầm nhìn của Disney chưa bao giờ ngừng. Ông không ngừng tìm kiếm cơ hội để mở rộng hoạt động. Sau thành công của Disneyland ở California, Disney đã nhận ra rằng nó không chỉ thu được lợi nhuận trong nước, mà có thể mở rộng ra toàn thế giới. Việc xây dựng thế giới Walt Disney được bắt đầu 1 năm sau khi Disney mất và thành công vẫn tiếp diễn kể cả khi không có mặt của người sáng lập. Ngày nay, công viên và khu nghỉ mát Disney mang lại hàng tỉ đô lợi nhuận mỗi năm cho công ty Walt Disney.

Theo đuổi ước mơ

Walt Disney được ví như một ông tiên có thể biến ước mơ thành hiện thực. Ông cho rằng: "Trời đã sinh ra tôi là một kẻ hiếu kỳ, khi nhìn thấy bất cứ một cái gì mà tôi không thích, tôi đều nghĩ tại sao lại như vậy và tôi có thể làm gì để thay đổi điều này". Và với ông, "cách tốt nhất để tạo ra một điều gì đó là không nói nữa và bắt tay vào hành động".

Disney đã trải qua 3 năm khó nhọc để sản xuất phim "Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn". Trước đó, chưa từng có bộ phim hoạt hình nào có nhân vật với kích thước như người thật, với đầy màu sắc và âm nhạc. Từ các đối thủ cạnh tranh đến các đối tác, thậm chí ngay cả vợ của ông cũng không tin rằng nó có thể thu được thành công.

"Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" - bộ phim hoạt hình rất thành công của hãng phim Walt Disney.

Ngân sách ban đầu chỉ có khoảng 500.000 đô la, thế mà dự án đã chi vượt ngân sách nửa triệu đô khi ngay từ đầu. Disney đã bắt buộc phải bước ra khỏi câu chuyện cổ tích để tìm đến các ông chủ ngân hàng để vay thêm khoản tiền cần thiết để hoàn thành bộ phim. Cuối cùng, "Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn" đã kiếm được số tiền gấp 4 lần chi phí khi nó được công chiếu vào năm 1938.

Điều mang lại thành công cho Disney chính là đam mê và quyết tâm hoàn thành dự án. Và đó cũng là đặc điểm mà Disney đã mang đến trong suốt sự nghiệp của mình. "Khi bạn tin vào một điều gì đó, hãy tin nó hoàn toàn và đừng nghi ngờ vô lý" - Disney nói. "Khi tôi đề ra một dự án mới, tôi tin tưởng nó trên mọi phương diện. Chúng tôi tin vào khả năng sẽ làm nó đúng. Và chúng tôi làm việc chăm chỉ để làm công việc tốt nhất có thể".

Trong toàn bộ sự nghiệp của Disney, ông được thử thách bằng những lời phản hồi, sự phê bình và những người nghi ngờ khả năng của ông. Disneyland từng là ý tưởng bị chế nhạo nhiều nhất. Chỉ một số rất ít các nhà đầu tư thấy khả năng tài chính trong việc xây dựng công viên hơn 100 hecta ở California. "Disneyland là công trình của tình yêu" - Disney nói. "Chúng tôi không mở ra Disneyland chỉ để kiếm tiền. Chúng tôi làm nó vì biết rằng hầu hết những người mà chúng tôi nói chuyện nghĩ rằng đó là một thảm họa về tài chính - rồi nó sẽ bị đóng cửa và quên lãng ngay trong năm đầu tiên". Hơn thế, Disneyland cũng giống như tất cả những mạo hiểm kinh doanh của Disney, là công trình của đam mê và tình yêu, kết quả là nó đã mang lại những thành công lớn lao.

"Khi chúng tôi mở Disneyland, có rất nhiều người có ấn tượng rằng nó sẽ là thứ làm cho chúng tôi phát tài nhanh chóng, nhưng họ không nhận ra rằng đằng sau Disneyland là tổ chức - xưởng phim mà tôi xây dựng. Tất cả họ đều bỏ công sức vào đó và chúng tôi thực hiện nó vì chúng tôi yêu thích thực hiện nó". Cho dù thành công của nó, thậm chí những năm sau đó Disney đã có một thời gian rất khó khăn nhưng kinh nghiệm từ trước đó cho biết, ông sẽ không bao giờ bỏ cuộc.

"Khi bạn tò mò, bạn thấy có rất nhiều điều thú vị để làm", Disney nghĩ vậy. Và một điều để thực hiện mọi thứ là lòng can đảm, như cách Disney can đảm theo đuổi ước mơ của mình. Ở tuổi 65, ông mất vì căn bệnh ung thư phổi nhưng xác của ông được giữ lại và ướp lạnh ở trạng thái tiềm sinh. Nhiều người tin rằng, một ngày nào đó, khi y học tìm ra thuốc chữa bệnh ung thư, Walt Disney sẽ hồi sinh. Điều tưởng chừng không thể ấy biết đâu sẽ trở thành "có thể", nhất là với một người dành trọn đời mình để biến ước mơ thành hiện thực như Walt Disney.

(Theo LanhDao)

 

Nhà đầu tư kỳ cựu Buffett mới đây thông báo đang thương thảo để mua 60% cổ phần của Marmon Holdings, một tập đoàn công nghiệp của một trong những gia đình giàu nhất nước Mỹ với giá 4,5 tỷ USD.

Tỷ phú Warren Buffett. Ảnh: AFP

Hãng đầu tư Berkshire Hathaway của vị tỷ phú này sẽ tiếp tục nắm 40% còn lại của Marmon trong vòng 5-6 năm tới với mức giá phụ thuộc tình hình hoạt động của hãng này.

Tập đoàn Marmon thuộc sở hữu của gia đình Pritzker từ năm 1953, hiện có 125 nhà xưởng chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp nặng như thiết bị phục vụ ngành đường sắt, cáp điện.

Hiện tập đoàn này có doanh số khoảng 7 tỷ USD với 21.000 lao động hoạt động tại khắp Bắc Mỹ, Anh, châu Âu và Trung Quốc.

Giới chuyên gia bình luận, việc Buffett thâu tóm tập đoàn công nghiệp này cho thấy, vị tỷ phú phất lên từ chứng khoán rất có hứng thú với ngành công nghiệp vốn không hào nhoáng nhưng mang lại nguồn lợi nhuận lớn và bền vững.

Trước đó, Buffett cũng đã sở hữu một số doanh nghiệp công nghiệp, trong đó có công ty sản xuất vật liệu xây dựng Johns Manville và Metalworking, một công ty sản xuất công cụ công nghiệp của Iran.

Phía gia đình Pritzker cũng cho biết, họ chọn bán tài sản cho Buffett vì ông trùm này vốn có tiếng mát tay khi mua lại các doanh nghiệp.

(Theo VnExpress)

 

Viacom và các "đại gia" trong giới truyền thông

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trong giới truyền thông, Viacom là gã khổng lồ trong các gã khổng lồ. Nhưng mấy ai biết rằng tiền thân gã khổng lồ này chỉ là một phân nhánh truyền hình của CBS. Viacom đã “thôn tính” giới truyền thông như thế nào?

Sự bành trướng của gã khổng lồ


Tiền thân của Viacom là CBS Films, một nhánh truyền hình của CBS, đến năm 1971 mới đổi tên thành VIACOM (Video&Audio Communication).


Năm 1985, Viacom mua hãng Warner-Amex Satellite Entertainment (hay MTV Networks). Cùng năm Viacom cũng mua tập đoàn Showtime Networks (Bao gồm có Showtime và Kênh chiếu phim -Movie Channel)


Năm 1986, ông chủ của National Amusements (Giải trí quốc gia) mua lại Viacom và “mua” lại cả Sumner Restone - Giám đốc Viacom bấy giờ.


Từ đó, Restone tiến hành chiến dịch bành chướng, mua lại Paramout Pictures (1993) và Blockbuster Video (1994), tạo đà cho Viacom mua lại gã khổng lồ Spelling Entertainment (kiểm soát hãng ABC và NBC).


Sau đó, đội quân truyền hình đông đảo này sát nhập với Paramount Pictures tạo ra một Paramout Pictures hùng mạnh như ngày nay.


Không dừng lại ở đó, năm 1999 Viacom tiến hành chiến dịch mua lại lớn chưa từng có: mua lại chính “phụ thân” CBS. Từ đây Viacom là chủ sở hữu của mạng truyền hình cáp đồ sộ: TNN, Country Music Television, Eyemark, King World.


Trước những năm 1970, Viacom là “con” của CBS, năm 2000 CBS bị Viacom thôn tính và trở thành “con” của Viacom. Chỉ 6 năm sau, Viacom và CBS tách ra và hoàn toàn đứng độc lập: CBS - đứng đầu là Leslie Moonves - hãng phát thanh truyền hình; và Viacom – chủ tịch là Sumner Redstone - tập trung vào mạng lưới truyền hình cáp.


Viacom và CBS: mối lương duyên tiền định


Hai ông chủ Leslie Moonves và Sumner Redstone (trái)


Có thể nói quan hệ giữa Viacom và CBS là mối “nhân duyên tiền định”, là biểu hiện cụ thể và rõ ràng nhất về chuỗi liên hoàn: nhập-tách; tách-nhập của gã khổng lồ truyền thông nói riêng và cả thế giới truyền thông nói chung.

Vậy mối lương duyên tiền định này mang được lợi gì cho Viacom? Để hiểu được căn nguyên của vấn đề chúng ta hãy quay trở lại cuộc chia tách lịch sử giữa Viacom và CBS năm 2006.


Cuộc chia tách lịch sử: Viacom và CBS


Tháng 7/2000, cổ phần Viacom ở mức kỷ lục: 75,88 đô la nhưng đến 6/2005, mức giá ở phiên giao dịch giảm hơn 1 nửa.


Chính vì thế Viacom quyết định chia tách với CBS. Mục đích để có được cú lội ngược dòng thành công khi giá cổ phiếu Viacom đang sụt thê thảm.


Hơn nữa, cuộc chia tách này góp phần củng cố quyền lực của Sumner Restone khi vị trí của ông đang bị các ứng viên Freston và Moonves dòm ngó.


Sumner rất khôn ngoan khi tăng giá trị cổ phần nhờ thu hẹp phạm vi hoạt động, vì sau một loạt cuộc sát nhập giá cổ phiếu của Viacom vẫn sụt giảm”, Richard Greenfield, nhà phân tích truyền thông của tổ chức Fulcrum Global Partners nhận định.


Khi Viacom tuyên bố chính thức tách khỏi CBS vào 17/3/2006, cổ phiếu của Viacom ở mức 36,72 đô la ở phiên đóng cửa. Sau đó giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo ngại liệu Restone có thể tạo ra kỳ tích hay không?


Đáp lại, Restone chỉ nói, “Viacom và CBS là hai công ty khác nhau, kinh doanh ở lĩnh vực khác nhau. Khi chúng tách ra, sẽ tối đa hóa lợi nhuận vì mỗi hãng sẽ thu hút những nhà đầu tư riêng”.


Quả đúng như thế, quý ba năm 2007, Viacom tuyên bố doanh thu tăng 24% (doanh thu CBS cũng tăng 8%).


Năm 2007, bộ phim phưu lưu viễn tưởng “Indiana Jones” và series phim truyền hình “Star Trek” đã hốt bạc về cho Paramount Pictures. Doanh thu Viacom tăng lên 27%, lợi nhuận ròng tăng 80%, cố phiếu tăng thêm 65 cent/1 cổ phiếu, truyền thông chiếm 60% doanh thu và 92% lãi doanh thu.

“Indiana Jones” và “Star Trek”: Cỗ

máy hốt bạc của Paramout Pictures

Đó là do nhu cầu quảng cáo tăng vọt do truyền thông giờ đây không còn lệ thuộc nhiều vào bất động sản và dịch vụ tài chính như trước nữa”, Frederick W. Moran, thành viên của tập đoàn Stanford cho biết.

CBS cũng đạt được thành công tương tự sau khi tách khỏi Viacom.


Giới phân tích nhận định truyền hình cáp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với Internet nhưng Viacom tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho truyền hình cáp. Giới đầu tư cũng bị kích thích vì Viacom tiếp tục mua lại cổ phần trong suốt quý 3 năm nay: chi 1,7 tỉ đô la để mua lại cổ phần đã bán ra.


Mua lại cổ phần được coi là cái mốt đang thịnh hành trong giới truyền thông. Viacom đã kiếm được hơn hàng nghìn triệu đô la từ việc mua bán cổ phần từ trước tới nay. Vậy bản chất của mua lại cổ phần là gì? Chúng ta hãy theo dõi National Amusements thực hiện kế hoạch này dưới sự dàn xếp của Redstone như thế nào nhé.


“Mua lại cổ phần - chiến lược đầu tư dài hơi”


"Summer luôn biết làm gì với túi tiền


và túi của ông ta luôn đầy tiền"

Đó là phát biểu hùng hồn của ngài chủ tịch quyền năng Sumner Redstone. Chỉ mới đầu năm 2006, dưới sự lãnh đạo của ông, công ty National Amusements (Công ty Giải trí quốc gia, sở hữu một chuỗi nhà hát, trực thuộc tập đoàn Viacom) đã bán 184 triệu đô la cổ phần Viacom với mức giá hết sức “khuyến mại”. Tất cả được tiến hành dưới sự dàn xếp của ông trùm Sumner.

Khi các nhà đầu tư thấy tình trạng bán ồ ạt của các cổ đông sẽ dự đoán giá cổ phiếu ngày càng giảm. Khi giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn nhiều so với lúc bán ra, Viacom lại ào ạt mua về. Lợi nhuận kiếm được từ khoản chênh lệch trong những thương vụ này không hề nhỏ.

Phát biểu trong cuộc họp báo, Redstone nói: “Viacom là nhà đầu tư chiến lược tài ba nhất trong ngành truyền thông”.


Tất nhiên bản thân National Amusements muốn bán cổ phần với mức giá cao nhất nhưng phải tuân theo kế hoạch cũng như sự dàn xếp của Hội đồng quản trị Viacom. Trước khi tách khỏi CBS, National Amusements bán được 640 triệu đô la cổ phần (năm 2004 và 9 tháng đầu năm 2005) cũng theo sự dàn xếp tương tự.


Khi tách khỏi CBS, Viacom càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình mua lại cổ phần. Theo đó, giá cổ phiếu liên tục giảm. Vào tháng hai, National Amsuements bán 59 triệu đô la cổ phiếu loại B bán đều đặn. Sau đó, National Amusements tiếp tục bán cổ phiếu với mức giá thấp hơn và càng ngày càng giảm.

Cổ phần của ông Restone chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng rất quan trọng trong số cổ phần bán ra từ trước tới nay củaViacom. Sau khi tách khỏi CBS, cổ phiếu Viacom cao giá hơn CBS và mức cổ tức cũng cao hơn.

Nhiều hãng truyền thông lớn khác như Hãng Time Warner, Tập đoàn News và công ty Tribune đang tiến hành chiến dịch mua lại để tăng giá cổ phần. Mua lại cổ phiếu của chính công ty mình với mức giá thấp hơn (lần bán ra) là một cách đầu tư tốt, và tăng số lượng cổ đông sẽ tăng giá cổ phần. Đó là nguyên tắc kinh tế cơ bản.


Với danh nghĩa chủ tịch Viacom, sau khi buộc phải bán cổ phần của một cổ đông lớn như National Amusements với mức giá quá thấp, Redstone mới xác nhận Viacom đang thực hiện kế hoạch mua lại cổ phần.


Summer luôn biết làm gì với túi tiền và túi của ông ta luôn đầy tiền”, Lawrence J. Haverty, quản lý cổ phiếu truyền thông của Công ty quản lý tài sản Gabelli (Gabelli Asset Management) nhận định.

Viacom là chủ sở hữu của:




* Các hãng phim lớn: Viacom International, Paramount Pictures, DreamWorks, Republic Pictures, MTV Films, Nickelodeon Movies, Go Fish Pictures


* Các đài truyền hình: Comedy Central, Logo, BET, Spike, TV Land, Nick at Nite, Nickelodeon, Noggin, The N, Nick Jr., TEENick, MTV, VH1, MTV2, CMT, MHD


* Hãng sản xuất truyền hình: DreamWorks Television


* Hãng sản xuất trò chơi video: Xfire, Harmonix, GameTrailers, Neopets


* Internet Sites: Screwattack


(Phân tích và tổng hợp từ NewYork Times)

 

Siêu nhân châu Á

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chỉ sau 5 năm thành lập, công ty nhựa Trường Giang đã trở thành một trong những công ty sản xuất hoa giả từ nhựa lớn nhất thế giới và Lý Gia Thành được gọi là “Vua hoa giả nhựa”.

Đầu tư vào bất động sản

“Siêu nhân“ Lý Gia Thành
Tiền thuê mặt bằng sản xuất của công ty Trường Giang ngày càng lên cao, Lý Gia Thành nhận thấy “nhà đất” là thị trường có thể giúp mình phát tài, nên ông bắt đầu quan tâm và chú ý đến việc đầu tư vào bất động sản. Năm 1958, ông đã mua đất xây một tòa nhà cao 20 tầng tại phía bắc Hồng Kông, công ty Trường Giang chỉ dùng một tầng để làm việc, các tầng còn lại là để cho thuê.


Đến giữa thập niên 60 của thế kỷ thứ 20, Lý Gia Thành đầu tư mạnh mẽ hơn vào bất động sản nhưng ở thời điểm đó, giá đất xuống dốc thê thảm. Nhưng với ý chí và khả năng thiên bẩm của mình, Lý Gia Thành tin rằng giá đất sẽ lại lên. Tại thời điểm giá đất thấp, thực hiện chiến lược “Cũ người mới ta”, ông mua lại những mảnh đất hoang và những căn nhà cũ rồi đập đi xây lên những tòa cao ốc và văn phòng cho thuê hiện đại. Sau 3 năm ảm đạm, thị trường bất động sản lại nóng lên. Lúc này, Lý Gia Thành thắng lớn. Cuối những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Lý Gia Thành kiếm được khoảng 4 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỷ đồng) mỗi năm từ tiền cho thuê cao ốc.

Tháng 9/1972, Lý Gia Thành thành lập “Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Thương Nghiệp Trường Giang”. Ngày 1/11/1972 cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Kim Ngân, sàn giao dịch Viễn Đông, sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Tiếp đó, cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn (1973), sàn giao dịch chứng khoán Vancouver, Canada (6-1974).

Tháng 5/1974, công ty của ông liên kết với ngân hàng CIBC (Canadian Imperial Bank of Commerce) thành lập “Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Vụ Kháp Đông”.

Năm 1986, công ty Trường Giang (sau này trở thành tập đoàn Trường Giang) được xếp vào danh sách 10 tập đoàn lớn nhất Hồng Kông và trở thành một trong bốn công ty đứng đầu trên sàn giao dịch chứng khoán, chiếm xấp xỉ 13, 6% tổng giá trị thị trường chứng khoán Hồng Kông.

Trở thành "Siêu nhân"

Năm 1968, công ty Trường Giang bỏ một khoản tiền khoảng 230 triệu đô la Hồng Kông để mua một tập đoàn của Mỹ và hai khách sạn của người nước ngoài ở Hồng Kông, đồng thời trở thành cổ đông của tổ hợp thuộc sở hữu của người Anh có tên “Hutchison Whampoa”. Từ đây, Lý Gia Thành đã vươn cánh tay ra mọi lĩnh vực, bao trùm hầu hết các mặt đời sống tại Hồng Kông.

Khi tổ hợp Hutchison Whampoa do người Anh chuẩn bị phá sản, Lý Gia Thành với tư cách là cổ đông lớn nhất (chiếm hơn 40% số cổ phiếu) đã tiếp nhận lại toàn bộ tổ hợp kinh doanh của Hutchison Whampoa bao gồm các lĩnh vực: kinh doanh, viễn thông, khách sạn, điện lực, bán buôn và bán lẻ… Hiện nay, tổ hợp kinh doanh này là tổ hợp kinh doanh lớn nhất tại Hồng Kông và mỗi năm đem về cho Lý Gia Thành một lượng tài sản kếch xù.

Năm 1991, khi Lý Gia Thành bỏ ra một khoản tiền lớn để mua công ty dầu mỏ sắp phá sản “HuNsky Oil” của Canađa, ông gặp rất nhiều lời chỉ trích cũng như những lời dèm pha của các cổ đông và các nhà kinh doanh khác. Trong mấy năm liên tiếp sau khi mua lại công ty dầu mỏ này, lợi nhuận thu về là con số 0, trong khi đó lại phải chịu rất nhiều chi phí cho tiền thuê nhân công và tiền hoạt động của công ty. Nhưng, với bản lĩnh của một nhà đầu tư tài ba, Lý Gia Thành đã bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị và tiếp tục đi theo con đường của riêng mình. Đến nay, khi giá dầu mỏ ngày càng tăng một cách chóng mặt, riêng công ty “HuNsky Oil” đên nay đã mang về cho riêng ông một khoản xấp xỉ 11 tỷ đô la Mỹ.

Năm 1999, ông bán mạng lưới điện thoại Orange ở Anh cho công ty Mannesmann của Đức, thu về 14,6 tỉ USD. Ngay sau khi bán Orange, giá trị ngành công nghệ và viễn thông bị giảm sút nghiêm trọng, ngay cả “ông lớn” Orange cũng không nằm ngoài quy luật đó, song Lý Gia Thành không phải đau đầu nữa. Năng lực tuyệt vời cũng như tầm nhìn xa của ông chủ họ Lý đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên.

Năm 1989, sau khi “Sự kiện Thiên An Môn” xảy ra, các nhà đầu tư nước ngoài lần lượt rút vốn làm ăn ra khỏi Trung Quốc đại lục thì Lý Gia Thành lại đi ngược lại với xu hướng đó. Tập đoàn đa ngành Trường Giang ngay từ những năm khó khăn đó vẫn là tập đoàn đầu tư lớn nhất của Hồng Kông tại Trung Quốc. Hiện nay, với vai trò là một trong những tập đoàn trung tâm và quan trọng nhất của Hồng Kông tại Trung Quốc đại lục, Trường Giang vẫn đang hoạt động mạnh mẽ và không ngừng khẳng định vị thế của mình trên đất nước 1, 3 tỷ dân này.

Tháng 2 năm 2004, Tạp chí Forbes của Mỹ đã xếp Lý Gia Thành là người giàu nhất Châu Á và giàu thứ 19 thế giới. Không ít người Hồng Kông phải “than thở” rằng, cả cuộc đời họ hầu như cái gì cũng liên quan đến Lý Gia Thành. Từ việc như mua nhà, đến sắm các vật dụng, điện thoại, máy tính đều ít nhiều dính dáng đến cái tên Lý Gia Thành vì ông hầu như thâu tóm hầu hết các mảng kinh doanh tại Hồng Kông.

Năm 2005, khi tổng tài sản của ông đạt đến con số 18,8 USD, ông đã lọt vào danh sách 10 người giàu nhất thế giới. Đến năm 2006, khi con số này là 23 tỷ USD, ông đã leo lên một bậc, trở thành người giàu thứ 9 trên toàn thế giới. Đây cũng là số liệu của tạp chí Forbes.

Với những công lao và thành tựu do mình đạt được, năm 2001, ông được tạp chí Asiaweek bầu chọn danh hiệu “Người đàn ông quyền lực nhất châu Á”. Tạp chí Time danh tiếng của Mỹ cũng đã bình chọn ông là một trong những anh hùng của thế giới trong 60 năm sau Thế chiến thứ II. Và người Hồng Kông - Trung Quốc thì gọi ông với cái tên trìu mến hơn “Siêu nhân Hồng Kông”.

(Theo VietnamNet)

 

Nhà đầu tư cỡ bự của Malaysia

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Từ một gia đình nông dân nghèo, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary khởi đầu sự nghiệp từ các hoạt động buôn bán gạo nhỏ lẻ.

Trải qua nhiều thập niên liên tục tiến bước trên thương trường, bằng tư duy sáng tạo, khả năng nhận biết và nắm bắt cơ hội, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary mở rộng đầu tư ra nhiều lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, năng lượng...

Tới nay, sau hàng loạt những thành công trong sự nghiệp, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary xây dựng được khối tài sản cá nhân trị giá 2 tỷ USD và vươn lên vị trí là một trong những người giầu nhất Malaysia và thế giới.

Sự nghiệp của Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary chỉ thực sự thăng hoa từ những năm thập niên 90 khi Chính phủ đưa ra chính sách mở cửa nền kinh tế. Chớp lấy cơ hội, ông đầu tư 51% cổ phần và thâu tóm Tập đoàn công nghiệp Malaysian Mining Corporation.

Trên cơ sở nguồn vốn hùng mạnh của các đầu mối Syarikat Impian Teladan Sdn, Bhd. Tan Sri Syed Mokhtar, Zainal Hatim, SKS Ventures, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary đã và đang thực hiện hàng loạt các dự án đầu tư trọng điểm tại Malaysia và nhiều quốc gia khu vực, trong đó có cả dự án khai thác dầu tại Iran, công trình xây dựng tại Trung Quốc, Việt Nam...

Hiện nay, với tổng thu nhập hàng năm khoảng 3,16 tỷ USD và sử dụng số lượng nhân công 32.000 người, Malaysia Malaysian Mining Corporation là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu Malaysia và khu vực.

Nông dân kinh doanh nông sản

Cuộc đời và sự nghiệp của Tan Sri Syed Mokhtar Al- Bukhary được nhiều người biết tới như một câu chuyện cổ tích vì mặc dù giữ nhiều vai trò trọng yếu trong nhiều dự án đầu tư tầm cỡ quốc gia nhưng Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary lại chưa bao giờ là một sinh viên đại học, hay nói đúng hơn là học vấn mới chỉ đến lớp 5.

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khốn khó của cả gia đình lẫn xã hội, từ khi còn rất nhỏ, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary sớm phải tham gia phụ giúp nhiều công việc cùng gia đình. Ngoài thời gian tới trường, hầu như những khoảng thời gian còn lại, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary đều hoặc làm những công việc đồng áng hoặc cùng mẹ mang rau quả ra chợ bán.

Chính vì những khó khăn chồng chất đó mà chỉ tới lớp 5, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary đã phải nghỉ học. Tuy nhiên, đổi lại những thiệt thòi đó, tham vọng mãnh liệt vươn lên trong cuộc sống đã được hình thành trong Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary.

Miệt mài lao động, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary sớm thành thạo hầu hết các công việc từ trồng lúa, trồng rau quả... Đặc biệt, hàng ngày cùng mẹ mang rau quả ra chợ bán, hình ảnh người mẹ tần tảo sớm khuya sớm ăn sâu vào tiềm thức của cậu.

Khác hẳn với nhiều doanh nhân thành đạt hiện nay, những thành công trong sự nghiệp của ông trùm Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary từng được nhiều nhân vật nổi tiếng ở Malaysia khẳng định là “từ những kinh nghiệm tích luỹ thủa thiếu thời chứ không phải từ con đường học tập”.

Khi Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary thôi học cũng là lúc cha cậu bắt đầu gom vốn đầu tư vào chăn nuôi bò kiếm lời. Đàn bò của gia đình tuy không nhiều nhưng sau một số mùa sinh sản, số lượng tăng dần lên và bắt đầu mang về những khoản lợi nhuận. Tuy nhiên, điều không may đã sảy ra khi trong vùng lan truyền dịch bệnh gia súc và đàn bò của gia đình Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary cũng bị nhiễm bệnh.

Sau thất bại cay đắng đó, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary tự mình chuyển sang nghề buôn bán thịt lợn. Hàng ngày, từ rất sớm, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary đều đến tận các lò mổ nhập thịt sau đó về bán lẻ. Công việc buôn bán tiến triển thuận lợi, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukha còn tiếp tục liên hệ và thiết lập được một số đầu mối cung cấp thịt số lượng lớn.

Riêng bố của Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary, sau những thua lỗ từ đàn bò, ông chuyển sang buôn bán gạo. Từ những kinh nghiệm về các loại gạo của một người có thâm niên làm nông nghiệp cộng thêm nguồn hàng dồi dào trong vùng, việc kinh doanh của ông tiến triển rất nhanh và thu được những khoản lợi nhuận kha khá. Thấy được khả năng phát triển nhanh của nghề kinh doanh gạo, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary bỏ hẳn nghề bán thịt để cùng bố tập trung vào mặt hàng gạo.

Chớp cơ hội đầu tư là chìa khoá của thành công

Theo xu thế mở cửa của đất nước, các ngành nghề kinh doanh ngày càng được khuyến khích nên nhiều thập niên sau đó, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary tranh thủ mở rộng các hoạt động kinh doanh gạo. Hệ thống các đối tác của Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary không còn chỉ dừng lại ở các đại lí phân phối mà đã có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp lớn. Triết lí kinh doanh đồng thời cũng là triết lí sống của Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary chính là “vừa làm vừa học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm”.

Và tới thập niên 90, khi Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary tích lũy được số vốn kha khá thì cũng là thời điểm Chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích phát triển các mặt hàng nông nghiệp truyền thống, trong đó lĩnh vực kinh doanh lúa gạo được đặc biệt ưu đãi.

Nắm lấy cơ hội ngàn năm có một này, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary xin giấy phép kinh doanh từ chính quyền Lembaga Padi Negara và tìm kiếm ngay được bản hợp đồng cung cấp sản phẩm cho một doanh nghiệp của Nhà nước do doanh nhân Zainal Hatim Hj Ambia Bukhary đứng đầu. Bản hợp đồng này được coi là một trong chìa khoá cho những thành công rực rỡ tiếp theo trong sự nghiệp của Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary.

Đi tiên phong trong chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của đất nước vào thực tế, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary có được lợi thế rất lớn về nguồn hàng đầu vào. Nhờ số lượng hàng cung cấp cho doanh nghiệp của nhà nước ngày một lớn, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary vừa tạo được danh tiếng với biệt hiệu doanh nhân “lúa gạo” vừa thu được nhiều khoản lợi nhuận lớn.

Trên đà phát triển, bên cạnh mặt hàng gạo, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary tiếp tục mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh đường và trở thành đối thủ lớn nhất của ông trùm nổi tiếng Robert Kuok trong cuộc cạnh tranh giành thị phần phân phối ở thị trường nội địa.

Tới năm 1993, cơ hội đầu tư lại đến với Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary khi doanh nghiệp khai khoáng Malaysian Mining Corporation (MMC) - một trong những tập đoàn công nghiệp lớn của Malaysia được thành lập từ năm 1911 đặt tại London (Anh) sở hữu nhiều chi nhánh như Syarikat Impian Teladan Sdn, Bhd. Tan Sri Syed Mokhtar, Zainal Hatim, SKS Ventures... đưa ra chính sách cổ phần hoá. Dựa trên nguồn lực hùng mạnh sẵn có, một lần nữa Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary lại nhanh chân đầu tư mua 51,8% cổ phần của MMC.

Từng được đánh giá là một doanh nhân đầy tham vọng, sau khi giành quyền kiểm soát MMC, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary một mặt vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh nông sản truyền thống, mặt khác điều chỉnh các chi nhánh của MMC sang đầu tư vào các dự án xây dựng. Một trong những công trình trọng điểm đầu tiên cần phải kể tới là dự án đầu tư 32% vốn vào xây dựng trạm khí đốt 2100MW đặt tại Tanjung Bin, Johor.

Tiếp theo đó là chương trình đầu tư 32% vào PERNAS, 18,6% vào Fiamma Holdings Berhad và 7,34% vào Syarikat Bina Puri Holdings Berha, dự án xây dựng Bakun dam tại Borneo’s Sarawak trị giá 2,4 tỷ USD, chương trình đầu tư mở rộng ngành hàng không và hàng loạt ngân hàng lớn trong và ngoài quốc doanh của Malaysia.

Bước vào giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế đất nước, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary đặc biệt chú trọng đầu tư và thâu tóm Hãng vận tải Maersk Sealand đặt tại Tanjung Pelepas, Johor.

Tính tới thời điểm hiện nay, ngoài vị trí là một trong những doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu tại Malaysia, Maersk Sealand còn là đối thủ cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp vận tải biển quốc tế của Singapore. Và hầu hết những công trình mà Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary đầu tư không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho MMC mà quan trọng hơn là nó còn góp phần vào sự phát triển điều kiện cuộc sống cho người dân.

Khuyếch trương đầu tư sang thị trường quốc tế

Bằng hàng loạt những chương trình kinh doanh quy mô lớn, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary đã tạo được nền tảng vững chắc tại thị trường nội. Mục tiêu tiếp theo được Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary tập trung hướng tới là thị trường các nước trong và ngoài khu vực.

Ý thức được sức ép cạnh tranh rất lớn trong môi trường kinh doanh quốc tế, Tan Sri Syed Mokhtar Al- Bukhary luôn nghiên cứu rất kỹ thế mạnh của doanh nghiệp, tiềm năng của mỗi quốc gia để tìm kiếm các đối tác kinh doanh cũng như lĩnh vực đầu tư phù hợp.

Từ những tính toán cụ thể đó của Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary, các chi nhánh của MMC lần lượt tiến vào thị trường Iran, Trung Quốc, Uzbekistan, Việt Nam, Ả Rập... Tại Trung Quốc, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary kết hợp với Tập đoàn Binladin Group của Ả Rập và Tập đoàn Aluminum Corporation of China Ltd (CHALCO) của Trung Quốc triển khai dự án khai thác kim loại nhôm trị giá 3 tỷ USD; tại Iran, SKS Venture của Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary ký kết với công ty dầu khí quốc gia của Iran Iranian National Oil Co bản hợp đồng đầu tư 16 tỷ USD để phát triển 2 mỏ dầu và xây dựng một nhà máy hoá lỏng khí sản lượng bình quân 20 triệu tấn/năm; tại Việt Nam, năm 2003, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary đã thiết lập Văn phòng đại diện và từng tham gia đấu thầu công trình xây đường cao tốc tại Tp.HCM năm 2006...

Một trong những minh chứng rõ nét nhất về tài năng và tâm huyết kinh doanh của Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary chính là việc ông được mời đảm nhiệm vị trí thành viên của Hội đồng kinh tế Nhà nước Malaysia United Malays National Organization. Mới đây nhất, ông còn được Tạp chí World Business của Anh bầu vào danh sách 20 nhân vật hàng đầu về cải cách của châu Á cùng với nhiều chính khách và doanh nhân nổi tiếng thế giới như Chủ tịch nước Trung Quốc, Chủ tịch Narayna Murthy của Tập đoàn Infosys Technologies, Ấn Độ...

Không dừng lại ở cương vị là một doanh nhân nổi tiếng thế giới với nhiều chương trình kinh doanh cũng như khối tài sản trị giá hơn 2 tỷ USD, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary còn được người dân Malaysia nể phục với đức tính khiêm nhường, tấm lòng nhân hậu với nhiều đóng góp cho cộng đồng.

Trong sự nghiệp của mình, Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary chưa bao giờ lấy tên của mình đặt cho bất cứ một công trình nào dù ở trong hay ngoài nước ngoại trừ quỹ từ thiện Al-Bukhary Foundation đặt trụ sở tại Kedah.

Dựa trên nguồn tài chính lớn liên tục được các doanh nghiệp thuộc quyền của Tan Sri Syed Mokhtar Al-Bukhary bổ sung, quỹ Al-Bukhary Foundation đã từng tham gia vào nhiều chương trình cứu trợ nhân đạo xã hội cho những người có hoàn cảnh khó khăn, tiến hành nhiều dự án từ thiện nhằm thúc đẩy sự phát triển cộng đồng người Hồi giáo tại Malaysia. Rất nhiều các nhà thờ Hồi giáo, thậm chí cả Viện bảo tàng nghệ thuật đạo Hồi đã được Al-Bukhary Foundation đầu tư xây dựng trên nhiều vùng dọc đất nước từ Kedah tới Perak.

(Theo VnEconomy)

 

Tổng giám đốc 21 tuổi

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

“Trong khu vực châu Á và thậm chí là trên thế giới, rất ít thương gia đi từ gian khó, vượt qua bao thách thức để thành công như hôm nay. Lý Gia Thành được người dân Hồng Kông gọi là siêu nhân, nhưng trên thực tế ông được giới doanh nhân thế giới gọi là người có năng lực tuyệt vời, tầm nhìn xa và thành tựu siêu phàm" - Tổng biên tập tạp chí Forbes, Malcom Stevenson Forbes, đã nhận xét như thế.

Tổng giám đốc 21 tuổi

Lý Gia Thành sinh ngày 29-7-1928 tại huyện Triệu An, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông cùng bố mẹ sang định cư ở Hồng Kông khi mới 14 tuổi. Bố của ông từng là một thầy giáo có tiếng ở quê nhà, nhưng sang Hồng Kông, do không tìm được việc làm nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Những năm tháng đó, cả gia đình gồm bố mẹ và Lý Gia Thành và hai em trai đều sống dựa vào người cậu giàu có ở Hồng Kông. Không lâu sau, bố của ông qua đời, trước khi bố nhắm mắt, Gia Thành nói với người bố thân yêu của mình rằng: “Con sẽ làm việc hết mình để gia đình ta có những ngày tháng sống hạnh phúc và vui vẻ hơn những ngày đã qua”.

Từ đó, Gia Thành với trách nhiệm của người con trưởng trong gia đình phải bỏ học để mưu sinh. Lúc đầu, ông làm công nhân cho một xưởng sản xuất đồng hồ, sau đó làm nhân viên bán hàng cho công ty sản xuất nhựa tổng hợp.

Ngay từ lúc mới bước chân vào công việc bán hàng, Gia Thành đã nhận thức được rằng: “Muốn trở thành một nhân viên bán hàng giỏi thì ngoài tính chăm chỉ và nỗ lực ra cần phải rèn luyện cho mình một đầu óc nhạy bén”. Chính vì vậy, không giống như những người bán hàng khác trong công ty chỉ làm ngày 8 tiếng, Lý Gia Thành luôn làm việc ít nhất 16 tiếng/ngày. Ông cho biết: “Mọi người nghĩ tôi quá tham tiền nên mới làm việc nhiều như thế, thực ra không phải vậy. Trong suốt thời gian làm việc tại công ty sản xuất nhựa đó, mục đích làm việc của tôi chỉ là vì tương lai sự nghiệp của bản thân”.

Chính vì đức tính chăm chỉ và đầu óc thông minh nhạy bén, 1 năm sau đó, vượt qua 6 người bán hàng cùng công xưởng, Lý Gia Thành trở thành người bán được nhiều hàng nhất. Ông nhận được nhiều lời khen ngợi của giám đốc, và năm 21 tuổi, chàng trai trẻ Gia Thành trở thành tổng giám đốc.

Cơn bão mang tên “Trường Giang”




Đạt được nhiều thành tích cao chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Lý Gia Thành đã nuôi tham vọng: “Nếu tự đứng ra mở công ty và tự quản lý thì thành tích sẽ tốt hơn nữa”.


Trong những năm làm việc ở công ty sản xuất nhựa, số tiền Gia Thành kiếm được không đủ để thành lập một công ty riêng. Vì thế, ông quyết định vay chú ruột của mình 4 vạn đô la Hồng Kông (khoảng 84 triệu đồng) cùng với số tiền bản thân tích góp được, mở một xưởng chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng từ nhựa mang tên Trường Giang.

Ban đầu, khi xưởng sản xuất được thành lập, ông chủ Lý Gia Thành chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo và tiếp thị sản phẩm mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm. Chính vì sai lầm nghiêm trọng này, nhiều lô hàng của xưởng đã bị trả lại vì chất lượng không đảm bảo. Khách hàng quay lưng lại với sản phẩm của Trường Giang trong khi các ngân hàng liên tục thúc giục trả nợ. Xưởng sản xuất nhựa Trường Giang khi đó đã lâm vào tình thế đối mặt với phá sản.

Với Lý Gia Thành, phá sản là một việc không thể nào chấp nhận nổi. Đứng trước thách thức lớn đó, ông chủ Gia Thành đã thực hiện kế sách: “Tín và Nghĩa”. Chữ “Tín” được dùng cho khách hàng của xưởng, chữ “Nghĩa” được dùng cho những nhân viên đang làm việc tại Trường Giang.

Trước nguy cơ phá sản và hàng loạt nhân viên xin nghỉ việc, Lý Gia Thành đã triệu tập một cuộc họp với công nhân viên, thẳng thắn nhận khuyết điểm và xin lỗi tất cả những người tham gia cuộc họp. Ông còn bảo đảm, trong giai đoạn khó khăn này, việc xin nghỉ việc của nhân viên là chuyện bình thường, nhưng sau này vào bất cứ thời điểm nào, nếu có người muốn quay lại làm việc tại Trường Giang thì ông vẫn luôn sẵn sàng đón nhận. Đối với bạn hàng, ông cũng thành khẩn xin lỗi và bắt tay vào sửa chữa những khiếm khuyết trên sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm và chào hàng với giá gốc, rẻ hơn hẳn những sản phẩm khác có cùng chất lượng.

Với ngân hàng và chủ nợ, ông đã chứng tỏ khả năng thương thuyết của mình khi yêu cầu họ gia hạn thêm thời gian thanh toán nợ. Sau một thời gian áp dụng kế sách: “Tín và Nghĩa”, công ty nhựa Trường Giang dần dần lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Không lâu sau, Trường Giang làm ăn phát đạt, Lý Gia Thành mở rộng phạm vi của công ty bằng cách cho xây dựng hàng loạt xưởng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Một ngày đầu năm 1957, đọc được thông tin ở Ý người ta đã lấy phế phẩm từ nhựa để sản xuất hoa giả, Lý Gia Thành quyết định sang Ý học cách sản xuất hoa giả. Ở Ý, không những ông tiếp thu được kỹ thuật sản xuất mà còn tạo các mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng và phương pháp quản lý theo mô hình phương Tây. Trở về nước sau một năm học tập, Lý Gia Thành đổi tên xưởng sản xuất nhựa của mình thành công ty sản xuất nhựa Trường Giang. Đồng thời, ông tập trung mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng tìm bạn hàng và đối tác ở hải ngoại.

Có một câu chuyện mà Lý Gia Thành đã làm bạn hàng luôn phải nhớ đến mình là: Một đối tác ở Mỹ đặt công ty Trường Giang một lô hàng nhựa gia dụng với giá trị không nhỏ, không hiểu lý do gì mà đối tác này hủy bỏ đơn đặt hàng. Lúc đó, Lý Gia Thành không những không kiện mà còn không yêu cầu bạn hàng bồi thường. Ông nói với bạn hàng đó như sau: “Sau này, nếu quý công ty còn muốn đặt hàng của chúng tôi, mong rằng chúng ta sẽ có quan hệ tốt đẹp hơn”. Chính vì sự khoan dung, độ lượng của vị giám đốc trẻ Gia Thành, sau khi về nước, đối tác người Mỹ này đã quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của Trường Giang cho bạn bè và bạn hàng của mình. Từ đó, các đơn đặt hàng xuất phát từ Mỹ ùn ùn đổ về Trường Giang. Nhớ lại sự kiện này, Lý Gia Thành chỉ nói một câu ngắn gọn: “Nhẫn là Phúc”.

(Theo VietnamNet)

 

Dù 2007 không phải là một năm làm ăn phát đạt ở Phố Wall, nhưng Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Lloyd Blankfein của tập đoàn Goldman Sachs vẫn được thưởng gần 68 triệu USD. Đây cũng là mức thưởng kỷ lục đối với một CEO trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng Mỹ.

Theo báo cáo của Goldman Sachs lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) ngày 21/12, ông Blankfein đã được thưởng 26,8 triệu USD bằng tiền mặt và 41,1 triệu USD dưới dạng cổ phiếu hạn chế và quyền chọn mua cổ phiếu trong năm 2007.

Với tổng giá trị thưởng lên tới 68 triệu USD, năm nay, ông Blankfein đã tự phá kỷ lục do chính mình lập cách đây một năm, khi ông được thưởng 54 triệu USD.

Lloyd Blankfein đảm nhiệm vị trí CEO của Goldman Sachs từ giữa năm 2006, và lập tức 2 năm liền trở thành CEO có thu nhập cao nhất trong giới tài chính và ngân hàng Mỹ. Kỷ lục năm ngoái của ông không gây nhiều ngạc nhiên lắm vì đó là một năm làm ăn phát đạt của thị trường Phố Wall.

Tuy nhiên, việc ông tiếp tục bảo vệ ngôi vị này trong năm 2007 quả là đáng nể. Trong khi nhiều tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn, như Morgan Stanley, Bear Stearns hay Citigroup, đều rơi vào thua lỗ nghiêm trọng do các khoản nợ xấu trên thị trường cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn thì Goldman Sachs vẫn đứng vững.

Việc này đã một lần nữa khẳng định tài năng của người “cầm lái” - Chủ tịch kiêm CEO Lloyd Blankfein.

Ông cũng vừa được tạp chí Fortune của Mỹ bình chọn là một trong những doanh nhân quyền lực nhất thế giới năm 2007 , bên cạnh những tên tuổi lớn khác trong giới kinh doanh, như Steve Jobs, Rupert Murdoch, Warren Buffett, Bill Gates…

(Theo CNN)

 

Năm nay, cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ khiến nhiều tập đoàn tài chính lớn ở nước này phải “đội” những khoản thâm hụt tài sản khổng lồ. Tuy nhiên, không vì thế mà tiền thưởng cho các giám đốc điều hành (CEO) của Wall Street giảm đi nhiều.

Trên thực tế, thống kê cho thấy, tổng tiền thưởng của Wall Street năm nay chỉ giảm đi khoảng 10% so với mức kỷ lục 23,9 tỷ USD của năm ngoái. Trong khi đó, lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư Mỹ được dự báo sẽ giảm khoảng 20%.

Lượng tiền thưởng chung của Wall Street vẫn ở mức cao như vậy là nhờ lượng tiền thưởng tăng mạnh ở Goldman Sachs. Có thể nói, năm nay, ngân hàng này là một “ngoại lệ” đặc biệt, không những không rơi vào cảnh thua lỗ chóng mặt như những “người láng giềng” khác, mà còn có lợi nhuận tăng mạnh. Trong quý 3, lợi nhuận của Goldman Sachs đạt 12,3 tỷ USD trong quý 3, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái.

Goldman Sachs thông báo, tổng lương và thưởng cho những ai làm việc trong ngân hàng này năm nay tăng 23% so với năm ngoái, lên mức 20,2 tỷ USD. Có nguồn tin cho hay, CEO Lloyd Blankfien của Goldman Sachs sẽ nhận được 70 triệu USD tiền thưởng, phá vỡ kỷ lục 54 triệu USD dành cho chính CEO này vào năm 2006.

Tuy nhiên, nhiều “người anh em” khác trên Wall Street không được may mắn như Goldman Sachs. Tuần này, Morgan Stanley và Bear Stearns lần lượt công bố những khoản thua lỗ không hề nhỏ trong quý 4, lần lượt là 10,3 tỷ USD và 2,6 tỷ USD. Báo cáo tài chính quý được công bố vào đầu năm tới Citigroup và Merrill Lynch được dự báo là cũng sẽ có những con số thậm chí còn đáng ngại hơn. Năm nay, cả Citigroup và Merrill Lynch đều đã phải sa thải CEO vì tình trạng thua lỗ “đậm” hơn dự kiến.

CEO John Mack của Morgan Stanley và CEO James Cayne của Bear Stearns có vẻ như may mắn hơn các cựu CEO Charles Prince của Citigroup và Stanley O’Neal của Merrill Lynch vì vẫn còn giữ được “ghế”. Nhưng năm nay, họ sẽ không nhận được một đồng tiền thưởng nào, dù chỉ 1 USD. Ngoài ra, Bear Stearns cũng cho biết, toàn bộ thành viên ban giám đốc của ngân hàng này cũng sẽ không được thưởng. Được biết, tiền thưởng chiếm phần lớn trong gói thù lao dành cho cho CEO của Morgan Stanley và Bear Stearns.

Bear Stearns giải thích: “Chúng tôi thiết kế gói lương thưởng kiểu này nhằm mục đích đưa ra mức thù lao xứng đáng cho CEO tùy theo kết quả kinh doanh của tập đoàn. Năm nay, kết quả kinh doanh của chúng tôi là điều không thể chấp nhận được và việc không thưởng cho CEO và ban giám đốc là phù hợp”.

Năm ngoái, CEO Mack cũng không được thưởng tiền mặt, nhưng vẫn được thưởng cổ phiếu và quyền chọn mua cổ phiếu trị giá khoảng hơn 40 triệu USD. Khoản thưởng này cao gấp 50 lần so với mức lương cơ bản 800.000 USD của ông. Còn CEO Cayne cuối năm 2006 nhận được 33,6 triệu USD tiền thưởng, trong khi lương cơ bản của ông chỉ là 250.000 USD.

Tuy nhiên, việc 2 CEO Mack và Cayne không được thưởng của chưa thấm vào đâu so với sự sụt giảm giá trị của lượng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu mà họ nắm giữ.

Năm nay, cổ phiếu của Morgan Stanley và Bear Stearns đều đã mất giá gần 50% so với mức cao điểm năm ngoái, khiến 146 triệu USD bốc hơi khỏi lượng cổ phiếu và quyền chọn mua của CEO Mack, trong khi CEO Cayne cũng phải “ngậm ngùi vẫy chào” 571 triệu USD. Nhưng dù sao, CEO Mack vẫn còn 177 triệu USD và 617 USD vẫn ở lại với Cayne.

Theo các chuyên gia, việc các CEO trên quyết định không đề nghị thưởng cho mình là một việc làm khôn ngoan, vì không thưởng đồng nghĩa với việc những CEO này thực sự muốn khắc phục tình trạng “bết bát” của tập đoàn và cho thấy họ không hề hài lòng với kết quả kinh doanh. Thái độ này sẽ nhận được sự thông cảm của cổ đông và các lãnh đạo khác. Thêm vào đó, cũng có người cho rằng, một số ngân hàng giảm hoặc bỏ thưởng cho các quan chức cao cấp để tập trung tiền thưởng cho những người hoạt động xuất sắc nhất trong năm.

Tỷ lệ tiền thưởng so với lương ở Wall Street cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương tự ở các doanh nghiệp khác tại Mỹ. Đối với các quan chức cấp cao trong các tập đoàn tài chính, tiền thưởng thường chiếm 40 - 100% so với lương cơ bản. Đối với các nhà quản lý lâu năm, tỷ lệ này là 15 - 30%, còn đối với các nhân viên mới vào làm việc, con số trên là 10 - 20%.

(Theo CNN,VnEconomy)

 

Thế giới SwapGame và ông chủ tuổi 23

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chỉ sau ba năm thành lập, doanh số của SwapGame đạt được 500.000 bảng Anh/năm. Thành công của SwapGame gắn liền với ông chủ trẻ Marc Day (23 tuổi).

Mày mò tìm hiểu thị trường

Marc Day tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp cử nhân đại học, tôi làm công việc tạm thời là nhân viên kinh doanh trên Internet của một Cty truyền thông khá lớn tại Anh quốc. Tuy nhiên, trong suốt thời gian này, tôi cố gắng học hỏi, tìm hiểu thị trường phục vụ ý tưởng kinh doanh đang ấp ủ. Tôi dành nhiều thời gian đến các cửa hàng bán và cho thuê đĩa game dò la ý kiến của người mua, tìm hiểu sở thích cũng như những phàn nàn của họ”.

Marc Day đã mất ròng rã hết 16 tháng để tìm hiểu, thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, anh rất cẩn trọng xem xét tất cả mọi khía cạnh, ngóc ngách, khó khăn của vấn đề trước khi quyết định tách ra kinh doanh. Anh cân nhắc rất kỹ tính khả thi của ý tưởng mới quyết định bắt tay vào thực hiện.

Gian nan tìm vốn đầu tư

Marc Day là người duy nhất thiết lập Cty SwapGame.com Ltd, một loại hình dịch vụ cho thuê game dài hạn trên Internet. Con đường thành công của Marc Day cũng giống như bao doanh nhân khác, không hề được trải hoa hồng. Ngày nay, khi đã thành công, anh rút ra bài học Tính chuyên nghiệp và sự tự thân đã giúp anh xây dựng cơ đồ.

Marc Day đã gõ cửa rất nhiều nhà đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư, các Cty kinh doanh tiền tệ để tìm kiếm sự ủng hộ. Tuy nhiên, thực tế không như anh mong đợi. Tất cả đều từ chối. Họ chỉ an ủi anh rằng ý tưởng cho thuê game trên Internet của anh là rất hay, nhưng để được đầu tư thì họ buộc anh phải “cho thấy kết quả trước”. Anh đã rất thất vọng.

Anh gõ cửa ngân hàng để vay 30.000 bảng. Tất nhiên, ngân hàng từ chối vì e ngại dự án của anh khó thành công và vì tuổi đời anh còn quá trẻ. Nhưng thật may mắn, anh được sự ủng hộ của gia đình cộng với những khoản tiết kiệm sẵn có để khởi nghiệp. Anh mượn thêm tài sản của cha mẹ để thế chấp ngân hàng và nhờ cha đứng tên Chủ tịch Cty.

Những “mách nước” của ông chủ trẻ Marc Day

Là một doanh nhân thành công khi tuổi đời còn rất trẻ nên anh hiểu, cảm thông và sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của mình đến với các bạn trẻ có ý chí lập nghiệp. Trên website của SwapGame luôn sẵn sàng đón nhận mọi thông tin, yêu cầu, thắc mắc của mọi người gởi thẳng về Marc Day. Ngoài ra, anh còn cho cả địa chỉ blog (nhật ký trực tuyến) của mình để mọi người có thể tìm hiểu và chia sẻ cùng anh.

Những “mách nước” cho sự thành công mà Marc Day muốn gởi đến mọi người từ kinh nghiệm bản thân:

- Hãy tập hợp càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt những yếu tố, nguồn lực, thông tin có lợi cho ý tưởng kinh doanh của bạn.

- Tìm một quân sư thật tài giỏi và hợp ý bạn để cố vấn, mách nước cho bạn thực hiện thành công ý tưởng của mình.

- Hãy luôn kiên nhẫn. Hãy bình thản đối mặt với mọi khó khăn.

SwapGame.com Ltd ngày nay

Marc Day và SwapGame đã gặt hái thành công ngay trong năm 2003, khi ấy anh vinh dự có tên trong danh sách nhận giải thưởng “Doanh nhân trẻ của năm” tại vương quốc Anh lúc chỉ mới 23 tuổi. Ban quản trị của SwapGame là một tập hợp những người dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, bán lẻ, vận chuyển và chuyên gia trong ngành công nghiệp game hỗ trợ cùng ông chủ trẻ đầy tài năng. Ngày nay, đội ngũ Ban quản trị của SwapGame vẫn luôn giữ vững cam kết như thuở ban đầu, đem đến khách hàng một dịch vụ video game hoàn hảo, mang đẳng cấp thế giới. SwapGame giờ đây nhận được sự ủng hộ đầu tư mạnh mẽ từ những ngân hàng hàng đầu tại Anh quốc.


(Theo TheGioiHocDuong)

 

Bill Gates kinh doanh bia

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khoản tiền 392 triệu USD đã được ông chủ hãng phần mềm khổng lồ Microsoft chi ra để mua lại 3% cổ phần của Femsa, hãng sản xuất bia lớn thứ 2 Mexico.

Thông tin này vừa được Microsoft báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Mỹ.

Bill Gates quyết định giải ngân thông qua quỹ đầu tư Cascade. Hiện người ta không rõ mục đích của thương vụ này, và cũng không biết nó diễn ra tự bao giờ. Tuy nhiên, đại diện Femsa xác nhận đây chỉ là một phần trong kế hoạch đầu tư quy mô lớn vào hãng, thể hiện sự đánh giá cao của Microsoft về năng lực của Femsa.

Femsa là hãng bia lớn thứ 2 ở Mexico, có lịch sử hoạt động từ năm 1892. Ngay sau thông tin trên, cổ phiếu của hãng đang niêm yết tại Mỹ tăng giá 7,5%. Giá cổ phiếu Femsa tại Mexico cũng tăng 7,4%.

(Theo BBC)

 

Những chuyện tai tiếng của CEO thế giới 2007

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Đánh đập người tình, tăng lương bạn gái, tiêu xài hoang phí, thuê côn đồ trả thù riêng, giao dịch nội gián… là nguyên nhân khiến nhiều sếp gần như tiêu tan sự nghiệp. 2007 được coi là năm xảy ra mà nhiều sự cố xảy ra với các CEO thế giới nhất.

VnExpress xin tổng hợp và giới thiệu với đông đảo bạn đọc

1. Đại gia Hàn Quốc theo nhau vướng vòng lao lý

Hình ảnh các ông chủ giàu có của xứ sở kim chi uy nghiêm song liên kết chặt chẽ với giới xã hội đen và có lúc lũng đoạn cả chính trường không chỉ có trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Bằng chứng là trong vài năm gần đây, ông chủ của các chaebol, những người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên diện mạo kinh tế Hàn Quốc trong vài thập kỷ qua, liên tục "có vấn đề" khi luật pháp soi đến họ.

Ông Kim Seung Youn.
Ảnh: joongangdaily.

Sau chủ tịch lừng danh một thời của hãng Daewoo, trong năm qua nổi lên 3 cái tên, gồm Chung Mong-koo, chủ tịch Hyundai; Lee Kun-hee, chủ tịch Samsung và Kim Seung Youn, chủ tịch Hanwha.

Người "mở màn"cho năm 2007 là chủ tịch hãng xe lớn nhất nước này Hyundai, Chung Mong-koo, với 3 năm tù giam vì tội biển thủ và một số tội danh khác. Trước đó, ông này còn bị đề nghị 6 năm tù giam, nhưng được giảm án vì có đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước này và tích cực làm từ thiện.

Chung Mong-koo đã lập một quỹ riêng từ các khoản thu từ các công ty con. Theo cáo buộc của tòa án, ông này chi 74 triệu USD cho các mục đích cá nhân, trong đó dành một phần để trả cho các nhà vận động để giành được sự ủng hộ của chính phủ. Ông Chung cũng bị buộc tội gây nhiều thiệt hại tài chính cho các công ty con với nhiều hợp đồng được cho là làm lợi cho bản thân và con trai là Chung Eui-sun, giám đốc hãng xe lớn thứ hai Hàn Quốc Kia Motors.

Sau ông Chung, đến lượt chủ tịch tập đoàn đa ngành Hanwha, ông Kim Seung Youn phải nhận 18 tháng tù giam. Người giàu thứ 16 Hàn Quốc trở thành "bố già mafia" chính hiệu khi cho người bắt cóc và tự tay đánh đánh đập những người đã đánh nhau với quý tử của ông.

Theo cảnh sát, cậu ấm nhà họ Kim cãi lộn và đánh nhau với một số người tại quán bar và về nhà với 13 vết khâu trên mặt. Ông bố đại gia nổi giận, liền cùng các vệ sĩ lôi những kẻ đã đánh con trai lên ôtô và đưa đến một công trường vắng để đánh cho hả giận. Những nạn nhân kể lại, chính ông Kim cầm một thanh sắt lớn để đánh họ. Về sau, ông chủ tập đoàn lớn thứ 10 Hàn Quốc khai tại tòa rằng, các vệ sĩ của ông đã quá tay dù đã được lệnh ngừng lại.

Ông Lee Kun-hee.
Ảnh: timeinc.

Samsung cũng như chủ tịch hãng này Lee Kun-hee trải qua năm 2007 với đầy sóng gió. Chỉ sau khi cựu Trưởng ban pháp lý của tập đoàn này là Kim Yong Cheol lên truyền hình công khai tố cáo, các sai phạm tại hãng này mới được đưa ra ánh sáng. Hiện giới bảo vệ pháp luật Hàn Quốc đang điều tra những vụ hối lộ và lập quỹ đen của hãng.

Bản thân chủ tịch Lee Kun-hee, người nổi danh với triết lý kinh doanh "Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con bạn" cũng bị buộc tội lập quỹ đen. Vụ việc chưa đi đến hồi kết, song đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ông Lee và Samsung.

2. CEO BP 'ngã ngựa' vì scandal đồng tính

Dù đã có kế hoạch nghỉ hưu sớm, song đến khi vụ scandal bùng lên, CEO hãng dầu hàng đầu thế giới BP John Browne vẫn phải đệ đơn từ chức, kết thúc sự nghiệp lừng lẫy trong cay đắng. Ông này mất khoảng 15 triệu USD do phải rời nhiệm sở trước thời hạn.

Lord John Browne.
Ảnh: news.

Tờ The Mail on Sunday đã khui ra sự thật về đời tư của vị tổng giám đốc gần 60 tuổi này, cho thấy ông có quan hệ đồng tính với một người có tên Jeff Chevalier và sử dụng tài chính và cả nhân lực của BP để giúp anh này thành lập công ty riêng.

Vị CEO từng được Nữ hoàng Anh phong tước Quận công này còn bị buộc tội nói dối tòa án về mối quan hệ của ông với Chevalier. Khi được hỏi về việc công tư lẫn lộn, Lord Browne đã nói rằng ông và Chevalier chỉ là người quen biết chứ không hề có quan hệ đặc biệt.

Lord John Browne gia nhập BP năm 1966 từ vị trí một người học việc và chính thức đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong tập đoàn này từ năm 1998. Cùng năm đó, Browne được Nữ hoàng Anh phong tước Quận công. Ông cũng là người giúp BP đảm bảo nguồn cung ổn định và tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng khi cam kết hãng này sẽ cắt giảm 10% lượng khí thải vào năm 2010. Browne có công lớn trong việc mở rộng hoạt động của BP tại Mỹ, sáp nhập BP với Amoco, thâu tóm Arco và Castrol.

3. Giám đốc điều hành Ford nói đùa chuyện cứu Tổng thống Bush

Hãng xe hàng đầu thế giới Ford đã phải chính thức xin lỗi về việc giám đốc điều hành hãng này là Alan Mulally nói đùa chuyện đã cứu mạng Tổng thống Mỹ Bush.

Giám đốc điều hành của Ford - Alan Mulally.
Ảnh:. Reuters.

Trong một buổi trò chuyện với báo chí, ông Mulally đã kể lại chuyện ông kịp thời ngăn ông Bush cắm phích điện vào bình chứa hydro của một chiếc xe hybrid. Ông này kể lại sinh động tới mức miêu tả ông đã túm tay ông Bush để kéo lại như thế nào, vi phạm các nguyên tắc bảo vệ ra sao để "cứu" vị tổng thống.

Ngay sau đó, một loạt tờ báo đã tăng tải vụ "cứu giá" này của ông Mulally. Hãng xe hàng đầu thế giới sau đó cho biết ông Mulally không ngờ câu chuyện của mình lại trở nên nghiêm trọng như vậy và tỏ ra hết sức bối rối.

"Tôi chỉ nói đùa về sự kiện trên. Nó sẽ không bao giờ xảy ra nếu tôi biết sự việc lại nghiêm trọng đến vậy", ông Mulally sau đó cho biết.

4. Nhiều đại gia 'bóc lịch' vì lừa đảo cổ phiếu

Đình đám nhất trong số này là Joseph Nacchio, cựu CEO của hãng viễn thông khổng lồ Qwest Communications International Inc. với án tù 6 năm vì tội trục lợi thông tin nội bộ để mua bán cổ phiếu trị giá 52 triệu USD. Ông này sau đó đã phải bồi thường 52 triệu USD cùng một khoản phạt 19 triệu USD.

Ông Joseph Nacchio.
Ảnh: msnbcmedia4.

Theo cáo buộc của tòa án, Nacchio đã bán phá giá lượng cổ phiếu trị giá 101 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2001 vì biết trước Qwest sẽ lâm vào khó khăn tài chính. Trong khi đó, tình hình tài chính thật sự của công ty hoàn toàn bị bưng bít với các nhà đầu tư.

Ngay trước khi Nacchio ra hầu tòa, thần tượng một thời của giới trẻ xứ Nhật Takafumi Horie, Chủ tịch tập đoàn Livedoor cũng nhận hơn 2 năm tù giam vì tội làm sai lệch giá trị công ty và lừa đảo nhà đầu tư.

Công ty của Takafumi Horie đã thổi phồng báo cáo tài chính, đánh lừa giới đầu tư. Khi sự việc vỡ lở, các nhà đầu tư đua nhau bán tháo, gây ra một cuộc hỗn loạn trên thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á. Cơ quan điều tra của Nhật cũng phát hiện Horie định nâng khống lợi nhuận dự báo từ 3 lên 5 tỷ yen để "đánh bóng" cổ phiếu hãng này. Đến khi bị tuyên án tù giam, Horie vẫn một mực kêu bị hãm hại.

Dennis Michael Nouri.
Ảnh: ceosmac.

Dennis Michael Nouri, CEO Smart Online chịu cảnh tương tự khi ông này và người anh Reeza Eric Nouri cùng 4 nhà môi giới chứng khoán bị bắt vì tham gia vào kế hoạch thổi phồng giá cổ phiếu.

Theo tòa án, những người này đã tìm cách nâng giá cổ phiếu của Smart Online trước khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nasdaq. Vị CEO cùng các đồng phạm đối mặt với án tù 5 năm cho tội âm mưu và 20 năm tù cho tội gian lận chứng khoán.

Đến cuối năm, vận hạn lại đến với Conrad Black, cựu CEO hãng truyền thông hàng đầu Canada Hollinger, người từng được Nữ hoàng Anh phong tước Quận công. Ông này bị cáo buộc lừa đảo các cổ đông hàng triệu USD và có thể phải ngồi tù ít nhất 24 năm.

Conrad Black, cựu CEO hãng truyền thông Hollinger.
Ảnh: lawyersweekly.

Ông chủ 63 tuổi nổi tiếng tài năng, kiêu hãnh và sành điệu một thời này bị cáo buộc làm các cổ đông thiệt hại khoảng 6 triệu USD khi bán tháo một số tờ báo do hãng sở hữu. Black cũng bị buộc tội hủy tài liệu của Hollinger để tránh việc cơ quan điều tra tìm ra bằng chứng phạm tội.

Dưới sự điều hành của Black, Hollinger từng là người khổng lồ trong ngành truyền thông thế giới. Theo các công tố viên, ông này khó tránh được việc phải ngồi tù, do là chủ mưu của vụ bán tháo tài sản của Hollinger, qua đó ông ta và các đồng phạm bỏ túi hàng triệu USD, đồng thời phạm tội ngăn cản quá trình điều tra.

5. Sự nghiệp tiêu tan vì đánh người tình

Sự nghiệp huy hoàng của Chris Albrecht, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành kênh truyền hình trả tiền danh tiếng ở Mỹ - HBO bị buộc phải từ chức khi cảnh sát phát hiện ông hành hung người tình. Theo mô tả của cảnh sát Las Vegas, Albrecht đã tóm cổ bạn gái bằng hai tay và lôi cô tới bãi đỗ xe dành cho người phục vụ bên ngoài sòng bạc MGM Grand. Hành động của vị lãnh đạo cao cấp HBO thô bạo đến nỗi để lại nhiều vết hằn đỏ trên cổ người tình. Cảnh sát thậm chí phải rất nỗ lực mới giải thoát được cho cô.

Chris Albrecht, cựu Giám đốc điều hành kênh truyền hình HBO (bên trái).
Ảnh: filmmagic.

Trước đây Albrecht cũng đã dính phải bê bối tương tự. Năm 1991, Albrecht khi ấy đã lập gia đình thế nhưng lại có quan hệ tình cảm với cô Sasha Emerson - đồng nghiệp và cũng đã có chồng. Chuyện tình sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Albrecht không hành hung cô ngay tại phòng làm việc ở Century City khi cô này thông báo đã hẹn hò với một người khác. Để danh tiếng của HBO không bị vấy bẩn bởi vụ bê bối trên, tập đoàn này đã phải chi ít nhất 400.000 USD bồi thường danh dự cho Sasha Emerson. Vụ việc này cũng đã khiến cuộc hôn nhân thứ nhất của Emerson phải chấm dứt. Và để tránh búa rìu dư luận, cô đã rời HBO ngay sau đó.

Những người nắm rõ vụ này tiết lộ, ban lãnh đạo HBO đã giữ kín chuyện này trong suốt 16 năm qua và dự tính sẽ "sống để bụng chết đem theo" nếu như không có vụ bê bối lần này. Chris Albrecht trước đây là chủ của hộp đêm New York City. Ông bắt đầu làm cho HBO từ năm 1985 trên cương vị phó chủ tịch cao cấp. Đến năm 2002 ông trở thành giám đốc điều hành của hãng này.

Albrecht được đánh giá là có công lớn đối với sự phát triển của HBO. Chính ông đã góp phần đưa HBO trở thành một kênh truyền hình hàng đầu thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Albrecht, HBO không chỉ kiếm được nhiều tiền hơn mà còn sản xuất ra nhiều chương trình để lại dấu ấn mãi mãi trong nền văn hóa Mỹ.

6. Mất chức vì tăng lương cho bồ

Ông Paul Wolfowitz. Ảnh: smh.

Cuối tháng 6, Ngân hàng Thế giới (WB) quyết định thay Chủ tịch mới, kế nhiệm vị trí ông Wolfowitz - người trước đó bị nghi "dính" tới sự cố tăng lương cho người tình.

Ông Paul Wolfowitz chính thức nhậm chức Chủ tịch WB vào cuối năm 2005 sau khi giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ. Trong thời gian làm việc tại WB, tình cảm giữa Paul Wolfowitz và bà Shara Riza nảy nở và bà Riza đã phải chuyển công tác sang Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi mối quan hệ này được công khai. Cả hai người đều đã ly dị. Bà Riza làm việc tại WB trong 8 năm và là cố vấn truyền thông cấp cao trong ban Trung Đông. Hiện, bà vẫn trong danh sách trả lương của WB.

Từ tháng 9 năm ngoái, bà Riza đã chuyển sang Quỹ Vì tương lai - một tổ chức phi chính phủ quốc tế giúp trợ cấp cho người dân tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Theo Ban nhân sự WB, trước khi được cử sang Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Riza đã được đề cử vào một chức vụ quan trọng thường phải cạnh tranh và xem xét kỹ mới phê chuẩn. Bà Riza đã được tăng lương nhiều hơn gấp đôi so với quy định. Chính vì vậy, họ nghi ngờ chủ tịch đã ưu ái cho người tình của mình và làm thiệt thòi cho các nhân viên khác.

(Theo VnExpress)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày