Những ông chủ mới của nền kinh tế thế giới
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Người ta gọi họ là “những con chim săn mồi”. Đó là thế hệ những doanh nhân người Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Mexico, Arab… mà doanh nghiệp của họ phát triển nhanh như tia chớp và tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới. Vì thế, họ được gọi là những ông chủ mới của nền kinh tế thế giới.
1/ “Vua truyền hình” Li Dongsheng
Năm 2004, Li Dongsheng là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đầu tiên được tạp chí Fortune của Mỹ bình chọn là “chủ doanh nghiệp thành đạt trong năm 2004 của châu Á”. Cũng trong năm này, Tập đoàn điện tử TCL mà Li làm chủ tịch đã tiến hành mua 49% cổ phần của tập đoàn viễn thông hàng đầu nước Pháp là Acatel.
Một năm trước đó, TCL cũng đã mua lại tập đoàn điện tử Thomson của Pháp để lập nên Tập đoàn TCL - Thomson - tập đoàn sản xuất máy thu hình và đầu đĩa DVD lớn nhất thế giới.
Đầu năm 2006, TCL cũng đã liên doanh với Tập đoàn De Longhi của Ý để sản xuất máy điều hòa nhiệt độ phục vụ cho thị trường Trung Quốc và sau đó sẽ chiếm lĩnh thị trường châu Á, một phần thị trường châu Âu vào năm 2008.
2/ Tỉ phú Al-Walid Talal
Là cháu vua Fahd của Arab Saudi, ông hoàng Al-Walid sở hữu gia sản trị giá 23,7 tỉ USD. Trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes, Al-Walid đứng ở vị trí thứ 5.
Cho dù đang nắm giữ 4% cổ phần của Tập đoàn viễn thông Citygroup, 17,3% cổ phần của công viên giải trí Disneyland – Paris, 1% cổ phần giải trí của Tập đoàn truyền thông AOL Time Warner, Hewlett-Packard, Motorola, Kodak nhưng các thương vụ thành công nhất của ông hoàng Al-Walid là nhắm vào các khách sạn hạng sang.
Ông hoàng Arab hiện đang sở hữu 22% cổ phần của tập đoàn khách sạn và khu nghỉ mát nổi tiếng Four Seasons, là chủ của khách sạn Savoy ở Luân Đôn và khách sạn Georgea V ở Paris, vừa được bình chọn là khách sạn tốt nhất thế giới năm 2005.
Mục tiêu sắp đến của ông hoàng là mua lại hay xây dựng các khách sạn sang trọng ở Roma (Italy), Barcelona (Tây Ban Nha), NewYork, Chicago, LosAngeles (Mỹ), Thượng Hải, Bắc Kinh, Hong Kong (Trung Quốc), Bombay, Dehli (Ấn Độ), Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất).
3/ “Nga hoàng của khí đốt” Alexey Miller
Với việc nuốt chửng Centrica, công ty phân phối khí đốt lớn nhất nước Anh vào tháng 2/2006, Alexey Miller, chủ tịch tập đoàn khí đốt lớn nhất thế giới Gazprom của Nga, không giấu giếm tham vọng đưa Gazprom trở thành nhà cung cấp khí đốt hàng đầu châu Âu, nhất là các quốc gia Tây Âu vào năm 2015.
4/ Carlos Slim Helú - cha con đều là tỉ phú
Năm 2005, doanh nhân người Mexico Carlos Slim Helú, 65 tuổi, đã được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong 5 người giàu nhất thế giới với gia sản lên đến 23,8 tỉ USD.
Đế chế của Carlos Slim Helú bao gồm các công ty bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất điện, siêu thị và truyền thông. Dự đoán được sự bùng nổ của thị trường điện thoại di động ở Nam Mỹ, vào tháng 7/2005, Carlos Slim đã thành lập America Movil, tập đoàn viễn thông lớn nhất khu vực Mỹ Latinh với 48 triệu thuê bao ở Mexico, Guatemala, Honduras, Venezuela, Columbia, Argentina và giao cho con trai, cũng là một tỉ phú trẻ, Patrick Slim Domit, 37 tuổi quản lý.
5/ “Vua tiền” Li Ka–shing
Ngày 20/1/2005, tỉ phú người Hong Kong, Li Ka-shing, đã được Tổng thống Jacques Chirac của Pháp trao tặng huân chương danh dự bội tinh vì sự đóng góp to lớn của ông trong việc tổ chức thành công năm nước Pháp tại Trung Quốc.
Từ một cậu bé chuyên bán dạo đồng hồ và hoa giả, Li Ka-shing với tài kinh doanh siêu đẳng đã trở thành người giàu nhất châu Á với tài sản lên tới 13 tỉ USD.
Vua tiền hiện đang trị vì một đế chế có 180.000 công nhân làm việc trong các doanh nghiệp vận tải tàu biển, sản xuất dụng cụ thể thao, xây dựng, siêu thị, truyền thông và viễn thông tại 40 quốc gia trên thế giới.
6/ “Vua thép” Lakshmi Mittal
Năm nay 56 tuổi, tỉ phú người Ấn Độ Lakshmi Mittal hiện đang sở hữu một tài sản lên đến 25 tỉ USD. Tạp chí Forbes của Mỹ đã xếp vua thép vào vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh. Số tài sản này hoàn toàn do Mittal kiếm được nhờ nghề kinh doanh thép truyền thống của gia đình.
Năm 2005, Mittal đã bỏ ra 4,5 tỉ USD để mua lại ISG, một tập đoàn sản xuất thép hàng đầu của Mỹ. Với thương vụ này, Tập đoàn Mittal Steel của Lakshmi Mittal trở thành tập đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới với lượng thép sản xuất hàng năm đạt đến 70 triệu tấn, chiếm 6% thị trường thép thế giới.
7/ Bill Gates của Ấn Độ Azim Hasham Premji
Từ một xí nghiệp điện tử nhỏ của gia đình ở Bombay, Azim Hasham Premji, 69 tuổi, đã phát triển thành Tập đoàn tin học Wipro, được xếp vào danh sách 10 tập đoàn tin học hàng đầu thế giới hiện nay vào năm 2005.
Hiện nay, Azim nắm 83% cổ phần của tập đoàn Wipro và là người giàu đứng thứ 38 trên thế giới. Năm 2000, Azim là chiếm lĩnh thị trường công nghệ thông tin châu Á và châu Âu vào năm 2008.
8/ “Vua dược phầm châu Á” Malvinder Mohan Singh
Là cháu một người Pakistan nhập cư vào Ấn Độ từ năm 1960, hiện nay Malvinder Mohan Singh là ông chủ tập đoàn dược phẩm hàng đầu Ấn Độ Rambaxy sử dụng đến 9.000 nhân công tại 24 quốc gia trên thế giới.
Năm 2004, Rambaxy tiến hành mua lại chi nhánh Tập đoàn dược phẩm Rhône – Poulenc, Aventis tại Ấn Độ để làm cơ sở thâm nhập vào thị trường châu Âu và châu Á. Mục tiêu của Mohan Singh là đưa Rambaxy trở thành 1 trong 5 tập đoàn sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới vào năm 2012.
9/ TaTa – thương hiệu Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới
“Chúng ta đang sống trong một thế giới không biên giới. Tôi hy vọng sẽ phát triển TaTa thành một tập đoàn đa quốc gia” – đó là tuyên bố của Ratan Tata, ông chủ Tập đoàn Tata, tại lễ ký kết hợp tác sản xuất ô tô giữa Tata và Tập đoàn Fiat của Ý vào tháng 10/2005.
Hiện nay, Tata được đánh giá là một trong những tập đoàn kinh tế lớn ở châu Á với doanh số đạt 11 tỉ USD trong năm 2005. Được thành lapạ vào cuối thế kỷ XIX, lúc đầu, TaTa chuyên kinh doanh vào lĩnh vực sản xuất điện, thép, ôtô, hóa chất, khách sạn hạng sang, viễn thông và công nghệ thông tin.
TCS, công ty con của TaTa , là một trong những công ty tin học hàng đầu ở châu Á. TCS xuất khẩu sản phẩm đến 50 quốc gia trên thế giới và đặt mục tiêu trở thành một trong 10 công ty tin học hàng đầu thế giới vào năm 2010.
Nguồn : VTV
1/ “Vua truyền hình” Li Dongsheng
Năm 2004, Li Dongsheng là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đầu tiên được tạp chí Fortune của Mỹ bình chọn là “chủ doanh nghiệp thành đạt trong năm 2004 của châu Á”. Cũng trong năm này, Tập đoàn điện tử TCL mà Li làm chủ tịch đã tiến hành mua 49% cổ phần của tập đoàn viễn thông hàng đầu nước Pháp là Acatel.
Một năm trước đó, TCL cũng đã mua lại tập đoàn điện tử Thomson của Pháp để lập nên Tập đoàn TCL - Thomson - tập đoàn sản xuất máy thu hình và đầu đĩa DVD lớn nhất thế giới.
Đầu năm 2006, TCL cũng đã liên doanh với Tập đoàn De Longhi của Ý để sản xuất máy điều hòa nhiệt độ phục vụ cho thị trường Trung Quốc và sau đó sẽ chiếm lĩnh thị trường châu Á, một phần thị trường châu Âu vào năm 2008.
2/ Tỉ phú Al-Walid Talal
Là cháu vua Fahd của Arab Saudi, ông hoàng Al-Walid sở hữu gia sản trị giá 23,7 tỉ USD. Trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes, Al-Walid đứng ở vị trí thứ 5.
Cho dù đang nắm giữ 4% cổ phần của Tập đoàn viễn thông Citygroup, 17,3% cổ phần của công viên giải trí Disneyland – Paris, 1% cổ phần giải trí của Tập đoàn truyền thông AOL Time Warner, Hewlett-Packard, Motorola, Kodak nhưng các thương vụ thành công nhất của ông hoàng Al-Walid là nhắm vào các khách sạn hạng sang.
Ông hoàng Arab hiện đang sở hữu 22% cổ phần của tập đoàn khách sạn và khu nghỉ mát nổi tiếng Four Seasons, là chủ của khách sạn Savoy ở Luân Đôn và khách sạn Georgea V ở Paris, vừa được bình chọn là khách sạn tốt nhất thế giới năm 2005.
Mục tiêu sắp đến của ông hoàng là mua lại hay xây dựng các khách sạn sang trọng ở Roma (Italy), Barcelona (Tây Ban Nha), NewYork, Chicago, LosAngeles (Mỹ), Thượng Hải, Bắc Kinh, Hong Kong (Trung Quốc), Bombay, Dehli (Ấn Độ), Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất).
3/ “Nga hoàng của khí đốt” Alexey Miller
Với việc nuốt chửng Centrica, công ty phân phối khí đốt lớn nhất nước Anh vào tháng 2/2006, Alexey Miller, chủ tịch tập đoàn khí đốt lớn nhất thế giới Gazprom của Nga, không giấu giếm tham vọng đưa Gazprom trở thành nhà cung cấp khí đốt hàng đầu châu Âu, nhất là các quốc gia Tây Âu vào năm 2015.
4/ Carlos Slim Helú - cha con đều là tỉ phú
Năm 2005, doanh nhân người Mexico Carlos Slim Helú, 65 tuổi, đã được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong 5 người giàu nhất thế giới với gia sản lên đến 23,8 tỉ USD.
Đế chế của Carlos Slim Helú bao gồm các công ty bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất điện, siêu thị và truyền thông. Dự đoán được sự bùng nổ của thị trường điện thoại di động ở Nam Mỹ, vào tháng 7/2005, Carlos Slim đã thành lập America Movil, tập đoàn viễn thông lớn nhất khu vực Mỹ Latinh với 48 triệu thuê bao ở Mexico, Guatemala, Honduras, Venezuela, Columbia, Argentina và giao cho con trai, cũng là một tỉ phú trẻ, Patrick Slim Domit, 37 tuổi quản lý.
5/ “Vua tiền” Li Ka–shing
Ngày 20/1/2005, tỉ phú người Hong Kong, Li Ka-shing, đã được Tổng thống Jacques Chirac của Pháp trao tặng huân chương danh dự bội tinh vì sự đóng góp to lớn của ông trong việc tổ chức thành công năm nước Pháp tại Trung Quốc.
Từ một cậu bé chuyên bán dạo đồng hồ và hoa giả, Li Ka-shing với tài kinh doanh siêu đẳng đã trở thành người giàu nhất châu Á với tài sản lên tới 13 tỉ USD.
Vua tiền hiện đang trị vì một đế chế có 180.000 công nhân làm việc trong các doanh nghiệp vận tải tàu biển, sản xuất dụng cụ thể thao, xây dựng, siêu thị, truyền thông và viễn thông tại 40 quốc gia trên thế giới.
6/ “Vua thép” Lakshmi Mittal
Năm nay 56 tuổi, tỉ phú người Ấn Độ Lakshmi Mittal hiện đang sở hữu một tài sản lên đến 25 tỉ USD. Tạp chí Forbes của Mỹ đã xếp vua thép vào vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh. Số tài sản này hoàn toàn do Mittal kiếm được nhờ nghề kinh doanh thép truyền thống của gia đình.
Năm 2005, Mittal đã bỏ ra 4,5 tỉ USD để mua lại ISG, một tập đoàn sản xuất thép hàng đầu của Mỹ. Với thương vụ này, Tập đoàn Mittal Steel của Lakshmi Mittal trở thành tập đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới với lượng thép sản xuất hàng năm đạt đến 70 triệu tấn, chiếm 6% thị trường thép thế giới.
7/ Bill Gates của Ấn Độ Azim Hasham Premji
Từ một xí nghiệp điện tử nhỏ của gia đình ở Bombay, Azim Hasham Premji, 69 tuổi, đã phát triển thành Tập đoàn tin học Wipro, được xếp vào danh sách 10 tập đoàn tin học hàng đầu thế giới hiện nay vào năm 2005.
Hiện nay, Azim nắm 83% cổ phần của tập đoàn Wipro và là người giàu đứng thứ 38 trên thế giới. Năm 2000, Azim là chiếm lĩnh thị trường công nghệ thông tin châu Á và châu Âu vào năm 2008.
8/ “Vua dược phầm châu Á” Malvinder Mohan Singh
Là cháu một người Pakistan nhập cư vào Ấn Độ từ năm 1960, hiện nay Malvinder Mohan Singh là ông chủ tập đoàn dược phẩm hàng đầu Ấn Độ Rambaxy sử dụng đến 9.000 nhân công tại 24 quốc gia trên thế giới.
Năm 2004, Rambaxy tiến hành mua lại chi nhánh Tập đoàn dược phẩm Rhône – Poulenc, Aventis tại Ấn Độ để làm cơ sở thâm nhập vào thị trường châu Âu và châu Á. Mục tiêu của Mohan Singh là đưa Rambaxy trở thành 1 trong 5 tập đoàn sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới vào năm 2012.
9/ TaTa – thương hiệu Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới
“Chúng ta đang sống trong một thế giới không biên giới. Tôi hy vọng sẽ phát triển TaTa thành một tập đoàn đa quốc gia” – đó là tuyên bố của Ratan Tata, ông chủ Tập đoàn Tata, tại lễ ký kết hợp tác sản xuất ô tô giữa Tata và Tập đoàn Fiat của Ý vào tháng 10/2005.
Hiện nay, Tata được đánh giá là một trong những tập đoàn kinh tế lớn ở châu Á với doanh số đạt 11 tỉ USD trong năm 2005. Được thành lapạ vào cuối thế kỷ XIX, lúc đầu, TaTa chuyên kinh doanh vào lĩnh vực sản xuất điện, thép, ôtô, hóa chất, khách sạn hạng sang, viễn thông và công nghệ thông tin.
TCS, công ty con của TaTa , là một trong những công ty tin học hàng đầu ở châu Á. TCS xuất khẩu sản phẩm đến 50 quốc gia trên thế giới và đặt mục tiêu trở thành một trong 10 công ty tin học hàng đầu thế giới vào năm 2010.
Nguồn : VTV