Paul Allen: Ngày ấy và bây giờ
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Bill Gates và vợ Melinda mới xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time như là những nhân vật tiêu biểu của năm. Gates đã sáng lập Microsoft cùng với một nhân vật nữa mà về sau cũng trở thành tỷ phú nhưng ông này không xuất hiện thường xuyên trên Time.
Không như Gates với gương mặt quen thuộc sánh ngang với Tiger Woods hay Tom Cruise, người đồng sáng lập kia có thể ung dung dạo phố mà không sợ bị các thợ săn ảnh quấy rầy. Thực ra thì ông cũng sẽ bị “làm phiền’ đôi chút đấy, nếu như ông xuất hiện tại một hội nghị liên quan đến máy tính.
Đó là Paul Allen, hiện sở hữu tài sản giá trị 21 tỷ USD, lớn hơn cả Rupert Murdoch, ông chủ của nhiều tờ báo lớn, và trùm truyền thông người Australia Kerry Packer cộng lại. Ông đang là người giàu thứ 3 tại Mỹ (nhà đầu tư Warren Buffett đã chen chân vào giữa Allen và bạn ông, Bill Gates, trong số những tỷ phú của nước này).
Năm 14 tuổi, Allen gặp Gates tại trường Lakewood ở Seatle lúc đó mới 12 tuổi và chia sẻ niềm đam mê với máy tính. Khi Allen làm việc cho hãng Honeywell còn Gates học tại Harvard, cả hai quyết định thành lập công ty Micro-soft và chính thức tiến vào thế giới "vi tính". Nhờ phần mềm sáng tạo, một số vụ trao đổi khôn ngoan và hợp đồng "nghìn năm có một" với IBM cộng thêm tính quyết đoán, cả hai đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình.
Microsoft bắt đầu thống thị hệ điều hành PC với MS-DOS (Allen vẫn đùa rằng ông đáng bị chê trách khi thêm dấu chéo ngược sau các lệnh DOS) và tiếp đó là "càn quét" thế giới với Windows.
Gates và sự ra đời của Microsoft đã được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần nhưng Allen không mấy khi đóng vai trò nổi bật trong những câu chuyện đó. Có lẽ Allen không thực có ảnh hưởng như Gates ngay từ những ngày đầu do ông quá hiền hòa. Trong cuốn Hard Drive, tác giả James Wallace và Jim Erickson khẳng định Allen là người dễ chịu, kiên nhẫn. Trong khi Gates có phần "nóng tính và tham công tiếc việc", Allen vẫn có một cuộc sống riêng ngoài công việc. Ông quan tâm đến công nghệ, yêu nhạc rock và tiểu thuyết khoa học.
Năm 1983, khi đang đi công tác Paris, Allen cảm thấy mệt mỏi và rời phòng họp sớm. Ông bay về Seattle và phát hiện mình bị ung thư. Allen đã qua khỏi, tuy nhiên từ đó, mọi thứ đã thay đổi. Ông rời Microsoft nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ cổ phiếu lớn trong công ty.
Khi Microsoft chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 1985, Allen nắm trong tay 28% cổ phần với giá trị 150 triệu USD còn Gates là 49%. Chỉ trong một năm, giá cổ phiếu tăng mạnh và Gates trở thành tỷ phú còn theo Allen cũng sát Chủ tịch hãng phần mềm trong danh sách những người giàu nhất của Forbes. Allen sau đó đã bán dần cổ phiếu nhưng hiện vẫn còn hơn 3 tỷ USD trong Microsoft.
Allen sống cùng mẹ, chị gái và chưa lấy vợ tuy đã có quan hệ thân thiết với cựu hoa hậu Mỹ và tay vợt Monica Seles. Ông là một trong những người hảo tâm nhất nước Mỹ khi đóng góp 800 triệu USD dù vẫn chỉ là "giọt nước" nếu so sánh với 29 tỷ USD Gates bỏ ra để thành lập hội từ thiện riêng. Có lẽ do từng mắc bệnh ung thư nên Allen xây dựng viện khoa học nghiên cứu não mang tên ông tại Seattle (Allen Institute for Brain Science).
Với số tài sản quá lớn, Allen trở thành nhà sưu tập với nhiều xe hơi tốc độ cao, máy bay, một chiếc thuyền riêng được cho là lớn nhất thế giới và một phòng thu. Ấn tượng nhất phải kể đến danh sách những kỷ vật của Jimi Hendrix, tay guitar huyền thoại cũng sinh ra tại Seattle: các bản nhạc, quần áo trình diễn, đàn (kể cả nguyên vẹn hay đã vỡ nát)... Ông cũng thu thập một số thứ liên quan đến danh ca Bob Dylan, hàng loạt cây guitar điện thời "sơ khai" và một bộ sưu tập nhỏ về nhạc pop hiện đại như bộ áo liền quần màu đỏ của Britney Spears.
Trong vài tháng tới, Allen sẽ lần đầu tiên ra mắt “công trình” của ông, được đồn là đáng giá hàng trăm triệu USD. Trong đó, ông có một bộ súng laser xuất hiện trong các phim viễn tưởng, thanh kiếm của Darth Vader và chiếc áo từ những năm 60 của truyền trưởng Kirk cùng chiếc ghế trong loạt phim truyền hình Star Trek.
Trong vai trò là một nhà kinh doanh, Allen chứng tỏ mình không phải là Bill Gates. Ông đã mất tiền tỷ vào hãng truyền hình cáp Charter Communications và nhà cung cấp dịch vụ Internet RCN cũng như theo đuổi những ý tưởng riêng. Năm ngoái, tạp chí BusinessWeek ước tính ông đã lỗ 12 tỷ USD trong vòng 5 năm. Rất nhiều dự định về công nghệ của ông không đi đến đâu, đôi lúc là do ông vượt trước thời đại quá sớm. Dù vậy, ông cũng có những quyết định đáng khâm phục. Ông đã đầu tư từ rất sớm vào AOL và là một trong những người đầu tiên hậu thuẫn cho xưởng phim Dreamwork, hãng sản xuất phim Shrek. Đầu những năm 90, Seattle công bố kế hoạch mang tên Commons nhằm xây dựng một công viên trải dài từ khu thương mại đến Lake Union. Allen đã lập tức bỏ ra 20 triệu USD để mua 4 hecta đất ở đây. Tuy nhiên, dự án đã hai lần bị từ chối đầu tư vào năm 1995 và 1996. Allen quyết định tự phát triển khu vực và tiếp tục mua 24 hecta đất với giá 200 triệu USD. Ông dự định biến nó thành trung tâm công nghệ sinh học với một công viên ven hồ. Tuy thuộc về Allen, hội đồng thành phố luôn ủng hộ dự án và hứa hẹn sẽ đầu tư một khoản tiền lớn cho công viên và đường xá.
Khi được hỏi về sự hào phóng với thành phố Seattle, ông nói đơn giản: "Mục đích của tất cả những hành động này chỉ là để độc lập về mặt tài chính". Còn Christine Lea, một cư dân ở thành phố, cho biết. "Người ta thường nhắc tới ông khi kể về những ngày đầu của Microsoft. Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Ông giờ chỉ là một 'cậu bé' thích đồ chơi".
Tiểu sử :
Sinh: 21/1/1953 tại Seattle (Mỹ)
Tình trạng hôn nhân: Độc thân
Giá trị tài sản: 21 tỷ USD, hiện giàu thứ 7 thế giới, theo Forbes.
1975: Đồng sáng lập Microsoft
1983: Mắc bệnh ung thư và rời Microsoft
1985: Thành lập Asymetrix
1987: Thành lập Hội từ thiện Paul G.Allen Family
1987: Thành lập Vulcan Ventures, hiện nay là Vulcan
2000: Rút khỏi ban quản trị của Microsoft
Sở thích: chơi rock guitar, thể thao, đặc biệt là bóng rổ, thiên văn học
Hải Nguyên (theo The Seattle Times)
Nguồn : bwportal
Không như Gates với gương mặt quen thuộc sánh ngang với Tiger Woods hay Tom Cruise, người đồng sáng lập kia có thể ung dung dạo phố mà không sợ bị các thợ săn ảnh quấy rầy. Thực ra thì ông cũng sẽ bị “làm phiền’ đôi chút đấy, nếu như ông xuất hiện tại một hội nghị liên quan đến máy tính.
Đó là Paul Allen, hiện sở hữu tài sản giá trị 21 tỷ USD, lớn hơn cả Rupert Murdoch, ông chủ của nhiều tờ báo lớn, và trùm truyền thông người Australia Kerry Packer cộng lại. Ông đang là người giàu thứ 3 tại Mỹ (nhà đầu tư Warren Buffett đã chen chân vào giữa Allen và bạn ông, Bill Gates, trong số những tỷ phú của nước này).
Năm 14 tuổi, Allen gặp Gates tại trường Lakewood ở Seatle lúc đó mới 12 tuổi và chia sẻ niềm đam mê với máy tính. Khi Allen làm việc cho hãng Honeywell còn Gates học tại Harvard, cả hai quyết định thành lập công ty Micro-soft và chính thức tiến vào thế giới "vi tính". Nhờ phần mềm sáng tạo, một số vụ trao đổi khôn ngoan và hợp đồng "nghìn năm có một" với IBM cộng thêm tính quyết đoán, cả hai đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình.
Microsoft bắt đầu thống thị hệ điều hành PC với MS-DOS (Allen vẫn đùa rằng ông đáng bị chê trách khi thêm dấu chéo ngược sau các lệnh DOS) và tiếp đó là "càn quét" thế giới với Windows.
Gates và sự ra đời của Microsoft đã được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần nhưng Allen không mấy khi đóng vai trò nổi bật trong những câu chuyện đó. Có lẽ Allen không thực có ảnh hưởng như Gates ngay từ những ngày đầu do ông quá hiền hòa. Trong cuốn Hard Drive, tác giả James Wallace và Jim Erickson khẳng định Allen là người dễ chịu, kiên nhẫn. Trong khi Gates có phần "nóng tính và tham công tiếc việc", Allen vẫn có một cuộc sống riêng ngoài công việc. Ông quan tâm đến công nghệ, yêu nhạc rock và tiểu thuyết khoa học.
Năm 1983, khi đang đi công tác Paris, Allen cảm thấy mệt mỏi và rời phòng họp sớm. Ông bay về Seattle và phát hiện mình bị ung thư. Allen đã qua khỏi, tuy nhiên từ đó, mọi thứ đã thay đổi. Ông rời Microsoft nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ cổ phiếu lớn trong công ty.
Khi Microsoft chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 1985, Allen nắm trong tay 28% cổ phần với giá trị 150 triệu USD còn Gates là 49%. Chỉ trong một năm, giá cổ phiếu tăng mạnh và Gates trở thành tỷ phú còn theo Allen cũng sát Chủ tịch hãng phần mềm trong danh sách những người giàu nhất của Forbes. Allen sau đó đã bán dần cổ phiếu nhưng hiện vẫn còn hơn 3 tỷ USD trong Microsoft.
Allen sống cùng mẹ, chị gái và chưa lấy vợ tuy đã có quan hệ thân thiết với cựu hoa hậu Mỹ và tay vợt Monica Seles. Ông là một trong những người hảo tâm nhất nước Mỹ khi đóng góp 800 triệu USD dù vẫn chỉ là "giọt nước" nếu so sánh với 29 tỷ USD Gates bỏ ra để thành lập hội từ thiện riêng. Có lẽ do từng mắc bệnh ung thư nên Allen xây dựng viện khoa học nghiên cứu não mang tên ông tại Seattle (Allen Institute for Brain Science).
Với số tài sản quá lớn, Allen trở thành nhà sưu tập với nhiều xe hơi tốc độ cao, máy bay, một chiếc thuyền riêng được cho là lớn nhất thế giới và một phòng thu. Ấn tượng nhất phải kể đến danh sách những kỷ vật của Jimi Hendrix, tay guitar huyền thoại cũng sinh ra tại Seattle: các bản nhạc, quần áo trình diễn, đàn (kể cả nguyên vẹn hay đã vỡ nát)... Ông cũng thu thập một số thứ liên quan đến danh ca Bob Dylan, hàng loạt cây guitar điện thời "sơ khai" và một bộ sưu tập nhỏ về nhạc pop hiện đại như bộ áo liền quần màu đỏ của Britney Spears.
Trong vài tháng tới, Allen sẽ lần đầu tiên ra mắt “công trình” của ông, được đồn là đáng giá hàng trăm triệu USD. Trong đó, ông có một bộ súng laser xuất hiện trong các phim viễn tưởng, thanh kiếm của Darth Vader và chiếc áo từ những năm 60 của truyền trưởng Kirk cùng chiếc ghế trong loạt phim truyền hình Star Trek.
Trong vai trò là một nhà kinh doanh, Allen chứng tỏ mình không phải là Bill Gates. Ông đã mất tiền tỷ vào hãng truyền hình cáp Charter Communications và nhà cung cấp dịch vụ Internet RCN cũng như theo đuổi những ý tưởng riêng. Năm ngoái, tạp chí BusinessWeek ước tính ông đã lỗ 12 tỷ USD trong vòng 5 năm. Rất nhiều dự định về công nghệ của ông không đi đến đâu, đôi lúc là do ông vượt trước thời đại quá sớm. Dù vậy, ông cũng có những quyết định đáng khâm phục. Ông đã đầu tư từ rất sớm vào AOL và là một trong những người đầu tiên hậu thuẫn cho xưởng phim Dreamwork, hãng sản xuất phim Shrek. Đầu những năm 90, Seattle công bố kế hoạch mang tên Commons nhằm xây dựng một công viên trải dài từ khu thương mại đến Lake Union. Allen đã lập tức bỏ ra 20 triệu USD để mua 4 hecta đất ở đây. Tuy nhiên, dự án đã hai lần bị từ chối đầu tư vào năm 1995 và 1996. Allen quyết định tự phát triển khu vực và tiếp tục mua 24 hecta đất với giá 200 triệu USD. Ông dự định biến nó thành trung tâm công nghệ sinh học với một công viên ven hồ. Tuy thuộc về Allen, hội đồng thành phố luôn ủng hộ dự án và hứa hẹn sẽ đầu tư một khoản tiền lớn cho công viên và đường xá.
Khi được hỏi về sự hào phóng với thành phố Seattle, ông nói đơn giản: "Mục đích của tất cả những hành động này chỉ là để độc lập về mặt tài chính". Còn Christine Lea, một cư dân ở thành phố, cho biết. "Người ta thường nhắc tới ông khi kể về những ngày đầu của Microsoft. Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Ông giờ chỉ là một 'cậu bé' thích đồ chơi".
Tiểu sử :
Sinh: 21/1/1953 tại Seattle (Mỹ)
Tình trạng hôn nhân: Độc thân
Giá trị tài sản: 21 tỷ USD, hiện giàu thứ 7 thế giới, theo Forbes.
1975: Đồng sáng lập Microsoft
1983: Mắc bệnh ung thư và rời Microsoft
1985: Thành lập Asymetrix
1987: Thành lập Hội từ thiện Paul G.Allen Family
1987: Thành lập Vulcan Ventures, hiện nay là Vulcan
2000: Rút khỏi ban quản trị của Microsoft
Sở thích: chơi rock guitar, thể thao, đặc biệt là bóng rổ, thiên văn học
Hải Nguyên (theo The Seattle Times)
Nguồn : bwportal