Stelios Haji Ioannou, “mọi thứ đều rất đơn giản”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sơn màu cam nổi bật trên thân tàu sắt màu trắng là hàng chữ “hai đĩa thịt bò bít-tết với khoai tây chiên hay một chuyến bay”. Với khẩu hiệu quảng cáo này, hãng hàng không giá vé rẻ EasyJet của Anh đã cho thấy các chuyến bay khởi hành từ Paris đi London của hãng sẽ có giá khá rẻ. Nếu không nói ra thì chắc hẳn ít người biết rằng thực tế giá vé cho chuyến bay này của EasyJet chỉ là 27,5 euro.
Chào mời các dịch vụ giá rẻ hấp dẫn, Stelios Haji-Ioannou, ông chủ hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của châu Âu, đang mở rộng sự nghiệp kinh doanh của mình với những kế hoạch đầy tham vọng. Ngày nay, nhắc đến Stelios là mọi người đều biết đến một nhà lãnh đạo tài ba của tập đoàn EasyGroup hùng mạnh bậc nhất châu Âu với khẩu hiệu quen thuộc "EasyEverything" (mọi thứ đều rất đơn giản).
Khởi đầu bằng EasyJet
Năm 1995 khi mới 28 tuổi, Stelios đã quyết định thành lập hãng hàng không giá rẻ EasyJet từ 5 triệu bảng Anh vay mượn của người cha là một tỷ phú ngành tàu biển người Hy Lạp. Sau 9 năm hoạt động, hiện nay EasyJet được xem là một trong những hãng hàng không hàng đầu châu Âu với hơn 70 máy bay và doanh thu 932 triệu bảng Anh năm 2003, tăng gần 70% so với năm 2002.
Ngày nay, các hãng hàng không giá rẻ đang tự cảm thấy bức bách trong cuộc chiến giá cả, đặc biệt khi hiện nay chi phí nhiên liệu máy bay liên tục leo thang. Trong một vài năm gần đây, hơn 20 hãng hàng không giá rẻ ở châu Âu phải ngừng hoạt động, hoặc thậm chí không có nổi một chuyến bay nào. Tuy nhiên, dường như thị trường hàng không giá rẻ vẫn có sức hút đặc biệt. Hồi tháng 3, Chủ tịch Hội đồng quản trị hãng Ryanair - Michael OLeary tiên đoán, năm nay sẽ có nhiều hãng hàng không giá rẻ quy mô nhỏ mới "ra lò" tham gia vào cuộc chiến về giá cả - một cuộc chiến được coi là "huynh đệ tương tàn". Sở dĩ như vậy là do họ nhận thấy thành công của Easyjet với Stelios quá ấn tượng, nhưng hiện giờ thì mọi việc có phần khó khăn hơn, do chi phí nhiên liệu leo thang và thế thượng phong trong cuộc chiến giảm giá này vì vậy sẽ thuộc về các hãng "tai to mặt lớn". Và dường như Stelios sẽ sử dụng thế mạnh tài chính của mình để gây khó dễ cho những hãng giá rẻ.
Tiếp đến với EasyBus và EasyCruise
Từ thành công của EasyJet, Stelios đã mở rộng mô hình dịch vụ giá rẻ sang các lĩnh vực giao thông khác như đường thủy, đường bộ và cả khách sạn. Vào mùa hè tới, tàu du lịch EasyCruise của Stelios sẽ hoạt động với giá 29 bảng Anh một đêm trong căn phòng khoảng 30 mét vuông, dĩ nhiên không có phần cung cấp thực phẩm miễn phí hay giải trí trên tàu.
Đội xe EasyBus cũng sẽ "xuất bến" có giá vé từ Luân Đôn đến Birmingham chỉ 1 bảng Anh và hy vọng sẽ trở thành một EasyJet trên đường phố. Cũng trong năm nay, khách sạn EasyHotel sẽ ra đời tại Luân Đôn với giá chỉ 5 bảng Anh/ đêm trong căn phòng đơn giản không trang bị ti-vi, điện thoại. Ngoài ra, Stelios còn ấp ủ dự án EasyTelecom nhằm cung cấp dịch vụ điện thoại di động giá rẻ.
Và EasyMusic cũng là một thế mạnh
Một dịch vụ nhạc số cho phép người sử dụng tải nhạc hoàn toàn miễn phí, ngoài ra còn có thể trao đổi file với nhau thoải mái vừa được EasyGroup của Stelios công bố kế hoạch triển khai.
Stelios cho biết dịch vụ "EasyMusic’’ sẽ áp dụng các nguyên tắc của quy chế “Copyleft’’, một hình thức chơi chữ đối lập với Copyright (bản quyền). Theo Copyleft, người sử dụng sẽ không phải mua bản quyền âm nhạc đối với các ca khúc và có thể tải nhạc miễn phí, cũng như trao đổi chúng với người khác một cách thoải mái.
Stelios cũng nhấn mạnh rằng hoạt động miễn phí của EasyMussic chỉ áp dụng cho những ca khúc không rõ người sáng tác, hoặc những nghệ sĩ chưa nổi danh mong muốn ca khúc của mình được phổ biến đến công chúng. Đây là một cách khá hiệu quả để thu hút người sử dụng đến với dịch vụ, trước khi EasyMussic có thể kinh doanh bằng các quảng cáo trực tuyến hoặc các bài hát thu phí bản quyền.
Âm nhạc trực tuyến nên được miễn phí, Stelios nói, đồng thời nhấn mạnh rằng những ai đang mong ước trở thành một ngôi sao nhạc pop đáng ra không phải trả tiền đăng ký bản quyền cho những ca khúc chưa nổi tiếng của mình. Tại sao lại phải bỏ cả đống tiền cho các luật sư và cơ quan đăng ký bản quyền, khi vẫn chưa biết liệu tác phẩm của mình có đáng giá từng đó không?’’.
Tất nhiên, những người sử dụng nào muốn tải nhạc của các nghệ sĩ danh tiếng trên EasyMussic thì sẽ phải chấp nhận trả tiền. Việc kết hợp miễn phí và có phí của dịch vụ này là một hình thức thu hút khách hàng không mới, nhưng vẫn hiệu quả. Khi đã quen thuộc với những món hàng miễn phí, việc tiếp cận những ca khúc trả tiền tới những fan yêu nhạc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Những ý tưởng kinh doanh táo bạo của Stelios không phải lúc nào cũng nhận được sự tán đồng. Chris Voss, giảng viên Trường Kinh doanh Luân Đôn nhận xét, Stelios đang ứng dụng mô hình đặc trưng riêng biệt trong kinh doanh, nên rất dễ đổ vỡ. Khách hàng chưa sẵn sàng làm quen với các dịch vụ kiểu mới này. Nhiều người cho rằng Stelios thành công trong mô hình hàng không giá rẻ nhưng không dễ đạt được kết quả như mong muốn trong việc xây dựng EasyHotel bởi đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Nhưng theo Stelios, thực tế thế giới đang có khuynh hướng "EasyEverything" và Stelios rất tự tin thực hiện những dự án kinh doanh giá rẻ của mình.
(Tổng hợp từ Newsweek)
Chào mời các dịch vụ giá rẻ hấp dẫn, Stelios Haji-Ioannou, ông chủ hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của châu Âu, đang mở rộng sự nghiệp kinh doanh của mình với những kế hoạch đầy tham vọng. Ngày nay, nhắc đến Stelios là mọi người đều biết đến một nhà lãnh đạo tài ba của tập đoàn EasyGroup hùng mạnh bậc nhất châu Âu với khẩu hiệu quen thuộc "EasyEverything" (mọi thứ đều rất đơn giản).
Khởi đầu bằng EasyJet
Năm 1995 khi mới 28 tuổi, Stelios đã quyết định thành lập hãng hàng không giá rẻ EasyJet từ 5 triệu bảng Anh vay mượn của người cha là một tỷ phú ngành tàu biển người Hy Lạp. Sau 9 năm hoạt động, hiện nay EasyJet được xem là một trong những hãng hàng không hàng đầu châu Âu với hơn 70 máy bay và doanh thu 932 triệu bảng Anh năm 2003, tăng gần 70% so với năm 2002.
Ngày nay, các hãng hàng không giá rẻ đang tự cảm thấy bức bách trong cuộc chiến giá cả, đặc biệt khi hiện nay chi phí nhiên liệu máy bay liên tục leo thang. Trong một vài năm gần đây, hơn 20 hãng hàng không giá rẻ ở châu Âu phải ngừng hoạt động, hoặc thậm chí không có nổi một chuyến bay nào. Tuy nhiên, dường như thị trường hàng không giá rẻ vẫn có sức hút đặc biệt. Hồi tháng 3, Chủ tịch Hội đồng quản trị hãng Ryanair - Michael OLeary tiên đoán, năm nay sẽ có nhiều hãng hàng không giá rẻ quy mô nhỏ mới "ra lò" tham gia vào cuộc chiến về giá cả - một cuộc chiến được coi là "huynh đệ tương tàn". Sở dĩ như vậy là do họ nhận thấy thành công của Easyjet với Stelios quá ấn tượng, nhưng hiện giờ thì mọi việc có phần khó khăn hơn, do chi phí nhiên liệu leo thang và thế thượng phong trong cuộc chiến giảm giá này vì vậy sẽ thuộc về các hãng "tai to mặt lớn". Và dường như Stelios sẽ sử dụng thế mạnh tài chính của mình để gây khó dễ cho những hãng giá rẻ.
Tiếp đến với EasyBus và EasyCruise
Từ thành công của EasyJet, Stelios đã mở rộng mô hình dịch vụ giá rẻ sang các lĩnh vực giao thông khác như đường thủy, đường bộ và cả khách sạn. Vào mùa hè tới, tàu du lịch EasyCruise của Stelios sẽ hoạt động với giá 29 bảng Anh một đêm trong căn phòng khoảng 30 mét vuông, dĩ nhiên không có phần cung cấp thực phẩm miễn phí hay giải trí trên tàu.
Đội xe EasyBus cũng sẽ "xuất bến" có giá vé từ Luân Đôn đến Birmingham chỉ 1 bảng Anh và hy vọng sẽ trở thành một EasyJet trên đường phố. Cũng trong năm nay, khách sạn EasyHotel sẽ ra đời tại Luân Đôn với giá chỉ 5 bảng Anh/ đêm trong căn phòng đơn giản không trang bị ti-vi, điện thoại. Ngoài ra, Stelios còn ấp ủ dự án EasyTelecom nhằm cung cấp dịch vụ điện thoại di động giá rẻ.
Và EasyMusic cũng là một thế mạnh
Một dịch vụ nhạc số cho phép người sử dụng tải nhạc hoàn toàn miễn phí, ngoài ra còn có thể trao đổi file với nhau thoải mái vừa được EasyGroup của Stelios công bố kế hoạch triển khai.
Stelios cho biết dịch vụ "EasyMusic’’ sẽ áp dụng các nguyên tắc của quy chế “Copyleft’’, một hình thức chơi chữ đối lập với Copyright (bản quyền). Theo Copyleft, người sử dụng sẽ không phải mua bản quyền âm nhạc đối với các ca khúc và có thể tải nhạc miễn phí, cũng như trao đổi chúng với người khác một cách thoải mái.
Stelios cũng nhấn mạnh rằng hoạt động miễn phí của EasyMussic chỉ áp dụng cho những ca khúc không rõ người sáng tác, hoặc những nghệ sĩ chưa nổi danh mong muốn ca khúc của mình được phổ biến đến công chúng. Đây là một cách khá hiệu quả để thu hút người sử dụng đến với dịch vụ, trước khi EasyMussic có thể kinh doanh bằng các quảng cáo trực tuyến hoặc các bài hát thu phí bản quyền.
Âm nhạc trực tuyến nên được miễn phí, Stelios nói, đồng thời nhấn mạnh rằng những ai đang mong ước trở thành một ngôi sao nhạc pop đáng ra không phải trả tiền đăng ký bản quyền cho những ca khúc chưa nổi tiếng của mình. Tại sao lại phải bỏ cả đống tiền cho các luật sư và cơ quan đăng ký bản quyền, khi vẫn chưa biết liệu tác phẩm của mình có đáng giá từng đó không?’’.
Tất nhiên, những người sử dụng nào muốn tải nhạc của các nghệ sĩ danh tiếng trên EasyMussic thì sẽ phải chấp nhận trả tiền. Việc kết hợp miễn phí và có phí của dịch vụ này là một hình thức thu hút khách hàng không mới, nhưng vẫn hiệu quả. Khi đã quen thuộc với những món hàng miễn phí, việc tiếp cận những ca khúc trả tiền tới những fan yêu nhạc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Những ý tưởng kinh doanh táo bạo của Stelios không phải lúc nào cũng nhận được sự tán đồng. Chris Voss, giảng viên Trường Kinh doanh Luân Đôn nhận xét, Stelios đang ứng dụng mô hình đặc trưng riêng biệt trong kinh doanh, nên rất dễ đổ vỡ. Khách hàng chưa sẵn sàng làm quen với các dịch vụ kiểu mới này. Nhiều người cho rằng Stelios thành công trong mô hình hàng không giá rẻ nhưng không dễ đạt được kết quả như mong muốn trong việc xây dựng EasyHotel bởi đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Nhưng theo Stelios, thực tế thế giới đang có khuynh hướng "EasyEverything" và Stelios rất tự tin thực hiện những dự án kinh doanh giá rẻ của mình.
(Tổng hợp từ Newsweek)