Levi Strauss, ông tổ của chiếc quần Jeans
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Năm ngoái, tại Mỹ, hãng Levi Strauss đã kỷ niệm 150 năm ngày ra đời của mình với niềm tự hào rằng hãng là nơi sản sinh ra biểu tượng đích thực của nước Mỹ: Những chiếc quần Jean Levi’s. Và người tạo nên danh tiếng quần Jean của hãng như ngày hôm nay chính là Levi Strauss.
Cách đây 150 năm, vào năm 1853, chàng thanh niên 24 tuổi Levi Strauss đặt chân lên San Fransico khi thành phố đang trong “cơn sốt tìm vàng” nổi tiếng trong lịch sử nước Mỹ và bắt đầu công việc kinh doanh các sản phẩm vải len dạ.
Phát minh ra quần Jean
Trong số các khách hàng của Levi có một người khách đến từ Nevada là Jacob David, cũng là một thợ cắt may quần áo. Jacob có một khách hàng với công việc thường xuyên làm cho quần mình bị rách toạc và người vợ của vị khách hàng đã nhờ Jacob tìm cách giúp cho chống bà giữ được quần nguyên vẹn khi làm việc. Jacob nghĩ tới những chiếc đinh tán bằng kim loại người ta vẫn dùng để tăng độ bền cho các bộ yên ngựa và nẩy ra tưởng đóng những chiếc đinh tương tự vào những vị trí thường bị căng trên chiếc quần như các góc túi và vạt cài. Ý tưởng thành công và Jacob biết rằng mình đã có trong tay một sản phẩm đặc biệt. Tuy nhiên, do không có đủ 68 USD để trả phí đăng ký phát minh, Jacob đã viết thư cho Levi gợi ý cả hai người sẽ cùng đăng ký phát minh này. Levi với tư chất sắc xảo của một doanh nhân đã ngay lập tức nhận ra tiềm năng của sản phẩm mới, ông chấp nhận ý tưởng của Jacob và đưa vào sản xuất lớn mặt hàng này. Năm 1873, tại San Fransisco, Levi và Jacob nhận được bằng phát minh và cùng nhau sản xuất loại quần ống chật (waist overalls) có đinh tán bằng đồng mà ngày nay chúng ta gọi là quần jean xanh. Chỉ sau đó một thời gian ngắn, toàn bộ công nhân lao động ở đây đều mua quần jean để mặc và nhanh chóng truyền tụng về độ bền vô địch của nó.
Levi Strauss, sáng tạo không ngừng
Cùng với thời gian, những chiếc quần jean mang nhãn hiệu Levi ngày càng nổi tiếng. Trong suốt cả thể kỷ 20, uy tín của hãng Levi Strauss với mặt hàng chính hiệu chất lượng tuyệt vời ngày càng được nâng cao.
Năm 1912, Levi Strauss phát minh ra Koveralls, bộ áo liền quần cho trẻ em. Koveralls sau đó cũng nổi tiếng đến mức một nhà máy mới được xây dựng ở Franhford, bang Indiana vào năm 1920 để sản xuất, đánh dấu lần đầu tiên sản phẩm của Levi Strauss được bán trên toàn nước Mỹ.
Khi nhiều công ty khác bắt đầu sản xuất quần jean may bằng vải bông chéo, nhãn hiệu Levi’s cũng tạo ra sự khách biệt cho những chiếc quần jean của mình bằng cách gắn thêm vào túi sau bên phải một miếng nhỏ mầu đỏ sẫm. Cho tới ngày nay, mảnh gán màu đỏ của Levi’s được thừa nhận là biểu tượng để phân biệt quần jean chính hiệu.
Vài thập kỷ sau đó, khi việc chứng thực sản phẩm đã được thừa nhận, Levi Strauss tạo thêm cho nhãn hiệu của mình hình ảnh của một số ban nhạc rock nổi tiếng của những năm 1960 như Jefferson... Trong những năm này, quần jean Levi’s trở thành đồng phục của cả một thế hệ thanh niên và là biểu tượng cho sự nổi loạn của tuổi trẻ ở các nước phương Tây.
Năm 1986, nhãn hiệu Dockers của Levi Strauss giúp tạo ra một chủng loại quần áo mới tại Mỹ, quần kaki đàn ông, rồi trở thành mặt hàng phát triển nhanh nhất trong lịch sử ngành may mặc ở Mỹ. Quần kaki nhãn hiệu No1.US đã làm cầu nối giữa quần jean và những bộ comlê. Ngày nay, sản phẩm mang nhãn hiệu Dockers có bán ở hơn 50 nước trên thế giới.
Tính độc đáo luôn là đặc trưng chính trong triết lý kinh doanh của Levi Strauss. Tinh thần tiên phong được hình thành cùng với phát minh ra quần jean luôn thấm sâu vào các hoạt động của Levi Strauss. Các thế hệ kế nghiệp Levi Strauss năm 2003 đã cho ra đời một dòng quần jean vải bông chéo có nhãn hiệu Levi’s Type 1 (TM) Jean. Dòng sản phẩm này đề cao các đặc điểm khác biệt của quần Jean Levi’s thể hiện ở các đinh tán, miếng gắn màu đỏ và miếng da có hình hai con ngựa cùng những đường may hình cung trên túi quần. Hãng cũng đưa đến cho những khách hàng am tường quần Jean một nhãn hiệu mới là Levi Strauss Signature vào cuối năm 2003.
Levi Strauss, con người của trách nhiệm xã hội
Levi Strauss được biết đến là người bán các sản phẩm chất lượng cao với giá vừa phải, đối xử tốt với những người làm công và có trách nhiệm đối với xã hội. Trong năm đầu tiên, Levi Strauss đã đóng 50 USD (tương đương với 1000 USD ngày nay) cho một trại trẻ mồ côi ở San Fransisco. Tinh thần đó vẫn được tiếp tục cho đến khi ông qua đời vào năm 1932 với việc tài trợ 28 suất học bổng cho trường đại học California trong suốt hơn 50 năm qua. Quỹ Levi đã hỗ trợ đi đầu trong những thay đổi xã hội và đóng góp hàng trăm triệu USD cho các quỹ từ thiện của Mỹ và quốc tế. Trong năm 1982, Levi Strauss là công ty đầu tiên ở Mỹ chống căn bệnh HIV/AIDS ngay từ nơi làm việc và từ đó đến nay vẫn ở vị trí dẫn đầu trong việc chống lại đại dịch HIV/AIDS, đóng góp trên 25 triệu USD cho việc chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh trong 20 năm qua...
Khi Levi qua đời gần một thế kỷ trước, có người viết rằng: “Tên tuổi của Levi có thể không còn được nhắc đến trong cộng đồng doanh nhân nhưng những tính cách của ông thì không bao giờ mất đi”. Lời khen ngợi đó đã sai ở một điểm: Tên tuổi của Levi Strauss vẫn tồn tại mãi và gắn liền với một biểu tượng đích thực nổi tiếng trên thế giới hôm nay.
(Tổng hợp từ Nihon Keizai)
Cách đây 150 năm, vào năm 1853, chàng thanh niên 24 tuổi Levi Strauss đặt chân lên San Fransico khi thành phố đang trong “cơn sốt tìm vàng” nổi tiếng trong lịch sử nước Mỹ và bắt đầu công việc kinh doanh các sản phẩm vải len dạ.
Phát minh ra quần Jean
Trong số các khách hàng của Levi có một người khách đến từ Nevada là Jacob David, cũng là một thợ cắt may quần áo. Jacob có một khách hàng với công việc thường xuyên làm cho quần mình bị rách toạc và người vợ của vị khách hàng đã nhờ Jacob tìm cách giúp cho chống bà giữ được quần nguyên vẹn khi làm việc. Jacob nghĩ tới những chiếc đinh tán bằng kim loại người ta vẫn dùng để tăng độ bền cho các bộ yên ngựa và nẩy ra tưởng đóng những chiếc đinh tương tự vào những vị trí thường bị căng trên chiếc quần như các góc túi và vạt cài. Ý tưởng thành công và Jacob biết rằng mình đã có trong tay một sản phẩm đặc biệt. Tuy nhiên, do không có đủ 68 USD để trả phí đăng ký phát minh, Jacob đã viết thư cho Levi gợi ý cả hai người sẽ cùng đăng ký phát minh này. Levi với tư chất sắc xảo của một doanh nhân đã ngay lập tức nhận ra tiềm năng của sản phẩm mới, ông chấp nhận ý tưởng của Jacob và đưa vào sản xuất lớn mặt hàng này. Năm 1873, tại San Fransisco, Levi và Jacob nhận được bằng phát minh và cùng nhau sản xuất loại quần ống chật (waist overalls) có đinh tán bằng đồng mà ngày nay chúng ta gọi là quần jean xanh. Chỉ sau đó một thời gian ngắn, toàn bộ công nhân lao động ở đây đều mua quần jean để mặc và nhanh chóng truyền tụng về độ bền vô địch của nó.
Levi Strauss, sáng tạo không ngừng
Cùng với thời gian, những chiếc quần jean mang nhãn hiệu Levi ngày càng nổi tiếng. Trong suốt cả thể kỷ 20, uy tín của hãng Levi Strauss với mặt hàng chính hiệu chất lượng tuyệt vời ngày càng được nâng cao.
Năm 1912, Levi Strauss phát minh ra Koveralls, bộ áo liền quần cho trẻ em. Koveralls sau đó cũng nổi tiếng đến mức một nhà máy mới được xây dựng ở Franhford, bang Indiana vào năm 1920 để sản xuất, đánh dấu lần đầu tiên sản phẩm của Levi Strauss được bán trên toàn nước Mỹ.
Khi nhiều công ty khác bắt đầu sản xuất quần jean may bằng vải bông chéo, nhãn hiệu Levi’s cũng tạo ra sự khách biệt cho những chiếc quần jean của mình bằng cách gắn thêm vào túi sau bên phải một miếng nhỏ mầu đỏ sẫm. Cho tới ngày nay, mảnh gán màu đỏ của Levi’s được thừa nhận là biểu tượng để phân biệt quần jean chính hiệu.
Vài thập kỷ sau đó, khi việc chứng thực sản phẩm đã được thừa nhận, Levi Strauss tạo thêm cho nhãn hiệu của mình hình ảnh của một số ban nhạc rock nổi tiếng của những năm 1960 như Jefferson... Trong những năm này, quần jean Levi’s trở thành đồng phục của cả một thế hệ thanh niên và là biểu tượng cho sự nổi loạn của tuổi trẻ ở các nước phương Tây.
Năm 1986, nhãn hiệu Dockers của Levi Strauss giúp tạo ra một chủng loại quần áo mới tại Mỹ, quần kaki đàn ông, rồi trở thành mặt hàng phát triển nhanh nhất trong lịch sử ngành may mặc ở Mỹ. Quần kaki nhãn hiệu No1.US đã làm cầu nối giữa quần jean và những bộ comlê. Ngày nay, sản phẩm mang nhãn hiệu Dockers có bán ở hơn 50 nước trên thế giới.
Tính độc đáo luôn là đặc trưng chính trong triết lý kinh doanh của Levi Strauss. Tinh thần tiên phong được hình thành cùng với phát minh ra quần jean luôn thấm sâu vào các hoạt động của Levi Strauss. Các thế hệ kế nghiệp Levi Strauss năm 2003 đã cho ra đời một dòng quần jean vải bông chéo có nhãn hiệu Levi’s Type 1 (TM) Jean. Dòng sản phẩm này đề cao các đặc điểm khác biệt của quần Jean Levi’s thể hiện ở các đinh tán, miếng gắn màu đỏ và miếng da có hình hai con ngựa cùng những đường may hình cung trên túi quần. Hãng cũng đưa đến cho những khách hàng am tường quần Jean một nhãn hiệu mới là Levi Strauss Signature vào cuối năm 2003.
Levi Strauss, con người của trách nhiệm xã hội
Levi Strauss được biết đến là người bán các sản phẩm chất lượng cao với giá vừa phải, đối xử tốt với những người làm công và có trách nhiệm đối với xã hội. Trong năm đầu tiên, Levi Strauss đã đóng 50 USD (tương đương với 1000 USD ngày nay) cho một trại trẻ mồ côi ở San Fransisco. Tinh thần đó vẫn được tiếp tục cho đến khi ông qua đời vào năm 1932 với việc tài trợ 28 suất học bổng cho trường đại học California trong suốt hơn 50 năm qua. Quỹ Levi đã hỗ trợ đi đầu trong những thay đổi xã hội và đóng góp hàng trăm triệu USD cho các quỹ từ thiện của Mỹ và quốc tế. Trong năm 1982, Levi Strauss là công ty đầu tiên ở Mỹ chống căn bệnh HIV/AIDS ngay từ nơi làm việc và từ đó đến nay vẫn ở vị trí dẫn đầu trong việc chống lại đại dịch HIV/AIDS, đóng góp trên 25 triệu USD cho việc chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh trong 20 năm qua...
Khi Levi qua đời gần một thế kỷ trước, có người viết rằng: “Tên tuổi của Levi có thể không còn được nhắc đến trong cộng đồng doanh nhân nhưng những tính cách của ông thì không bao giờ mất đi”. Lời khen ngợi đó đã sai ở một điểm: Tên tuổi của Levi Strauss vẫn tồn tại mãi và gắn liền với một biểu tượng đích thực nổi tiếng trên thế giới hôm nay.
(Tổng hợp từ Nihon Keizai)