Tadashi Yanai - một Levi Strauss của Nhật Bản
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thế giới có một Levi Strauss nổi tiếng trong ngành thời trang, thì người Nhật cũng có một Levi Strauss của riêng mình. Đó là Tadashi Yanai, 52 tuổi, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Fast-Retailing, nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc lớn nhất Nhật Bản. Trong con người ông hội đủ mọi phẩm chất cần phải có của một giám đốc điều hành Nhật Bản mẫu mực: năng động, lạc quan và không bao giờ hối hận về những gì mình đã làm.
Tốt nghiệp Trường đại học Waseda danh tiếng tại Tokyo vào năm 1971 với tấm bằng khoa học chính trị, sự nghiệp của Tadashi Yanai đã không thuận theo những gì ông được học. Yanai nói: “Có lẽ mọi thứ bắt đầu từ thời điểm tôi vào làm việc cho cha mình. Chính cung cách làm việc của ông đã khơi dậy trong tôi niềm đam mê kinh doanh. Ước muốn của tôi là giúp Fast-Retailing vươn lên sánh ngang với Levis Strauss về mức độ phổ biến và với McDonald’s về quy mô trên toàn thế giới”.
Thành lập từ năm 1963, công ty Fast-Retailing của gia đình Tadashi Yanai vốn chỉ là một cửa hàng kinh doanh quần áo cũ tại Yamaguchi, một vùng quê hẻo lánh của nước Nhật. Công việc kinh doanh ban đầu khá khó khăn và mọi việc vẫn do cha ông đảm nhiệm. Đến năm 1968, dưới sự quản lý và điều hành của Tadashi Yanai, Fast-Retailing đã có chi nhánh tại hầu hết các tỉnh và thành phố. Trong khi ngành công nghiệp thời trang Nhật Bản suy thoái vì giá thành thiếu tính cạnh tranh, doanh thu giảm đột ngột và kéo dài, thì Fast-Retailing vẫn tăng trưởng ổn định và trở thành một trong những dây chuyền sản xuất quần áo lớn nhất Nhật Bản. Những tháng năm nền kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn cũng là thời gian Fast Retailing không ngừng phát triển. Năm 2004, doanh thu của Fast-Retailing đạt 2,7 tỷ USD, lợi nhuận trên 900 triệu USD, tăng 126% so với cùng kỳ năm trước vượt xa hai đối thủ trong lĩnh vực bán lẻ là The Daiei Inc và Jusco Co. Giá trị của Fast-Retailing tại thị trường chứng khoán Tokyo đã lên đến 9,5 tỉ USD. Trong năm nay, mục tiêu của Tadashi Yanai là mức 3,3 tỷ USD doanh thu và 1,1 tỷ USD lợi nhuận.
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Fast-Retailing là những trang phục may sẵn cho mọi lứa tuổi và giới tính. Yanai rất coi trọng việc xây dựng nhãn hiệu và giảm giá thành sản phẩm. Các mặt hàng của Fast Retailing luôn được thay đổi theo mùa. Với hệ thống gần 600 cửa hàng quần áo mang tên Uniqlo trên khắp đất nước, Yanai cho biết: “Tôi muốn xây dựng một hình mẫu McDonald’s trong ngành may mặc thế giới”.
Quan điểm trong kinh doanh của Tadashi Yanai là không ngại cạnh tranh để tạo ra các sản phẩm đạt yêu cầu và đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Tadashi Yanai cho biết: “Bạn cần sẵn sàng đón nhận những mất mát để điều khiển hoạt động kinh doanh một cách hợp lý. Và để có được thành công như ngày hôm nay, tôi đã có những bước đi hoàn toàn khác biệt với các đồng nghiệp Nhật Bản”.
Ông vua của những giá trị không thể bị đánh bại
Là một người rất thích du lịch, công thức thành công cùa Yanai nảy sinh trong một chuyến du lịch đến Hồng Kông. Tại đó, Yanai hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt trước những sản phẩm may mặc giá thành thấp do Trung Quốc thực hiện. Vậy là ông quyết phải làm được điều gì đó tương tự. Và bằng nguồn quần áo nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy Trung Quốc, chủ yếu là ở Quảng Đông và Thượng Hải, Yanai đã tìm ra con đường cắt giảm giá thành sản phẩm cho riêng mình và chuyển số tiến tiết kiệm được đến cho khách hàng. Hiện nay, gần 90% sản phẩm của Fast-Retailing là “Made in China” theo những hợp đồng gia công độc quyền.
Đối với Yanai , con đường đi này là kết quả của cả một quá trình tìm tòi và thử nghiệm khá dài. Trong nhiều thế kỷ qua, các doanh nhân Nhật Bản đã hết lần này đến lần khác đưa ra các công thức kinh doanh mới, độc đáo và khác nhau, để rồi sau đó quên đi và lại khám phá từ đầu. Hồi giữa những năm 1990, đã từng có một trào lưu kinh doanh các sản phẩm giá thành thấp trên thị trường Nhật Bản, nhưng rồi mọi thứ lại lắng xuống chỉ sau vài năm, khi những dự án này đi vào ngõ cụt do các công ty không tìm được giải pháp về chất lượng sản phẩm. Và rồi, Yanai đã trở lại các sản phẩm giá rẻ với một cách thức kinh doanh mới. Theo Yanai, nếu trước kia, thị trường khổng lồ của Trung Quốc là nơi hấp dẫn các công ty sản xuất ôtô, đồ điện tử gia dụng ... của Nhật, thì giờ đây, các doanh nhân Nhật Bản cần phải sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc nhưng không phải là tiêu thụ tại đây mà là để xuất khẩu ngược trở lại Nhật.
Công thức này của Yanai là tiền đề cho một cuộc cách mạng trong cấu trúc kinh tế của Nhật vốn dựa trên một nguyên tắc đơn giản: nguyên liệu thô được nhập khẩu, rồi sản xuất ra sản phẩm tại Nhật và xuất khẩu. Các công ty Nhật đã đầu tư khá nhiều ra nước ngoài, nhưng sản phẩm làm ra chủ yếu là để cung cấp cho các thị trường nước ngoài. Hàng tiêu dùng nhập khẩu cũng khó mà có chỗ đứng tại thị trường Nhật, bởi người tiêu dùng Nhật cho rằng họ yêu nước và phải thể hiện điều đó bằng cách mua hàng hoá sản xuất trong nước, cho dù giá cao hơn hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên với Yanai, tất cả đã đảo lộn. Lúc này, những sản phẩm may mặc của Fast-Retailing rất được ưa chuộng tại Nhật và bí mật của thành công đó là những sản phẩm này đều nhập khẩu từ Trung Quốc. Yanai đã chuyển nguồn lực sản xuất của Fast-Retailing ra nước ngoài và 90% nằm tại 60 công ty ở Trung Quốc. 60 công ty này quản lý tổng cộng 85 nhà máy, trong đó nhà máy lớn nhất sử dụng tới 10.000 nhân công. Nhờ đó, trong khi người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra từ 30 đến 50 USD để mua một cái áo khoác sản xuất tại Nhật Bản, thì cùng với số tiền đó giờ đây họ đã có thể mua từ 2 - 4 chiếc áo của Fast-Retailing với giá 10 USD/cái.
Một trong những công thức kinh doanh của Yanai là tuyển dụng nhân viên đã được đào tạo kỹ lưỡng và có tay nghề cao tại Nhật. Sau đó những người này được ông phái sang Trung Quốc để huấn luyện công nhân Trung Quốc. Những công nhân Trung Quốc này được hướng dẫn từ kỹ thuật chọn sợi, nhuộm, dệt vải đến kỹ thuật cắt ráp, may áo quần.
Yanai không hề sở hữu một nhà máy hay một công ty may mặc nào tại Trung Quốc. Công việc của ông chỉ là đào tạo nhân viên rồi đưa ra kiểu dáng cho các công ty may mặc Trung Quốc gia công dưới sự giám sát và quản lý chất lượng khắt khe của Fast-Retailing. Các sản phẩm may mặc được sản xuất ở Trung Quốc có giá rất rẻ và gửi trực tiếp đến toàn bộ các cửa hàng bán lẻ Uniglo rải rác khắp trên lãnh thổ Nhật. Mỗi cơ sở gia công có khoảng 1000 công nhân viên và chỉ sản xuất một loại quần áo nhất định, nên chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm.
Nhờ nhập khẩu quần áo từ Trung Quốc, nơi có chi phí nhân công rất thấp, Yanai đã tạo dựng cho Fast-Retailing một lợi thế lớn hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác tại Nhật Bản, những người chỉ cắt giảm giá thành mà không kèm theo việc cắt giảm chi phí. Yanai tin rằng các sản phẩm ông có thể đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích, một mặt họ tiết kiệm được một khoản tiền nhất định, mặt khác họ có thể lựa chọn những sản phẩm may mặc có chất lượng không kém sản phẩm của các hãng nổi tiếng. Quả thật, khách hàng trẻ tuổi, những người phải sống trong một thập kỷ kinh tế suy thoái kéo dài tỏ ra đặc biệt quan tâm đến sản phẩm của Fast-Retailing. “Khách hàng càng đông càng khiến Yainai tâm huyết với công việc của mình hơn”, một trợ lý của Yanai tại Fast-Retailing cho biết.
Theo đánh giá của nhiều người, Yanai đã làm thay đổi bộ mặt ngành bán lẻ Nhật Bản, vốn phụ thuộc rất nhiều vào giá cả ấn định trước, cũng như vào các nhà môi giới với khoản hoa hồng cắt cổ. Chính Yanai đã tạo ra làn sóng hợp lý hoá sản xuất và phân phối để cắt giảm giá thành tại Nhật. Yanai đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chỉ số giá tiêu dùng Nhật giảm 0,7% trong năm ngoái, mức giảm thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Tuy nhiên, kế hoạch cắt giảm giá thành này của Yanai đã khiến Fast-Retailing trở thành “cái gai” trong mắt nhiều công ty và nhà lãnh đạo Nhật Bản, những người chỉ trích ông là nguyên nhân góp phần gây nên sự tụt dốc của nhiều công ty may mặc Nhật Bản khác. Không hề e sợ, Yanai vẫn say sưa với các kế hoạch kinh doanh của mình, dù bị nhiều người đặt cho biệt danh là “Kẻ thù số một của nganh may mặc Nhật Bản”. Ông luôn cố gắng tìm ra đường hướng kinh doanh phù hợp với mình và có lợi cho người tiêu dùng. “Cạnh tranh bằng giá thành thấp không có gì là xấu cả”- ông nói.
Không dừng lại trong biên giới nước Nhật
Ngành may mặc Nhật Bản từ trước đến nay vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Và câu hỏi đặt ra là: liệu một người có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như vậy có thể thành công khi xâm chiếm thị trường may mặc thế giới?
Tadashi Yanai luôn quyết tâm khẳng định điều đó. Với hàng trăm cửa hàng tại Nhật Bản, một con số đủ để thoả mãn nhu cầu của thị trường trong nước, cũng như việc ngành công nghiệp may mặc Nhật Bản đang dần hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, thì việc Yanai nghĩ đến các kế hoạch chuyển hướng kinh doanh sang nước ngoài là rất tự nhiên. Yanai tự tin đến nỗi ông cho rằng, một ngày nào đó các nhãn hiệu may mặc thuộc dây chuyền Uniqlo của ông sẽ trở thành cái tên quan thuộc trong các gia đình Anh và Mỹ, tương tự như Gap hay Marks&Spencer, những nhà bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới hiện nay.
Trước mắt, Yanai có kế hoạch mở thêm 50 cửa hàng Uniqlo tại Anh trong vòng ba năm tới. Đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với Tadashi Yanai, vì từ trước đến nay chưa hề có thuơng hiệu quần áo Nhật Bản nào phát triển thành công đuợc ở thị trường thế giới. “Chúng tôi sẽ có khách hàng, vì chúng tôi sẽ bán giá rẻ hơn hàng của Gap ở London. Và trong 10 năm nữa, rất có thể chúng tôi sẽ lớn mạnh hơn cả Gap”, Yanai cho biết.
Ngoài thị trường truyền thống là Nhật Bản, Fast-Retailing đang mở rộng thêm các thị trường mới ở New York, London, Paris. Theo Yanai, những bạn hàng ở đây sẽ là cầu nối để Fast Retailing chiếm lĩnh các thị trường Anh, Mỹ, Pháp. Không những thế, Yanai còn quyết tâm thâm nhập thị trường Trung Quốc, một nơi được đánh giá là cái nôi của các loại hàng hoá rẻ nhất thế giới. Ông nói: “Một thị trường rộng lớn như Trung Quốc không thiếu chỗ cho các hãng may mặc. Điều quan trọng là chúng tôi có những chiến lược giá thành hợp lý song song với chất lượng cao, một điểm yếu cố hữu hiện nay của nhiều công ty may mặc Trung Quốc”.
Tuy nhiên, mặc dù ngành may mặc thế giới đang có xu hướng xoá nhoà biên giới giữa các quốc gia, nhưng có lẽ đối với việc bán lẻ quần áo thì đây chưa hẳn là yếu tố dẫn đến thành công. Muốn có vị thế “đại gia” như Gap hay Mark&Spencer, Yanai vẫn còn rất nhiều việc phải làm, cũng như cần có nhiều chiến lược kinh doanh mới lạ và hiệu quả hơn.
Ngày nay, sở hữu 46% cổ phần Fast-Retailing trong tay, Tadashi Yanai đã là một trong những tỷ phú lớn nhất của xứ sở mặt trời mọc với tài sản trị giá 4,9 tỉ USD, đứng thứ 76 trong số 500 người giàu nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes. Trong số các tỷ phú châu Á, ông xếp thứ 10. Yanai còn là một trong những người đóng thuế cho chính phủ nhiều nhất với số tiền thuế thuế hàng năm lên đến 10 triệu USD.
Bất chấp việc một vài nhà phân tích còn nghi ngờ khả năng Fast-Retailing có thể duy trì nhịp độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, cũng như thống lĩnh thị trường thế giới trong tương lai, Tadashi Yanai vẫn tỏ ra rất tin tưởng vào mục tiêu của mình. Để sớm vươn tới cái đích cuối cùng là trở thành hãng may mặc lớn nhất thế giới, thì sau châu Âu, đích ngắm kế tiếp của ông là Mỹ. Chưa biết những mục tiêu đó của Tadashi Yanai có trở thành hiện thực hay không, nhưng có một sự thật mà mọi người đều công nhận là: Dưới “chiếc đũa thần” của ông, nghệ thuật kinh doanh bán lẻ của người Nhật đã thay đổi.
(Dịch từ Tokyo Times)
Tốt nghiệp Trường đại học Waseda danh tiếng tại Tokyo vào năm 1971 với tấm bằng khoa học chính trị, sự nghiệp của Tadashi Yanai đã không thuận theo những gì ông được học. Yanai nói: “Có lẽ mọi thứ bắt đầu từ thời điểm tôi vào làm việc cho cha mình. Chính cung cách làm việc của ông đã khơi dậy trong tôi niềm đam mê kinh doanh. Ước muốn của tôi là giúp Fast-Retailing vươn lên sánh ngang với Levis Strauss về mức độ phổ biến và với McDonald’s về quy mô trên toàn thế giới”.
Thành lập từ năm 1963, công ty Fast-Retailing của gia đình Tadashi Yanai vốn chỉ là một cửa hàng kinh doanh quần áo cũ tại Yamaguchi, một vùng quê hẻo lánh của nước Nhật. Công việc kinh doanh ban đầu khá khó khăn và mọi việc vẫn do cha ông đảm nhiệm. Đến năm 1968, dưới sự quản lý và điều hành của Tadashi Yanai, Fast-Retailing đã có chi nhánh tại hầu hết các tỉnh và thành phố. Trong khi ngành công nghiệp thời trang Nhật Bản suy thoái vì giá thành thiếu tính cạnh tranh, doanh thu giảm đột ngột và kéo dài, thì Fast-Retailing vẫn tăng trưởng ổn định và trở thành một trong những dây chuyền sản xuất quần áo lớn nhất Nhật Bản. Những tháng năm nền kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn cũng là thời gian Fast Retailing không ngừng phát triển. Năm 2004, doanh thu của Fast-Retailing đạt 2,7 tỷ USD, lợi nhuận trên 900 triệu USD, tăng 126% so với cùng kỳ năm trước vượt xa hai đối thủ trong lĩnh vực bán lẻ là The Daiei Inc và Jusco Co. Giá trị của Fast-Retailing tại thị trường chứng khoán Tokyo đã lên đến 9,5 tỉ USD. Trong năm nay, mục tiêu của Tadashi Yanai là mức 3,3 tỷ USD doanh thu và 1,1 tỷ USD lợi nhuận.
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Fast-Retailing là những trang phục may sẵn cho mọi lứa tuổi và giới tính. Yanai rất coi trọng việc xây dựng nhãn hiệu và giảm giá thành sản phẩm. Các mặt hàng của Fast Retailing luôn được thay đổi theo mùa. Với hệ thống gần 600 cửa hàng quần áo mang tên Uniqlo trên khắp đất nước, Yanai cho biết: “Tôi muốn xây dựng một hình mẫu McDonald’s trong ngành may mặc thế giới”.
Quan điểm trong kinh doanh của Tadashi Yanai là không ngại cạnh tranh để tạo ra các sản phẩm đạt yêu cầu và đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Tadashi Yanai cho biết: “Bạn cần sẵn sàng đón nhận những mất mát để điều khiển hoạt động kinh doanh một cách hợp lý. Và để có được thành công như ngày hôm nay, tôi đã có những bước đi hoàn toàn khác biệt với các đồng nghiệp Nhật Bản”.
Ông vua của những giá trị không thể bị đánh bại
Là một người rất thích du lịch, công thức thành công cùa Yanai nảy sinh trong một chuyến du lịch đến Hồng Kông. Tại đó, Yanai hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt trước những sản phẩm may mặc giá thành thấp do Trung Quốc thực hiện. Vậy là ông quyết phải làm được điều gì đó tương tự. Và bằng nguồn quần áo nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy Trung Quốc, chủ yếu là ở Quảng Đông và Thượng Hải, Yanai đã tìm ra con đường cắt giảm giá thành sản phẩm cho riêng mình và chuyển số tiến tiết kiệm được đến cho khách hàng. Hiện nay, gần 90% sản phẩm của Fast-Retailing là “Made in China” theo những hợp đồng gia công độc quyền.
Đối với Yanai , con đường đi này là kết quả của cả một quá trình tìm tòi và thử nghiệm khá dài. Trong nhiều thế kỷ qua, các doanh nhân Nhật Bản đã hết lần này đến lần khác đưa ra các công thức kinh doanh mới, độc đáo và khác nhau, để rồi sau đó quên đi và lại khám phá từ đầu. Hồi giữa những năm 1990, đã từng có một trào lưu kinh doanh các sản phẩm giá thành thấp trên thị trường Nhật Bản, nhưng rồi mọi thứ lại lắng xuống chỉ sau vài năm, khi những dự án này đi vào ngõ cụt do các công ty không tìm được giải pháp về chất lượng sản phẩm. Và rồi, Yanai đã trở lại các sản phẩm giá rẻ với một cách thức kinh doanh mới. Theo Yanai, nếu trước kia, thị trường khổng lồ của Trung Quốc là nơi hấp dẫn các công ty sản xuất ôtô, đồ điện tử gia dụng ... của Nhật, thì giờ đây, các doanh nhân Nhật Bản cần phải sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc nhưng không phải là tiêu thụ tại đây mà là để xuất khẩu ngược trở lại Nhật.
Công thức này của Yanai là tiền đề cho một cuộc cách mạng trong cấu trúc kinh tế của Nhật vốn dựa trên một nguyên tắc đơn giản: nguyên liệu thô được nhập khẩu, rồi sản xuất ra sản phẩm tại Nhật và xuất khẩu. Các công ty Nhật đã đầu tư khá nhiều ra nước ngoài, nhưng sản phẩm làm ra chủ yếu là để cung cấp cho các thị trường nước ngoài. Hàng tiêu dùng nhập khẩu cũng khó mà có chỗ đứng tại thị trường Nhật, bởi người tiêu dùng Nhật cho rằng họ yêu nước và phải thể hiện điều đó bằng cách mua hàng hoá sản xuất trong nước, cho dù giá cao hơn hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên với Yanai, tất cả đã đảo lộn. Lúc này, những sản phẩm may mặc của Fast-Retailing rất được ưa chuộng tại Nhật và bí mật của thành công đó là những sản phẩm này đều nhập khẩu từ Trung Quốc. Yanai đã chuyển nguồn lực sản xuất của Fast-Retailing ra nước ngoài và 90% nằm tại 60 công ty ở Trung Quốc. 60 công ty này quản lý tổng cộng 85 nhà máy, trong đó nhà máy lớn nhất sử dụng tới 10.000 nhân công. Nhờ đó, trong khi người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra từ 30 đến 50 USD để mua một cái áo khoác sản xuất tại Nhật Bản, thì cùng với số tiền đó giờ đây họ đã có thể mua từ 2 - 4 chiếc áo của Fast-Retailing với giá 10 USD/cái.
Một trong những công thức kinh doanh của Yanai là tuyển dụng nhân viên đã được đào tạo kỹ lưỡng và có tay nghề cao tại Nhật. Sau đó những người này được ông phái sang Trung Quốc để huấn luyện công nhân Trung Quốc. Những công nhân Trung Quốc này được hướng dẫn từ kỹ thuật chọn sợi, nhuộm, dệt vải đến kỹ thuật cắt ráp, may áo quần.
Yanai không hề sở hữu một nhà máy hay một công ty may mặc nào tại Trung Quốc. Công việc của ông chỉ là đào tạo nhân viên rồi đưa ra kiểu dáng cho các công ty may mặc Trung Quốc gia công dưới sự giám sát và quản lý chất lượng khắt khe của Fast-Retailing. Các sản phẩm may mặc được sản xuất ở Trung Quốc có giá rất rẻ và gửi trực tiếp đến toàn bộ các cửa hàng bán lẻ Uniglo rải rác khắp trên lãnh thổ Nhật. Mỗi cơ sở gia công có khoảng 1000 công nhân viên và chỉ sản xuất một loại quần áo nhất định, nên chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm.
Nhờ nhập khẩu quần áo từ Trung Quốc, nơi có chi phí nhân công rất thấp, Yanai đã tạo dựng cho Fast-Retailing một lợi thế lớn hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác tại Nhật Bản, những người chỉ cắt giảm giá thành mà không kèm theo việc cắt giảm chi phí. Yanai tin rằng các sản phẩm ông có thể đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích, một mặt họ tiết kiệm được một khoản tiền nhất định, mặt khác họ có thể lựa chọn những sản phẩm may mặc có chất lượng không kém sản phẩm của các hãng nổi tiếng. Quả thật, khách hàng trẻ tuổi, những người phải sống trong một thập kỷ kinh tế suy thoái kéo dài tỏ ra đặc biệt quan tâm đến sản phẩm của Fast-Retailing. “Khách hàng càng đông càng khiến Yainai tâm huyết với công việc của mình hơn”, một trợ lý của Yanai tại Fast-Retailing cho biết.
Theo đánh giá của nhiều người, Yanai đã làm thay đổi bộ mặt ngành bán lẻ Nhật Bản, vốn phụ thuộc rất nhiều vào giá cả ấn định trước, cũng như vào các nhà môi giới với khoản hoa hồng cắt cổ. Chính Yanai đã tạo ra làn sóng hợp lý hoá sản xuất và phân phối để cắt giảm giá thành tại Nhật. Yanai đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chỉ số giá tiêu dùng Nhật giảm 0,7% trong năm ngoái, mức giảm thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Tuy nhiên, kế hoạch cắt giảm giá thành này của Yanai đã khiến Fast-Retailing trở thành “cái gai” trong mắt nhiều công ty và nhà lãnh đạo Nhật Bản, những người chỉ trích ông là nguyên nhân góp phần gây nên sự tụt dốc của nhiều công ty may mặc Nhật Bản khác. Không hề e sợ, Yanai vẫn say sưa với các kế hoạch kinh doanh của mình, dù bị nhiều người đặt cho biệt danh là “Kẻ thù số một của nganh may mặc Nhật Bản”. Ông luôn cố gắng tìm ra đường hướng kinh doanh phù hợp với mình và có lợi cho người tiêu dùng. “Cạnh tranh bằng giá thành thấp không có gì là xấu cả”- ông nói.
Không dừng lại trong biên giới nước Nhật
Ngành may mặc Nhật Bản từ trước đến nay vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Và câu hỏi đặt ra là: liệu một người có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như vậy có thể thành công khi xâm chiếm thị trường may mặc thế giới?
Tadashi Yanai luôn quyết tâm khẳng định điều đó. Với hàng trăm cửa hàng tại Nhật Bản, một con số đủ để thoả mãn nhu cầu của thị trường trong nước, cũng như việc ngành công nghiệp may mặc Nhật Bản đang dần hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, thì việc Yanai nghĩ đến các kế hoạch chuyển hướng kinh doanh sang nước ngoài là rất tự nhiên. Yanai tự tin đến nỗi ông cho rằng, một ngày nào đó các nhãn hiệu may mặc thuộc dây chuyền Uniqlo của ông sẽ trở thành cái tên quan thuộc trong các gia đình Anh và Mỹ, tương tự như Gap hay Marks&Spencer, những nhà bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới hiện nay.
Trước mắt, Yanai có kế hoạch mở thêm 50 cửa hàng Uniqlo tại Anh trong vòng ba năm tới. Đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với Tadashi Yanai, vì từ trước đến nay chưa hề có thuơng hiệu quần áo Nhật Bản nào phát triển thành công đuợc ở thị trường thế giới. “Chúng tôi sẽ có khách hàng, vì chúng tôi sẽ bán giá rẻ hơn hàng của Gap ở London. Và trong 10 năm nữa, rất có thể chúng tôi sẽ lớn mạnh hơn cả Gap”, Yanai cho biết.
Ngoài thị trường truyền thống là Nhật Bản, Fast-Retailing đang mở rộng thêm các thị trường mới ở New York, London, Paris. Theo Yanai, những bạn hàng ở đây sẽ là cầu nối để Fast Retailing chiếm lĩnh các thị trường Anh, Mỹ, Pháp. Không những thế, Yanai còn quyết tâm thâm nhập thị trường Trung Quốc, một nơi được đánh giá là cái nôi của các loại hàng hoá rẻ nhất thế giới. Ông nói: “Một thị trường rộng lớn như Trung Quốc không thiếu chỗ cho các hãng may mặc. Điều quan trọng là chúng tôi có những chiến lược giá thành hợp lý song song với chất lượng cao, một điểm yếu cố hữu hiện nay của nhiều công ty may mặc Trung Quốc”.
Tuy nhiên, mặc dù ngành may mặc thế giới đang có xu hướng xoá nhoà biên giới giữa các quốc gia, nhưng có lẽ đối với việc bán lẻ quần áo thì đây chưa hẳn là yếu tố dẫn đến thành công. Muốn có vị thế “đại gia” như Gap hay Mark&Spencer, Yanai vẫn còn rất nhiều việc phải làm, cũng như cần có nhiều chiến lược kinh doanh mới lạ và hiệu quả hơn.
Ngày nay, sở hữu 46% cổ phần Fast-Retailing trong tay, Tadashi Yanai đã là một trong những tỷ phú lớn nhất của xứ sở mặt trời mọc với tài sản trị giá 4,9 tỉ USD, đứng thứ 76 trong số 500 người giàu nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes. Trong số các tỷ phú châu Á, ông xếp thứ 10. Yanai còn là một trong những người đóng thuế cho chính phủ nhiều nhất với số tiền thuế thuế hàng năm lên đến 10 triệu USD.
Bất chấp việc một vài nhà phân tích còn nghi ngờ khả năng Fast-Retailing có thể duy trì nhịp độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, cũng như thống lĩnh thị trường thế giới trong tương lai, Tadashi Yanai vẫn tỏ ra rất tin tưởng vào mục tiêu của mình. Để sớm vươn tới cái đích cuối cùng là trở thành hãng may mặc lớn nhất thế giới, thì sau châu Âu, đích ngắm kế tiếp của ông là Mỹ. Chưa biết những mục tiêu đó của Tadashi Yanai có trở thành hiện thực hay không, nhưng có một sự thật mà mọi người đều công nhận là: Dưới “chiếc đũa thần” của ông, nghệ thuật kinh doanh bán lẻ của người Nhật đã thay đổi.
(Dịch từ Tokyo Times)