Người làm nổi danh thương hiệu Nokia
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Niềm tự hào của đất nước Phần Lan
Là một quốc gia Bắc Âu khá phát triển, nhưng có lẽ Phần Lan chỉ được thế giới biết đến nhiều nhất thông qua thương hiệu Nokia lừng danh. Với doanh số nǎm 2002 là trên 30 tỉ Euro, gần 60.000 nhân viên làm việc tại 17 nhà máy trên toàn cầu, Tập đoàn Nokia đã được tất cả người dân của đất nước gần Bắc cực nhất coi như là một "tượng đài" của mình. Chỉ riêng tập đoàn này đã tạo ra việc làm cho hơn 1% người lao động Phần Lan, đóng góp tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và làm ra hơn 4% GDP của quốc gia này. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy người Phần Lan rất tự hào và cũng luôn luôn quan tâm, lo lắng đến Nokia như cho chính sức khoẻ của mình. Không ít người cho rằng chỉ cần "tượng đài" Nokia "ho" một cái là có thể làm "ốm" cả nền kinh tế Phần Lan. Và cũng dễ hiểu khi người nổi tiếng nhất Phần Lan là Jorma Ollila, vị Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành của hãng điện thoại di động nổi tiếng này. Tỉ phú Bill Gates của Microsoft và Jorma Lllila của Nokia gặp nhau và tranh cãi ai là người giàu có và nhiều quyền lực hơn. Bill nói: "Tôi rất giàu, giàu đến nỗi là sắp có thể mua được cả thế giới này". Jorma tỉnh khô trả lời: " Xin chia buồn trước, nếu ông có tiền thì tôi cũng không bao giờ có ý định bán cho người khác đâu".
Chỉ trong vòng chưa đầy 10 nǎm kể từ khi là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Nokia, Jorma Ollila đã đưa tập đoàn này trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới và chiếm giữ thị phần lớn nhất toàn cầu về điện thoại di động. Điều đáng nói ở đây là khi thị trường điện thoại, viễn thông bị khủng hoảng thì Nokia gần như là tập đoàn duy nhất đã vượt qua và không hề bị ảnh hưởng suy giảm. Thị phần điện thoại di động của Nokia đạt được thị phần kỷ lục ở mức 40%. Tự hào trước kỳ tích này, vị chủ tịch 53 tuổi Jorma Ollila giải thích: bí quyết thành công của Nokia là khả nǎng phản ứng linh hoạt trước diễn biến của thị trường.
Quyết tâm chuyển hướng
Nǎm 1985, khi đang làm cho Ngân hàng Citibank thì Jorma Ollila chuyển về Nokia với cương vị Giám đốc tài chính. Lúc đó, tập đoàn này đang đứng trước nguy cơ bị phá sản và hoàn toàn không có tiếng tǎm về điện thoại di động. Ngược lại, Nokia lúc đó là tập đoàn sản xuất khá "hổ lốn" với đủ mọi thứ mặt hàng từ A đến Z. Nokia được thành lập từ nǎm 1865 và lúc đó chuyên sản xuất giấy, đồ nhựa, cao su và chất dẻo. Mặt hàng nổi tiếng nhất của Nokia trong thời kỳ này là những đôi ủng cao su, giày đi trong tuyết với đủ các màu sắc sặc sỡ nhất.
Từ nǎm 1960, Nokia có thêm phân xưởng đồ điện chuyên sản xuất các loại dây điện, cáp điện thoại. Đầu những nǎm 80, khi công nghệ điện tử, máy tính bắt đầu bùng nổ thì Nokia tham gia sản xuất các chi tiết, phụ kiện cho máy tính, màn hình, modem, tổng đài điện thoại... Khi thế hệ các điện thoại đầu tiên ra đời, Jorma Ollila đã sớm nhận thấy một tiềm nǎng về nhu cầu và thị trường rất lớn, ít nhất là ở một nước rộng lớn, người thưa như Phần Lan. Vào thời điểm đó, các máy điện thoại di động rất cồng kềnh, nặng tới hàng cân và chỉ có thể đem theo trong ô tô mà thôi. Hai nǎm đầu tiên làm việc tại Nokia, Jorma Ollila đã kịp trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu về kỹ thuật, công nghệ và ông đã được bổ nhiệm làm Giám đốc phụ trách lĩnh vực phát triển điện thoại di động. Jorma Ollila đã dành nhiều công sức để nghiên cứu cải tiến và phát triển điện thoại di động. Trong một thời gian ngắn, nhiều trung tâm nghiên cứu mới đã được Jorma Lllila cho thành lập. Nǎm 1987, chiếc máy điện thoại di động đầu tiên của Nokia xuất hiện trên thị trường. Thành công đầu tiên với điện thoại di động Nokia đã khẳng định tầm nhìn xa đúng đắn của nhà quản lý Jorma Ollila. Tuy nhiên, điện thoại cũng vẫn chỉ là một trong vố số mặt hàng mà Nokia có. Tập đoàn vẫn còn đang trì trệ và chưa thoát khỏi khủng hoảng.
Hơn bốn nǎm sau, nǎm 1992, Jorma Ollila đã được tín nhiệm bầu làm chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Nokia. Một quyết định khá bất ngờ với nhiều người lúc đó. Khi được toàn quyền quyết định, ngay lập tức nhà quản lý có tầm nhìn và quyết đoán Jorma Ollila đã tập trung mọi nguồn lực của tập đoàn vào lĩnh vực điện thoại di động. Các trung tâm nghiên cứu và phát triển do ông xây dựng cũng được tǎng cường đầu tư và chỉ chuyên về các sản phẩm, thiết bị, linh kiện cho điện thoại di động. Các lĩnh vực truyền thống trước kia của tập đoàn như giấy, cao su, đồ nhựa dã bị Jorma Ollila loại bỏ một cách không thương tiếc.
Jorma Ollila nhớ lại, việc phải cắt giảm hơn 1/3 trong tổng số 44.000 nhân viên lúc đó là một trong những quyết định khó khǎn nhất của ông. Để có thể thực hiện ý định của mình, Jorma Ollila đã phải đồng thời dùng nhiều biện pháp khác nhau. Một mặt ông phải có một đội ngũ quản lý cứng rắn và vững vàng. Mặt khác, ông lại phải có những buổi thuyết trình, gặp gỡ với chính khác, cới công luận để để thuyết phục quyết định của mình. Và ông đã không hứa suông khi cam kết sẽ cải tổ thành công Nokia, tạo việc làm cho người dân. Nokia hiện nay đã có tổng số nhân viên gần gấp rưỡi thời chưa cải tổ nhưng vẫn là một bộ máy gọn nhẹ và làm việc hiệu quả. Nokia ngày nay dưới thời Ollila đã trở thành một thương hiệu gần như chỉ cho sản phẩm duy nhất là điện thoại di động.
Khơi dậy lòng tự tôn dân tộc.
Tập đoàn Nokia giờ đã là một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh nhưng vẫn cất giữ cái hồn của người dân Phần Lan. Khi tìm hiểu về thành công của Nokia, nhiều nhà phân tích đã phải thừa nhận tài nǎng của Jorma Ollila trong việc biết khai thác những thế mạnh của người dân Phần Lan. Đặc biệt đó là khả nǎng nghiên cứu và nǎng lực sáng tạo hiếm có của họ. Và tiềm nǎng này được Jorma Ollila khéo léo sử dụng thông qua việc khơi dậy niềm tự hào dân tộc của họ. Những câu khẩu hiệu như "Sáng kiến mới và sản phẩm mới của Phần Lan và do người Phần Lan nghĩ ra" cho đến nay vẫn luôn là một động lực thúc đẩy tài nǎng của nước này. Các sản phẩm của Nokia đều được thiết kế mang đậm hình thức kiểu dáng với phong cách Phần Lan. Tạo sự khác biệt, hài hoà tối ưu giữa chức nǎng, tiện ích và kiểu dáng là một trong những lợi thế cạnh tranh đáng kể của điện thoại Nokia.
Chiến lược kinh doanh thành công của Jorma Ollila được đánh giá rất cao, bởi Nokia tuy không phải là tập đoàn đi đầu trong công nghệ điện thoại di động nhưng lại luôn dẫn đầu về thị phần, trong bối cảnh viễn thông luôn phát triển và đổi mới liên tục. Không ít chuyên gia công nghệ còn nghi ngờ về khả nǎng phát triển của Nokia với vai trò một doanh nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng Jorma Ollila đã tỏ ra rất nỗ lực và đang thành công với việc bù đắp cho những khoảng cách công nghệ hàng đầu bằng những biện pháp phù hợp. Đó là một kế hoạch phát triển mẫu mã hấp dẫn, đa dạng và một chiến lược marketing quyết liệt và liên tục. Và Jorma Ollila đã đúng, ít nhất là cho đến giờ với triết lý kinh doanh của mình. Theo đó, đến một trình độ công nghệ nhất định thì hình thức, kiểu dáng sẽ quan trọng hơn kỹ thuật. Chính vì vậy mà Jorma Ollila đã hết sức tập trung vào đối tượng khách hàng là thanh niên và tầng lớp trẻ.
Điện thoại di động không hẳn là một thứ đồ xa xỉ mà đã trở thành một nhu cầu tiêu dùng khá phổ biến. Hiện nay, quảng cáo và các hoạt động marketing khác đã chiếm một phần khổng lồ trong ngân sách của Nokia với 3,8 tỉ Euro mỗi nǎm. Mặc dù lợi nhuận cho một máy điện thoại có giảm đi trong những nǎm qua nhưng bù lại Nokia đã tǎng được số lượng bán lên nhiều lần. Nokia hiện diện trên toàn cầu và đặc biệt chú ý khai thác các thị trường lớn như Trung Quốc, Â'n Độ, Nam Mỹ.
Là một nhà quản lý có một tầm nhìn chiến lược, ngay giữa thời điểm kinh doanh phát đạt nhất, Jorma Ollila vẫn bình tĩnh sáng suốt nhìn nhận những bước đi tiếp theo của tập đoàn. Trung thành với phương châm linh hoạt cơ động phản ứng với thị trường, ngay từ bây giờ Jorma Ollila đã có những quyết định tiếp tục cải tổ tập đoàn. Để giữ vững vị thế của tập đoàn, cơ cấu tổ chức trong quản trị và điều hành được thay đổi cho hợp lý hơn. Ngoài việc tiếp tục duy trì thị phần trong lĩnh vực điện thoại di động, Jorma Ollila còn chủ trương sẽ tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực multimedia. Với những gì đã cống hiến cho Nokia sau hơn 10 nǎm làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, Jorma Ollila xứng đáng là thần tượng và niềm tự hào của người dân Phần Lan. Hiện Jorma Ollila dang là nhà quản lý có mức lương cao nhất ở Châu Âu với 15,6 triệu USD mỗi nǎm.
Mười bí quyết thành công của Nokia
- Biết tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực chủ yếu
- Quyết đoán, mạnh mẽ trong quản lý, điều hành
- Hiện diện khắp nơi trên toàn cầu
- Hài hoà tối ưu giữa kỹ thuật và hình thức
- Phản ứng nhanh nhạy kịp thời trên thị trường
- Duy trì được bản sắc, nguồn gốc
- Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển
- Xây dựng được vǎn hoá doanh nghiệp riêng
- Tạo được vai trò, ảnh hưởng tới thị hiếu
- Gia tǎng được giá trị doanh nghiệp
TBKTVN
Là một quốc gia Bắc Âu khá phát triển, nhưng có lẽ Phần Lan chỉ được thế giới biết đến nhiều nhất thông qua thương hiệu Nokia lừng danh. Với doanh số nǎm 2002 là trên 30 tỉ Euro, gần 60.000 nhân viên làm việc tại 17 nhà máy trên toàn cầu, Tập đoàn Nokia đã được tất cả người dân của đất nước gần Bắc cực nhất coi như là một "tượng đài" của mình. Chỉ riêng tập đoàn này đã tạo ra việc làm cho hơn 1% người lao động Phần Lan, đóng góp tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và làm ra hơn 4% GDP của quốc gia này. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy người Phần Lan rất tự hào và cũng luôn luôn quan tâm, lo lắng đến Nokia như cho chính sức khoẻ của mình. Không ít người cho rằng chỉ cần "tượng đài" Nokia "ho" một cái là có thể làm "ốm" cả nền kinh tế Phần Lan. Và cũng dễ hiểu khi người nổi tiếng nhất Phần Lan là Jorma Ollila, vị Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành của hãng điện thoại di động nổi tiếng này. Tỉ phú Bill Gates của Microsoft và Jorma Lllila của Nokia gặp nhau và tranh cãi ai là người giàu có và nhiều quyền lực hơn. Bill nói: "Tôi rất giàu, giàu đến nỗi là sắp có thể mua được cả thế giới này". Jorma tỉnh khô trả lời: " Xin chia buồn trước, nếu ông có tiền thì tôi cũng không bao giờ có ý định bán cho người khác đâu".
Chỉ trong vòng chưa đầy 10 nǎm kể từ khi là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Nokia, Jorma Ollila đã đưa tập đoàn này trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới và chiếm giữ thị phần lớn nhất toàn cầu về điện thoại di động. Điều đáng nói ở đây là khi thị trường điện thoại, viễn thông bị khủng hoảng thì Nokia gần như là tập đoàn duy nhất đã vượt qua và không hề bị ảnh hưởng suy giảm. Thị phần điện thoại di động của Nokia đạt được thị phần kỷ lục ở mức 40%. Tự hào trước kỳ tích này, vị chủ tịch 53 tuổi Jorma Ollila giải thích: bí quyết thành công của Nokia là khả nǎng phản ứng linh hoạt trước diễn biến của thị trường.
Quyết tâm chuyển hướng
Nǎm 1985, khi đang làm cho Ngân hàng Citibank thì Jorma Ollila chuyển về Nokia với cương vị Giám đốc tài chính. Lúc đó, tập đoàn này đang đứng trước nguy cơ bị phá sản và hoàn toàn không có tiếng tǎm về điện thoại di động. Ngược lại, Nokia lúc đó là tập đoàn sản xuất khá "hổ lốn" với đủ mọi thứ mặt hàng từ A đến Z. Nokia được thành lập từ nǎm 1865 và lúc đó chuyên sản xuất giấy, đồ nhựa, cao su và chất dẻo. Mặt hàng nổi tiếng nhất của Nokia trong thời kỳ này là những đôi ủng cao su, giày đi trong tuyết với đủ các màu sắc sặc sỡ nhất.
Từ nǎm 1960, Nokia có thêm phân xưởng đồ điện chuyên sản xuất các loại dây điện, cáp điện thoại. Đầu những nǎm 80, khi công nghệ điện tử, máy tính bắt đầu bùng nổ thì Nokia tham gia sản xuất các chi tiết, phụ kiện cho máy tính, màn hình, modem, tổng đài điện thoại... Khi thế hệ các điện thoại đầu tiên ra đời, Jorma Ollila đã sớm nhận thấy một tiềm nǎng về nhu cầu và thị trường rất lớn, ít nhất là ở một nước rộng lớn, người thưa như Phần Lan. Vào thời điểm đó, các máy điện thoại di động rất cồng kềnh, nặng tới hàng cân và chỉ có thể đem theo trong ô tô mà thôi. Hai nǎm đầu tiên làm việc tại Nokia, Jorma Ollila đã kịp trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu về kỹ thuật, công nghệ và ông đã được bổ nhiệm làm Giám đốc phụ trách lĩnh vực phát triển điện thoại di động. Jorma Ollila đã dành nhiều công sức để nghiên cứu cải tiến và phát triển điện thoại di động. Trong một thời gian ngắn, nhiều trung tâm nghiên cứu mới đã được Jorma Lllila cho thành lập. Nǎm 1987, chiếc máy điện thoại di động đầu tiên của Nokia xuất hiện trên thị trường. Thành công đầu tiên với điện thoại di động Nokia đã khẳng định tầm nhìn xa đúng đắn của nhà quản lý Jorma Ollila. Tuy nhiên, điện thoại cũng vẫn chỉ là một trong vố số mặt hàng mà Nokia có. Tập đoàn vẫn còn đang trì trệ và chưa thoát khỏi khủng hoảng.
Hơn bốn nǎm sau, nǎm 1992, Jorma Ollila đã được tín nhiệm bầu làm chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Nokia. Một quyết định khá bất ngờ với nhiều người lúc đó. Khi được toàn quyền quyết định, ngay lập tức nhà quản lý có tầm nhìn và quyết đoán Jorma Ollila đã tập trung mọi nguồn lực của tập đoàn vào lĩnh vực điện thoại di động. Các trung tâm nghiên cứu và phát triển do ông xây dựng cũng được tǎng cường đầu tư và chỉ chuyên về các sản phẩm, thiết bị, linh kiện cho điện thoại di động. Các lĩnh vực truyền thống trước kia của tập đoàn như giấy, cao su, đồ nhựa dã bị Jorma Ollila loại bỏ một cách không thương tiếc.
Jorma Ollila nhớ lại, việc phải cắt giảm hơn 1/3 trong tổng số 44.000 nhân viên lúc đó là một trong những quyết định khó khǎn nhất của ông. Để có thể thực hiện ý định của mình, Jorma Ollila đã phải đồng thời dùng nhiều biện pháp khác nhau. Một mặt ông phải có một đội ngũ quản lý cứng rắn và vững vàng. Mặt khác, ông lại phải có những buổi thuyết trình, gặp gỡ với chính khác, cới công luận để để thuyết phục quyết định của mình. Và ông đã không hứa suông khi cam kết sẽ cải tổ thành công Nokia, tạo việc làm cho người dân. Nokia hiện nay đã có tổng số nhân viên gần gấp rưỡi thời chưa cải tổ nhưng vẫn là một bộ máy gọn nhẹ và làm việc hiệu quả. Nokia ngày nay dưới thời Ollila đã trở thành một thương hiệu gần như chỉ cho sản phẩm duy nhất là điện thoại di động.
Khơi dậy lòng tự tôn dân tộc.
Tập đoàn Nokia giờ đã là một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh nhưng vẫn cất giữ cái hồn của người dân Phần Lan. Khi tìm hiểu về thành công của Nokia, nhiều nhà phân tích đã phải thừa nhận tài nǎng của Jorma Ollila trong việc biết khai thác những thế mạnh của người dân Phần Lan. Đặc biệt đó là khả nǎng nghiên cứu và nǎng lực sáng tạo hiếm có của họ. Và tiềm nǎng này được Jorma Ollila khéo léo sử dụng thông qua việc khơi dậy niềm tự hào dân tộc của họ. Những câu khẩu hiệu như "Sáng kiến mới và sản phẩm mới của Phần Lan và do người Phần Lan nghĩ ra" cho đến nay vẫn luôn là một động lực thúc đẩy tài nǎng của nước này. Các sản phẩm của Nokia đều được thiết kế mang đậm hình thức kiểu dáng với phong cách Phần Lan. Tạo sự khác biệt, hài hoà tối ưu giữa chức nǎng, tiện ích và kiểu dáng là một trong những lợi thế cạnh tranh đáng kể của điện thoại Nokia.
Chiến lược kinh doanh thành công của Jorma Ollila được đánh giá rất cao, bởi Nokia tuy không phải là tập đoàn đi đầu trong công nghệ điện thoại di động nhưng lại luôn dẫn đầu về thị phần, trong bối cảnh viễn thông luôn phát triển và đổi mới liên tục. Không ít chuyên gia công nghệ còn nghi ngờ về khả nǎng phát triển của Nokia với vai trò một doanh nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng Jorma Ollila đã tỏ ra rất nỗ lực và đang thành công với việc bù đắp cho những khoảng cách công nghệ hàng đầu bằng những biện pháp phù hợp. Đó là một kế hoạch phát triển mẫu mã hấp dẫn, đa dạng và một chiến lược marketing quyết liệt và liên tục. Và Jorma Ollila đã đúng, ít nhất là cho đến giờ với triết lý kinh doanh của mình. Theo đó, đến một trình độ công nghệ nhất định thì hình thức, kiểu dáng sẽ quan trọng hơn kỹ thuật. Chính vì vậy mà Jorma Ollila đã hết sức tập trung vào đối tượng khách hàng là thanh niên và tầng lớp trẻ.
Điện thoại di động không hẳn là một thứ đồ xa xỉ mà đã trở thành một nhu cầu tiêu dùng khá phổ biến. Hiện nay, quảng cáo và các hoạt động marketing khác đã chiếm một phần khổng lồ trong ngân sách của Nokia với 3,8 tỉ Euro mỗi nǎm. Mặc dù lợi nhuận cho một máy điện thoại có giảm đi trong những nǎm qua nhưng bù lại Nokia đã tǎng được số lượng bán lên nhiều lần. Nokia hiện diện trên toàn cầu và đặc biệt chú ý khai thác các thị trường lớn như Trung Quốc, Â'n Độ, Nam Mỹ.
Là một nhà quản lý có một tầm nhìn chiến lược, ngay giữa thời điểm kinh doanh phát đạt nhất, Jorma Ollila vẫn bình tĩnh sáng suốt nhìn nhận những bước đi tiếp theo của tập đoàn. Trung thành với phương châm linh hoạt cơ động phản ứng với thị trường, ngay từ bây giờ Jorma Ollila đã có những quyết định tiếp tục cải tổ tập đoàn. Để giữ vững vị thế của tập đoàn, cơ cấu tổ chức trong quản trị và điều hành được thay đổi cho hợp lý hơn. Ngoài việc tiếp tục duy trì thị phần trong lĩnh vực điện thoại di động, Jorma Ollila còn chủ trương sẽ tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực multimedia. Với những gì đã cống hiến cho Nokia sau hơn 10 nǎm làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, Jorma Ollila xứng đáng là thần tượng và niềm tự hào của người dân Phần Lan. Hiện Jorma Ollila dang là nhà quản lý có mức lương cao nhất ở Châu Âu với 15,6 triệu USD mỗi nǎm.
Mười bí quyết thành công của Nokia
- Biết tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực chủ yếu
- Quyết đoán, mạnh mẽ trong quản lý, điều hành
- Hiện diện khắp nơi trên toàn cầu
- Hài hoà tối ưu giữa kỹ thuật và hình thức
- Phản ứng nhanh nhạy kịp thời trên thị trường
- Duy trì được bản sắc, nguồn gốc
- Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển
- Xây dựng được vǎn hoá doanh nghiệp riêng
- Tạo được vai trò, ảnh hưởng tới thị hiếu
- Gia tǎng được giá trị doanh nghiệp
TBKTVN