Mari Matsunaga, nữ hoàng công nghệ châu Á
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ngày nay, khi vai trò tích cực của người phụ nữ đã được xã hội hiện đại thừa nhận, rất nhiều phụ nữ chứng tỏ họ làm được rất nhiều việc, không thua gì các đấng mày râu. Thương trường cũng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho “phái yếu” thể hiện tài năng, bằng chứng là nhiều vị trí quan trọng khác nhau trong các tập đoàn kinh tế lớn do phụ nữ nắm giữ. Và Mari Matsunaga, bà chủ của công nghệ I-mode và 3G, là một trong những người phụ nữ như vậy.
“Tôi luôn có trái tim của một đứa trẻ”- đó là cách Mari Matsunaga giải thích về nguồn cảm hứng giúp bà thiết kế I-mode, công nghệ dùng để truy cập Internet bằng điện thoại di động. I-mode đã mang đến thành công đáng kinh ngạc cho nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động hàng đầu của Nhật bản- NTT DoCoMo.
Nghe có vẻ kỳ quặc khi ghép hai cụm từ “nữ doanh nhân quyền lực nhất” và “trái tim của một đứa trẻ”. Nhưng trong một thế giới mà sự thống trị của công nghệ hiện đại ngày càng bao trùm, thì người có được những chiến thắng lớn nhất trong kinh doanh sẽ là người hiểu rõ nhất những khao khát của khách hàng và nắm bắt tốt nhất các cơ hội vụt qua. Đó chính là sức mạnh của Mari Matsunaga.
Mari Matsunaga sinh ra tại Nagasaki, Nhật bản. Trước khi tốt nghiệt đại học nghệ thuật và thư tín Meiji vào năm 1977, bà đã có một bằng thiết kế mỹ thuật của Pháp. Mari cũng là cựu thành viên của tập đoàn Recruit, một “đế chế” quảng cáo và nghệ thuật tầm cỡ thế giới. Tại đây, Mari đảm nhiệm vị trí giám đốc xuất bản của những tạp chí thành công như Employment Journal hay Travail. Mari kể lại: “Những kinh nghiệm thu thập được tại Rercruit vô cùng quý báu đối với sự nghiệp sau này của tôi. Cũng tại đây, tôi bắt đầu biết đến vai trò của thế giới công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng kinh doanh toàn cầu và công việc kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ đem lại những lợi nhuận vô cùng lớn cho các doanh nghiệp. Cơ hội lớn tuy rất khó khăn nhưng không thể bỏ lỡ được”.
Được NTT DoCoMo, hãng điện thoại di động lớn nhất Nhật bản, “săn” vào năm 1997, Mari đã rất thành công khi dẫn dắt đội ngũ nhân viên phát triển công nghệ I-mode. Bà được coi là người phu nữ quyền lực nhất châu Á trong giới kinh doanh năm 2000 theo đánh giá của tạp chí Fortune. Mari Matsunaga đã “nghỉ hưu” sau thời gian dài cống hiến cho NTT DoCoMo và hiện đang là cố vấn của tập đoàn này. Bà còn là thành viên Cộng đồng viễn thông và thông tin tiên tiến của Nhật bản và là chuyên viên cấp cao của Hội đồng tư vấn thuế quốc gia.
Bà chủ của công nghệ I-mode
Dịch vụ nối mạng Internet cho điện thoại di động do Mari Matsunaga thiết kế đã trở thành sản phẩm thành công nhất của Nhật bản kể từ khi máy nghe nhạc Walkman của Sony xuất hiện. I-mode cho phép người sử dụng điện thoại di động truy cập mọi thứ, từ e-mail cho đến trò chơi ở bất cứ nơi đâu.
Tính từ ngày đầu tiên ra mắt vào đầu năm 1999 cho đến nay, số người sử dụng dịch vụ này của Mari Matsunaga đã lên đến 36 triệu người và trở thành dịch vụ kết nối Internet dành cho điện thoại di động phổ biến nhất ở Nhật. Công nghệ I-mode của Mari Matsunaga hỗ trợ người sử dụng kết nối Internet với tốc độ cao hơn công nghệ GSM hiện nay, tạo ra khả năng truy cập hộp thư điện tử, xem những đoạn phim video clip và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến dễ dàng hơn. Trong tương lai, nó có thể trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của dịch vụ truy cập Internet bằng máy tính cá nhân. I-mode có khả năng kết nối tới hàng trăm triệu khách hàng trong nước, người sử dụng có thể dùng dịch vụ này để đàm thoại, trao đổi e-mail, đọc tin tức, tìm kiếm nhà hàng và tải xuống nhiều loại trò chơi.
Mari Matsunaga dự kiến giới thiệu dịch vụ I-mode tại Anh, Áo và Phần lan vào mùa xuân năm tới. Việc bà chủ trương liên kết với hãng Oracle, Mỹ, được đánh giá là sẽ giúp DoCoMo mở rộng thị trường ra nước ngoài với đối tượng khách hàng là những người “ghiền” máy tính xách tay hơn điện thoại di động.
Ngày nay, dưới bàn tay điều khiển của Mari, DoCoMo đã đưa số lượng người dùng I-mode tại châu Á tăng lên gấp 5 lần. Chủ tịch DoCoMo, Keiji Tachikawa, trong buổi giới thiệu chiếc điện thoại di động công nghệ I-mode, nhận định: “Sản phẩm này là sự kết hợp hoàn hảo của trí thông minh và tính kiên nhẫn. Đây là sẽ là sản phẩm chủ lực của chúng tôi. Và một lần nữa, thay mặt toàn bộ NTT DoCoMo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến “bà mẹ” của đứa con tuyệt vời này, đó là Mari Matsunaga”.
Mari Matsunaga cho biết mục tiêu cần đạt được trong năm nay là con số 1 triệu người sử dụng dịch vụ Internet I-mode tại khu vực châu Á. Đối tác của Mari Matsunaga là KPN Mobile NB (Hà lan) đã đưa dịch vụ này vào hoạt động từ tháng 4 năm ngoái. Hiện tổng số thuê bao I-mode ở châu Âu là 200.000. Theo tờ Yomiuri Shimbun, DoCoMo sẽ tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ I-mode tại khu vực này từ 2 công ty của Nhật lên khoảng 7 đến 10 công ty, trong đó có cả của Mỹ và châu Âu.
Sau khi ký hợp đồng nhượng quyền với DoCoMo, tập đoàn Bouygues Telecom SA, Pháp, cũng đã tung I-mode ra thị trường Pháp từ tháng 11/2002, trở thành thị trường thứ 6 sau Nhật bản, Đức, Hà lan, Đài loan và Bỉ. Hãng Telefonica Moviles SA, Tây Ban Nha, cũng dự kiến triển khai dịch vụ này trong vài tháng tới.
Tầm nhìn chiến lược với 3G
Sau những thành công với công nghệ I-mode, một trong những mục tiêu mới của Mari Matsunaga đó là công nghệ không dây thế hệ (3G), một công nghệ mà theo Mari sẽ là con át chủ bài của NTT DoCoMo trong tương lai.
Việc Mari Matsunaga đưa dịch vụ công nghệ I-mode của NTT DoCoMo vào các thuê bao di động tại Nhật bản và một số quốc gia châu Á khác như Singapore không những sẽ giúp NTT DoCoMo thu được lợi nhuận lớn mà còn tạo đà cho cuộc tấn công vào mạng điện thoại di động thế hệ thứ ba 3G với dịch vụ ứng dụng là nhân tố chính. Theo Mari Matsunaga, những chương trình ứng dụng cùng với chiếc máy điện thoại di động đẹp, đúng mốt và dễ sử dụng sẽ là xu thế của thị trường điện thoại di động kỹ thuật số.
Chính Mari là người chủ trương liên doanh giữa NTT DoCoMo và Oracle để xây dựng công nghệ không dây 3G. Hai tập đoàn đã công bố việc liên minh nhằm phát triển phần mềm hệ thống định vị toàn cầu và cơ sở dữ liệu của Oracle để tương thích với công nghệ 3G của DoCoMo. Hai bên cũng sẽ hợp tác trong việc bán hàng và tiếp thị với dự kiến đưa ra các dịch vụ mới trong vòng 6 tháng tới tại Nhật Bản.
NTT DoCoMo, sở hữu trong tay một phần và cũng là một khách hàng tiềm năng của AT&T Wireless, cho biết, hãng đã có hơn 2 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ 3G của mình tại Nhật bản. Dịch vụ này được Mari Matsunaga gọi là FOMA, khai trương 2 năm trước đây và số lượng các thuê bao đã tăng lên gấp đôi kể từ đó đến nay.
Mari đã đẩy mạnh kế hoạch mở rộng dịch vụ 3G trên toàn quốc và sự có mặt của các máy cầm tay dành riêng cho việc truy cập 3G đã đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ này. Hơn nữa, bà hy vọng số lượng người sử dụng 3G sẽ tăng thêm sau khi hãng cho ra mắt Seri Smartphone 900i thế hệ thứ tư. “Loại máy điện thoại di động này dựa trên nền tảng Java và Macromedia Flash nên pin dùng được lâu hơn các loại điện thoại trước kia, chưa kể nó sẽ có trọng lượng nhẹ hơn 20%”- Mari Matsunaga cho biết. “Tôi mong đợi đến cuối năm nay, dịch vụ 3G sẽ là trở nên phổ biến với 99% dân số Nhật bản”. Theo Mari thì gần 40 triệu thuê bao đang sử dụng dịch vụ I-Mode của bà sẽ tạo ra một mạng không dây lớn nhất thế giới.
Không chỉ dừng lại ở Seri Smartphone 900i, Mari Matsunaga đang hướng tới điện thoại di động Wi-Fi 3G đầu tiên của thế giới, có khả năng thực hiện cuộc gọi qua Internet (VoIP) và lướt web dễ dàng. Mẫu điện thoại mới của Mari có tên N900iL, hoạt động trên hai mạng song song: mạng di động 3G FOMA và mạng LAN không dây. Theo Mari Matsunaga, N900iL được tích hợp các công nghệ cao cấp nhất hiện nay dành cho thế hệ điện thoại di động mới. “Đây sẽ là sản phẩm chủ lực của công nghệ 3G”- Mari nói.
Cuộc phỏng vấn ngắn
Trong một triển lãm công nghệ thông tin gần đây, tạp chí Tokyo Times đã có cuộc phỏng vấn ngắn với Mari Matsunaga.
Toky Times: Bà bắt đầu sự nghiệp tại Recruit, một công ty được đánh giá là rất coi trọng tự do và phóng khoáng. Bà có thể cho biết về quãng thời gian này?
Mari Matsunaga: Thực sự không có khoảng cách giữa chủ và thợ tại Recruit. Chủ tịch tập đoàn, Eiko Konno, theo tôi là một nhà quản lý kinh doanh hàng đầu trong trong lĩnh vực này.
Tokyo Times: Nhiều người nói rằng bà là một nhà quản lý tốt đối với các nhân viên trẻ? Bà làm việc này như thế nào?
Mari Matsunaga: Mục đích của công việc quản lý là giúp đỡ các nhân viên có thể theo đuổi được mục tiêu của họ. Tôi cố gắng để hiểu các giá trị cá nhân của những nhân viên trẻ. Sau đó, tôi cố gắng cung cấp cho họ những cơ hội phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của họ .
Tokyo Times: Bà đã từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin?
Mari Matsunaga: Trọng tâm của tôi luôn là thiết kế và phát triển những dự án công nghệ mới. Và mục tiêu của tôi là không bao giờ dừng lại. Thực tế, tôi đã từng được mời làm giám đốc điều hành nhưng tôi từ chối vì sở thích của tôi luôn là làm việc trong những dự án mới.
Tokyo Times: Bà có lời khuyên nào với các phụ nữ trẻ, những người đang nghĩ về thời điểm bắt đầu sự nghiệp nhưng chưa quyết định được phương hướng?
Mari Matsunaga: Hãy quan tâm đến các lĩnh vực mà bạn ham thích và nói chuyện với những người đã thành công trong lĩnh vực này, sau đó thực hiện những nghiên cứu của bạn. Còn nếu bạn vẫn không thể quyết định thì hãy thử làm một số việc và xem kết quả của những việc đó ra sao. Thậm chí nếu đó không phải là công việc mơ ước của bạn thì nó vẫn có thể dẫn bạn đến một cái đích nào đó thành công trong tương lai.
Sau cùng, được mệnh danh là “bà chủ của các công nghệ mới”, Mari Matsunagaluôn thành công với những mục tiêu của mình. Đó là kết quả của những nỗ lực hết mình và niềm đam mê công việc, đúng như những gì Mari Matsunaga đã từng nói: “Chỉ cần bạn thực sự ham thích và cố gắng tối đa, đỉnh cao của sự nghiệp sẽ không quá xa vời đối với bạn”.
(Tổng hợp từ Tokyo Times)
“Tôi luôn có trái tim của một đứa trẻ”- đó là cách Mari Matsunaga giải thích về nguồn cảm hứng giúp bà thiết kế I-mode, công nghệ dùng để truy cập Internet bằng điện thoại di động. I-mode đã mang đến thành công đáng kinh ngạc cho nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động hàng đầu của Nhật bản- NTT DoCoMo.
Nghe có vẻ kỳ quặc khi ghép hai cụm từ “nữ doanh nhân quyền lực nhất” và “trái tim của một đứa trẻ”. Nhưng trong một thế giới mà sự thống trị của công nghệ hiện đại ngày càng bao trùm, thì người có được những chiến thắng lớn nhất trong kinh doanh sẽ là người hiểu rõ nhất những khao khát của khách hàng và nắm bắt tốt nhất các cơ hội vụt qua. Đó chính là sức mạnh của Mari Matsunaga.
Mari Matsunaga sinh ra tại Nagasaki, Nhật bản. Trước khi tốt nghiệt đại học nghệ thuật và thư tín Meiji vào năm 1977, bà đã có một bằng thiết kế mỹ thuật của Pháp. Mari cũng là cựu thành viên của tập đoàn Recruit, một “đế chế” quảng cáo và nghệ thuật tầm cỡ thế giới. Tại đây, Mari đảm nhiệm vị trí giám đốc xuất bản của những tạp chí thành công như Employment Journal hay Travail. Mari kể lại: “Những kinh nghiệm thu thập được tại Rercruit vô cùng quý báu đối với sự nghiệp sau này của tôi. Cũng tại đây, tôi bắt đầu biết đến vai trò của thế giới công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng kinh doanh toàn cầu và công việc kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ đem lại những lợi nhuận vô cùng lớn cho các doanh nghiệp. Cơ hội lớn tuy rất khó khăn nhưng không thể bỏ lỡ được”.
Được NTT DoCoMo, hãng điện thoại di động lớn nhất Nhật bản, “săn” vào năm 1997, Mari đã rất thành công khi dẫn dắt đội ngũ nhân viên phát triển công nghệ I-mode. Bà được coi là người phu nữ quyền lực nhất châu Á trong giới kinh doanh năm 2000 theo đánh giá của tạp chí Fortune. Mari Matsunaga đã “nghỉ hưu” sau thời gian dài cống hiến cho NTT DoCoMo và hiện đang là cố vấn của tập đoàn này. Bà còn là thành viên Cộng đồng viễn thông và thông tin tiên tiến của Nhật bản và là chuyên viên cấp cao của Hội đồng tư vấn thuế quốc gia.
Bà chủ của công nghệ I-mode
Dịch vụ nối mạng Internet cho điện thoại di động do Mari Matsunaga thiết kế đã trở thành sản phẩm thành công nhất của Nhật bản kể từ khi máy nghe nhạc Walkman của Sony xuất hiện. I-mode cho phép người sử dụng điện thoại di động truy cập mọi thứ, từ e-mail cho đến trò chơi ở bất cứ nơi đâu.
Tính từ ngày đầu tiên ra mắt vào đầu năm 1999 cho đến nay, số người sử dụng dịch vụ này của Mari Matsunaga đã lên đến 36 triệu người và trở thành dịch vụ kết nối Internet dành cho điện thoại di động phổ biến nhất ở Nhật. Công nghệ I-mode của Mari Matsunaga hỗ trợ người sử dụng kết nối Internet với tốc độ cao hơn công nghệ GSM hiện nay, tạo ra khả năng truy cập hộp thư điện tử, xem những đoạn phim video clip và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến dễ dàng hơn. Trong tương lai, nó có thể trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của dịch vụ truy cập Internet bằng máy tính cá nhân. I-mode có khả năng kết nối tới hàng trăm triệu khách hàng trong nước, người sử dụng có thể dùng dịch vụ này để đàm thoại, trao đổi e-mail, đọc tin tức, tìm kiếm nhà hàng và tải xuống nhiều loại trò chơi.
Mari Matsunaga dự kiến giới thiệu dịch vụ I-mode tại Anh, Áo và Phần lan vào mùa xuân năm tới. Việc bà chủ trương liên kết với hãng Oracle, Mỹ, được đánh giá là sẽ giúp DoCoMo mở rộng thị trường ra nước ngoài với đối tượng khách hàng là những người “ghiền” máy tính xách tay hơn điện thoại di động.
Ngày nay, dưới bàn tay điều khiển của Mari, DoCoMo đã đưa số lượng người dùng I-mode tại châu Á tăng lên gấp 5 lần. Chủ tịch DoCoMo, Keiji Tachikawa, trong buổi giới thiệu chiếc điện thoại di động công nghệ I-mode, nhận định: “Sản phẩm này là sự kết hợp hoàn hảo của trí thông minh và tính kiên nhẫn. Đây là sẽ là sản phẩm chủ lực của chúng tôi. Và một lần nữa, thay mặt toàn bộ NTT DoCoMo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến “bà mẹ” của đứa con tuyệt vời này, đó là Mari Matsunaga”.
Mari Matsunaga cho biết mục tiêu cần đạt được trong năm nay là con số 1 triệu người sử dụng dịch vụ Internet I-mode tại khu vực châu Á. Đối tác của Mari Matsunaga là KPN Mobile NB (Hà lan) đã đưa dịch vụ này vào hoạt động từ tháng 4 năm ngoái. Hiện tổng số thuê bao I-mode ở châu Âu là 200.000. Theo tờ Yomiuri Shimbun, DoCoMo sẽ tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ I-mode tại khu vực này từ 2 công ty của Nhật lên khoảng 7 đến 10 công ty, trong đó có cả của Mỹ và châu Âu.
Sau khi ký hợp đồng nhượng quyền với DoCoMo, tập đoàn Bouygues Telecom SA, Pháp, cũng đã tung I-mode ra thị trường Pháp từ tháng 11/2002, trở thành thị trường thứ 6 sau Nhật bản, Đức, Hà lan, Đài loan và Bỉ. Hãng Telefonica Moviles SA, Tây Ban Nha, cũng dự kiến triển khai dịch vụ này trong vài tháng tới.
Tầm nhìn chiến lược với 3G
Sau những thành công với công nghệ I-mode, một trong những mục tiêu mới của Mari Matsunaga đó là công nghệ không dây thế hệ (3G), một công nghệ mà theo Mari sẽ là con át chủ bài của NTT DoCoMo trong tương lai.
Việc Mari Matsunaga đưa dịch vụ công nghệ I-mode của NTT DoCoMo vào các thuê bao di động tại Nhật bản và một số quốc gia châu Á khác như Singapore không những sẽ giúp NTT DoCoMo thu được lợi nhuận lớn mà còn tạo đà cho cuộc tấn công vào mạng điện thoại di động thế hệ thứ ba 3G với dịch vụ ứng dụng là nhân tố chính. Theo Mari Matsunaga, những chương trình ứng dụng cùng với chiếc máy điện thoại di động đẹp, đúng mốt và dễ sử dụng sẽ là xu thế của thị trường điện thoại di động kỹ thuật số.
Chính Mari là người chủ trương liên doanh giữa NTT DoCoMo và Oracle để xây dựng công nghệ không dây 3G. Hai tập đoàn đã công bố việc liên minh nhằm phát triển phần mềm hệ thống định vị toàn cầu và cơ sở dữ liệu của Oracle để tương thích với công nghệ 3G của DoCoMo. Hai bên cũng sẽ hợp tác trong việc bán hàng và tiếp thị với dự kiến đưa ra các dịch vụ mới trong vòng 6 tháng tới tại Nhật Bản.
NTT DoCoMo, sở hữu trong tay một phần và cũng là một khách hàng tiềm năng của AT&T Wireless, cho biết, hãng đã có hơn 2 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ 3G của mình tại Nhật bản. Dịch vụ này được Mari Matsunaga gọi là FOMA, khai trương 2 năm trước đây và số lượng các thuê bao đã tăng lên gấp đôi kể từ đó đến nay.
Mari đã đẩy mạnh kế hoạch mở rộng dịch vụ 3G trên toàn quốc và sự có mặt của các máy cầm tay dành riêng cho việc truy cập 3G đã đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ này. Hơn nữa, bà hy vọng số lượng người sử dụng 3G sẽ tăng thêm sau khi hãng cho ra mắt Seri Smartphone 900i thế hệ thứ tư. “Loại máy điện thoại di động này dựa trên nền tảng Java và Macromedia Flash nên pin dùng được lâu hơn các loại điện thoại trước kia, chưa kể nó sẽ có trọng lượng nhẹ hơn 20%”- Mari Matsunaga cho biết. “Tôi mong đợi đến cuối năm nay, dịch vụ 3G sẽ là trở nên phổ biến với 99% dân số Nhật bản”. Theo Mari thì gần 40 triệu thuê bao đang sử dụng dịch vụ I-Mode của bà sẽ tạo ra một mạng không dây lớn nhất thế giới.
Không chỉ dừng lại ở Seri Smartphone 900i, Mari Matsunaga đang hướng tới điện thoại di động Wi-Fi 3G đầu tiên của thế giới, có khả năng thực hiện cuộc gọi qua Internet (VoIP) và lướt web dễ dàng. Mẫu điện thoại mới của Mari có tên N900iL, hoạt động trên hai mạng song song: mạng di động 3G FOMA và mạng LAN không dây. Theo Mari Matsunaga, N900iL được tích hợp các công nghệ cao cấp nhất hiện nay dành cho thế hệ điện thoại di động mới. “Đây sẽ là sản phẩm chủ lực của công nghệ 3G”- Mari nói.
Cuộc phỏng vấn ngắn
Trong một triển lãm công nghệ thông tin gần đây, tạp chí Tokyo Times đã có cuộc phỏng vấn ngắn với Mari Matsunaga.
Toky Times: Bà bắt đầu sự nghiệp tại Recruit, một công ty được đánh giá là rất coi trọng tự do và phóng khoáng. Bà có thể cho biết về quãng thời gian này?
Mari Matsunaga: Thực sự không có khoảng cách giữa chủ và thợ tại Recruit. Chủ tịch tập đoàn, Eiko Konno, theo tôi là một nhà quản lý kinh doanh hàng đầu trong trong lĩnh vực này.
Tokyo Times: Nhiều người nói rằng bà là một nhà quản lý tốt đối với các nhân viên trẻ? Bà làm việc này như thế nào?
Mari Matsunaga: Mục đích của công việc quản lý là giúp đỡ các nhân viên có thể theo đuổi được mục tiêu của họ. Tôi cố gắng để hiểu các giá trị cá nhân của những nhân viên trẻ. Sau đó, tôi cố gắng cung cấp cho họ những cơ hội phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của họ .
Tokyo Times: Bà đã từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin?
Mari Matsunaga: Trọng tâm của tôi luôn là thiết kế và phát triển những dự án công nghệ mới. Và mục tiêu của tôi là không bao giờ dừng lại. Thực tế, tôi đã từng được mời làm giám đốc điều hành nhưng tôi từ chối vì sở thích của tôi luôn là làm việc trong những dự án mới.
Tokyo Times: Bà có lời khuyên nào với các phụ nữ trẻ, những người đang nghĩ về thời điểm bắt đầu sự nghiệp nhưng chưa quyết định được phương hướng?
Mari Matsunaga: Hãy quan tâm đến các lĩnh vực mà bạn ham thích và nói chuyện với những người đã thành công trong lĩnh vực này, sau đó thực hiện những nghiên cứu của bạn. Còn nếu bạn vẫn không thể quyết định thì hãy thử làm một số việc và xem kết quả của những việc đó ra sao. Thậm chí nếu đó không phải là công việc mơ ước của bạn thì nó vẫn có thể dẫn bạn đến một cái đích nào đó thành công trong tương lai.
Sau cùng, được mệnh danh là “bà chủ của các công nghệ mới”, Mari Matsunagaluôn thành công với những mục tiêu của mình. Đó là kết quả của những nỗ lực hết mình và niềm đam mê công việc, đúng như những gì Mari Matsunaga đã từng nói: “Chỉ cần bạn thực sự ham thích và cố gắng tối đa, đỉnh cao của sự nghiệp sẽ không quá xa vời đối với bạn”.
(Tổng hợp từ Tokyo Times)