Naina Lal Kidwai, nữ doanh nhân thành công nhất Ấn Độ
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Khi quyết định mở rộng các hoạt động kinh doanh ngân hàng của mình sang Ấn Độ, HSBC, một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất châu Á, cần một người để lãnh đạo các hoạt động của mình. Và hoàn toàn không ngạc nhiên khi HSBC lựa chọn Naina Lal Kidwai, một trong những người phụ nữ thành đạt nhất ngành ngân hàng thế giới.
Là người phụ nữ Ấn Độ đầu tiên tốt nghiệp trường đại học Havard vào năm 1982, Kidwai, 47 tuổi đã tạo dựng thành công cho mình hình ảnh như là một trong những nhà kinh doanh ngân hàng, nhà đàm phán đầu tư khôn ngoan nhất Ấn Độ. Peter Hansen, giám đốc HSBC khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận đinh: “Kidwai sẽ là sự lựa chọn số 1 của HSBC tại Ấn Độ bởi những thành công và tài năng của bà trong việc lường trước các khu vực tăng trưởng mới”.
Sau khi tốt nghiệp khoa kinh tế trường đại học Dehli năm 1977, Kidwai quyết định sang Mỹ du học. Tại Havard, Kidwai luôn được đánh giá là một sinh viên thông minh và có những ý tưởng kinh doanh độc đáo và năm 1982, bà được đích thân Giám đốc đại học Havard danh tiếng trao bằng tốt nghiệp vì những thành tích xuất sắc trong khoá học.
“Có đủ sự cám dỗ để đưa tôi ra nước ngoài làm với những khoản lương hấp dẫn, nhưng tôi quyết tâm ở lại Ấn Độ để đi theo con đường riêng của mình. Và tôi hài lòng về những gì mình đã làm”, Kidwai cho biết. Trở về Ấn Độ, Kidwai bắt đầu làm việc cho ngân hàng ANZ Grindlays. Tại đây, với trình độ của mình, Kidwai càng lúc càng thăng tiến trong công việc. Đến năm 1994, sau thời gian dài làm việc không biết miệt mỏi tại ANZ Grindlays, Kidwai gia nhập Morgan Stanley Ấn Độ. Tại đây, danh tiếng của bà trong giới ngân hàng bắt đầu được gây dựng.
Vào thời điểm đó, hoạt động của Morgan Stanley tại Ấn Độ là vô cùng nhỏ bé. Đầu tiên, Kidwai làm việc cho JP Morgan Stanley Ấn Độ với chức vụ giám độc bộ phận đầu tư của ngân hàng. Lúc này, ngành công nghiệp công nghệ tin học của Ấn Độ bắt đầu gặt hái những thành quả đầu tiên sau một thời gian dài đầu tư. Năm 1995, JP Morgan Stanley Ấn Độ rơi vào tình trạng khó khăn khi một Quỹ cho tư nhân vay của JP Morgan Stanley do Kidwai lập ra bị thất bại. Nhưng đến năm 1999, JP Morgan Stanley trở thành ngân hàng đầu tư số 1 ở Ấn Độ theo tiêu chuẩn M&A với những dự án đầu tư trị giá gần 700 triệu USD. Đằng sau sự thay đổi đáng ngạc nhiên này là gì? Đó chính là Kidwai. Bà là người đã đưa ra những quyết định JP Morgan Stanley nên tiếp tục đầu tư “hết mình” vào công nghệ tin học và chính quyết định này đã giúp JP Morgan Stanley thành công rực rỡ.
Mặc dù văn phòng của Kidwai đặt ở New Delhi, nhưng phần lớn thời gian bà di chuyển liên tục đến các trung tâm kỹ thuật như Hyderabad và Bangalore để gây dựng vốn cho các công ty công nghệ tin học đang trên đà phát triển và có tên trong danh sách niêm yết của thị trường chứng khoán Nasdaq như Wipro hay Infosys.
Từ trước đến nay, thành công lớn của những cuộc sáp nhập “bom tấn” trên thị trường Ấn Độ, đặc biệt là của hãng sản xuất xe hơi lớn nhất Ấn Độ, Maruti Udyog, đều có sự đóng góp rất lớn của Kidwai. Bên cạnh đó, Kidwai là người luôn mạnh mẽ theo đuổi những cơ hội trong lĩnh vực công nghệ khi đầu tư vào hai đại gia công nghệ lớn của Ấn Độ là Wipro và Infosys. Không những thế, Kidwai còn là nhà môi giới cho liên doanh giữa AT&T và hai người khổng lồ khác là Birla và Tata để tạo ra tập đoàn viễn thông hoạt động rộng khắp trên toàn lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn.
Với tuổi 47 của mình, Kidwai là người phụ nữ được trả lương cao nhất tại Ấn Độ. Kidwai đã tham gia vào người khổng lồ ngân hàng HSBC sau nhiều năm phục vụ tại J.M Morgan Stanley Ấn Độ với cương vị phó chủ tịch. Zarir J Cama, Chủ tịch Bộ phận đầu tư chứng khoán và vốn của HSBC tại Ấn Độ cho biết: “Naina Lal Kidwai tham gia HSBC với kinh nghiệm và năng lực dồi dào của mình. Tôi chào đón bà đến với Hội đồng quản trị để lãnh đạo các hoạt động đầu tư của HSBC tại Ấn Độ. Tôi hoàn toàn tin rằng, dưới sự góp sức của bà, HSBC sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ và thị trường sẽ ngày càng rộng mở”. Còn Krishna Patel, giám đốc bộ phận đầu tư toàn cầu của HSBC nói: “Hợp tác với Naina Lal Kidwai đã phản ánh việc HSBC quyết tâm thực thi kế hoạch phát triển hoạt động đầu tư tạo Ấn Độ. Với sự gia nhập của bà, HSBC sẽ tăng cường được sức mạnh và chiều sâu của các dịch vụ đầu tư ngân hàng toàn cầu”.
Kidwai hiện còn là chủ tịch Uỷ ban Công nghiệp và nghiên cứu kinh tế Ấn Độ, một tổ chức trực thuộc chính phủ và là thành viên Hội đồng quản trị Quỹ đối tác công nghệ kỹ thuật số của Mỹ. “Trong sự nghiệp của mình, mặc dù nhận được nhiều lời mới từ Hong Kong, London và New York nhưng tôi đã lựa chọn Ấn Độ bởi với công việc tại các tổ chức trực thuộc chính phủ này, tôi có thể giúp đỡ phác hoạ chính sách kinh tế Ấn Độ, tạo điều kiện để quê hương ngày càng phát triển hơn”.
Ngày nay, sau 22 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, thành công dường như liên tục đến với người phụ nữ nhỏ bé này. Kidwai đứng thứ ba trong Danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á trong nhiều năm liền của tạp chí Fortune. Tạp chí Fortune cũng đặt Kidwai trong Danh sách 10 phụ nữ thành công nhất trên thế giới vào năm 2001, 2002 và 2003. “Hình như được làm việc là hạnh phúc, vì thế mà có rất nhiều người thích làm việc và làm việc không biết mệt mỏi. Tôi là một trong số đó”, Kidwai nói khi nhận xét về mình.
(Tổng hợp từ Tokyo Times)
Là người phụ nữ Ấn Độ đầu tiên tốt nghiệp trường đại học Havard vào năm 1982, Kidwai, 47 tuổi đã tạo dựng thành công cho mình hình ảnh như là một trong những nhà kinh doanh ngân hàng, nhà đàm phán đầu tư khôn ngoan nhất Ấn Độ. Peter Hansen, giám đốc HSBC khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận đinh: “Kidwai sẽ là sự lựa chọn số 1 của HSBC tại Ấn Độ bởi những thành công và tài năng của bà trong việc lường trước các khu vực tăng trưởng mới”.
Sau khi tốt nghiệp khoa kinh tế trường đại học Dehli năm 1977, Kidwai quyết định sang Mỹ du học. Tại Havard, Kidwai luôn được đánh giá là một sinh viên thông minh và có những ý tưởng kinh doanh độc đáo và năm 1982, bà được đích thân Giám đốc đại học Havard danh tiếng trao bằng tốt nghiệp vì những thành tích xuất sắc trong khoá học.
“Có đủ sự cám dỗ để đưa tôi ra nước ngoài làm với những khoản lương hấp dẫn, nhưng tôi quyết tâm ở lại Ấn Độ để đi theo con đường riêng của mình. Và tôi hài lòng về những gì mình đã làm”, Kidwai cho biết. Trở về Ấn Độ, Kidwai bắt đầu làm việc cho ngân hàng ANZ Grindlays. Tại đây, với trình độ của mình, Kidwai càng lúc càng thăng tiến trong công việc. Đến năm 1994, sau thời gian dài làm việc không biết miệt mỏi tại ANZ Grindlays, Kidwai gia nhập Morgan Stanley Ấn Độ. Tại đây, danh tiếng của bà trong giới ngân hàng bắt đầu được gây dựng.
Vào thời điểm đó, hoạt động của Morgan Stanley tại Ấn Độ là vô cùng nhỏ bé. Đầu tiên, Kidwai làm việc cho JP Morgan Stanley Ấn Độ với chức vụ giám độc bộ phận đầu tư của ngân hàng. Lúc này, ngành công nghiệp công nghệ tin học của Ấn Độ bắt đầu gặt hái những thành quả đầu tiên sau một thời gian dài đầu tư. Năm 1995, JP Morgan Stanley Ấn Độ rơi vào tình trạng khó khăn khi một Quỹ cho tư nhân vay của JP Morgan Stanley do Kidwai lập ra bị thất bại. Nhưng đến năm 1999, JP Morgan Stanley trở thành ngân hàng đầu tư số 1 ở Ấn Độ theo tiêu chuẩn M&A với những dự án đầu tư trị giá gần 700 triệu USD. Đằng sau sự thay đổi đáng ngạc nhiên này là gì? Đó chính là Kidwai. Bà là người đã đưa ra những quyết định JP Morgan Stanley nên tiếp tục đầu tư “hết mình” vào công nghệ tin học và chính quyết định này đã giúp JP Morgan Stanley thành công rực rỡ.
Mặc dù văn phòng của Kidwai đặt ở New Delhi, nhưng phần lớn thời gian bà di chuyển liên tục đến các trung tâm kỹ thuật như Hyderabad và Bangalore để gây dựng vốn cho các công ty công nghệ tin học đang trên đà phát triển và có tên trong danh sách niêm yết của thị trường chứng khoán Nasdaq như Wipro hay Infosys.
Từ trước đến nay, thành công lớn của những cuộc sáp nhập “bom tấn” trên thị trường Ấn Độ, đặc biệt là của hãng sản xuất xe hơi lớn nhất Ấn Độ, Maruti Udyog, đều có sự đóng góp rất lớn của Kidwai. Bên cạnh đó, Kidwai là người luôn mạnh mẽ theo đuổi những cơ hội trong lĩnh vực công nghệ khi đầu tư vào hai đại gia công nghệ lớn của Ấn Độ là Wipro và Infosys. Không những thế, Kidwai còn là nhà môi giới cho liên doanh giữa AT&T và hai người khổng lồ khác là Birla và Tata để tạo ra tập đoàn viễn thông hoạt động rộng khắp trên toàn lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn.
Với tuổi 47 của mình, Kidwai là người phụ nữ được trả lương cao nhất tại Ấn Độ. Kidwai đã tham gia vào người khổng lồ ngân hàng HSBC sau nhiều năm phục vụ tại J.M Morgan Stanley Ấn Độ với cương vị phó chủ tịch. Zarir J Cama, Chủ tịch Bộ phận đầu tư chứng khoán và vốn của HSBC tại Ấn Độ cho biết: “Naina Lal Kidwai tham gia HSBC với kinh nghiệm và năng lực dồi dào của mình. Tôi chào đón bà đến với Hội đồng quản trị để lãnh đạo các hoạt động đầu tư của HSBC tại Ấn Độ. Tôi hoàn toàn tin rằng, dưới sự góp sức của bà, HSBC sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ và thị trường sẽ ngày càng rộng mở”. Còn Krishna Patel, giám đốc bộ phận đầu tư toàn cầu của HSBC nói: “Hợp tác với Naina Lal Kidwai đã phản ánh việc HSBC quyết tâm thực thi kế hoạch phát triển hoạt động đầu tư tạo Ấn Độ. Với sự gia nhập của bà, HSBC sẽ tăng cường được sức mạnh và chiều sâu của các dịch vụ đầu tư ngân hàng toàn cầu”.
Kidwai hiện còn là chủ tịch Uỷ ban Công nghiệp và nghiên cứu kinh tế Ấn Độ, một tổ chức trực thuộc chính phủ và là thành viên Hội đồng quản trị Quỹ đối tác công nghệ kỹ thuật số của Mỹ. “Trong sự nghiệp của mình, mặc dù nhận được nhiều lời mới từ Hong Kong, London và New York nhưng tôi đã lựa chọn Ấn Độ bởi với công việc tại các tổ chức trực thuộc chính phủ này, tôi có thể giúp đỡ phác hoạ chính sách kinh tế Ấn Độ, tạo điều kiện để quê hương ngày càng phát triển hơn”.
Ngày nay, sau 22 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, thành công dường như liên tục đến với người phụ nữ nhỏ bé này. Kidwai đứng thứ ba trong Danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á trong nhiều năm liền của tạp chí Fortune. Tạp chí Fortune cũng đặt Kidwai trong Danh sách 10 phụ nữ thành công nhất trên thế giới vào năm 2001, 2002 và 2003. “Hình như được làm việc là hạnh phúc, vì thế mà có rất nhiều người thích làm việc và làm việc không biết mệt mỏi. Tôi là một trong số đó”, Kidwai nói khi nhận xét về mình.
(Tổng hợp từ Tokyo Times)