Ngày nay, Siemen là một trong những hãng điện tử lớn nhất thế giới. Nhắc đến các sản phẩm của Siemen là khách hàng nhớ đến chất lượng và độ bền của sản phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng, để có được một tập đoàn Siemen hùng mạnh như hiện nay, ông chủ của hãng, Lucent Siemens, đã trải qua rất nhiều khó khăn và nỗ lực.

Mùa đông năm 1816, Lucent Siemens ra đời tại thành phố Hanover của Đức. Lúc nhỏ, ông phải sống trong cảnh nghèo khó. Thu nhập nhỏ nhoi của cha mẹ không đủ để nuôi sống Siemens. Chị của Siemens phải đến giáo hội để học thêu. Bản thân Siemens cũng giúp việc ở một cửa hàng tạp hoá. Khi đã lớn, Siemens nộp đơn thi vào trường quân sự rồi tham gia vào đội hình công binh Phổ. Có một lần, trong khi làm công tác thí nghiệm, dây dẫn lửa bị nổ, Siemens suýt mất mạng. Trải qua những hoàn cảnh gian nan khốn khổ như vậy đã rèn luyện cho Siemens có một tính cách kiên cường. Điều đó đã có tác dụng hết sức quan trọng cho Siemens sau này khi phải kiếm sống bằng nghề kinh doanh cũng như nghiên cứu sản phẩm.

Khi đã bước vào tuổi trung niên, Siemens bắt đầu làm các công việc về nghiên cứu khoa học: thông qua dung hợp chất Sunfat Niken, tạo ra Niken lắng đọng. Sản phẩm này dùng cho công nghệ trạm chổ, có giá trị thực dụng rất lớn.

Năm 1846, Siemens lại sáng tạo ra một loại sản phẩm mới, dây điện bọc cao su Malaysia giải quyết được vấn đề cách điện. Sau đó, loại dây điện này được dùng để láp đặt dây điện ngầm từ Berlin đi các nơi, mở rộng kỹ thuật mới.
Năm 1867, Siemens chế thử hai cỗ máy phát điện. Đây là sản phẩm được chế tạo sớm nhất trên thế giới. Cuối năm đó, Siemens lại phát minh ra dụng cụ đo định lượng cồn.

Thành quả nghiên cứu của Siemens là rất nhiều. Với bộ óc nhạy bén về kinh doanh đã thúc đẩy Siemens cùng với Halssic lập ra “Công ty điện khí Siemens ”, một công ty cỡ lớn kinh doanh các sản phẩm cơ khí, điện khí, các máy móc dùng cho y học và các sản phẩm hoá học. Do không ngừng chuyển hoá thành quả nghiên cứu khoa học thành sản phẩm dân dụng phổ thông, công ty Siemens đã “phát tài” lớn.

Quang cảnh thương trường đầy biến động, không có một doanh nghiệp nào vĩnh viễn ngồi yên ở địa vị bá chủ nhưng những doanh nghiệp nắm được ưu thế kinh doanh trong thời gian dài thì quả đúng là mẫu mực thành công trong kinh doanh.

Vào những năm 80 của thế kỷ 20, nhiều doanh nghiệp sớm nổi tiếng của châu Âu lần lượt suy thoái. Họ phải chịu bó tay trước nền kỹ thuật sản xuất của Mỹ và Nhật vượt xa lên hàng đầu. Song công ty Siemens không bị suy thoái. Cả trong nước và nước ngoài, công ty Siemens đã có tới hơn 200 công ty con mở ra ở gần 150 quốc gia và khu vực. Đồng thời công ty cũng từng bước toàn kiện thế trận đa nguyên hoá trong kinh doanh, áp dụng kế sách bốn mặt xuất kích, bổ sung lẫn nhau, doanh thu hàng năm đạt tới hơn 15 tỷ USD khiến cho các doanh nghiệp khác chẳng còn hy vọng đuổi kịp.

“Một năm không có những thay đổi trong kinh doanh thì không có cách gì sống nổi”, đó là quan niệm kinh doanh của Siemens . Từ khi Siemens đứng ra thành lập công ty, ông đã truyền lại cho những người kế nhiệm khẩu hiệu này. Cả đời Siemens chẳng những không ngừng sáng tạo khong chỉ trong việc nghiên cứu sản phẩm, mà ngay cả trong kinh doanh. Trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, Siemens luôn giữ được địa vị đi đầu về thành quả kỹ thuật. Trong khi mở rộng thị trường sản phẩm điện tín, Công ty Siemens cũng đồng thời nghiên cứu sáng chế ra sản phẩm đo điện và các sản phẩm viễn thông khác, một trong số đó là điện thoại di động.

Với sự chỉ đạo của tư tưởng chiến lược phát triển nghiêm ngặt đó, Siemens chưa hề bị đứt quãng về sản phẩm mới. Dưới ngọn cờ khoa học kỹ thuật tiến tiến, Siemens ngày nay đã tập hợp được hàng trăm nhà khoa học nổi tiếng. Công ty không ngừng áp dụng những thành quả kỹ thuật mới, bảo đảm cho công ty luôn ở vị trí dẫn đầu.
Đó chính là bí quyết “khéo sinh tồn” của công ty Siemens. Siemens luôn khéo cạnh tranh, dùng năng lực để sáng tạo ra cái mới để không ngừng tự phát triển trong bối cảnh biến ảo của thị trường. Và đây cũng là con đường mà các nhà kinh doanh “siêu cấp” trong thế giới tương lai tìm kiếm.

(Theo The Forbes)