Những người cầu toàn từ hãng Miele & Cie
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Việt Nam là quốc gia nằm cạnh Trung Quốc rộng lớn. Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa, nước ta phải tìm một hướng đi để nền kinh tế có thể cạnh tranh được với Trung Quốc. Nếu không độc lập mà chỉ bắt chước các sản phẩm của Trung Quốc thì chúng ta vĩnh viễn không bao giờ có thể cạnh tranh được với họ. Với đặc điểm đất rộng người đông, Trung Quốc có thể tạo ra ưu thế sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, bởi vậy các sản phẩm sẽ có giá thành thấp, không một nước nào có thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa vươn tới những mặt hàng có chất lượng cao hoặc có giá trị chiến lược. Phải chăng, sản xuất tinh sẽ là con đường đúng cho những nhà sản xuất Việt Nam muốn tìm chỗ đứng trên thị trường toàn cầu.
Bài viết dưới đây về doanh nghiệp gia đình Miele & Cie tại Đức với bề dày lịch sử hơn 100 năm tồn tại và phát triển và luôn trung thành với nguyên tắc “Luôn luôn tốt hơn” chắc chắn sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn chiến lược sản xuất các mặt hàng có chất lượng tốt.
Sự ra đời
Lịch sử của một trong những tập đoàn đứng đầu thị trường kỹ thuật gia dụng bắt đầu bằng máy phân ly dành để sản xuất dầu ăn. Điều này không có gì là ngạc nhiên: Miele & Cie do Carl Miele và Reinhard Zinkann sáng lập ra vào năm 1899 ở Herzebrock, một thị trấn nhỏ của Đức, dân ở đây phần lớn sống nhờ vào các trang trại chăn nuôi bò và sản xuất dầu ăn. Tuy nhiên, đối với Miele và Zinkann thì hướng kinh doanh có vẻ như rất tự nhiên này lại rất mạo hiểm. Vấn đề nằm ở chỗ, tại thị trấn nhỏ này đã có tới hơn 30 nhà máy sản xuất máy tách dầu. Vì vậy, hai doanh nhân trẻ cần phải nghĩ ra một lợi thế cạnh tranh thật đặc biệt thì mới mong tồn tại được.
Ý tưởng chủ đạo mà họ dựa vào khi đó đã trở thành ưu thế chính của hãng trong suốt hơn một trăm năm qua. Zinkann và Miele nhận thấy rằng tất cả các đối thủ của họ đều hướng sự chú ý của người tiêu dùng đến những sản phẩm giá rẻ và hiển nhiên chất lượng của chúng không được tốt. Vì vậy, họ quyết định “dịch chuyển tâm điểm”, giới thiệu những máy phân ly chắc chắn và bền. Người Đức bao giờ cũng đánh giá cao những sản phẩm chất lượng cao và tiện lợi. Vì vậy, những người sáng lập ra Miele đã đánh trúng vào thị hiếu này khi đưa ra những sản phẩm chất lượng với thiết kế đơn giản và những bộ phận có thể bị gẫy được giảm đến mức tối đa. Hơn thế, Zinkann và Miele đã kích gợi năng khiếu kinh doanh của các ông chủ trang trại người Đức: họ chỉ ra rằng nếu sử dụng máy phân ly mới, thì những ông chủ nuôi năm con bò một năm có thể thu được lợi nhuận là 255 Mác. Vì vậy, các khách hàng dễ dàng nhận thấy: nếu mua máy của Miele & Cie, mặc dù giá đắt hơn 50 Mác (so với giá trung bình của loại máy này trên thị trường) nhưng họ sẽ hoàn lại vốn trong thời gian ngắn.
Zinkann và Miele không phải chờ đợi lâu, chẳng mấy chốc đã có nhiều đơn đặt hàng được gửi đến và một ngày làm việc của họ phải kéo dài hơn 10 tiếng mới đủ để đáp ứng.
Carl Miele là người có thiên hướng về kỹ thuật, ông đã sử dụng mọi khả năng có thể để tối ưu hóa máy phân tách. Zinkann thì đảm nhận trách nhiệm bán hàng. Sau này, Zinkann viết trong hồi ký của mình rằng: trong năm đầu tiên ông vừa là kế toán viên, người chào hàng và cả thợ phụ.
Chỉ một thời gian ngắn sau, hãng Miele & Cie đã thu hút được nhiều thương nhân trong lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp và máy móc bên ngoài thị trấn, những người sẵn sàng bán sản phẩm của họ trên toàn nước Đức.
”Luôn luôn tốt hơn”
Thành công đã chắp cánh cho họ, hãng Miele & Cie mở rộng chủng loại sản phẩm, vào năm 1901, ngoài việc sản xuất máy phân tách, máy quay bơ họ còn cho xuất xưởng những chiếc máy giặt. Cuộc cách mạng về kỹ thuật hoàn toàn không có gì liên quan đến những chiếc máy giặt này: chúng chỉ là một cái trống bằng gỗ có cần quay tay (về nguyên tắc cũng giống như máy tách bơ) và dưới đáy có đặt một lò nung nhỏ.
Chính trên chiếc máy giặt này, lần đầu tiên xuất hiện nhãn hiệu của công ty Miele & Cie: trên cái nắp bằng gỗ sồi có vẽ một con ngựa khắc hai từ: «Immer Besser», nếu dịch từ tiếng Đức thì có nghĩa là “Luôn luôn tốt hơn”. Đó cũng chính là slogan của công ty ngày nay. Khẩu hiệu thể hiện nguyên tắc phát triển kinh doanh chính của hãng: không bao giờ dừng lại ở chất lượng đã đạt được và không ngừng tối ưu hóa sản phẩm. Trước bất cứ một vấn đề phát sinh nào, hãng cũng cố gắng giải quyết một cách nhanh chóng. Nếu sản phẩm không làm thỏa mãn khách hàng (trừ trường hợp hỏng do sử dụng không đúng quy cách), hãng đều thu hồi để sửa hoặc đổi cái khác trong vòng 14 ngày, phí tổn vận chuyển do hãng chi trả. Bất cứ một chi tiết nào bị văng ra khỏi máy trong thời hạn sử dụng ba năm đều được thay miễn phí. Chính vì Miele nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc “Luôn luôn tốt hơn” mà hãng đã gây dựng được lòng trung thành của những nhà phân phối và khách hàng. Ngay trong năm đầu tiên sản xuất máy giặt, số máy xuất xưởng đã tăng gấp đôi từ 40 lên đến 75 máy/một tháng. Số lượng máy phân ly và máy tách bơ cũng tăng, vào năm 1907, Miele sản xuất hơn 20.000 chiếc.
Chuyển địa điểm
Khi số lượng nhân viên của hãng tăng lên đến con số 60, việc tuyển dụng những công nhân lành nghề trở thành một vấn đề phức tạp vì hãng làm việc chủ yếu ở Herzebrock. Việc vận chuyển hàng hóa từ thị trấn này đi cũng không được thuận lợi – máy móc được chuyển bằng xe ngựa đến ga tàu gần nhất. Vì vậy vào năm 1907, hãng chuyển đến thành phố công nghiệp Gütersloh. Ở đây có tất cả các điều kiện cho sản xuất: điện, ga, đường ống dẫn nước, nhà ga. Miele thậm chí không tiếc tiền mua riêng cho mình đầu máy xe lửa. Để không bị phụ thuộc vào những nhà cung cấp, hãng xây dựng ở Gütersloh lần lượt các nhà máy cung cấp những vật liệu chính cho sản xuất. Miele đến ngày nay vẫn cố gắng sản xuất toàn bộ các chi tiết trong máy một cách độc lập – trong đó có cả bộ phận điều hành điện tử. Thực ra, họ cũng không thể làm khác được nếu muốn đảm bảo cho sản phẩm luôn có chất lượng cao.
Đến năm 1914, số nhân viên của Mielr đã lên đến 500 người. Từ một công ty ở một thị trấn nhỏ, Miele đã trở thành một nhà máy sản xuất máy phân ly, tách bơ, máy giặt, máy vắt và bàn là lớn nhất nước Đức thời bấy giờ.
Ngày mai bao giờ cũng quan trọng hơn hôm nay
Năm 1918, nền kinh tế Đức rơi vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, lạm phát diễn ra với tốc độ chóng mặt. Trước chiến tranh Thế giới lần thứ I, một đô-la bằng 4,20 Mác, thì đến năm 1919 là 15,50 Mác và sau đó một năm lên đến 63 Mác. Nhưng sự tồi tệ chỉ mới bắt đầu. Phần lớn các doanh nghiệp ở Gütersloh đều phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Nhưng thậm chí trong hoàn cảnh khó khăn này, những người thành lập Miele & Cie vẫn dành ra 100.000 Mác từ lợi nhuận của năm 1920 để làm phần thưởng cho các nhân viên. Điền này hoàn toàn phù hợp với một nguyên tắc hoạt động nữa của hãng là: “Ngày mai bao giờ cũng quan trọng hơn hôm nay”.
Bất chấp khủng hoảng kinh tế, năm 1920 hãng vẫn cho xuất xưởng một con số kỷ lục: 127.600 máy móc các loại, trong đó có 75.000 máy phân ly, 30.000 máy giặt, 21.000 máy tách bơ và 1.600 bàn là. Thành công này của hãng dựa trên các thành tựu về kỹ thuật cũng như thương mại được hỗ trợ bởi quan điểm kinh doanh trước sau như một – sản xuất những sản phẩm có ích, bền, chắc chắn để đáp ứng thị trường tiêu dùng và không bao giờ giảm chất lượng sản phẩm ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Thực tế thì đây là giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế Đức. Năm 1923, khủng hoảng lên tới đỉnh điểm – một đô-la có thể đổi được 4,2 tỷ Mác. Zinkann viết trong hồi ký của mình rằng: “Thật khó có thể tin nổi, nước Đức phải trải qua giai đoạn mà với cả triệu Mác không mua nổi một lát bánh mỳ nhỏ. Nhưng thực tế thì đúng là như vậy! Đối với tôi năm 1923 là rất căng thẳng. Ví dụ, nếu tôi bán 10 chiếc máy tách sữa ở Darmstadt và chuyển tiền đến Gütersloh, thì tiền trở nên vô giá trị đến mức số lãi chỉ đủ để mua 10 cái hộp để đóng gói chúng”.
Vào năm 1924, nền kinh tế Đức dần dần hồi phục và mức sống của nhân dân cũng theo đó mà tăng cao dẫn đến việc bùng nổ nhu cầu về các đồ kỹ thuật gia dụng. Hãng bắt đầu sản xuất thêm cả máy hút bụi, còn đến năm 1929 Miele cho ra đời chiếc máy rửa bát đầu tiên ở Châu Âu.
Năm 1927, Miele cho xuất xưởng nửa triệu chiếc máy giặt với 24 chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, lại bắt đầu thời kỳ đi xuống của nền kinh tế Đức do ảnh hưởng của sự sụp đổ sàn chứng khoán News York. Rất nhiều công ty Đức đứng trên ranh giới của sự phá sản, nhiều nhà máy phải đóng cửa và có tới 4,5 triệu người Đức bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. Hai nhà máy của Miele là một số ít những nhà máy của Đức vẫn đứng vững trong thời kỳ này và gần như không giảm mức sản xuất. Hơn thế, trong điều kiện xã hội khủng hoảng, Carl Miele và Reinhard Zinkann còn thành lập quỹ dành cho người già, người tàn tật và những gia đình mất đi người trụ cột. Để cảm ơn, những người dân Gütersloh đã lấy tên Carl Miele để đặt tên cho một phố trung tâm của thành phố.
Những người kế tục
Carl Miele mất vào năm 1938, trước khi đến tuổi 70 nửa năm. Năm sau thì Reinhard Zinkann cũng qua đời. Carl Miele-con và Curt Cristian Zinkann thế vào chỗ của những người sáng lập ra Miele. Từ đó họ cống hiến toàn bộ sức lực của mình cho sự thịnh vượng của Miele. Truyền thống gia đình vẫn được giữ vững đến ngày hôm nay, hiện những người lãnh đạo của Miele là cháu và chắt của hai nhà sáng lập, Markys Miele và Reinhard Zinkann-chắt.
Trong Đại chiến thế giới lần thứ II, Miele & Cie được lệnh ngừng sản xuất đồ gia dụng để sản xuất các đồ phục vụ quân đội. Nhưng sau chiến tranh, nền sản xuất Đức tăng trưởng đáng kể và các sản phẩm của Miele lại tiêu thụ rất mạnh. Hãng lần lượt cho ra đời các sản phẩm kỹ thuật gia dụng mới: những chiếc máy giặt tự động hóa hoàn toàn, những chiếc máy sấy đầu tiên, máy hút bụi có bánh xe trượt và có thể điều chỉnh công xuất.
Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, Miele ngừng sản xuất các đồ kỹ thuật nông nghiệp và chỉ tập trung vào đồ kỹ thuật gia dụng. Nhờ luôn tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc “luôn luôn tốt hơn” mà Miele đã trở thành người đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Năm 1978, Miele cho ra đời chiếc máy giặt và máy sấy đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng máy tính, máy rửa bát có bộ phận cảm ứng điện tử, còn đến năm 2001 cho xuất xưởng loại máy giặt có bộ phận tang quay tổ ong đặc biệt dùng để giặt trắng vải trải gường, vỏ chăn gối. Hãng đã đăng ký bản quyền sáng kiến này.
Ngày nay, tại các nhà máy của Miele, những máy móc xuất xưởng đều phải trải qua một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt – kiểm tra chất lượng, độ an toàn môi trường, mức năng lượng điện tiêu tốn thậm chí cả độ ồn của âm thanh phát ra. Tất cả các thông số của đồ kỹ thuật gia dụng Miele đều phải hoàn hảo tuyệt đối so với điều kiện kỹ thuật đương thời cho phép – trừ... mẫu mã bề ngoài là vẫn theo trường phái cổ điển.
Miele
Hãng thành lập vào năm 1899 ở Đức. Sản phẩm của Miele sản xuất tại tám nhà máy ở Đức và Áo. Hãng có đại điện tại 37 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Úc, Nhật, Phi. Số lượng nhân viên của Miele hơn 15 nghìn người. Vòng quay vốn của hãng 2005/2006 là 2,54 tỷ EURO, trong đó 70% là từ xuất khẩu.
Bài viết dưới đây về doanh nghiệp gia đình Miele & Cie tại Đức với bề dày lịch sử hơn 100 năm tồn tại và phát triển và luôn trung thành với nguyên tắc “Luôn luôn tốt hơn” chắc chắn sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn chiến lược sản xuất các mặt hàng có chất lượng tốt.
Sự ra đời
Lịch sử của một trong những tập đoàn đứng đầu thị trường kỹ thuật gia dụng bắt đầu bằng máy phân ly dành để sản xuất dầu ăn. Điều này không có gì là ngạc nhiên: Miele & Cie do Carl Miele và Reinhard Zinkann sáng lập ra vào năm 1899 ở Herzebrock, một thị trấn nhỏ của Đức, dân ở đây phần lớn sống nhờ vào các trang trại chăn nuôi bò và sản xuất dầu ăn. Tuy nhiên, đối với Miele và Zinkann thì hướng kinh doanh có vẻ như rất tự nhiên này lại rất mạo hiểm. Vấn đề nằm ở chỗ, tại thị trấn nhỏ này đã có tới hơn 30 nhà máy sản xuất máy tách dầu. Vì vậy, hai doanh nhân trẻ cần phải nghĩ ra một lợi thế cạnh tranh thật đặc biệt thì mới mong tồn tại được.
Ý tưởng chủ đạo mà họ dựa vào khi đó đã trở thành ưu thế chính của hãng trong suốt hơn một trăm năm qua. Zinkann và Miele nhận thấy rằng tất cả các đối thủ của họ đều hướng sự chú ý của người tiêu dùng đến những sản phẩm giá rẻ và hiển nhiên chất lượng của chúng không được tốt. Vì vậy, họ quyết định “dịch chuyển tâm điểm”, giới thiệu những máy phân ly chắc chắn và bền. Người Đức bao giờ cũng đánh giá cao những sản phẩm chất lượng cao và tiện lợi. Vì vậy, những người sáng lập ra Miele đã đánh trúng vào thị hiếu này khi đưa ra những sản phẩm chất lượng với thiết kế đơn giản và những bộ phận có thể bị gẫy được giảm đến mức tối đa. Hơn thế, Zinkann và Miele đã kích gợi năng khiếu kinh doanh của các ông chủ trang trại người Đức: họ chỉ ra rằng nếu sử dụng máy phân ly mới, thì những ông chủ nuôi năm con bò một năm có thể thu được lợi nhuận là 255 Mác. Vì vậy, các khách hàng dễ dàng nhận thấy: nếu mua máy của Miele & Cie, mặc dù giá đắt hơn 50 Mác (so với giá trung bình của loại máy này trên thị trường) nhưng họ sẽ hoàn lại vốn trong thời gian ngắn.
Zinkann và Miele không phải chờ đợi lâu, chẳng mấy chốc đã có nhiều đơn đặt hàng được gửi đến và một ngày làm việc của họ phải kéo dài hơn 10 tiếng mới đủ để đáp ứng.
Carl Miele là người có thiên hướng về kỹ thuật, ông đã sử dụng mọi khả năng có thể để tối ưu hóa máy phân tách. Zinkann thì đảm nhận trách nhiệm bán hàng. Sau này, Zinkann viết trong hồi ký của mình rằng: trong năm đầu tiên ông vừa là kế toán viên, người chào hàng và cả thợ phụ.
Chỉ một thời gian ngắn sau, hãng Miele & Cie đã thu hút được nhiều thương nhân trong lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp và máy móc bên ngoài thị trấn, những người sẵn sàng bán sản phẩm của họ trên toàn nước Đức.
”Luôn luôn tốt hơn”
Thành công đã chắp cánh cho họ, hãng Miele & Cie mở rộng chủng loại sản phẩm, vào năm 1901, ngoài việc sản xuất máy phân tách, máy quay bơ họ còn cho xuất xưởng những chiếc máy giặt. Cuộc cách mạng về kỹ thuật hoàn toàn không có gì liên quan đến những chiếc máy giặt này: chúng chỉ là một cái trống bằng gỗ có cần quay tay (về nguyên tắc cũng giống như máy tách bơ) và dưới đáy có đặt một lò nung nhỏ.
Chính trên chiếc máy giặt này, lần đầu tiên xuất hiện nhãn hiệu của công ty Miele & Cie: trên cái nắp bằng gỗ sồi có vẽ một con ngựa khắc hai từ: «Immer Besser», nếu dịch từ tiếng Đức thì có nghĩa là “Luôn luôn tốt hơn”. Đó cũng chính là slogan của công ty ngày nay. Khẩu hiệu thể hiện nguyên tắc phát triển kinh doanh chính của hãng: không bao giờ dừng lại ở chất lượng đã đạt được và không ngừng tối ưu hóa sản phẩm. Trước bất cứ một vấn đề phát sinh nào, hãng cũng cố gắng giải quyết một cách nhanh chóng. Nếu sản phẩm không làm thỏa mãn khách hàng (trừ trường hợp hỏng do sử dụng không đúng quy cách), hãng đều thu hồi để sửa hoặc đổi cái khác trong vòng 14 ngày, phí tổn vận chuyển do hãng chi trả. Bất cứ một chi tiết nào bị văng ra khỏi máy trong thời hạn sử dụng ba năm đều được thay miễn phí. Chính vì Miele nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc “Luôn luôn tốt hơn” mà hãng đã gây dựng được lòng trung thành của những nhà phân phối và khách hàng. Ngay trong năm đầu tiên sản xuất máy giặt, số máy xuất xưởng đã tăng gấp đôi từ 40 lên đến 75 máy/một tháng. Số lượng máy phân ly và máy tách bơ cũng tăng, vào năm 1907, Miele sản xuất hơn 20.000 chiếc.
Chuyển địa điểm
Khi số lượng nhân viên của hãng tăng lên đến con số 60, việc tuyển dụng những công nhân lành nghề trở thành một vấn đề phức tạp vì hãng làm việc chủ yếu ở Herzebrock. Việc vận chuyển hàng hóa từ thị trấn này đi cũng không được thuận lợi – máy móc được chuyển bằng xe ngựa đến ga tàu gần nhất. Vì vậy vào năm 1907, hãng chuyển đến thành phố công nghiệp Gütersloh. Ở đây có tất cả các điều kiện cho sản xuất: điện, ga, đường ống dẫn nước, nhà ga. Miele thậm chí không tiếc tiền mua riêng cho mình đầu máy xe lửa. Để không bị phụ thuộc vào những nhà cung cấp, hãng xây dựng ở Gütersloh lần lượt các nhà máy cung cấp những vật liệu chính cho sản xuất. Miele đến ngày nay vẫn cố gắng sản xuất toàn bộ các chi tiết trong máy một cách độc lập – trong đó có cả bộ phận điều hành điện tử. Thực ra, họ cũng không thể làm khác được nếu muốn đảm bảo cho sản phẩm luôn có chất lượng cao.
Đến năm 1914, số nhân viên của Mielr đã lên đến 500 người. Từ một công ty ở một thị trấn nhỏ, Miele đã trở thành một nhà máy sản xuất máy phân ly, tách bơ, máy giặt, máy vắt và bàn là lớn nhất nước Đức thời bấy giờ.
Ngày mai bao giờ cũng quan trọng hơn hôm nay
Năm 1918, nền kinh tế Đức rơi vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, lạm phát diễn ra với tốc độ chóng mặt. Trước chiến tranh Thế giới lần thứ I, một đô-la bằng 4,20 Mác, thì đến năm 1919 là 15,50 Mác và sau đó một năm lên đến 63 Mác. Nhưng sự tồi tệ chỉ mới bắt đầu. Phần lớn các doanh nghiệp ở Gütersloh đều phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Nhưng thậm chí trong hoàn cảnh khó khăn này, những người thành lập Miele & Cie vẫn dành ra 100.000 Mác từ lợi nhuận của năm 1920 để làm phần thưởng cho các nhân viên. Điền này hoàn toàn phù hợp với một nguyên tắc hoạt động nữa của hãng là: “Ngày mai bao giờ cũng quan trọng hơn hôm nay”.
Bất chấp khủng hoảng kinh tế, năm 1920 hãng vẫn cho xuất xưởng một con số kỷ lục: 127.600 máy móc các loại, trong đó có 75.000 máy phân ly, 30.000 máy giặt, 21.000 máy tách bơ và 1.600 bàn là. Thành công này của hãng dựa trên các thành tựu về kỹ thuật cũng như thương mại được hỗ trợ bởi quan điểm kinh doanh trước sau như một – sản xuất những sản phẩm có ích, bền, chắc chắn để đáp ứng thị trường tiêu dùng và không bao giờ giảm chất lượng sản phẩm ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Thực tế thì đây là giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế Đức. Năm 1923, khủng hoảng lên tới đỉnh điểm – một đô-la có thể đổi được 4,2 tỷ Mác. Zinkann viết trong hồi ký của mình rằng: “Thật khó có thể tin nổi, nước Đức phải trải qua giai đoạn mà với cả triệu Mác không mua nổi một lát bánh mỳ nhỏ. Nhưng thực tế thì đúng là như vậy! Đối với tôi năm 1923 là rất căng thẳng. Ví dụ, nếu tôi bán 10 chiếc máy tách sữa ở Darmstadt và chuyển tiền đến Gütersloh, thì tiền trở nên vô giá trị đến mức số lãi chỉ đủ để mua 10 cái hộp để đóng gói chúng”.
Vào năm 1924, nền kinh tế Đức dần dần hồi phục và mức sống của nhân dân cũng theo đó mà tăng cao dẫn đến việc bùng nổ nhu cầu về các đồ kỹ thuật gia dụng. Hãng bắt đầu sản xuất thêm cả máy hút bụi, còn đến năm 1929 Miele cho ra đời chiếc máy rửa bát đầu tiên ở Châu Âu.
Năm 1927, Miele cho xuất xưởng nửa triệu chiếc máy giặt với 24 chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, lại bắt đầu thời kỳ đi xuống của nền kinh tế Đức do ảnh hưởng của sự sụp đổ sàn chứng khoán News York. Rất nhiều công ty Đức đứng trên ranh giới của sự phá sản, nhiều nhà máy phải đóng cửa và có tới 4,5 triệu người Đức bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. Hai nhà máy của Miele là một số ít những nhà máy của Đức vẫn đứng vững trong thời kỳ này và gần như không giảm mức sản xuất. Hơn thế, trong điều kiện xã hội khủng hoảng, Carl Miele và Reinhard Zinkann còn thành lập quỹ dành cho người già, người tàn tật và những gia đình mất đi người trụ cột. Để cảm ơn, những người dân Gütersloh đã lấy tên Carl Miele để đặt tên cho một phố trung tâm của thành phố.
Những người kế tục
Carl Miele mất vào năm 1938, trước khi đến tuổi 70 nửa năm. Năm sau thì Reinhard Zinkann cũng qua đời. Carl Miele-con và Curt Cristian Zinkann thế vào chỗ của những người sáng lập ra Miele. Từ đó họ cống hiến toàn bộ sức lực của mình cho sự thịnh vượng của Miele. Truyền thống gia đình vẫn được giữ vững đến ngày hôm nay, hiện những người lãnh đạo của Miele là cháu và chắt của hai nhà sáng lập, Markys Miele và Reinhard Zinkann-chắt.
Trong Đại chiến thế giới lần thứ II, Miele & Cie được lệnh ngừng sản xuất đồ gia dụng để sản xuất các đồ phục vụ quân đội. Nhưng sau chiến tranh, nền sản xuất Đức tăng trưởng đáng kể và các sản phẩm của Miele lại tiêu thụ rất mạnh. Hãng lần lượt cho ra đời các sản phẩm kỹ thuật gia dụng mới: những chiếc máy giặt tự động hóa hoàn toàn, những chiếc máy sấy đầu tiên, máy hút bụi có bánh xe trượt và có thể điều chỉnh công xuất.
Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, Miele ngừng sản xuất các đồ kỹ thuật nông nghiệp và chỉ tập trung vào đồ kỹ thuật gia dụng. Nhờ luôn tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc “luôn luôn tốt hơn” mà Miele đã trở thành người đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Năm 1978, Miele cho ra đời chiếc máy giặt và máy sấy đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng máy tính, máy rửa bát có bộ phận cảm ứng điện tử, còn đến năm 2001 cho xuất xưởng loại máy giặt có bộ phận tang quay tổ ong đặc biệt dùng để giặt trắng vải trải gường, vỏ chăn gối. Hãng đã đăng ký bản quyền sáng kiến này.
Ngày nay, tại các nhà máy của Miele, những máy móc xuất xưởng đều phải trải qua một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt – kiểm tra chất lượng, độ an toàn môi trường, mức năng lượng điện tiêu tốn thậm chí cả độ ồn của âm thanh phát ra. Tất cả các thông số của đồ kỹ thuật gia dụng Miele đều phải hoàn hảo tuyệt đối so với điều kiện kỹ thuật đương thời cho phép – trừ... mẫu mã bề ngoài là vẫn theo trường phái cổ điển.
Miele
Hãng thành lập vào năm 1899 ở Đức. Sản phẩm của Miele sản xuất tại tám nhà máy ở Đức và Áo. Hãng có đại điện tại 37 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Úc, Nhật, Phi. Số lượng nhân viên của Miele hơn 15 nghìn người. Vòng quay vốn của hãng 2005/2006 là 2,54 tỷ EURO, trong đó 70% là từ xuất khẩu.