Abramovich, “tỷ phú kiểu Nga”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ở tuổi 36, Roman Abramovich hiện được coi là một trong tỷ phú trẻ nhất hành tinh. Năm ngoái, tạp chí Forbes đã xếp Abramovich đứng thứ 19 trong danh sách 50 người giầu nhất châu Âu và đứng thứ 49 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.
Mới đây, ông đã bán 80% cổ phần của mình cho tập đoàn dầu khí lớn thứ 5 trên thế giới Sibneft cho công ty Yukos, 50% cổ phần trong Rusai, hãng sản xuất nhôm lớn thứ hai trên thế giới và cổ phần trong công ty công nghiệp ôtô Nga Ruspromato với tổng giá trị khoảng 6 tỷ 300 triệu USD. Ngoài những tài sản thuộc loại “kếch xù” này, Abramovich còn có một kênh truyền hình riêng ORT, nắm giữ 26% cổ phần của hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot và có cổ phần lớn trong nhiều doanh nghiệp nhỏ khác. Ông còn là chủ tích của một câu lạc bộ khúc quân cầu trên băng, sở hữu chiếc Boeing 767 để có thể “đi mây về gió”.... Để kiểm soát khối tài sản này Abramovic đã thuê công ty quản lý tài sản quốc tịch Anh Millhouse Capital. Mặc dù đã là người giàu thứ hai ở Nga cách đây 4-5 năm nhưng phải đến tháng 7 năm nay, cái tên “Abramovic” mới được toàn thế giới biết đến bởi sự kiện: Abramovic mua lại câu lạc bộ bóng đá Chealse (Anh).
Từ chính trị...
Trước khi đổ tiền vào Chelsea để nổi tiếng khắp thế giới, Abramovic đã từng “đầu tư một dự án” tại tỉnh Chukotka thuộc miền Tây nước Nga để tự “lăng xê” tên tuổi của mình, trở thành một trong những đề tài “nóng” nhất nước Nga thời năm 2001. Chukotka có diện tích rộng lớn nhưng lại chỉ có 73.000 dân. Lúc đặt chân đến nơi này, Abramovic đã bỏ ra khoảng 30 triệu USD đóng thuế cho ngân sách địa phương, tài trợ cho 8500 trẻ em đi du lịch ở vùng biển Đen, đem thực phẩm cứu tế khẩn cấp cho các vùng nghèo đói ... Ông cũng đầu tư hơn 80 triệu USD để xây dựng các trạm y tế, các khu nhà mới, khách sạn, đường xá, đại tu hệ thống trường học. Cùng với sự thay đổi mang tính “cách mạng” của bộ mặt tỉnh, quyền lực và danh tiếng của Abramovich rại địa phương ngày càng được mở rộng. Trong cuộc bầu cử chức tỉnh trưởng Chukotka tháng 12/2000, Abramovich đã giành được 92% số phiếu. Sau khi trở thành tỉnh trưởng, ông tiếp tục “vung thêm“ khoảng 300 triệu USD để xây dựng tất cả cơ sở hạ tầng từ khách sạn, rạp chiếu bóng, siêu thị... tại Chukotka. Abramovic còn sang Mỹ để tiếp thị, đề nghị bắc một chiếc cầu vượt qua eo biển nối Nga-Mỹ tại bang Alaska.... Việc Abramovic bỏ ra quá nhiều tiền cho miền đất xa xôi này đã khiến cho người dân Nga nghi ngờ. Nhiều người cho rằng, mặc dù là một tay giàu “nứt đố đổ vách” nhưng cái tên Abramovich chưa đến mức “nổi tiếng nhất” và chưa gây được ấn tượng mạnh nào trong giới quan chức Nga. Vả lại, trong cộng đồng doanh nghiệp, Abramovich vốn bị chỉ trích gay gắt vì “chủ nghĩa cá nhân”, chưa bao giờ chịu đầu tư cho nền kinh tế đất nước. Bởi vậy, Abramovich quyết định làm cho “danh nổi như cồn” bằng cách coi Chukotka như “một sự án đầu tư”.
... đến bóng đá!
Khi đã tạo được danh tiếng trong nước, Abramovich tiếp tục xây dựng kế hoạch quảng bá mình trên phạm vi toàn thế giới. Giữa lúc hầu hết các câu lạc bộ bóng đá đang thua lỗ thảm hại, tháng 7 năm 2003, ông đã mua lại cổ phần của cựu chủ tịch Ken Bates trong câu lạc bộ Chelsea để trở thành vị tân chủ tịch, tạo nên “một cú sốc” trong giới thể thao toàn cầu. Cho đến nay, ông đã bỏ tổng cộng gần 300 triệu USD, trong đó có 48 triệu USD cho việc mua cổ phần, 155 triệu USD để thanh toán các khoản nợ, khoảng 100 triệu USD để mua 8 cầu thủ nổi tiếng bổ sung cho đội quân áo xanh và một khoản tiền lớn khác để mua đứt vị quản lý của câu lạc bộ Manchester United với giá cắt cổ. Việc phung phí tiền cho Chelsea của ông đã khiến cho bất cứ cầu thủ nào , vị chủ tịch câu lạc bộ nào, cho dù trung thành với đội tuyển đến đâu cũng cảm thấy “hồi hộp như bị thôi miên” khi nghe đến cái tên Abramovich. Trở thành chủ câu lạc bộ Chelsea, Abramvich có thể dễ dàng xâm nhập vào giới quý tộc Anh. Ngoài ra, nước Anh là một trong những trung tâm tài chính của châu Âu và thế giới, với “tấm danh thiếp” chủ câu lạc bộ Chelsea sẽ là chiếc chìa khoá vàng cho Abramovich bước vào thế giới tài chính quốc tế.
Xuất thân
Abramovich đã trải qua thời thơ ấu đầy trắc trở và thiệt thòi. Sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái tại thành phố Saratov nằm bên bờ sông Vonga thuộc miền Nam nước Nga, sớm chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ khi chưa đầy 4 tuổi. Sau một thời gian ngắn sống cùng gia đình người bác ruột tại Moscow, Abramovich về ở với ông bà ngoại ở Komi, một tỉnh miền Bắc nước Nga. Abramovich đã phải bỏ dở công việc học hành tại Học viện công nghiệp thuộc thành phố Akhta, tỉnh Komi để vào quân ngũ. Sau khi xuất ngũ, Abramovich bắt đầu kiếm tiền bằng nghề buôn bán lốp xe cũ và một số hàng hoá rẻ tiền rồi sau đó chuyển sang kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ của nhà máy lọc dầu lớn nhất nước Nga tại Omsk, phía Tây Siberia.
Năm 1992 được coi là cột mốc quan trọng nhất đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đới Abramovich. Lúc đó, chính phủ Nga thời Boris Yeltsin có chủ trương tư nhân hoá, bán hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước với giá cực rẻ. Một trong số đại gia “đầu sỏ chính trị” ở Nga bấy giờ là Boris Berezovsky, người có quan hệ mật thiết với con gái của Yeltsin và được mệnh danh là “Bố già của điện Klemli”, đã mua 80% cổ phần của tập đoàn dầu lửa Sibneft. Nhận thấy chàng trai trẻ Roman Abramovich là người có tài Berezovsky đã đứng ra đỡ đầu, giới thiệu vào làm chủ tịch Sibneft, miếng ngon nhất của “con bò sữa” công nghiệp dầu lửa Nga. Từ đây, Abramovich có vô vàn cơ hội để thu lợi những núi tiền khổng lồ từ những hành động bất minh. Trong năm 1992, Abramovich đã bị tạm giam để thẩm vấn vì bị tình nghi “biển thủ” 55 chiếc tàu chở dầu của quân đội Nga để bán cho các công ty nước ngoài. Năm 1999, cơ quan công tố Nga đã tiến hành điều tra những cáo buộc về việc Abramovich cùng Berezovsky tham ô tài sản của hãng hàng không Aeroflot. Tháng 8/2000, nhân viên điều tra của Moscow đã lục soát trụ sở hãng Sibneft do tình nghi Abramovich trốn 300 triệu USD tiền thuế. Cơ quan công tố Thuỵ Sỹ cũng mở cuộc điều tra xung quanh đơn tố cáo hãng Runicom SA của Abramovich có liên quan đến vụ “bay hơi” nhiều triệu USD của Quỹ tiền tế quốc tế (IMF). Thế nhưng, tất cả các cuộc điều tra đều không đi đến kết quả vì bị đình chỉ nửa chừng. Bên cạnh đó, vị tỷ phú 36 tuổi này còn nhiều lần bị cáo buộc đã cấu kết với những tổ chức tội phạm và mafia Nga. Hãng sản xuất nhôm Rusal của Abramovich cũng bị dính líu tới các vụ kiện về rửa tiền, hối lộ và gian lận thương mại....
Tổng hợp từ World trade newspaper
Mới đây, ông đã bán 80% cổ phần của mình cho tập đoàn dầu khí lớn thứ 5 trên thế giới Sibneft cho công ty Yukos, 50% cổ phần trong Rusai, hãng sản xuất nhôm lớn thứ hai trên thế giới và cổ phần trong công ty công nghiệp ôtô Nga Ruspromato với tổng giá trị khoảng 6 tỷ 300 triệu USD. Ngoài những tài sản thuộc loại “kếch xù” này, Abramovich còn có một kênh truyền hình riêng ORT, nắm giữ 26% cổ phần của hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot và có cổ phần lớn trong nhiều doanh nghiệp nhỏ khác. Ông còn là chủ tích của một câu lạc bộ khúc quân cầu trên băng, sở hữu chiếc Boeing 767 để có thể “đi mây về gió”.... Để kiểm soát khối tài sản này Abramovic đã thuê công ty quản lý tài sản quốc tịch Anh Millhouse Capital. Mặc dù đã là người giàu thứ hai ở Nga cách đây 4-5 năm nhưng phải đến tháng 7 năm nay, cái tên “Abramovic” mới được toàn thế giới biết đến bởi sự kiện: Abramovic mua lại câu lạc bộ bóng đá Chealse (Anh).
Từ chính trị...
Trước khi đổ tiền vào Chelsea để nổi tiếng khắp thế giới, Abramovic đã từng “đầu tư một dự án” tại tỉnh Chukotka thuộc miền Tây nước Nga để tự “lăng xê” tên tuổi của mình, trở thành một trong những đề tài “nóng” nhất nước Nga thời năm 2001. Chukotka có diện tích rộng lớn nhưng lại chỉ có 73.000 dân. Lúc đặt chân đến nơi này, Abramovic đã bỏ ra khoảng 30 triệu USD đóng thuế cho ngân sách địa phương, tài trợ cho 8500 trẻ em đi du lịch ở vùng biển Đen, đem thực phẩm cứu tế khẩn cấp cho các vùng nghèo đói ... Ông cũng đầu tư hơn 80 triệu USD để xây dựng các trạm y tế, các khu nhà mới, khách sạn, đường xá, đại tu hệ thống trường học. Cùng với sự thay đổi mang tính “cách mạng” của bộ mặt tỉnh, quyền lực và danh tiếng của Abramovich rại địa phương ngày càng được mở rộng. Trong cuộc bầu cử chức tỉnh trưởng Chukotka tháng 12/2000, Abramovich đã giành được 92% số phiếu. Sau khi trở thành tỉnh trưởng, ông tiếp tục “vung thêm“ khoảng 300 triệu USD để xây dựng tất cả cơ sở hạ tầng từ khách sạn, rạp chiếu bóng, siêu thị... tại Chukotka. Abramovic còn sang Mỹ để tiếp thị, đề nghị bắc một chiếc cầu vượt qua eo biển nối Nga-Mỹ tại bang Alaska.... Việc Abramovic bỏ ra quá nhiều tiền cho miền đất xa xôi này đã khiến cho người dân Nga nghi ngờ. Nhiều người cho rằng, mặc dù là một tay giàu “nứt đố đổ vách” nhưng cái tên Abramovich chưa đến mức “nổi tiếng nhất” và chưa gây được ấn tượng mạnh nào trong giới quan chức Nga. Vả lại, trong cộng đồng doanh nghiệp, Abramovich vốn bị chỉ trích gay gắt vì “chủ nghĩa cá nhân”, chưa bao giờ chịu đầu tư cho nền kinh tế đất nước. Bởi vậy, Abramovich quyết định làm cho “danh nổi như cồn” bằng cách coi Chukotka như “một sự án đầu tư”.
... đến bóng đá!
Khi đã tạo được danh tiếng trong nước, Abramovich tiếp tục xây dựng kế hoạch quảng bá mình trên phạm vi toàn thế giới. Giữa lúc hầu hết các câu lạc bộ bóng đá đang thua lỗ thảm hại, tháng 7 năm 2003, ông đã mua lại cổ phần của cựu chủ tịch Ken Bates trong câu lạc bộ Chelsea để trở thành vị tân chủ tịch, tạo nên “một cú sốc” trong giới thể thao toàn cầu. Cho đến nay, ông đã bỏ tổng cộng gần 300 triệu USD, trong đó có 48 triệu USD cho việc mua cổ phần, 155 triệu USD để thanh toán các khoản nợ, khoảng 100 triệu USD để mua 8 cầu thủ nổi tiếng bổ sung cho đội quân áo xanh và một khoản tiền lớn khác để mua đứt vị quản lý của câu lạc bộ Manchester United với giá cắt cổ. Việc phung phí tiền cho Chelsea của ông đã khiến cho bất cứ cầu thủ nào , vị chủ tịch câu lạc bộ nào, cho dù trung thành với đội tuyển đến đâu cũng cảm thấy “hồi hộp như bị thôi miên” khi nghe đến cái tên Abramovich. Trở thành chủ câu lạc bộ Chelsea, Abramvich có thể dễ dàng xâm nhập vào giới quý tộc Anh. Ngoài ra, nước Anh là một trong những trung tâm tài chính của châu Âu và thế giới, với “tấm danh thiếp” chủ câu lạc bộ Chelsea sẽ là chiếc chìa khoá vàng cho Abramovich bước vào thế giới tài chính quốc tế.
Xuất thân
Abramovich đã trải qua thời thơ ấu đầy trắc trở và thiệt thòi. Sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái tại thành phố Saratov nằm bên bờ sông Vonga thuộc miền Nam nước Nga, sớm chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ khi chưa đầy 4 tuổi. Sau một thời gian ngắn sống cùng gia đình người bác ruột tại Moscow, Abramovich về ở với ông bà ngoại ở Komi, một tỉnh miền Bắc nước Nga. Abramovich đã phải bỏ dở công việc học hành tại Học viện công nghiệp thuộc thành phố Akhta, tỉnh Komi để vào quân ngũ. Sau khi xuất ngũ, Abramovich bắt đầu kiếm tiền bằng nghề buôn bán lốp xe cũ và một số hàng hoá rẻ tiền rồi sau đó chuyển sang kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ của nhà máy lọc dầu lớn nhất nước Nga tại Omsk, phía Tây Siberia.
Năm 1992 được coi là cột mốc quan trọng nhất đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đới Abramovich. Lúc đó, chính phủ Nga thời Boris Yeltsin có chủ trương tư nhân hoá, bán hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước với giá cực rẻ. Một trong số đại gia “đầu sỏ chính trị” ở Nga bấy giờ là Boris Berezovsky, người có quan hệ mật thiết với con gái của Yeltsin và được mệnh danh là “Bố già của điện Klemli”, đã mua 80% cổ phần của tập đoàn dầu lửa Sibneft. Nhận thấy chàng trai trẻ Roman Abramovich là người có tài Berezovsky đã đứng ra đỡ đầu, giới thiệu vào làm chủ tịch Sibneft, miếng ngon nhất của “con bò sữa” công nghiệp dầu lửa Nga. Từ đây, Abramovich có vô vàn cơ hội để thu lợi những núi tiền khổng lồ từ những hành động bất minh. Trong năm 1992, Abramovich đã bị tạm giam để thẩm vấn vì bị tình nghi “biển thủ” 55 chiếc tàu chở dầu của quân đội Nga để bán cho các công ty nước ngoài. Năm 1999, cơ quan công tố Nga đã tiến hành điều tra những cáo buộc về việc Abramovich cùng Berezovsky tham ô tài sản của hãng hàng không Aeroflot. Tháng 8/2000, nhân viên điều tra của Moscow đã lục soát trụ sở hãng Sibneft do tình nghi Abramovich trốn 300 triệu USD tiền thuế. Cơ quan công tố Thuỵ Sỹ cũng mở cuộc điều tra xung quanh đơn tố cáo hãng Runicom SA của Abramovich có liên quan đến vụ “bay hơi” nhiều triệu USD của Quỹ tiền tế quốc tế (IMF). Thế nhưng, tất cả các cuộc điều tra đều không đi đến kết quả vì bị đình chỉ nửa chừng. Bên cạnh đó, vị tỷ phú 36 tuổi này còn nhiều lần bị cáo buộc đã cấu kết với những tổ chức tội phạm và mafia Nga. Hãng sản xuất nhôm Rusal của Abramovich cũng bị dính líu tới các vụ kiện về rửa tiền, hối lộ và gian lận thương mại....
Tổng hợp từ World trade newspaper