Ma Kai Cheung - ông vua may mặc Hồng Kông
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sinh ra ở Quảng Đông năm 1942, Ma Kai Cheung đến Hồng Công cùng gia đình khi mới lên 7. Là anh cả trong gia đình có 5 anh em, Cheung phải sớm làm việc để phụ giúp cha mình ở một cửa hàng bán lương thực nhỏ. Cả gia đình sống trong ngôi nhà ổ chuột nên Cheung thấm thía sự nghèo khổ và muốn thay đổi cuộc sống. Ông quyết định nghỉ học đi tìm việc ở tuổi 15.
Công việc đầu tiên của Cheung là vào học việc tại xí nghiệp may áo len, nơi mẹ ông làm việc. Nhưng đến ngày hôm sau thì ông bị ông chủ sa thải vì quá nhỏ tuổi. Không thất vọng, Cheung nói với mẹ mình: “Mẹ đừng buồn vì con. Một ngày nào đó, con sẽ có một xí nghiệp lớn gấp 10 lần xí nghiệp của ông chủ”. Rồi ông đi học may và nhanh chóng thạo việc nhờ chịu khó học hỏi. Sau đó ông chúi đầu vào làm việc 18 giờ/ngày để kiếm được 300 đôla Hồng Kông (HKD)/tháng. Dù làm việc cực nhọc nhưng trong đầu ông lúc nào cũng nhớ đến lời thề phải có một xí nghiệp của riêng mình.
Tiết kiệm được 1.500 HKD sau 2 năm làm việc, Cheung thuê một căn phòng nhỏ và bắt đầu công việc kinh doanh. Ông mua 2 máy đan len để may gia công cho các công ty lớn và hàng xóm. Làm việc như vậy được 3 năm, lợi nhuận hơn 100.000 HKD, ông mở một xí nghiệp nhỏ với 250 công nhân. Khi có xí nghiệp riêng ông trực tiếp ký hợp đồng với nước ngoài để kiếm được nhiều tiền hơn. Không lâu sau, ông mở xí nghiệp may đồ jean rộng 10.000m2, biến giấc mơ có một xí nghiệp lớn gấp 10 lần xí nghiệp ông chủ sa thải mình trở thành hiện thực. Vào thập niên 1970, mỗi năm ông xuất sang Mỹ 100.000 quần jean, bằng một nửa hạn ngạch Mỹ dành cho Hồng Công. Và ông được xem là Vua quần jean ở Hồng Công.
Tuy nhiên, cuộc đời không bằng phẳng đối với Cheung. Năm 1983-1984, khi thị trường bất động sản Hồng Công ế ẩm và các ngân hàng cắt giảm vốn cho vay, các chủ nợ tìm đến đòi nợ ông. Trước hoàn cảnh rất khó khăn, ông quyết định bán tất cả tài sản của mình ở Hồng Công và Đài Loan để trả nợ. Cuối cùng, chỉ còn được 5 triệu HKD, ông đến Nam Phi để bắt đầu lại công việc kinh doanh. Các hợp đồng lớn từ Mỹ đã giúp ông thoát khỏi khó khăn tài chính và mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó, công việc kinh doanh của ông tiếp tục phát triển ra thị trường Mỹ, Canada, Hà Lan, Đức, Thái Lan, Ma Cao, Hồng Công, Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Hiện nay, ông là một tỉ phú ở Hồng Công, làm chủ tịch của công ty Tak Sing Alliance và tập đoàn Carrianna.
Ông kể lại, có một lần đi khiêu vũ với vài người bạn ở Hồng Kông, một người nước ngoài đã giẫm phải chân ông. Bạn bè ông nổi nóng, nhưng ông khuyên các bạn nên bình tĩnh và ông chủ động xin lỗi người nước ngoài đó. Hóa ra đó là một thương gia Thụy Điển đến Hồng Kông mua hàng may mặc. Sau này, vị thương gia Thụy Điển trở thành bạn và khách hàng lâu dài của ông. Vì vậy, ông quan niệm rằng: ai có thể giữ bình tĩnh và niềm tin đối với người khác thì người khác sẽ giúp họ thành công sau này.
(Tổng hợp từ THX)
Công việc đầu tiên của Cheung là vào học việc tại xí nghiệp may áo len, nơi mẹ ông làm việc. Nhưng đến ngày hôm sau thì ông bị ông chủ sa thải vì quá nhỏ tuổi. Không thất vọng, Cheung nói với mẹ mình: “Mẹ đừng buồn vì con. Một ngày nào đó, con sẽ có một xí nghiệp lớn gấp 10 lần xí nghiệp của ông chủ”. Rồi ông đi học may và nhanh chóng thạo việc nhờ chịu khó học hỏi. Sau đó ông chúi đầu vào làm việc 18 giờ/ngày để kiếm được 300 đôla Hồng Kông (HKD)/tháng. Dù làm việc cực nhọc nhưng trong đầu ông lúc nào cũng nhớ đến lời thề phải có một xí nghiệp của riêng mình.
Tiết kiệm được 1.500 HKD sau 2 năm làm việc, Cheung thuê một căn phòng nhỏ và bắt đầu công việc kinh doanh. Ông mua 2 máy đan len để may gia công cho các công ty lớn và hàng xóm. Làm việc như vậy được 3 năm, lợi nhuận hơn 100.000 HKD, ông mở một xí nghiệp nhỏ với 250 công nhân. Khi có xí nghiệp riêng ông trực tiếp ký hợp đồng với nước ngoài để kiếm được nhiều tiền hơn. Không lâu sau, ông mở xí nghiệp may đồ jean rộng 10.000m2, biến giấc mơ có một xí nghiệp lớn gấp 10 lần xí nghiệp ông chủ sa thải mình trở thành hiện thực. Vào thập niên 1970, mỗi năm ông xuất sang Mỹ 100.000 quần jean, bằng một nửa hạn ngạch Mỹ dành cho Hồng Công. Và ông được xem là Vua quần jean ở Hồng Công.
Tuy nhiên, cuộc đời không bằng phẳng đối với Cheung. Năm 1983-1984, khi thị trường bất động sản Hồng Công ế ẩm và các ngân hàng cắt giảm vốn cho vay, các chủ nợ tìm đến đòi nợ ông. Trước hoàn cảnh rất khó khăn, ông quyết định bán tất cả tài sản của mình ở Hồng Công và Đài Loan để trả nợ. Cuối cùng, chỉ còn được 5 triệu HKD, ông đến Nam Phi để bắt đầu lại công việc kinh doanh. Các hợp đồng lớn từ Mỹ đã giúp ông thoát khỏi khó khăn tài chính và mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó, công việc kinh doanh của ông tiếp tục phát triển ra thị trường Mỹ, Canada, Hà Lan, Đức, Thái Lan, Ma Cao, Hồng Công, Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Hiện nay, ông là một tỉ phú ở Hồng Công, làm chủ tịch của công ty Tak Sing Alliance và tập đoàn Carrianna.
Ông kể lại, có một lần đi khiêu vũ với vài người bạn ở Hồng Kông, một người nước ngoài đã giẫm phải chân ông. Bạn bè ông nổi nóng, nhưng ông khuyên các bạn nên bình tĩnh và ông chủ động xin lỗi người nước ngoài đó. Hóa ra đó là một thương gia Thụy Điển đến Hồng Kông mua hàng may mặc. Sau này, vị thương gia Thụy Điển trở thành bạn và khách hàng lâu dài của ông. Vì vậy, ông quan niệm rằng: ai có thể giữ bình tĩnh và niềm tin đối với người khác thì người khác sẽ giúp họ thành công sau này.
(Tổng hợp từ THX)