Stan Shih – người đưa Acer lên đỉnh vinh quang
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Nhãn hiệu máy tính Acer ngày nay nổi tiếng không chỉ ở khu vực châu Á mà còn trên toàn thế giới, sánh ngang với các đại gia như IBM, Compaq, hay HP. Sản phẩm của Acer đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường châu Âu và Mỹ. Và người đứng sau những thành công của Acer chính là Stan Shih, một trong những chuyên gia uy tín nhất trong lĩnh vực máy tính trên thế giới. Ông là tỷ phú, là giám đốc Tổ hợp công nghiệp kỹ thuật cao Acer của Đài Loan.
Vươn lên từ cơ cực
Stah Shin sinh ra trong một gia đình nghèo. Vừa đi học, cậu bé Stah Shin vừa phải đi bán trứng ngỗng, hạt dưa, xổ số để giúp gia đình. Ngay từ khi đi học, cậu đã sớm bộc lộ năng khiếu về toán học và các môn kỹ thuật. Ban đầu để có vốn, Stan Shin đã đi làm thuê cho các công ty địa phương.
Năm 1971, sau nhiều năm kiên trì học tập, Stan Shih đã có bằng thạc sỹ bán dẫn. Công việc đầu tiên của ông là làm trong một công ty máy tính điện tử vào năm 1972. Đến năm 1976, vợ chồng ông cùng ba người bạn cũ sáng lập tổ hợp Acer, với số vốn ban đầu chỉ vẻn vẹn có 25.000 USD. Trong vòng 12 năm, nhờ sự tháo vát, năng động, tài quản lý, Stan Shih đã trở thành tỷ phú và được coi là biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Đài Loan ngày nay.
Nhà quản lý lỗi lạc
Giới kinh doanh thế giới rất thán phục sự phát triển thần kỳ của Acer và đánh giá cao tài quản lý của Stan Shin mặc dù ông chỉ được học ở Đài Loan. Vậy bí quyết của Stan Shih là gì?
3 nguyên tắc cho một sản phẩm
Với mục đích đào tạo người có đầu óc sáng tạo và phát triển người tiêu dùng, sản phẩm đầu tiên của Stan Shih tại Acer là bộ chương trình phần mềm hướng dẫn sử dụng công nghệ bán dẫn Microprofessor I. Stan Shih bắt đầu chế tạo máy vi tính cá nhân hiệu IBM vào năm 1983. Chủ trương của Stah Shin là luôn mua những linh kiện máy tính “đời mới nhất” từ bên ngoài, sau đó lắp ráp tại 37 nhà máy trên thế giới cho các thị trường địa phương.
Trong suốt quá trình hoạt động của Acer, công thức được Stan Shih ưa thích là tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên ba yếu tố:
- Tốc độ: Đầu tiên trên thị trường.
- Chi phí: Giảm đến mức tối thiểu chi phí quản lý, quản lý hàng tồn kho.
- Giá trị: Tìm ra cách thức hiệu quả để cung cấp giá trị cho những khách hàng đến trước.
Phương pháp tiếp thị thân thiện
Năm 1987, Stan Shih dùng tên hiệu ACER để quảng bá cho thương hiệu của công ty. Ông kể rằng, để đưa sản phẩm điện tử Acer vào thị trường Nhật, ông cố tình bán chúng với giá ngang bằng với sản phẩm chất lượng cao của Nhật nhưng lại tiếp thị chúng ở góc độ là hàng điện tử tiện ích thân thiện với bầu không khí gia đình.
Cùng với các chiến lược phát triển hiệu quả, thương hiệu Acer được mọi người ưa chuộng ở mọi nơi. Stan Shih đã đầu tư 10 triệu USD hỗ trợ cho Á vận hội 1998 đồng thời phát triển hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ông cũng khuyên các đồng nghiệp châu Á nên bắt đầu việc phát triển thương hiệu ở thị trường nội địa, rồi mới nới rộng ra ở tầm cỡ khu vực và sau đó là toàn cầu. Và phải sẵn sàng hy sinh nhiều năm không có lãi vì "có đồng nào là đầu tư ngay cho thương hiệu cả rồi", - ông nói.
Coi trọng tri thức và đội ngũ nhân viên
Satn Shih luôn coi trọng tri thức. Theo ông, tri thức là cái vốn và luôn phải cập nhật tri thức qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển. “Trong quá khứ, sự thăng trầm của một quốc gia được tính theo chu kỳ 100 năm. Giờ đây cứ sau một hay hai thế hệ sẽ có một quốc gia mới lên thay thế. Vì vậy, việc phát triển hiệu quả sức mạnh tri thức của một quốc gia sẽ quyết định sự hưng thịnh của quốc gia đó trong tương lai”, - Stah Shin nói. Hiện Acer đã có trung tâm đào tạo ở 3 thành phố lớn, đào tạo hơn 3.000 kỹ sư trong 4 năm.
Với tinh thần coi trọng tri thức, Stan Shih đã có những bước đi táo bạo và một trong số đó là trả lương cho nhân viên người Đài Loan dựa trên mức lương của các công ty Mỹ. Chính nhờ vậy, hãng đã chiêu mộ được một đội ngũ nhân viên trình độ cao. Năm 2003, doanh thu của Acer đạt trên 2 tỷ USD, tăng 61%, gần gấp đôi so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân của các công ty khác mặc dù Acer có xuất phát điểm muộn hơn.
Theo Stan Shih, Acer đã đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với công ty là duy trì tính năng động để không ngừng phát triển và ông luôn vận dụng quan điểm này vào quản lý, giúp Acer vươn tới những tầm cao mới. Stan Shih thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên trau dồi kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của hãng. Để duy trì văn hóa doanh nghiệp của mình và giúp nhân viên an tâm làm việc, Stan Shih cam kết số người có kinh nghiệm ít hơn 1 năm sẽ không vượt quá 1/3 tổng số nhân viên công ty.
Đến nay Acer đã có đội ngũ nhân viên hùng hậu lên tới hàng chục nghìn người với rất nhiều kỹ sư trẻ. Và giống như nhà lãnh đạo tài ba Stan Shih, họ luôn quan niệm là phải năng động, sáng tạo để đưa công ty phát triển đi lên.
Sự hỗ trợ từ khách hàng
Một nhân tố khác giúp công ty không ngừng phát triển là sự gắn bó, hỗ trợ của khách hàng. Chẳng hạn Fortune 100, một khách hàng của Acer, sau khi đầu tư vào Nhật Bản, vẫn tiếp tục hợp tác với Acer thay vì với một hãng máy tính địa phương. Và như vậy, Acer lại có cơ hội xâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Có thể nói, Stah Shin là người đã chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của ngành công nghiệp điện tử Đài Loan. Từ chỗ mới manh nha vào những năm 1970, đến nay Acer đã có thể thách thức những đối thủ khổng lồ ở phương Tây như Dell hay Accenture. Và trong sự thay đổi đó có một phần rất lớn công sức của Stah Shin.
(Tổng hợp từ The Times)
Vươn lên từ cơ cực
Stah Shin sinh ra trong một gia đình nghèo. Vừa đi học, cậu bé Stah Shin vừa phải đi bán trứng ngỗng, hạt dưa, xổ số để giúp gia đình. Ngay từ khi đi học, cậu đã sớm bộc lộ năng khiếu về toán học và các môn kỹ thuật. Ban đầu để có vốn, Stan Shin đã đi làm thuê cho các công ty địa phương.
Năm 1971, sau nhiều năm kiên trì học tập, Stan Shih đã có bằng thạc sỹ bán dẫn. Công việc đầu tiên của ông là làm trong một công ty máy tính điện tử vào năm 1972. Đến năm 1976, vợ chồng ông cùng ba người bạn cũ sáng lập tổ hợp Acer, với số vốn ban đầu chỉ vẻn vẹn có 25.000 USD. Trong vòng 12 năm, nhờ sự tháo vát, năng động, tài quản lý, Stan Shih đã trở thành tỷ phú và được coi là biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Đài Loan ngày nay.
Nhà quản lý lỗi lạc
Giới kinh doanh thế giới rất thán phục sự phát triển thần kỳ của Acer và đánh giá cao tài quản lý của Stan Shin mặc dù ông chỉ được học ở Đài Loan. Vậy bí quyết của Stan Shih là gì?
3 nguyên tắc cho một sản phẩm
Với mục đích đào tạo người có đầu óc sáng tạo và phát triển người tiêu dùng, sản phẩm đầu tiên của Stan Shih tại Acer là bộ chương trình phần mềm hướng dẫn sử dụng công nghệ bán dẫn Microprofessor I. Stan Shih bắt đầu chế tạo máy vi tính cá nhân hiệu IBM vào năm 1983. Chủ trương của Stah Shin là luôn mua những linh kiện máy tính “đời mới nhất” từ bên ngoài, sau đó lắp ráp tại 37 nhà máy trên thế giới cho các thị trường địa phương.
Trong suốt quá trình hoạt động của Acer, công thức được Stan Shih ưa thích là tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên ba yếu tố:
- Tốc độ: Đầu tiên trên thị trường.
- Chi phí: Giảm đến mức tối thiểu chi phí quản lý, quản lý hàng tồn kho.
- Giá trị: Tìm ra cách thức hiệu quả để cung cấp giá trị cho những khách hàng đến trước.
Phương pháp tiếp thị thân thiện
Năm 1987, Stan Shih dùng tên hiệu ACER để quảng bá cho thương hiệu của công ty. Ông kể rằng, để đưa sản phẩm điện tử Acer vào thị trường Nhật, ông cố tình bán chúng với giá ngang bằng với sản phẩm chất lượng cao của Nhật nhưng lại tiếp thị chúng ở góc độ là hàng điện tử tiện ích thân thiện với bầu không khí gia đình.
Cùng với các chiến lược phát triển hiệu quả, thương hiệu Acer được mọi người ưa chuộng ở mọi nơi. Stan Shih đã đầu tư 10 triệu USD hỗ trợ cho Á vận hội 1998 đồng thời phát triển hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ông cũng khuyên các đồng nghiệp châu Á nên bắt đầu việc phát triển thương hiệu ở thị trường nội địa, rồi mới nới rộng ra ở tầm cỡ khu vực và sau đó là toàn cầu. Và phải sẵn sàng hy sinh nhiều năm không có lãi vì "có đồng nào là đầu tư ngay cho thương hiệu cả rồi", - ông nói.
Coi trọng tri thức và đội ngũ nhân viên
Satn Shih luôn coi trọng tri thức. Theo ông, tri thức là cái vốn và luôn phải cập nhật tri thức qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển. “Trong quá khứ, sự thăng trầm của một quốc gia được tính theo chu kỳ 100 năm. Giờ đây cứ sau một hay hai thế hệ sẽ có một quốc gia mới lên thay thế. Vì vậy, việc phát triển hiệu quả sức mạnh tri thức của một quốc gia sẽ quyết định sự hưng thịnh của quốc gia đó trong tương lai”, - Stah Shin nói. Hiện Acer đã có trung tâm đào tạo ở 3 thành phố lớn, đào tạo hơn 3.000 kỹ sư trong 4 năm.
Với tinh thần coi trọng tri thức, Stan Shih đã có những bước đi táo bạo và một trong số đó là trả lương cho nhân viên người Đài Loan dựa trên mức lương của các công ty Mỹ. Chính nhờ vậy, hãng đã chiêu mộ được một đội ngũ nhân viên trình độ cao. Năm 2003, doanh thu của Acer đạt trên 2 tỷ USD, tăng 61%, gần gấp đôi so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân của các công ty khác mặc dù Acer có xuất phát điểm muộn hơn.
Theo Stan Shih, Acer đã đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với công ty là duy trì tính năng động để không ngừng phát triển và ông luôn vận dụng quan điểm này vào quản lý, giúp Acer vươn tới những tầm cao mới. Stan Shih thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên trau dồi kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của hãng. Để duy trì văn hóa doanh nghiệp của mình và giúp nhân viên an tâm làm việc, Stan Shih cam kết số người có kinh nghiệm ít hơn 1 năm sẽ không vượt quá 1/3 tổng số nhân viên công ty.
Đến nay Acer đã có đội ngũ nhân viên hùng hậu lên tới hàng chục nghìn người với rất nhiều kỹ sư trẻ. Và giống như nhà lãnh đạo tài ba Stan Shih, họ luôn quan niệm là phải năng động, sáng tạo để đưa công ty phát triển đi lên.
Sự hỗ trợ từ khách hàng
Một nhân tố khác giúp công ty không ngừng phát triển là sự gắn bó, hỗ trợ của khách hàng. Chẳng hạn Fortune 100, một khách hàng của Acer, sau khi đầu tư vào Nhật Bản, vẫn tiếp tục hợp tác với Acer thay vì với một hãng máy tính địa phương. Và như vậy, Acer lại có cơ hội xâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Có thể nói, Stah Shin là người đã chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của ngành công nghiệp điện tử Đài Loan. Từ chỗ mới manh nha vào những năm 1970, đến nay Acer đã có thể thách thức những đối thủ khổng lồ ở phương Tây như Dell hay Accenture. Và trong sự thay đổi đó có một phần rất lớn công sức của Stah Shin.
(Tổng hợp từ The Times)