Carlos Ghosn, kẻ chinh phục nước Nhật
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Khi người của Renault, Carlos Ghosn, lên lãnh đạo Nissan vào năm 1999, cả nước Nhật đều chờ dịp phản công. Bằng những kết quả kinh doanh đầy thuyết phục, ngày nay ông được coi là hình mẫu cho giới chủ Nhật Bản.
Ngày 22 tháng 4 năm 1999, ông Hiroshi Kume, ngôi sao dẫn chương trình của tạp chí thông tin nổi tiếng nhất truyền hình Nhật Bản, News Station, trên TV Asahi, đã tiếp đón một vị khách mời khá lạ lẫm với công chúng Nhật. “Ông ấy giống Mr. Bean một chút, có phải không?”, Hiroshi Kume nói với giọng điệu pha chút xấc láo vốn làm ông nổi tiếng. Nước Nhật đã có một «cost killer» nổi tiếng mà Renault phái tới nhằm “dọn dẹp” Nissan: biệt danh này, xuất hiện khắp nơi trên báo chí và gợi lên một thái độ hoài nghi xen lẫn thách thức của người Nhật đối với Ghosn. Không những Ford mua lại Mazda mà Renault còn trả tiền để sở hữu Nissan!
Carlos Ghosn đã thông báo sự hình thành liên minh Nissan-Renault ngày 27 tháng 3 năm 1999. Tối 22 tháng 4, hơi căng thẳng một chút, cổ thắt cravat, cost killer nói về “đánh thức tầm nhìn doanh nghiệp” tại Nissan và tuyên bố rằng Nhật cần phải có một vụ “big bang”. Ghosn còn có một biệt danh mới tại Nissan là «Seven-Eleven» (7-11), khi ông tới công sở lúc 7 giờ sáng và chỉ trở về lúc 11 giờ tối.
Đây là điểm tốt đầu tiên được đánh giá cao trong một đất nước mà sự mệt mài với công việc rất được mọi người kính nể. Nhưng tất cả đều chờ dịp phản công Ghosn trên phương diện “sự khác biệt về văn hoá” và sự trơ ì của một «Japan Inc.» (công ty Nhật Bản) trước những phương pháp quản lý phương Tây. Thậm chí họ còn sự báo trước sự ra đi của Ghosn.
Đúng 2 năm sau, Ghosn, người đã trở thành chủ tịch tập đoàn Nissan, vẫn luôn luôn trên con đường mình đã chọn. Với gần 15 tỉ franc lợi nhuận thuần cho năm 2000, sự tò mò và hoài nghi đã thay chỗ cho niềm ngưỡng mộ và sự đồng hoá: Carlos Ghosn, người luôn nói muốn trở thành giáo sư đã được tôn vinh: toàn nước Nhật bắt đầu quan tâm tới trường học Ghosn. “Như thể ông ta giảng dạy lần đầu tiên cho những người Nhật, vốn được tập cho quen với liệu pháp kiểu phương Đông, các kỹ thuật phẫu thuật của bác sỹ phương Tây Carlos Ghosn, với những phương pháp nhanh chóng và táo bạo đã cung cấp cho chúng ta một mô hình cải tổ doanh nghiệp”, tờ tạp chí “Chủ tịch” viết. Tờ Asahi cũng từng phong tặng Ghosn chức Bộ trưởng Bộ cơ sở hạ tầng và giao thông trong “chính phủ phục hưng Nhật Bản”. Ông được đứng cạnh Alan Greenspan, Bộ tài chính và Hiroshi Okuda, cựu chủ tịch của Toyota, ở Bộ môi trường.
Tại Nhật, Ghosn đã trở thành thần tượng của những người có khuynh hướng tiến bộ, và là sự ám ảnh của những người siêu bảo thủ: “Ông ta chứng minh con đường của một thủ lĩnh chưa từng có bao giờ tại Nhật Bản”. 5 quyển sách viết về Carlos Ghosn đã được xuất bản, giải mã quá trình học tập và những vinh quang của ông tại Michelin và Renault.
Tuy nhiên, ông không phải là ông chủ nước ngoài đầu tiên và cũng chẳng phải là người cuối cùng tới nước Nhật: vào năm 1996, Henry Wallace, người xứ Ê-cốt, được Ford gửi tới để điều hành Mazda, ông chủ nhập khẩu đầu tiên tại xứ sở hoa anh đào. Chắc chắn Mazda không phải là Nissan, nhưng Ford và châu Mỹ có một vầng hào quang khác trong thế giới kinh doanh so với Renault và một nước Pháp liên quan chặt chẽ tới nước hoa và túi xách hàng hiệu.
Nhà quản lý tài năng mà một «Japan Inc.» chờ đợi đã bị bỡ ngỡ, nhưng Ghosn may mắn xuất hiện đúng thời điểm: Nhật Bản đã có một thời kì lịch sử dài cầu cứu tới ảnh hưởng nước ngoài như chất xúc tác cho sự thay đổi bên trong như trường hợp người Bồ Đào Nha thời phục hưng, thiếu tướng hải quân Perry đầu thời kì Minh Trị. Một trong những đặc tính khắc hoạ đúng nhất người Nhật là mong muốn sắt đá về sự hoàn thiện và luôn học hỏi. Ghosn đã nhanh chóng được chấp nhận như một giáo viên tốt. Carlos Ghosn đã chèo lái con thuyền của mình một cách ngoạn mục. Bài diễn văn đầu tiên của ông cũng đã khẳng định ông tới Nhật “để phục vụ cho Nissan chứ không phải cho Renault”. Lăn lộn cùng Nissan, Carlos Ghosn đã thảo luận với hàng trăm nhân viên, lắng nghe những người dưới quyền. Đối với dây chuyền thử nghiệm Tochigi, ông đẩy Skyline GT-R lên hơn 200km/h: điều chưa từng được nhà lãnh đạo một công ty Nhật Bản nào thực hiện.
Tháng 10 năm 1999, ông chính thức đưa ra bản NRP (Nissan Revival Plan), đóng cửa nhà máy và 21.000 nhân công bị sa thải, đó là một cú sốc. Điều này đã tạo ra các nhóm ủng hộ, khuyến khích người trẻ và xuất sắc hơn đóng góp vào cuộc cách mạng trong một doanh nghiệp từng bám chặt vào thời kì đồ đá của chủ nghĩa tư bản.
Tháng 6 năm 2000, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch. Tháng 10 năm 2000, Ghosn tuyên bố kết quả kinh doanh của Nissan vào 6 tháng đầu năm đã vượt quá kì vọng: 137 tỉ yên lợi nhuận. Ông chủ của Nissan đã trở thành hình mẫu. Khi tới thăm các đại lý độc quyền, Ghosn đã được đón chào nồng nhiệt. Trước đây còn có cảm giác hoài nghi, nhưng sau những kết quả cụ thể, người ta càng bày tỏ niềm tin vào ông nhiều hơn. Ghosn còn khuyến khích công đoàn đề nghị thưởng cho nhân viên với một chiến lược rõ ràng, minh bạch nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Jesper Koll, nhà kinh tế tại Merrill Lynch đánh giá: “Carlos Ghosn đã biết chứng minh với các thủ lĩnh và nhân viên Nhật Bản rằng họ hoàn toàn có thể chiến đấu và chiến thắng”. Đối với “những khác biệt về văn hoá”, chúng dường như không chặn được cuộc viễn chinh của nhân vật người Pháp gốc Libăng được sinh tại Braxin này. Carlos Ghosn còn được tặng một biệt hiệu khác: kẻ phá băng. Biệt hiệu này do Jurgen E. Schrempp, chủ tịch DaimlerChrysler đặt cho Ghosn.
Hiện nay dưới sự điều hành của Carlos Ghosn, Nissan vẫn giữ vị trí nhãn hiệu xe hơi số hai của Nhật.
(Tổng hợp)
Ngày 22 tháng 4 năm 1999, ông Hiroshi Kume, ngôi sao dẫn chương trình của tạp chí thông tin nổi tiếng nhất truyền hình Nhật Bản, News Station, trên TV Asahi, đã tiếp đón một vị khách mời khá lạ lẫm với công chúng Nhật. “Ông ấy giống Mr. Bean một chút, có phải không?”, Hiroshi Kume nói với giọng điệu pha chút xấc láo vốn làm ông nổi tiếng. Nước Nhật đã có một «cost killer» nổi tiếng mà Renault phái tới nhằm “dọn dẹp” Nissan: biệt danh này, xuất hiện khắp nơi trên báo chí và gợi lên một thái độ hoài nghi xen lẫn thách thức của người Nhật đối với Ghosn. Không những Ford mua lại Mazda mà Renault còn trả tiền để sở hữu Nissan!
Carlos Ghosn đã thông báo sự hình thành liên minh Nissan-Renault ngày 27 tháng 3 năm 1999. Tối 22 tháng 4, hơi căng thẳng một chút, cổ thắt cravat, cost killer nói về “đánh thức tầm nhìn doanh nghiệp” tại Nissan và tuyên bố rằng Nhật cần phải có một vụ “big bang”. Ghosn còn có một biệt danh mới tại Nissan là «Seven-Eleven» (7-11), khi ông tới công sở lúc 7 giờ sáng và chỉ trở về lúc 11 giờ tối.
Đây là điểm tốt đầu tiên được đánh giá cao trong một đất nước mà sự mệt mài với công việc rất được mọi người kính nể. Nhưng tất cả đều chờ dịp phản công Ghosn trên phương diện “sự khác biệt về văn hoá” và sự trơ ì của một «Japan Inc.» (công ty Nhật Bản) trước những phương pháp quản lý phương Tây. Thậm chí họ còn sự báo trước sự ra đi của Ghosn.
Đúng 2 năm sau, Ghosn, người đã trở thành chủ tịch tập đoàn Nissan, vẫn luôn luôn trên con đường mình đã chọn. Với gần 15 tỉ franc lợi nhuận thuần cho năm 2000, sự tò mò và hoài nghi đã thay chỗ cho niềm ngưỡng mộ và sự đồng hoá: Carlos Ghosn, người luôn nói muốn trở thành giáo sư đã được tôn vinh: toàn nước Nhật bắt đầu quan tâm tới trường học Ghosn. “Như thể ông ta giảng dạy lần đầu tiên cho những người Nhật, vốn được tập cho quen với liệu pháp kiểu phương Đông, các kỹ thuật phẫu thuật của bác sỹ phương Tây Carlos Ghosn, với những phương pháp nhanh chóng và táo bạo đã cung cấp cho chúng ta một mô hình cải tổ doanh nghiệp”, tờ tạp chí “Chủ tịch” viết. Tờ Asahi cũng từng phong tặng Ghosn chức Bộ trưởng Bộ cơ sở hạ tầng và giao thông trong “chính phủ phục hưng Nhật Bản”. Ông được đứng cạnh Alan Greenspan, Bộ tài chính và Hiroshi Okuda, cựu chủ tịch của Toyota, ở Bộ môi trường.
Tại Nhật, Ghosn đã trở thành thần tượng của những người có khuynh hướng tiến bộ, và là sự ám ảnh của những người siêu bảo thủ: “Ông ta chứng minh con đường của một thủ lĩnh chưa từng có bao giờ tại Nhật Bản”. 5 quyển sách viết về Carlos Ghosn đã được xuất bản, giải mã quá trình học tập và những vinh quang của ông tại Michelin và Renault.
Tuy nhiên, ông không phải là ông chủ nước ngoài đầu tiên và cũng chẳng phải là người cuối cùng tới nước Nhật: vào năm 1996, Henry Wallace, người xứ Ê-cốt, được Ford gửi tới để điều hành Mazda, ông chủ nhập khẩu đầu tiên tại xứ sở hoa anh đào. Chắc chắn Mazda không phải là Nissan, nhưng Ford và châu Mỹ có một vầng hào quang khác trong thế giới kinh doanh so với Renault và một nước Pháp liên quan chặt chẽ tới nước hoa và túi xách hàng hiệu.
Nhà quản lý tài năng mà một «Japan Inc.» chờ đợi đã bị bỡ ngỡ, nhưng Ghosn may mắn xuất hiện đúng thời điểm: Nhật Bản đã có một thời kì lịch sử dài cầu cứu tới ảnh hưởng nước ngoài như chất xúc tác cho sự thay đổi bên trong như trường hợp người Bồ Đào Nha thời phục hưng, thiếu tướng hải quân Perry đầu thời kì Minh Trị. Một trong những đặc tính khắc hoạ đúng nhất người Nhật là mong muốn sắt đá về sự hoàn thiện và luôn học hỏi. Ghosn đã nhanh chóng được chấp nhận như một giáo viên tốt. Carlos Ghosn đã chèo lái con thuyền của mình một cách ngoạn mục. Bài diễn văn đầu tiên của ông cũng đã khẳng định ông tới Nhật “để phục vụ cho Nissan chứ không phải cho Renault”. Lăn lộn cùng Nissan, Carlos Ghosn đã thảo luận với hàng trăm nhân viên, lắng nghe những người dưới quyền. Đối với dây chuyền thử nghiệm Tochigi, ông đẩy Skyline GT-R lên hơn 200km/h: điều chưa từng được nhà lãnh đạo một công ty Nhật Bản nào thực hiện.
Tháng 10 năm 1999, ông chính thức đưa ra bản NRP (Nissan Revival Plan), đóng cửa nhà máy và 21.000 nhân công bị sa thải, đó là một cú sốc. Điều này đã tạo ra các nhóm ủng hộ, khuyến khích người trẻ và xuất sắc hơn đóng góp vào cuộc cách mạng trong một doanh nghiệp từng bám chặt vào thời kì đồ đá của chủ nghĩa tư bản.
Tháng 6 năm 2000, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch. Tháng 10 năm 2000, Ghosn tuyên bố kết quả kinh doanh của Nissan vào 6 tháng đầu năm đã vượt quá kì vọng: 137 tỉ yên lợi nhuận. Ông chủ của Nissan đã trở thành hình mẫu. Khi tới thăm các đại lý độc quyền, Ghosn đã được đón chào nồng nhiệt. Trước đây còn có cảm giác hoài nghi, nhưng sau những kết quả cụ thể, người ta càng bày tỏ niềm tin vào ông nhiều hơn. Ghosn còn khuyến khích công đoàn đề nghị thưởng cho nhân viên với một chiến lược rõ ràng, minh bạch nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Jesper Koll, nhà kinh tế tại Merrill Lynch đánh giá: “Carlos Ghosn đã biết chứng minh với các thủ lĩnh và nhân viên Nhật Bản rằng họ hoàn toàn có thể chiến đấu và chiến thắng”. Đối với “những khác biệt về văn hoá”, chúng dường như không chặn được cuộc viễn chinh của nhân vật người Pháp gốc Libăng được sinh tại Braxin này. Carlos Ghosn còn được tặng một biệt hiệu khác: kẻ phá băng. Biệt hiệu này do Jurgen E. Schrempp, chủ tịch DaimlerChrysler đặt cho Ghosn.
Hiện nay dưới sự điều hành của Carlos Ghosn, Nissan vẫn giữ vị trí nhãn hiệu xe hơi số hai của Nhật.
(Tổng hợp)