Walt Disney đã phải hứng chịu một cú sốc kinh hoàng vào năm 1928, điều này dường như đã làm đổ vỡ sự nghiệp của ông. Walt Disney trở nên trắng tay sau bao năm lao động cực nhọc. Song, Disney không chịu khuất phục và thành công đã đến.

Walt Disney sinh năm 1901, là con trai thứ tư của cặp vợ chồng người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưư có tên là Elias và Flora Disney, sinh sống tại Chicago. Cha ông là một người luôn lo lắng, nóng tính và rất hay đánh con. Thời thơ ấu của Walt Disney gắn liền với một không gian khoáng đãng, vui nhộn trên trang trại và bên cạnh đó là tính cách khắc nghiệt của nguời cha.

Là người có khả năng hội hoạ, Walt Disney thường nhắc tới hồi ức của mình về nỗi sợ hãi, niềm vui qua những hình vẽ hài hước. Ông bắt đầu nhận ra rằng những nét vẽ nghuệch ngoạc có thể lại là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sau việc đổi những bức tranh biếm hoạ lấy những lần cắt tóc miễn phí.

Năm 1920, Walt Disney làm việc tại công ty phim thành phố Kansas với giá 40 USD/tuần chuyên về tranh minh hoạ. Năm 1922, ông lấy cốt truyện từ những câu chuyện nổi tiếng được trẻ em yêu thích như Goldilocks và ba chú gấu để làm phim hoạt hình. Nhưng đại lý phân phối của họ đã bị phá sản trước khi cho ra đời bộ phim đầu tiên.

Disney bắt tay làm phim Cuộc phiêu lưu của Alice (Alice’s Adventure) trong môi trường hoạt hình. Mặc dầu đã hết nhẵn tiền trước khi bộ phim hoàn thành, Disney vẫn rất vui vì đã nhìn thấy tương lai.

Năm 1923, Walt Disney rời thành phố Kansas để đến một nơi mà ông đã được nghe nói về những nhà làm phim trẻ đã tìm được hỗ trợ tài chính Hollywood. Với 40 USD còn lại trong túi và Cuộc phiêu lưu của Alice vẫn chưa in xong, Disney lên tàu đi về phía Tây. Khi người bạn đường hỏi về ý định của Disney, ông nói: “Tôi sẽ làm đạo diễn phim ảnh Hollywood”. Song giấc mơ của Disney không thực hiện được vì tìm được chỗ đứng trong làng điện ảnh này không hề dễ dàng.

Ngay sau khi tới Los Angeles, ông và người anh trai là Roy đã xây dựng xưởng làm phim hoạt hình có tên là Anh em nhà Disney (Disney Brothers) tại gara của ông bác Robert. Tại đây, ông sáng tạo ra bộ phim: “Oswwald, chú thỏ may mắn”. Vì sự non nớt của mình, ông đã tán thành một hợp đồng sản xuất và trong hợp đồng này ông sẽ sản xuất các bộ phim hoạt hình, nhưng công ty phân phối Mintz lại là chủ sở hữu các nhân vật. Bộ phim gây được tiếng vang lớn nhưng các nhà phân phối đã tàn nhẫn gạt người sáng tác ra khỏi cuộc chơi. Disney tuyên bố: “Không bao giờ ta làm việc cho bất kỳ ai nữa”.

Sau thất bại với công ty phân phối Mintz, Wlat Disney chán nản trở về California. Khi ôtô chạy về phía Tây, Walt nhận ra rằng xưởng phim mới được hình thành của ông sẽ mau chóng giải tán nếu như ông không phát minh ra nhân vật mới nào. Ông nghĩ tới những con chuột. “Tôi có cảm tình đặc biệt với những chú chuột, - ông vẫn thường nói vậy về sau này. - Chuột tụ tập trong sọt giấy lộn khi tôi làm việc về đêm khuya. Tôi nhặt chúng ra và nuôi chúng trong một cái chuồng nhỏ để trên bàn. Một con đã trở thành bạn đặc biệt của tôi”.

Trở về California, bức phác thảo nhân vật đầu tiên mà Walt đưa ra là một con chuột hấp dẫn, lanh lợi, trông nó giống như tranh biếm hoạ. Để thực hiện bộ phim này, Walt phải bán chiếc xe ôtô thể thao yêu quý của mình.

Ngày 18 tháng 11 năm 1928, chuột Mickey đựoc công diễn lần đầu tiên ở New York đã thu được thành công lẫy lừng. Nhưng vì bị ám ảnh từ thất bại lần trước, ông cố gắng tự phân phối phim hoạt hình của ông tới từng nhà hát. Lại là một bài học mới xuất hiện, ông nhận ra rằng mặc dù chột Mickey đang làm ra của cải nhưng số tiền quay trở lại với Disneuy lại rất ít ỏi.

Cuối cùng, năm 1930, sau bảy năm ở Hollywood, Disney đã đầu hàng và bán xưởng phim, ký một thoả thuận với hãng chiếu bóng Columbia, đồng ý phân phối phim với giá 7000 USD một bộ phim, tiền chia đều cho hai bên, nhưng Disney giữ bản quyền.

Hãng Columbia đã phân phối phim hoạt hình của Disney đi khắp thế giới. vào năm 1930, chuột Mickey đã trở thành hiện tượng được toàn cầu quan tâm. Người Ý đã gọi chú chuột này là Topolino, ở Tây ban Nha nó lại được gọi là Miguel Ratoncito, ở Thuỵ Điển là Muse Pigg...

Chẳng bao lâu, Disney đã nhận ra tiềm năng giá trị thương mại của Mickey. Năm 1930, ông xuất bản cuốn sách chuột Mickey và trong năm đầu tiên đã bán ra được 97.939 bản. Năm 1932, Disney đã thuê một thương gia New York có tên là Kay Kamen tìm cách khai thác khía cạnh thương mại của chuột Mickey. Việc đầu tiên Kamen làm là cấp giấy phép cho Công ty chế biến sản phẩm sữa quốc gia để làm kem Mickey. Công ty đã bán được 10 triệu chiếc kem trong tháng đầu.

Đến cuối năm 1932, nhiều công ty cùng giúp bán biểu tượng chuột Mickey và Disney đã nhận được khoảng 5% giá bán buôn những mặt hàng đã được cấp giấy phép. Trong vòng một năm đầu Kamne làm việc với công ty, ông đã mang lại cho công ty khoảng 300.000 USD, gần 1/3 lợi nhuận của công ty. Sản phẩm lâu bền nhất là đồng hồ chuột Mickey. Công ty Ingersoll Waterbury đã giới thiệu mặt hàng này và bán được 25 triệu đồng hồ trong hai năm đầu.

Cuối năm, ông đưa ra bộ phim có tên là Hoa và Cây (Flowers an Trees). Âm nhạc dựa trên Schubert và Mendelsohn, đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên được quay theo chu trình công nghệ mầu mới và nó đã giành được giải Oscar đầu tiên trong số 48 giải mà xưởng phim đã được trao tặng.

Năm 19345, Disney quyết định làm cái gì đó mà chưa ai ở Hollywood từng làm: dựng một bộ phim hoạt hình dài. Chủ đề là nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Disney đưa nghệ thuật làm phim hoạt hình lên một cấp độ mới, tinh tế và mang tính hiện thực. Lúc đầu chi phí ước tính vào khoảng 250.000 USD, song do yêu cầu cao về chất lượng, chi phí nhanh chóng tăng vượt quá 1 triệu USD. Ngân hàng cho vay tỏ ra lo lắng. Mọi người xem việc làm này là “Hành động ngu xuẩn của Disney”. Rất nhiều người phản đối, “Mọi người đã tiên đoán rằng chẳng ai ngồi mà xem một bộ phim hoạt hình dài tiếng rưỡi đồng hồ”, Disney nhớ lại. “Nhưng chúng tôi đã quyết định chỉ có một cách duy nhất có thể thành công đó là làm phim Bạch Tuyết. Đó là một việc làm liều lĩnh”.

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn được công chiếu lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 12 năm 1937. “Tất cả những người làm phim ảnh Hollywood đều xem phim hoạt hình của tôi”, Disney vui sướng nói. Từ mọi miền của đất nước, khán giả lũ lượt kéo đến các rạp chiếu bóng. Nàng Bạch Tuyết nhanh chóng bù lại các khoản chi phí, lần công chiếu đầu tiên đã mang lại cho Disney 8,5 triệu USD.

Kể từ đây, không thấy ai nhắc đến những thất bại tiếp theo của Disney nữa. Có lẽ ở cái tuổi 37 là tuổi đã đủ chín để lường trước những thất bại tiềm ẩn. Và cũng không phải thương trường ít chông gai hơn mà có lẽ vì mọi chông gai trở thành quá nhỏ bé đối với chàng khổng lồ Walt Disney hiện nay.

Căn bệnh ung thư đã cướp đi của nhân lọai một nghệ sỹ, một doanh nhân và một nhà quản lý tài ba lúc ông 65 tuổi vào năm 1966. Nhưng tên tuổi Walt Disney đã trở thành thương hiệu của cả một tập đoàn toàn cầu về phim hoạt hình và các khu vui chơi giải trí.

(Tổng hợp từ Nihon Keizai)