Thierry Desmarest, nhà lãnh đạo tài ba của Total
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong những “đại gia” của ngành dầu khí thế giới thì TotalFinaELF là hãng có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất. Giờ đây, sau những cuộc sáp nhập đầy thành công với Petro Fina và Elf Aquitaine, Total đã trưởng thành từ một hãng khai thác dầu lửa bậc trung trong những năm 80 trở thành tập đoàn dầu khí lớn nhất của Pháp và lớn thứ tư trên thế giới với tên gọi mới, TotalFinaElf, đủ sức cạnh tranh với các “đại gia” sừng sỏ trong lĩnh vực này như ExxonMobil (Mỹ), BP (Anh), Royal Dutch Shell (Anh-Hà Lan)... Có được kết quả này một phần là nhờ sự lãnh đạo tài ba của Thierry Desmarest, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành TotalFinaELF.
Sự nghiệp gắn liền với Total
Sinh năm 1945, tốt nghiệp Đại học Ecole Polytechnique và Ecole des Mines, Thierry bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1971 với vị trí giám đốc khai khoáng của một hãng khoáng sản tại New Caledonia, trước khi đảm nhiệm chức danh cố vấn kỹ thuật của Bộ công nghiệp Pháp. Năm 1981, Thierry tham gia vào Total và nắm giữ vị trí giám đốc của Total tại Algeria. Thời gian sau đó, Thierry trải qua rất nhiều chức vụ khác nhau trước khi trở thành chủ tịch công ty Total Exploration Production vào tháng 7 năm 1989 và thành viên của Ban giám đốc điều hành công ty cùng năm. Là một trong những nhà quản lý có thâm niên công tác lâu nhất ở Total, Thierry là người đạo diễn chính trong việc mua lại Công ty Petro Fina (Bỉ) năm 1998 và thôn tính nốt Elf vào năm 1999 để đưa Total trở thành một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới. Cùng với cuộc sáp nhập vào PetroFina năm 1999, Thierry trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành PetroFina. Tháng 2 năm 2000, với sự đồng ý của Ủy ban châu Âu, cuộc sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí giữa Totalfina và Elf Aquitaine thành công. Một lần nữa, vị trí cao nhất của PetrroFinaELF lại thuộc về Thierry.
Theo nhiều nhà phân tích, kết quả kinh doanh của tập đoàn Total trong vài năm gần đây rất khá, với khoảng 120.000 nhân viên ở nhiều nước trên khắp thế giới, doanh thu năm 2003 của Total đạt 124 tỷ euro, lợi nhuận thuần đạt 5,9 tỷ USD. Total đang có uy tín lớn trên thế giới và đang tiếp tục đầu tư chiều sâu và mở rộng phạm vi hoạt động. Giá 1 cổ phiếu của Total trên Thị trường chứng khoán Paris hiện đang khá ổn định, ở mức gần 140 euro, tăng khá nhiều so với khi mua lại công ty Petrofina vào tháng 12 năm 1998 (90 euro).
Lận đận với thương hiệu Total
Một số chuyên gia về xây dựng thương hiệu trên thế giới có bình luận pha chút bông đùa là Total thay đổi tên tít mù, nhưng lại... vòng quanh, bởi trước đây Tập đoàn đã có tên là Total, rồi sáp nhập với Công ty Petrofina (Bỉ) và tiếp sau đó lại sáp nhập với Công ty Elf (Pháp) để trở thành TotalFinaElf, theo gương của Tập đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới Arcelor (Pháp - Luxembourg), được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 công ty thép là Aceralia, Arbed và Usinor. Thương hiệu TotalFinaElf tồn tại trên thị trường thế giới được hơn 3 năm lại tìm về... tên cũ, Total.
Thực ra thì cũng đã có một số phương án như Totelf, Telfina... được đưa ra để xem xét, và thậm chí, Thierry Desmarest đã nhờ cậy đến 4 công ty lớn có tiếng trên thế giới chuyên xây dựng tên, thương hiệu cho các doanh nghiệp là Brand Company, Interbrand, Altai và Carré Noir làm giúp việc này, song rốt cuộc các phương án mà 4 công ty này đưa ra đều bị bác bỏ. Cuối cùng, với tư cách là nhà quản lý cao nhất tập đoàn, Thierry Desmarest đã giành quyền quyết định và chọn tên Total. Lý giải lựa chọn này, Thierry cho biết: nói đến Total thì mọi người đều biết vì nó đã tồn tại từ năm 1985, trong khi cái tên Elf chỉ gắn với lĩnh vực dầu nhờn còn Fina thì đến nay hầu như không còn gì.
Có thể nói, quyết định đổi tên lại thành Total bắt đầu từ giữa năm 2003 đã gây nên sự ngạc nhiên của không ít người trong và ngoài ngành dầu khí, hóa dầu, hóa chất. Bởi lẽ thay tên là phải thay đổi logo, kéo theo thay đổi hàng chục nghìn bảng hiệu trên toàn thế giới và tất cả những gì có liên quan với tên cũ, với số tiền chi phí cho việc này ước khoảng vài chục triệu USD. Tuy nhiên, Thierry Desmarest không hề lo lắng, bởi theo ông đây chính chiến lược phát triển đúng đắn nhất của Total với nhiều thành công mới đầy hứa hẹn trong tương lai.
Nhà lãnh đạo dám mạo hiểm
Thierry là nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược và dám đầu tư mạo hiểm. Khi mới về Tập đoàn, Total gặp nhiều thất bại trong các cuộc thăm dò dầu khí ở nhiều nơi trên thế giới, vì thế mà một số chuyên gia dầu khí Anh, Mỹ đã gán đùa cho Total cái tên cũ là CFP (viết tắt của tiếng Anh là Can’t Find Petroleum) có nghĩa Total chẳng tìm ra dầu. Thế nhưng, khi có toàn quyền quyết định, Thierry đã mạnh dạn ký nhiều hợp đồng thăm dò dầu khí dưới dạng “được ăn cả ngã về không” ở châu Mỹ Latinh (Bolivia, Venezuela), châu Phi (Angola), Trung Đông (Iran, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Qatar) và kết quả là Total đã thắng lớn khi phát hiện ra một số mỏ dầu có trữ lượng lớn như Sincor ở Venezuela, Girassol ở Angola, Franklin ở Biển Bắc... Như vậy, trong tương lai Total sẽ không thiếu việc để làm và cái thương hiệu Total mới (mà cũ) chắc chắn sẽ còn được nhắc tới nhiều.
(Tổng hợp)
Sự nghiệp gắn liền với Total
Sinh năm 1945, tốt nghiệp Đại học Ecole Polytechnique và Ecole des Mines, Thierry bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1971 với vị trí giám đốc khai khoáng của một hãng khoáng sản tại New Caledonia, trước khi đảm nhiệm chức danh cố vấn kỹ thuật của Bộ công nghiệp Pháp. Năm 1981, Thierry tham gia vào Total và nắm giữ vị trí giám đốc của Total tại Algeria. Thời gian sau đó, Thierry trải qua rất nhiều chức vụ khác nhau trước khi trở thành chủ tịch công ty Total Exploration Production vào tháng 7 năm 1989 và thành viên của Ban giám đốc điều hành công ty cùng năm. Là một trong những nhà quản lý có thâm niên công tác lâu nhất ở Total, Thierry là người đạo diễn chính trong việc mua lại Công ty Petro Fina (Bỉ) năm 1998 và thôn tính nốt Elf vào năm 1999 để đưa Total trở thành một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới. Cùng với cuộc sáp nhập vào PetroFina năm 1999, Thierry trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành PetroFina. Tháng 2 năm 2000, với sự đồng ý của Ủy ban châu Âu, cuộc sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí giữa Totalfina và Elf Aquitaine thành công. Một lần nữa, vị trí cao nhất của PetrroFinaELF lại thuộc về Thierry.
Theo nhiều nhà phân tích, kết quả kinh doanh của tập đoàn Total trong vài năm gần đây rất khá, với khoảng 120.000 nhân viên ở nhiều nước trên khắp thế giới, doanh thu năm 2003 của Total đạt 124 tỷ euro, lợi nhuận thuần đạt 5,9 tỷ USD. Total đang có uy tín lớn trên thế giới và đang tiếp tục đầu tư chiều sâu và mở rộng phạm vi hoạt động. Giá 1 cổ phiếu của Total trên Thị trường chứng khoán Paris hiện đang khá ổn định, ở mức gần 140 euro, tăng khá nhiều so với khi mua lại công ty Petrofina vào tháng 12 năm 1998 (90 euro).
Lận đận với thương hiệu Total
Một số chuyên gia về xây dựng thương hiệu trên thế giới có bình luận pha chút bông đùa là Total thay đổi tên tít mù, nhưng lại... vòng quanh, bởi trước đây Tập đoàn đã có tên là Total, rồi sáp nhập với Công ty Petrofina (Bỉ) và tiếp sau đó lại sáp nhập với Công ty Elf (Pháp) để trở thành TotalFinaElf, theo gương của Tập đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới Arcelor (Pháp - Luxembourg), được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 công ty thép là Aceralia, Arbed và Usinor. Thương hiệu TotalFinaElf tồn tại trên thị trường thế giới được hơn 3 năm lại tìm về... tên cũ, Total.
Thực ra thì cũng đã có một số phương án như Totelf, Telfina... được đưa ra để xem xét, và thậm chí, Thierry Desmarest đã nhờ cậy đến 4 công ty lớn có tiếng trên thế giới chuyên xây dựng tên, thương hiệu cho các doanh nghiệp là Brand Company, Interbrand, Altai và Carré Noir làm giúp việc này, song rốt cuộc các phương án mà 4 công ty này đưa ra đều bị bác bỏ. Cuối cùng, với tư cách là nhà quản lý cao nhất tập đoàn, Thierry Desmarest đã giành quyền quyết định và chọn tên Total. Lý giải lựa chọn này, Thierry cho biết: nói đến Total thì mọi người đều biết vì nó đã tồn tại từ năm 1985, trong khi cái tên Elf chỉ gắn với lĩnh vực dầu nhờn còn Fina thì đến nay hầu như không còn gì.
Có thể nói, quyết định đổi tên lại thành Total bắt đầu từ giữa năm 2003 đã gây nên sự ngạc nhiên của không ít người trong và ngoài ngành dầu khí, hóa dầu, hóa chất. Bởi lẽ thay tên là phải thay đổi logo, kéo theo thay đổi hàng chục nghìn bảng hiệu trên toàn thế giới và tất cả những gì có liên quan với tên cũ, với số tiền chi phí cho việc này ước khoảng vài chục triệu USD. Tuy nhiên, Thierry Desmarest không hề lo lắng, bởi theo ông đây chính chiến lược phát triển đúng đắn nhất của Total với nhiều thành công mới đầy hứa hẹn trong tương lai.
Nhà lãnh đạo dám mạo hiểm
Thierry là nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược và dám đầu tư mạo hiểm. Khi mới về Tập đoàn, Total gặp nhiều thất bại trong các cuộc thăm dò dầu khí ở nhiều nơi trên thế giới, vì thế mà một số chuyên gia dầu khí Anh, Mỹ đã gán đùa cho Total cái tên cũ là CFP (viết tắt của tiếng Anh là Can’t Find Petroleum) có nghĩa Total chẳng tìm ra dầu. Thế nhưng, khi có toàn quyền quyết định, Thierry đã mạnh dạn ký nhiều hợp đồng thăm dò dầu khí dưới dạng “được ăn cả ngã về không” ở châu Mỹ Latinh (Bolivia, Venezuela), châu Phi (Angola), Trung Đông (Iran, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Qatar) và kết quả là Total đã thắng lớn khi phát hiện ra một số mỏ dầu có trữ lượng lớn như Sincor ở Venezuela, Girassol ở Angola, Franklin ở Biển Bắc... Như vậy, trong tương lai Total sẽ không thiếu việc để làm và cái thương hiệu Total mới (mà cũ) chắc chắn sẽ còn được nhắc tới nhiều.
(Tổng hợp)