Người tạo nên đôi giày vàng Nike
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Năm 1964, với vài chục đôi giày thể thao trong thùng xe, Phil Knight khởi đầu sự nghiệp kinh doanh. Gần 40 năm sau, ông có trong túi số tiền 8,2 tỉ đô-la Mỹ, là người giàu thứ 49 tại Mỹ theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes. Knight là người đã xây dựng nên Nike - thương hiệu giày thể thao nổi tiếng nhất thế giới.
Trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước là giai đoạn thành công rực rỡ của Nike. Vào thời đó, Knight điều khiển Nike theo trực giác. Trụ sở Nike trông giống như ký túc xá sinh viên, nơi mọi người mặc quần soóc và mang giày thể thao.
Theo thời thế
Nhưng sau đó, Knight nhận ra thời thế đã thay đổi. Nike cần một phong cách quản lý mới nếu không muốn bị suy sụp và phá sản. Vì thế ông đã tái cấu trúc công ty, sa thải 600 người trong số 2.000 nhân viên, thành lập bộ phận nghiên cứu nhu cầu thị trường, tăng ngân sách quảng cáo và đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế giày theo thị hiếu.
Nike từng bước mở rộng thị trường, không chỉ sản xuất giày chạy bộ và chơi bóng rổ mà cả giày chơi golf, giày tennis, giày chơi khúc côn cầu, giày phụ nữ và giày cho các hoạt động dã ngoại. Knight mua lại một số hãng sản xuất giày khác. Không chỉ chú trọng giày thể thao dành cho nam giới, Nike liên tục nâng cao chất lượng và đổi mới kiểu dáng giày thể thao dành cho phụ nữ.
Nhưng thị trường là chiến trường. Knight gặp sóng gió. Trong Thế vận hội 1992, đội bóng rổ Dream Team (Mỹ) do Nike tài trợ đã từ chối mặc bộ đồng phục thế vận vì trên đó có in logo của Reebok. Hành động này làm dấy lên phong trào phản đối Nike. Nhiều người cho rằng Nike là thế lực xấu, dùng đồng tiền gây chia rẽ trong thể thao, nhất là tại thế vận hội - được coi là nơi thể hiện tinh thần thể thao chân chính. Một nhóm khác mang tên “Made in America” (sản xuất tại Mỹ) lên tiếng đòi tẩy chay sản phẩm Nike do Nike luôn gia công hàng ở nước ngoài với giá rẻ.
Năm 1997 cũng là năm khó khăn của Nike. Giày trị giá hàng trăm đô-la của Nike bán không được nhiều. Công ty lại bị ảnh hưởng của đợt khủng hoảng tài chính châu Á và các phê phán về chính sách gia công của công ty.
Lúc này, Knight đã giao quyền Tổng giám đốc cho người khác nhưng lại phải đứng ra chèo chống. Năm 1999, ông trở lại giữ chức Tổng giám đốc Nike. Một năm sau, ông đã tăng cường bộ máy quản lý công ty bằng các nhà quản lý có tài. Đó là Don Blair từ Pepsi Cola chuyển sang làm Giám đốc tài chính, Mindy Grossman từ Công ty Ralph Lauren sang phụ trách bộ phận trang phục và Mary Kate Buckley từ Walt Disney chịu trách nhiệm nghiên cứu các dự án mới.
Nhờ đó, Nike đã vượt qua được khó khăn. Kết thúc năm tài chính vào tháng 5/2004, Nike đã lãi gần một tỉ đô-la Mỹ, tăng 27% so với năm trước đó; và doanh số tăng 15%.
Cú hích số phận
Knight lớn lên tại Portland, một thành phố miền Tây nước Mỹ, gần Seattle. Đam mê môn chạy bộ, cậu tham gia đội tuyển thể thao Đại học Oregon. Huấn luyện viên nổi tiếng Bill Bowerman là người hướng dẫn cho cậu.
Knight cũng là người mang thử nghiệm các đôi giày do Bowerman chế tạo. Huấn luyện viên Bowerman có một niềm tin không lay chuyển rằng đôi giày tốt là điều kiện đầu tiên tạo nên một vận động viên thành công. Niềm tin đó đã khắc sâu trong tâm trí của Knight. Sau này, Knight đã cùng Bowerman xây dựng Nike dựa trên ý tưởng này.
Rồi Knight tốt nghiệp cử nhân báo chí, đi nghĩa vụ quân sự một năm. Xuất ngũ, anh ghi danh học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Stanford. Một ngày kia, Giáo sư Frank Shallenberger, dạy về doanh nghiệp nhỏ, đã ra bài tập sau cho cả lớp: Hãy tạo ra một doanh nghiệp mới, mô tả mục đích và viết kế hoạch tiếp thị cho doanh nghiệp đó.
Knight đã viết một kế hoạch kinh doanh tựa đề “Giày thể thao Nhật có thể vượt qua giày Đức như máy chụp hình Nhật đã thắng máy Đức không?”. Đây là kế hoạch kinh doanh loại giày thể thao Nhật chất lượng cao với giá phải chăng. Sau này ông nhớ lại: “Lớp học ấy là giây phút “aha-tìm-ra-rồi” của cuộc đời tôi. Thầy Shallenberger giải thích về tính cách của doanh nhân và tôi nhận ra rằng thầy đang nói với tôi. Sau đó, tôi tự nhủ việc kinh doanh này chính là điều tôi muốn làm!”.
Khởi nghiệp
Nhưng vâng lời cha, Knight vào làm cho một hãng kế toán ở Portland. Ông vẫn âm thầm theo đuổi ước mơ của mình. Ông sang Nhật, tìm hiểu văn hóa và phong cách kinh doanh của người Nhật. Văn hóa Nhật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong triết lý sống và kinh doanh của ông.
Sau này, văn phòng của ông được bày biện theo phong cách Nhật. Rất hiếm người được vào đây; nếu được phép, họ phải cởi giày để ngoài cửa trước khi bước vào, theo đúng truyền thống Nhật.
Trong thời gian ở Nhật, Knight không chỉ nghiên cứu văn hóa châu Á và hành hương lên núi Fuji mà còn đến thăm nhà máy Onitsuka tại Kobe, nơi làm ra những đôi giày Tigers chất lượng cao. Knight mê giày Tigers và xin ký hợp đồng với nhà máy Onitsuka làm đại lý phân phối giày Tigers tại Mỹ.
Về nước, Knight thuyết phục huấn luyện viên Bill Bowerman thành đồng sáng lập viên Công ty Blue Ribbon Sports, độc quyền phân phối giày Tigers tại Mỹ. Trong nhiều năm, ban ngày Knight làm kế toán viên, giờ rảnh ông chất giày Tigers đầy xe và chở đi bán rong khắp miền Tây Bắc nước Mỹ.
Sự kiên nhẫn và lòng tin mãnh liệt vào thành công đối với loại giày thể thao chất lượng cao nhưng giá phải chăng của Knight cuối cùng đã được đền đáp. Năm 1969, Knight bán được 1 triệu đô-la giày do nhà máy Nhật Onitsuka sản xuất. Thành công này có đóng góp không nhỏ của Bowerman qua việc thiết kế mẫu giày mới Tiger Cortez.
Năm 1971, Knight quyết định giã từ công việc kế toán để tập trung lo việc kinh doanh. Trước hết, ông thay đổi tên và logo của công ty. Bốn mươi lăm nhân viên của Knight đã cười bò lăn ra đất khi ông đề nghị đổi tên thương hiệu thành “Dimension Six” (Chiều thứ Sáu). Cuối cùng, mọi người đồng ý với đề nghị của một nhân viên tên là Jeff Johnson về tên hiệu Nike. Đây là tên vị nữ thần có cánh tượng trưng cho chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp. Mẫu logo mới là dấu checkmark (xác nhận đã làm) màu đỏ in đậm.
Năm 1972, Knight đã bán được một số giày mang nhãn hiệu Nike, thu được 2 triệu đô-la Mỹ. Từ đó, lợi nhuận của Nike liên tục tăng, mỗi năm lại tăng gấp đôi so với năm trước, và trong suốt 10 năm như thế.
Thăng trầm kinh doanh
Đến năm 1980, Nike vượt qua Adidas trở thành công ty dẫn đầu về giày thể thao ở Mỹ. Cùng năm này, công ty bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Năm 1984, Nike ký hợp đồng với Michael Jordan - lúc ấy là vận động viên trẻ đang lên của đội Chicago Bulls - để quảng cáo loại giày bóng rổ mang tên Air Jordan. Rồi Michael Jordan trở thành thần tượng của giới trẻ Mỹ; giày Air Jordan cũng trở thành một phần không thể thiếu trong trang phục của thanh thiếu niên Mỹ.
Nhưng trong khi Nike tập trung vào giày chạy bộ và giày chơi bóng rổ, Reebok, một hãng sản xuất giày thể thao khác, đã lặng lẽ tấn công một thị trường còn bỏ ngỏ: giày thể thao aerobics dành cho phụ nữ. Giày Reebok tuy không cứng cáp bằng giày Nike, nhưng mẫu mã lại đẹp, hấp dẫn, phù hợp với phụ nữ.
Đến năm 1987, doanh số của Reebok đã vượt qua doanh số của Nike. Đây là cú sốc mạnh đối với Knight, người tin tưởng như đinh đóng cột rằng tính năng đáng tin cậy và chất lượng cao là điều quan trọng nhất để khách hàng bỏ tiền ra mua giày thể thao. Nhưng rồi Knight lại vươn lên.
Bí quyết thành công
Knight từng được tặng danh hiệu “Người quyền lực nhất trong vương quốc thể thao”. Nhiều người cho rằng Nike nổi tiếng nhờ Michael Jordan và nhiều vận động viên danh tiếng khác. Tuy nhiên, họ quên rằng nếu không có Knight thì cũng không có Nike.
Ông đã khéo léo gắn kết không khí sinh động của nhạc trẻ Mỹ với thể thao. Ông cũng biết khêu gợi sự hâm mộ của quần chúng đối với các ngôi sao. Chiến dịch quảng cáo của Nike luôn tập trung vào các vận động viên tài năng, quyến rũ. Nhờ đó, hình ảnh của họ dường như tự động gắn liền với giày Nike.
Knight còn tiên đoán rằng thanh niên từ Paris đến Thượng Hải đều sẽ ưa thích những gì các cô cậu ở New York hay San Diego ưa chuộng. Chưa công ty nào trên thế giới đưa ra được những chiến dịch quảng cáo ấn tượng và sáng tạo như Nike.
Một nhà báo đã nhận xét: “Hiểu tại sao Phil Knight biến Nike thành một biểu tượng thành công thì dễ, nhưng hiểu được chính ông ta mới khó”. Knight luôn khép kín với giới báo chí. Ông đeo kính đen, ngay cả trong phòng họp. Nhưng có một điều rõ ràng: Knight hiểu rõ cuộc đời không chỉ có kinh doanh.
Cuối năm vừa qua, ông lại từ chức, giao quyền Tổng giám đốc cho Bill Perez, nguyên Tổng giám đốc Công ty Hàng tiêu dùng S.C. Johnson & Son Inc.. Knight chỉ giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Ông nói: “Vào thời điểm này của cuộc đời (năm nay ông 66 tuổi), tôi quan tâm đến công việc sáng tạo nhiều hơn kinh doanh”.
Biết đâu, trong thời gian tới, ông sẽ nổi danh nhờ những sáng tác nghệ thuật. Nhưng cho đến nay, sáng tác độc đáo nhất của Knight vẫn là “đôi giày vàng Nike”.
Nguồn : TBKTSG
Trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước là giai đoạn thành công rực rỡ của Nike. Vào thời đó, Knight điều khiển Nike theo trực giác. Trụ sở Nike trông giống như ký túc xá sinh viên, nơi mọi người mặc quần soóc và mang giày thể thao.
Theo thời thế
Nhưng sau đó, Knight nhận ra thời thế đã thay đổi. Nike cần một phong cách quản lý mới nếu không muốn bị suy sụp và phá sản. Vì thế ông đã tái cấu trúc công ty, sa thải 600 người trong số 2.000 nhân viên, thành lập bộ phận nghiên cứu nhu cầu thị trường, tăng ngân sách quảng cáo và đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế giày theo thị hiếu.
Nike từng bước mở rộng thị trường, không chỉ sản xuất giày chạy bộ và chơi bóng rổ mà cả giày chơi golf, giày tennis, giày chơi khúc côn cầu, giày phụ nữ và giày cho các hoạt động dã ngoại. Knight mua lại một số hãng sản xuất giày khác. Không chỉ chú trọng giày thể thao dành cho nam giới, Nike liên tục nâng cao chất lượng và đổi mới kiểu dáng giày thể thao dành cho phụ nữ.
Nhưng thị trường là chiến trường. Knight gặp sóng gió. Trong Thế vận hội 1992, đội bóng rổ Dream Team (Mỹ) do Nike tài trợ đã từ chối mặc bộ đồng phục thế vận vì trên đó có in logo của Reebok. Hành động này làm dấy lên phong trào phản đối Nike. Nhiều người cho rằng Nike là thế lực xấu, dùng đồng tiền gây chia rẽ trong thể thao, nhất là tại thế vận hội - được coi là nơi thể hiện tinh thần thể thao chân chính. Một nhóm khác mang tên “Made in America” (sản xuất tại Mỹ) lên tiếng đòi tẩy chay sản phẩm Nike do Nike luôn gia công hàng ở nước ngoài với giá rẻ.
Năm 1997 cũng là năm khó khăn của Nike. Giày trị giá hàng trăm đô-la của Nike bán không được nhiều. Công ty lại bị ảnh hưởng của đợt khủng hoảng tài chính châu Á và các phê phán về chính sách gia công của công ty.
Lúc này, Knight đã giao quyền Tổng giám đốc cho người khác nhưng lại phải đứng ra chèo chống. Năm 1999, ông trở lại giữ chức Tổng giám đốc Nike. Một năm sau, ông đã tăng cường bộ máy quản lý công ty bằng các nhà quản lý có tài. Đó là Don Blair từ Pepsi Cola chuyển sang làm Giám đốc tài chính, Mindy Grossman từ Công ty Ralph Lauren sang phụ trách bộ phận trang phục và Mary Kate Buckley từ Walt Disney chịu trách nhiệm nghiên cứu các dự án mới.
Nhờ đó, Nike đã vượt qua được khó khăn. Kết thúc năm tài chính vào tháng 5/2004, Nike đã lãi gần một tỉ đô-la Mỹ, tăng 27% so với năm trước đó; và doanh số tăng 15%.
Cú hích số phận
Knight lớn lên tại Portland, một thành phố miền Tây nước Mỹ, gần Seattle. Đam mê môn chạy bộ, cậu tham gia đội tuyển thể thao Đại học Oregon. Huấn luyện viên nổi tiếng Bill Bowerman là người hướng dẫn cho cậu.
Knight cũng là người mang thử nghiệm các đôi giày do Bowerman chế tạo. Huấn luyện viên Bowerman có một niềm tin không lay chuyển rằng đôi giày tốt là điều kiện đầu tiên tạo nên một vận động viên thành công. Niềm tin đó đã khắc sâu trong tâm trí của Knight. Sau này, Knight đã cùng Bowerman xây dựng Nike dựa trên ý tưởng này.
Rồi Knight tốt nghiệp cử nhân báo chí, đi nghĩa vụ quân sự một năm. Xuất ngũ, anh ghi danh học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Stanford. Một ngày kia, Giáo sư Frank Shallenberger, dạy về doanh nghiệp nhỏ, đã ra bài tập sau cho cả lớp: Hãy tạo ra một doanh nghiệp mới, mô tả mục đích và viết kế hoạch tiếp thị cho doanh nghiệp đó.
Knight đã viết một kế hoạch kinh doanh tựa đề “Giày thể thao Nhật có thể vượt qua giày Đức như máy chụp hình Nhật đã thắng máy Đức không?”. Đây là kế hoạch kinh doanh loại giày thể thao Nhật chất lượng cao với giá phải chăng. Sau này ông nhớ lại: “Lớp học ấy là giây phút “aha-tìm-ra-rồi” của cuộc đời tôi. Thầy Shallenberger giải thích về tính cách của doanh nhân và tôi nhận ra rằng thầy đang nói với tôi. Sau đó, tôi tự nhủ việc kinh doanh này chính là điều tôi muốn làm!”.
Khởi nghiệp
Nhưng vâng lời cha, Knight vào làm cho một hãng kế toán ở Portland. Ông vẫn âm thầm theo đuổi ước mơ của mình. Ông sang Nhật, tìm hiểu văn hóa và phong cách kinh doanh của người Nhật. Văn hóa Nhật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong triết lý sống và kinh doanh của ông.
Sau này, văn phòng của ông được bày biện theo phong cách Nhật. Rất hiếm người được vào đây; nếu được phép, họ phải cởi giày để ngoài cửa trước khi bước vào, theo đúng truyền thống Nhật.
Trong thời gian ở Nhật, Knight không chỉ nghiên cứu văn hóa châu Á và hành hương lên núi Fuji mà còn đến thăm nhà máy Onitsuka tại Kobe, nơi làm ra những đôi giày Tigers chất lượng cao. Knight mê giày Tigers và xin ký hợp đồng với nhà máy Onitsuka làm đại lý phân phối giày Tigers tại Mỹ.
Về nước, Knight thuyết phục huấn luyện viên Bill Bowerman thành đồng sáng lập viên Công ty Blue Ribbon Sports, độc quyền phân phối giày Tigers tại Mỹ. Trong nhiều năm, ban ngày Knight làm kế toán viên, giờ rảnh ông chất giày Tigers đầy xe và chở đi bán rong khắp miền Tây Bắc nước Mỹ.
Sự kiên nhẫn và lòng tin mãnh liệt vào thành công đối với loại giày thể thao chất lượng cao nhưng giá phải chăng của Knight cuối cùng đã được đền đáp. Năm 1969, Knight bán được 1 triệu đô-la giày do nhà máy Nhật Onitsuka sản xuất. Thành công này có đóng góp không nhỏ của Bowerman qua việc thiết kế mẫu giày mới Tiger Cortez.
Năm 1971, Knight quyết định giã từ công việc kế toán để tập trung lo việc kinh doanh. Trước hết, ông thay đổi tên và logo của công ty. Bốn mươi lăm nhân viên của Knight đã cười bò lăn ra đất khi ông đề nghị đổi tên thương hiệu thành “Dimension Six” (Chiều thứ Sáu). Cuối cùng, mọi người đồng ý với đề nghị của một nhân viên tên là Jeff Johnson về tên hiệu Nike. Đây là tên vị nữ thần có cánh tượng trưng cho chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp. Mẫu logo mới là dấu checkmark (xác nhận đã làm) màu đỏ in đậm.
Năm 1972, Knight đã bán được một số giày mang nhãn hiệu Nike, thu được 2 triệu đô-la Mỹ. Từ đó, lợi nhuận của Nike liên tục tăng, mỗi năm lại tăng gấp đôi so với năm trước, và trong suốt 10 năm như thế.
Thăng trầm kinh doanh
Đến năm 1980, Nike vượt qua Adidas trở thành công ty dẫn đầu về giày thể thao ở Mỹ. Cùng năm này, công ty bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Năm 1984, Nike ký hợp đồng với Michael Jordan - lúc ấy là vận động viên trẻ đang lên của đội Chicago Bulls - để quảng cáo loại giày bóng rổ mang tên Air Jordan. Rồi Michael Jordan trở thành thần tượng của giới trẻ Mỹ; giày Air Jordan cũng trở thành một phần không thể thiếu trong trang phục của thanh thiếu niên Mỹ.
Nhưng trong khi Nike tập trung vào giày chạy bộ và giày chơi bóng rổ, Reebok, một hãng sản xuất giày thể thao khác, đã lặng lẽ tấn công một thị trường còn bỏ ngỏ: giày thể thao aerobics dành cho phụ nữ. Giày Reebok tuy không cứng cáp bằng giày Nike, nhưng mẫu mã lại đẹp, hấp dẫn, phù hợp với phụ nữ.
Đến năm 1987, doanh số của Reebok đã vượt qua doanh số của Nike. Đây là cú sốc mạnh đối với Knight, người tin tưởng như đinh đóng cột rằng tính năng đáng tin cậy và chất lượng cao là điều quan trọng nhất để khách hàng bỏ tiền ra mua giày thể thao. Nhưng rồi Knight lại vươn lên.
Bí quyết thành công
Knight từng được tặng danh hiệu “Người quyền lực nhất trong vương quốc thể thao”. Nhiều người cho rằng Nike nổi tiếng nhờ Michael Jordan và nhiều vận động viên danh tiếng khác. Tuy nhiên, họ quên rằng nếu không có Knight thì cũng không có Nike.
Ông đã khéo léo gắn kết không khí sinh động của nhạc trẻ Mỹ với thể thao. Ông cũng biết khêu gợi sự hâm mộ của quần chúng đối với các ngôi sao. Chiến dịch quảng cáo của Nike luôn tập trung vào các vận động viên tài năng, quyến rũ. Nhờ đó, hình ảnh của họ dường như tự động gắn liền với giày Nike.
Knight còn tiên đoán rằng thanh niên từ Paris đến Thượng Hải đều sẽ ưa thích những gì các cô cậu ở New York hay San Diego ưa chuộng. Chưa công ty nào trên thế giới đưa ra được những chiến dịch quảng cáo ấn tượng và sáng tạo như Nike.
Một nhà báo đã nhận xét: “Hiểu tại sao Phil Knight biến Nike thành một biểu tượng thành công thì dễ, nhưng hiểu được chính ông ta mới khó”. Knight luôn khép kín với giới báo chí. Ông đeo kính đen, ngay cả trong phòng họp. Nhưng có một điều rõ ràng: Knight hiểu rõ cuộc đời không chỉ có kinh doanh.
Cuối năm vừa qua, ông lại từ chức, giao quyền Tổng giám đốc cho Bill Perez, nguyên Tổng giám đốc Công ty Hàng tiêu dùng S.C. Johnson & Son Inc.. Knight chỉ giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Ông nói: “Vào thời điểm này của cuộc đời (năm nay ông 66 tuổi), tôi quan tâm đến công việc sáng tạo nhiều hơn kinh doanh”.
Biết đâu, trong thời gian tới, ông sẽ nổi danh nhờ những sáng tác nghệ thuật. Nhưng cho đến nay, sáng tác độc đáo nhất của Knight vẫn là “đôi giày vàng Nike”.
Nguồn : TBKTSG