Jack & Stephanie Harkness: cặp vợ chồng gặt hái thành công trong lĩnh vực chất dẻo
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Jack đã từng là một công nhân giỏi thuộc bộ phận dịch vụ hạt nhân của General Electric Co. ở San Jose, California. Việc điều hành một loạt các máy móc sản xuất ra các bộ phận máy tính bằng chất dẻo có khó khăn đối với một người có chuyên ngành hẹp như vậy không?
Năm 1989, Jack và Stephanie Harkness đã mua một nhà máy sản xuất chất dẻo nhỏ và nghĩ rằng đây là một vụ kinh doanh tương đối dễ dàng.
Sự thực là cực kỳ khó khăn. Nhưng sự thiếu hiểu biết về sự sống của nhà máy chỉ là khó khăn lúc ban đầu: Nhà máy này tỏ ra là một tài sản khó sinh lời, có sản lượng giảm mỗi năm 10% trong vòng ba năm qua do nền kinh tế suy yếu và sự đột nhập của các nhà sản xuất nước ngoài có chi phí thấp. Vào thời điểm mà các đơn đặt hàng chất dẻo giảm sút thì việc sa thải nhân viên diễn ra liên tục, và các nhà sản xuất từ bé đến lớn đều phá sản, và chỉ có những suy nghĩ sáng tạo mới có thể giữ cho nhà máy hoạt động. Các nhà chế tạo thuộc ngành này đã phải từ bỏ các thị trường cũ để tìm kiếm các thị trường mới.
Không chỉ có lòng nhiệt tình, nhà Harkness còn phải trải qua một quá trình học tập khó khăn. Họ phải học cách điều hành các máy đúc hay thay đổi, đối đầu với sự vắng mặt thường xuyên và việc không có giấy tờ của các nhân viên. Tới từ một môi trường văn hoá rất chú ý đến tiểu tiết của công ty GE, nơi mà dường như tất cả mọi quy trình đều được đánh giá và ghi lại, ông Harkness điếng người khi quản đốc phân xưởng nhà máy từ chối không viết lại cách bố trí, lắp ráp được dùng cho các máy móc sản xuất các bộ phận khác nhau. (Vị quản đốc này đã ra đi 6 tháng sau khi nhà Harkness mua công ty – theo ông Harknes thì người này không thích nghi được với quy trình làm việc mới.) Khi mới được tiếp quản, nhà máy hầu như chỉ sản xuất các bộ phận tương đối đơn giản cho ngành công nghiệp sản xuất máy vi tính, điều này là rất dễ hiểu vì Thung lũng Silicon chỉ cách đó vài dãy núi. Nhưng các khách hàng trong ngành máy vi tính đòi hỏi sản phẩm phải có giá cả ngày càng thấp và rời bỏ những nhà sản xuất không đáp ứng được yêu cầu này để quay sang các nhà sản xuất có chi phí thấp ở nước ngoài. Đoán rằng thị trường này chỉ có thể mang lại phần lợi nhuận nhỏ, nhà Harkness bắt đầu nghiên cứu các thiết bị y tế cần có các bộ phận bằng chất dẻo.
Ông Harkness chế tạo và giới thiệu một mẩu chất dẻo gần giống với cái bơm ở bình xịt nước: Thực ra đó là một dụng cụ phẫn thuật tinh vi dùng trong phẫu thuật bệnh thoát vị. Bộ phận này được công ty của họ sản xuất ra vào đầu thập kỷ 1990, và là bước đột nhập đầu tiên của cặp vợ chồng này vào lĩnh vực các dụng cụ y học – cho đến nay, sản xuất các dụng cụ y học chiếm tới 70% công việc kinh doanh của công ty. 30% còn lại là các bộ phận chất dẻo được các nhà sản xuất chất bán dẫn chip sử dụng.
Họ phát hiện ra rằng thiết bị y tế có triển vọng lớn khi khách hàng mua dụng cụ phẫu thuật thoát vị của họ - General Surgical Innovations, giờ là một phần của Tyco International Ltd. - chẳng quan tâm gì đến giá cả. Bà Harkness nói: “Họ chỉ muốn các sản phẩm được sản xuất chính xác và đúng hạn”. Theo quy định của chính phủ về các sản phẩm y tế và do mối lo sợ lây nhiễm bệnh, việc sản xuất các bộ phận của dụng cụ y học được đưa vào bên trong cơ thể con người không được đưa ra sản xuất ở nước ngoài.
Vì từ trước tới này chưa làm công việc này bao giờ nên cặp Harkness không có mô hình làm ăn cũ nào cần phải thay đổi, họ cảm thấy dễ dàng cơ cấu lại công ty Pacific Plastics & Engineering của mình. Họ phân đoạn sản xuất bằng cách tính toán rằng các bộ phận nhỏ, không quan trọng nào có thể được sản xuất tại Ấn Độ để giữ cho chi phí thấp, còn các bộ phận quan trọng nào có thể được sản xuất tại California. Trong quá trình xem xét lại toàn bộ công việc kinh doanh, hai vợ chồng đã phát hiện ra rằng các điểm mạnh của họ bổ sung cho nhau. Ông Harkness, 62 tuổi, là một thợ hàn và rất quan tâm đến các tiểu tiết. Bà Harkness dễ tính hơn, là một cựu giáo viên, đã từng sở hữu một cơ sở kinh doanh đồ trang sức cao cấp theo đơn đặt hàng, bà chịu trách nhiệm khâu marketing và suy nghĩ về chiến lược phát triển công ty. Một trong những sản phầm gần đây nhất của họ là một mẩu chất dẻo hình ống dài một in-sơ dùng một lần có một cái nắp kẹp để đóng lại. Nó chứa một chất lỏng có thể phát hiện ra vi khuẩn bệnh than trong không khí. Dụng cụ này được dùng để kiểm tra các phòng bưu điện. Bà Harkness giữ một mẩu chất dẻo này trong ví của mình để lấy ra khi người ta hỏi bà kiếm sống bằng cách nào.
Nhưng để khai thác thị trường thiết bị y tế béo bở này, công ty đã phải đầu tư khoảng $650.000 để chuyển sang một nhà máy mới và mua thiết bị mới. Các bước nâng cấp này cho phép họ sản xuất các bộ phận tinh xảo hơn với giá cao cho các nhà chế tạo máy vi tính. Một trong những sản phẩm lớn nhất hiện nay của họ là các khay chất dẻo có diện tích 5 cm2 với 500 lỗ hổng cực nhỏ dùng để chuyển các lát chip mỏng tang bằng silicon trong nhiều quy trình sản xuất khác nhau. Công ty cũng đang đầu tư thêm $1 triệu để xây dựng và trang bị cho một phòng sạch, nơi mà các máy sản xuất chất dẻo có thể vận hành mà không dính bụi hay các chất ô nhiễm khác trong không khí. Họ cũng thuê Ratan Bajaj - một người có liên hệ chặt chẽ với ngành sản xuất các dụng cụ y tế và am hiểu về sản xuất, đã từng cùng anh trai khởi sự một nhà máy sản xuất chất dẻo ở Ấn Độ trước khi tới Mỹ - làm giám đốc phụ trách bán hàng. Mối quan hệ với nước ngoài này tỏ ra cũng rất hữu ích cho công ty.
Đối với nhà Harkness, ít nhất cho đến này, sẽ an toàn hơn khi sản xuất các sản phẩm chứa một công nghệ hay quy trình đặc biệt nào đó, hay các sản phẩm được điều chỉnh bởi các tiêu chuẩn khắt khe của nhà nước. Sản xuất các bộ phận này ở Mỹ sẽ có tính kinh tế hơn. Nhận thức được rằng công nghệ có thể bị sao chép và chuyển ra nước ngoài rất nhanh, họ tin rằng việc các bộ phận này có thể được đưa ra nước ngoài sản xuất chỉ là vấn đề thời gian.
Kết quả là công ty đã kết hợp với anh của ông Bajaj - người sở hữu một nhà máy sản xuất các bộ phận chất dẻo công nghệ cao ở Ấn Độ. Liên doanh này đã bắt đầu sản xuất các hộp chất dẻo cho ngành công nghệ chế tạo chất bán dẫn và năm sau sẽ bắt đầu sản xuất một bộ kim dùng để thử máu cho các bệnh nhân mắc tiểu đường. Bộ kim được sử dụng phía bên ngoài cơ thể này không được luật pháp Mỹ điều chỉnh chặt chẽ lắm nên có thể được chế tạo ở nước ngoài. Bà Harkness cho biết: “Để phát triển được, ta cần phải nhìn sang châu Á. Đó là nơi mà ta có thể làm giảm chi phí sản phẩm.”
Cặp vợ chồng này đang lo ngại rằng sức ép chuyển việc làm ra nước ngoài liên tục như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhân công của họ. Nhà máy đang thuê 74 công nhân. Cũng như các doanh nghiệp nhỏ khác, những người chủ đã hình thành mối quan hệ gắn bó với các công nhân tốt nhất của mình và thấy được rằng việc xây dựng một nhà máy thành công sẽ làm cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người. Để tránh sức ép nói trên, Pacific Plastics tiếp tục tập trung sản xuất các sản phẩm chuyên dụng cần được sản xuất trên đất Mỹ, và nhờ vậy tiếp tục duy trì số nhân công đang làm việc.
Guadeloupe Fernandez, người giám sát ca một của nhà máy, tin rằng công ty sẽ cho ông một bước nhảy vọt trên bậc thang kinh tế. Là một người dân Mexico nhập cư được nhà Harkness thuê ngay trong năm đầu tiên mua nhà máy, ông đã từng làm việc như một công nhân nông nghiệp làm việc theo thời vụ. Ông đặt tên cháu gái mình theo tên bà Harkness, ông cho biết công việc ở đây giúp ông mua được nhà, và hy vọng là những ngày làm việc trên cánh đồng dâu đã kết thúc. “Tôi chưa bao giờ vào trong một nhà máy trước khi làm việc ở đây. Nhưng đây là một công việc tốt, không giống như đi hái dâu. Chúng tôi có thể xây dựng cuộc sống dễ chịu với một công việc như thế này.”
(Tổng hợp)
Năm 1989, Jack và Stephanie Harkness đã mua một nhà máy sản xuất chất dẻo nhỏ và nghĩ rằng đây là một vụ kinh doanh tương đối dễ dàng.
Sự thực là cực kỳ khó khăn. Nhưng sự thiếu hiểu biết về sự sống của nhà máy chỉ là khó khăn lúc ban đầu: Nhà máy này tỏ ra là một tài sản khó sinh lời, có sản lượng giảm mỗi năm 10% trong vòng ba năm qua do nền kinh tế suy yếu và sự đột nhập của các nhà sản xuất nước ngoài có chi phí thấp. Vào thời điểm mà các đơn đặt hàng chất dẻo giảm sút thì việc sa thải nhân viên diễn ra liên tục, và các nhà sản xuất từ bé đến lớn đều phá sản, và chỉ có những suy nghĩ sáng tạo mới có thể giữ cho nhà máy hoạt động. Các nhà chế tạo thuộc ngành này đã phải từ bỏ các thị trường cũ để tìm kiếm các thị trường mới.
Không chỉ có lòng nhiệt tình, nhà Harkness còn phải trải qua một quá trình học tập khó khăn. Họ phải học cách điều hành các máy đúc hay thay đổi, đối đầu với sự vắng mặt thường xuyên và việc không có giấy tờ của các nhân viên. Tới từ một môi trường văn hoá rất chú ý đến tiểu tiết của công ty GE, nơi mà dường như tất cả mọi quy trình đều được đánh giá và ghi lại, ông Harkness điếng người khi quản đốc phân xưởng nhà máy từ chối không viết lại cách bố trí, lắp ráp được dùng cho các máy móc sản xuất các bộ phận khác nhau. (Vị quản đốc này đã ra đi 6 tháng sau khi nhà Harkness mua công ty – theo ông Harknes thì người này không thích nghi được với quy trình làm việc mới.) Khi mới được tiếp quản, nhà máy hầu như chỉ sản xuất các bộ phận tương đối đơn giản cho ngành công nghiệp sản xuất máy vi tính, điều này là rất dễ hiểu vì Thung lũng Silicon chỉ cách đó vài dãy núi. Nhưng các khách hàng trong ngành máy vi tính đòi hỏi sản phẩm phải có giá cả ngày càng thấp và rời bỏ những nhà sản xuất không đáp ứng được yêu cầu này để quay sang các nhà sản xuất có chi phí thấp ở nước ngoài. Đoán rằng thị trường này chỉ có thể mang lại phần lợi nhuận nhỏ, nhà Harkness bắt đầu nghiên cứu các thiết bị y tế cần có các bộ phận bằng chất dẻo.
Ông Harkness chế tạo và giới thiệu một mẩu chất dẻo gần giống với cái bơm ở bình xịt nước: Thực ra đó là một dụng cụ phẫn thuật tinh vi dùng trong phẫu thuật bệnh thoát vị. Bộ phận này được công ty của họ sản xuất ra vào đầu thập kỷ 1990, và là bước đột nhập đầu tiên của cặp vợ chồng này vào lĩnh vực các dụng cụ y học – cho đến nay, sản xuất các dụng cụ y học chiếm tới 70% công việc kinh doanh của công ty. 30% còn lại là các bộ phận chất dẻo được các nhà sản xuất chất bán dẫn chip sử dụng.
Họ phát hiện ra rằng thiết bị y tế có triển vọng lớn khi khách hàng mua dụng cụ phẫu thuật thoát vị của họ - General Surgical Innovations, giờ là một phần của Tyco International Ltd. - chẳng quan tâm gì đến giá cả. Bà Harkness nói: “Họ chỉ muốn các sản phẩm được sản xuất chính xác và đúng hạn”. Theo quy định của chính phủ về các sản phẩm y tế và do mối lo sợ lây nhiễm bệnh, việc sản xuất các bộ phận của dụng cụ y học được đưa vào bên trong cơ thể con người không được đưa ra sản xuất ở nước ngoài.
Vì từ trước tới này chưa làm công việc này bao giờ nên cặp Harkness không có mô hình làm ăn cũ nào cần phải thay đổi, họ cảm thấy dễ dàng cơ cấu lại công ty Pacific Plastics & Engineering của mình. Họ phân đoạn sản xuất bằng cách tính toán rằng các bộ phận nhỏ, không quan trọng nào có thể được sản xuất tại Ấn Độ để giữ cho chi phí thấp, còn các bộ phận quan trọng nào có thể được sản xuất tại California. Trong quá trình xem xét lại toàn bộ công việc kinh doanh, hai vợ chồng đã phát hiện ra rằng các điểm mạnh của họ bổ sung cho nhau. Ông Harkness, 62 tuổi, là một thợ hàn và rất quan tâm đến các tiểu tiết. Bà Harkness dễ tính hơn, là một cựu giáo viên, đã từng sở hữu một cơ sở kinh doanh đồ trang sức cao cấp theo đơn đặt hàng, bà chịu trách nhiệm khâu marketing và suy nghĩ về chiến lược phát triển công ty. Một trong những sản phầm gần đây nhất của họ là một mẩu chất dẻo hình ống dài một in-sơ dùng một lần có một cái nắp kẹp để đóng lại. Nó chứa một chất lỏng có thể phát hiện ra vi khuẩn bệnh than trong không khí. Dụng cụ này được dùng để kiểm tra các phòng bưu điện. Bà Harkness giữ một mẩu chất dẻo này trong ví của mình để lấy ra khi người ta hỏi bà kiếm sống bằng cách nào.
Nhưng để khai thác thị trường thiết bị y tế béo bở này, công ty đã phải đầu tư khoảng $650.000 để chuyển sang một nhà máy mới và mua thiết bị mới. Các bước nâng cấp này cho phép họ sản xuất các bộ phận tinh xảo hơn với giá cao cho các nhà chế tạo máy vi tính. Một trong những sản phẩm lớn nhất hiện nay của họ là các khay chất dẻo có diện tích 5 cm2 với 500 lỗ hổng cực nhỏ dùng để chuyển các lát chip mỏng tang bằng silicon trong nhiều quy trình sản xuất khác nhau. Công ty cũng đang đầu tư thêm $1 triệu để xây dựng và trang bị cho một phòng sạch, nơi mà các máy sản xuất chất dẻo có thể vận hành mà không dính bụi hay các chất ô nhiễm khác trong không khí. Họ cũng thuê Ratan Bajaj - một người có liên hệ chặt chẽ với ngành sản xuất các dụng cụ y tế và am hiểu về sản xuất, đã từng cùng anh trai khởi sự một nhà máy sản xuất chất dẻo ở Ấn Độ trước khi tới Mỹ - làm giám đốc phụ trách bán hàng. Mối quan hệ với nước ngoài này tỏ ra cũng rất hữu ích cho công ty.
Đối với nhà Harkness, ít nhất cho đến này, sẽ an toàn hơn khi sản xuất các sản phẩm chứa một công nghệ hay quy trình đặc biệt nào đó, hay các sản phẩm được điều chỉnh bởi các tiêu chuẩn khắt khe của nhà nước. Sản xuất các bộ phận này ở Mỹ sẽ có tính kinh tế hơn. Nhận thức được rằng công nghệ có thể bị sao chép và chuyển ra nước ngoài rất nhanh, họ tin rằng việc các bộ phận này có thể được đưa ra nước ngoài sản xuất chỉ là vấn đề thời gian.
Kết quả là công ty đã kết hợp với anh của ông Bajaj - người sở hữu một nhà máy sản xuất các bộ phận chất dẻo công nghệ cao ở Ấn Độ. Liên doanh này đã bắt đầu sản xuất các hộp chất dẻo cho ngành công nghệ chế tạo chất bán dẫn và năm sau sẽ bắt đầu sản xuất một bộ kim dùng để thử máu cho các bệnh nhân mắc tiểu đường. Bộ kim được sử dụng phía bên ngoài cơ thể này không được luật pháp Mỹ điều chỉnh chặt chẽ lắm nên có thể được chế tạo ở nước ngoài. Bà Harkness cho biết: “Để phát triển được, ta cần phải nhìn sang châu Á. Đó là nơi mà ta có thể làm giảm chi phí sản phẩm.”
Cặp vợ chồng này đang lo ngại rằng sức ép chuyển việc làm ra nước ngoài liên tục như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhân công của họ. Nhà máy đang thuê 74 công nhân. Cũng như các doanh nghiệp nhỏ khác, những người chủ đã hình thành mối quan hệ gắn bó với các công nhân tốt nhất của mình và thấy được rằng việc xây dựng một nhà máy thành công sẽ làm cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người. Để tránh sức ép nói trên, Pacific Plastics tiếp tục tập trung sản xuất các sản phẩm chuyên dụng cần được sản xuất trên đất Mỹ, và nhờ vậy tiếp tục duy trì số nhân công đang làm việc.
Guadeloupe Fernandez, người giám sát ca một của nhà máy, tin rằng công ty sẽ cho ông một bước nhảy vọt trên bậc thang kinh tế. Là một người dân Mexico nhập cư được nhà Harkness thuê ngay trong năm đầu tiên mua nhà máy, ông đã từng làm việc như một công nhân nông nghiệp làm việc theo thời vụ. Ông đặt tên cháu gái mình theo tên bà Harkness, ông cho biết công việc ở đây giúp ông mua được nhà, và hy vọng là những ngày làm việc trên cánh đồng dâu đã kết thúc. “Tôi chưa bao giờ vào trong một nhà máy trước khi làm việc ở đây. Nhưng đây là một công việc tốt, không giống như đi hái dâu. Chúng tôi có thể xây dựng cuộc sống dễ chịu với một công việc như thế này.”
(Tổng hợp)