Kim Woo Choong – Dùng kinh nghiệm trong quá khứ để làm nên thành công trong tương lai
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ông Kim Woo Choong sinh ngày 19-12-1936, có bằng tú tài văn chương và là người tốt nghiệp khoa kinh tể trường Đại học Yonsci vào năm 1960. Là sang lập viên và đương kim Chủ tịch tập đoàn công nghiệp sản xuất Daewoo.Từ một công ty kinh doanh ngành hàng dệt nhỏ, với tài năng của mình ông đã phát triển Daewoo thành một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất ở Hàn Quốc, có tầm cỡ Quốc tế. Ông đã được tặng thưởng rất nhiều huy chương trong nước và nước ngoài.
Là một người nổi tiếng như vậy nhưng ông lại xuất thân từ một cậu bé bán báo rong. Hồi ấy ông đã từng chứng tỏ được khả năng xuất sắc về cạnh tranh trong buôn bán của ông, là dấu hiệu trưởng thành tài năng xuất chúng trong doanh nghiệp của ông sau này. Ông đã kể lại những kinh nghiệm vào thời kỳ có mùi vị gian khổ như sau:
“ Phải chạy khỏi Seoul trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên nên chúng tôi phải sống tị nạn ở Taeger. Cha tôi bị bắt cóc và tống ra Bắc Triều Tiên, anh trai tôi phục vụ trong quân đội vì thế vào lúc 16 tuổi cả gia đình đã phải lệ thuộc vào tôi kiếm miếng ăn. Một cậu bé 16 tuổi thì cũng chẳng làm được gì nhiều trong lúc cuộc chiến hỗn loạn. Tôi thường bán báo cho những cửa hiệu tại chợ Pangchon đông đúc ở Taeger. Vừa nhận được được báo là tôi chạy liền ra chợ, vì nếu tôi mất thời gian bán lẻ một hai tờ trên đường phố thì tôi sẽ mất tiền bán báo như những cậu bé khác mà chợ thì thường tập trung nhiều người hơn. Cho nên tôi luôn là kẻ đầu tiên chạy đến chợ, nhưng dù sao tôi cũng không thể bán được hết khắp chợ vì phải mất thì giờ quý báu để trả lại tiền lẻ cho mọi người, khi bán được tới 1/3 chợ. Trong những giây phút quý giá này thì những cậu bé bán báo khác sẽ bắt kịp và chạy vượt lên để bán ở những đoạn còn lại.
Để có thể nuôi sống được gia đình, tôi phải bán tối thiểu 100 tờ báo mỗi ngày. Mẹ tôi và hai đứa em trai luôn sốt ruột chờ tôi ở nhà. Tôi phải nghĩ ra một cách mới để bán được nhiều báo hơn, vì vậy mỗi ngày trước khi đi bán báo tôi phải chuẩn bị sẵn tiền trả lại. Nhờ vậy tôi tiết kiệm được khoảng thời gian quan trọng bằng cách đưa những đồng tiền lẻ đã được chuẩn bị sẵn cho khách rồi tôi chạy qua cửa hiệu kế tiếp. Nhờ cách đó, cuối cùng tôi có thể bán được 2/3 chợ, nhưng những đứa khác vẫn còn bắt kịp tôi. Tôi buộc phải cải tiến chiến thuật của mình, tôi chỉ cần chạy một vòng chợ, ném báo vào cửa hiệu và chẳng có đứa bé nào bắt kịp tôi cả. Rồi tiện đường quay về, tôi sẽ thu tiền từ từ, không phải là ai cũng trả ngay nhưng tôi có thể bán hết số báo và thường là có thể thu được những gì họ thiếu tôi trong vòng một hai ngày. Sau khoảng hai tháng, những cậu bé bán báo khác phải chịu thua và nhường hẳn chợ cho tôi.”
Và ông Kim Woo Choong đã rút được nhiều kinh nghiệm từ thủa niên thiếu vất vả đó. Ông nhận định về công cuộc kinh doanh ngày nay của ông cũng như của tất cả những người biết ý thức như ông: “ Tôi nghĩ chính nhờ qua những kinh nghiệm ấy mà tôi phát triển quyết định làm hết sức mình trong mọi tình huống thách đố dù gì đi chăng nữa. Và từ khi bắt đầu công việc kinh doanh tôi đã làm việc chăm chỉ để trở thành người giỏi nhất. Dĩ nhiên là tôi không hoàn toàn mãn nguyện, nhưng thật sự nghĩ rằng tôi có thể tự hào về những thành công của mình. Những người muốn trở thành giỏi nhất đều phải cố gắng hết sức mình. Và nếu bạn cố gắng hết sức mình thì cõ lẽ nếu bạn không luôn luôn đứng đầu thì cũng sẽ tiến gần sát tới vị trí đó.”
Từ vài thập niên qua, ngành sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc đã bị coi thường và sản phẩm của họ bị người ta choi là những sản phẩm bắt chước của các nước khác. Ông Kim Woo Choong đã lãnh đạo tập đoàn Daewoo thoát khỏi thành kiến cay nghiệt đó bằng chủ trương gửi nhân viên ra học ở nước ngoài để trở về phục vụ sản xuất những mặt hàng có chất lượng tốt nhất mà ông muốn có:
“Đã tới lúc chúng ta bỏ qua giai đoạn bắt chước và ứng dụng công nghệ nước ngoài và bắt đầu bằng cái riêng của mình. Kết quả là ở Daewoo, chúng tôi đã gửi một số lớn những kỹ sư chuyên ngành về khoa học ra nước ngoài để học thêm và vào đầu những năm 2000 chúng tôi sẽ có khoảng 1000 tiến sĩ trong số nhân viên của chúng tôi… Tại Daewoo Foundation, chúng tôi đã trợ cấp cho viện nghiên cứu những môn khoa học cao cấp và kết quả của sự nghiên cứu được xuất bản trong loạt bài khoa học của Daewoo. Chúng tôi làm điều này bởi nhận thấy tầm quan trọng của những môn khoa học cơ bản vốn là cội rễ của sự văn minh.”
Ông Kim Woo Choong là người chủ trương phải tiết kiệm trong mọi việc chi tiêu cho hợp lý để giữ vững nguồn vốn sản xuất. Ông đã tiết kiệm từng đồng xu và ông nói: “Đừng phí phạm ngay cả một đồng xu, nhưng đồng thời đừng do dự khi phải tiêu một số tiền lớn nếu cần thiết”.
Số tiền lớn khi cần thiết đó có thể là lợi ích cho nhân viên, cho xã hội và cho con đường phát triển của tập thể công ty. Ông đã bỏ ra nhiều tiền, để làm những công việc từ thiện, chẳng những từ quỹ của công ty mà còn từ quỹ của chính cá nhân ông. Nói về khả năng làm ra tiền và sử dụng tiền một cách xứng đáng, ông đã phát biểu thẳng thắn: “Cũng như là những người có khả năng làm ra tiền thì cũng có những người có tài năng sử dụng đồng tiền. Vì vậy, bạn phải để cho họ dùng nó. Như vậy thì mọi thứ mới ăn khớp. Nếu bạn đưa tiền cho người không có khả năng sử dụng đồng tiền thì rất có thể sẽ là phí phạm. Tôi không phải kiếm tiền ở khắp nơi trên thế giới để cho tôi hoặc cho gia đình tôi. Nếu thế thì bây giờ tôi hẳn đã trở thành kẻ giàu có, nhưng đồng thời tôi cũng sẽ cảm thấy trống rỗng. Tôi không bao giờ nghĩ rằng Daewoo là của tôi. Tôi không sở hữu Daewoo mà tôi là một chuyên gia trong việc điều hành Daewoo. Chỉ đơn giản là tất cả tiền bạc mà tôi đã kiếm được là dành cho những người có khả năng đặc biệt để sử dụng một cách hữu hiệu trong việc đóng góp cho xã hội.”
(Theo Fortune)
Là một người nổi tiếng như vậy nhưng ông lại xuất thân từ một cậu bé bán báo rong. Hồi ấy ông đã từng chứng tỏ được khả năng xuất sắc về cạnh tranh trong buôn bán của ông, là dấu hiệu trưởng thành tài năng xuất chúng trong doanh nghiệp của ông sau này. Ông đã kể lại những kinh nghiệm vào thời kỳ có mùi vị gian khổ như sau:
“ Phải chạy khỏi Seoul trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên nên chúng tôi phải sống tị nạn ở Taeger. Cha tôi bị bắt cóc và tống ra Bắc Triều Tiên, anh trai tôi phục vụ trong quân đội vì thế vào lúc 16 tuổi cả gia đình đã phải lệ thuộc vào tôi kiếm miếng ăn. Một cậu bé 16 tuổi thì cũng chẳng làm được gì nhiều trong lúc cuộc chiến hỗn loạn. Tôi thường bán báo cho những cửa hiệu tại chợ Pangchon đông đúc ở Taeger. Vừa nhận được được báo là tôi chạy liền ra chợ, vì nếu tôi mất thời gian bán lẻ một hai tờ trên đường phố thì tôi sẽ mất tiền bán báo như những cậu bé khác mà chợ thì thường tập trung nhiều người hơn. Cho nên tôi luôn là kẻ đầu tiên chạy đến chợ, nhưng dù sao tôi cũng không thể bán được hết khắp chợ vì phải mất thì giờ quý báu để trả lại tiền lẻ cho mọi người, khi bán được tới 1/3 chợ. Trong những giây phút quý giá này thì những cậu bé bán báo khác sẽ bắt kịp và chạy vượt lên để bán ở những đoạn còn lại.
Để có thể nuôi sống được gia đình, tôi phải bán tối thiểu 100 tờ báo mỗi ngày. Mẹ tôi và hai đứa em trai luôn sốt ruột chờ tôi ở nhà. Tôi phải nghĩ ra một cách mới để bán được nhiều báo hơn, vì vậy mỗi ngày trước khi đi bán báo tôi phải chuẩn bị sẵn tiền trả lại. Nhờ vậy tôi tiết kiệm được khoảng thời gian quan trọng bằng cách đưa những đồng tiền lẻ đã được chuẩn bị sẵn cho khách rồi tôi chạy qua cửa hiệu kế tiếp. Nhờ cách đó, cuối cùng tôi có thể bán được 2/3 chợ, nhưng những đứa khác vẫn còn bắt kịp tôi. Tôi buộc phải cải tiến chiến thuật của mình, tôi chỉ cần chạy một vòng chợ, ném báo vào cửa hiệu và chẳng có đứa bé nào bắt kịp tôi cả. Rồi tiện đường quay về, tôi sẽ thu tiền từ từ, không phải là ai cũng trả ngay nhưng tôi có thể bán hết số báo và thường là có thể thu được những gì họ thiếu tôi trong vòng một hai ngày. Sau khoảng hai tháng, những cậu bé bán báo khác phải chịu thua và nhường hẳn chợ cho tôi.”
Và ông Kim Woo Choong đã rút được nhiều kinh nghiệm từ thủa niên thiếu vất vả đó. Ông nhận định về công cuộc kinh doanh ngày nay của ông cũng như của tất cả những người biết ý thức như ông: “ Tôi nghĩ chính nhờ qua những kinh nghiệm ấy mà tôi phát triển quyết định làm hết sức mình trong mọi tình huống thách đố dù gì đi chăng nữa. Và từ khi bắt đầu công việc kinh doanh tôi đã làm việc chăm chỉ để trở thành người giỏi nhất. Dĩ nhiên là tôi không hoàn toàn mãn nguyện, nhưng thật sự nghĩ rằng tôi có thể tự hào về những thành công của mình. Những người muốn trở thành giỏi nhất đều phải cố gắng hết sức mình. Và nếu bạn cố gắng hết sức mình thì cõ lẽ nếu bạn không luôn luôn đứng đầu thì cũng sẽ tiến gần sát tới vị trí đó.”
Từ vài thập niên qua, ngành sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc đã bị coi thường và sản phẩm của họ bị người ta choi là những sản phẩm bắt chước của các nước khác. Ông Kim Woo Choong đã lãnh đạo tập đoàn Daewoo thoát khỏi thành kiến cay nghiệt đó bằng chủ trương gửi nhân viên ra học ở nước ngoài để trở về phục vụ sản xuất những mặt hàng có chất lượng tốt nhất mà ông muốn có:
“Đã tới lúc chúng ta bỏ qua giai đoạn bắt chước và ứng dụng công nghệ nước ngoài và bắt đầu bằng cái riêng của mình. Kết quả là ở Daewoo, chúng tôi đã gửi một số lớn những kỹ sư chuyên ngành về khoa học ra nước ngoài để học thêm và vào đầu những năm 2000 chúng tôi sẽ có khoảng 1000 tiến sĩ trong số nhân viên của chúng tôi… Tại Daewoo Foundation, chúng tôi đã trợ cấp cho viện nghiên cứu những môn khoa học cao cấp và kết quả của sự nghiên cứu được xuất bản trong loạt bài khoa học của Daewoo. Chúng tôi làm điều này bởi nhận thấy tầm quan trọng của những môn khoa học cơ bản vốn là cội rễ của sự văn minh.”
Ông Kim Woo Choong là người chủ trương phải tiết kiệm trong mọi việc chi tiêu cho hợp lý để giữ vững nguồn vốn sản xuất. Ông đã tiết kiệm từng đồng xu và ông nói: “Đừng phí phạm ngay cả một đồng xu, nhưng đồng thời đừng do dự khi phải tiêu một số tiền lớn nếu cần thiết”.
Số tiền lớn khi cần thiết đó có thể là lợi ích cho nhân viên, cho xã hội và cho con đường phát triển của tập thể công ty. Ông đã bỏ ra nhiều tiền, để làm những công việc từ thiện, chẳng những từ quỹ của công ty mà còn từ quỹ của chính cá nhân ông. Nói về khả năng làm ra tiền và sử dụng tiền một cách xứng đáng, ông đã phát biểu thẳng thắn: “Cũng như là những người có khả năng làm ra tiền thì cũng có những người có tài năng sử dụng đồng tiền. Vì vậy, bạn phải để cho họ dùng nó. Như vậy thì mọi thứ mới ăn khớp. Nếu bạn đưa tiền cho người không có khả năng sử dụng đồng tiền thì rất có thể sẽ là phí phạm. Tôi không phải kiếm tiền ở khắp nơi trên thế giới để cho tôi hoặc cho gia đình tôi. Nếu thế thì bây giờ tôi hẳn đã trở thành kẻ giàu có, nhưng đồng thời tôi cũng sẽ cảm thấy trống rỗng. Tôi không bao giờ nghĩ rằng Daewoo là của tôi. Tôi không sở hữu Daewoo mà tôi là một chuyên gia trong việc điều hành Daewoo. Chỉ đơn giản là tất cả tiền bạc mà tôi đã kiếm được là dành cho những người có khả năng đặc biệt để sử dụng một cách hữu hiệu trong việc đóng góp cho xã hội.”
(Theo Fortune)