John Helinton: được ăn cả, ngã về không!
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong kinh doanh, không bao giờ có đầu tư mà không có mạo hiểm và rủi ro. Điều quan trọng là ở chỗ các nhà doanh nghiệp khi đầu tư phải đối mặt như thế nào để biến cái rủi ro thành cái có lợi cho mình.
Những nhà đầu tư thành công trong lĩnh vực kinh doanh không bao giờ trốn tránh hoặc sợ hãi trước nguy hiểm và rủi ro cho dù có lúc phải suy nghĩ rất gấp rút và căng thẳng để “tiến lên” giành chiến thắng khó khăn. Nhiều kinh nghiệm đầu tư đã chứng minh điều này. Điển hình là John Helinton, một doanh nhân thành đạt của Liverpool, Anh quốc trong nhiều năm qua.
Tại Liverpool, Anh, có cảng High Habor, một trong những cảng lớn nhất của Anh. Hầu như tất cả máy móc, hàng hoá đều được tiếp nhận tại High Habor.
Năm 2000, cảng High Habor do làm ăn thua lỗ nên được rao bán. Khi đó Liverpool được coi là một trong những khu vực “phồn thịnh” tại Anh. Do vậy, High Habor rất có giá trị và được nhiều nhà đầu tư chú ý tới, trong đó có John Helinton.
Muốn công khai nắm được quyền điều hành High Habor thì nhà đầu tư phải nắm giữ từ 20% cổ phiếu trở lên. Một nhà đầu tư là Peter Adam, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và cảng biển, đã mua được 20 triệu cổ phần của High Habor tạo ra sức ép rất với kế hoạch của John.
Không nản chí, John Helington và anh trai mình ngấm ngầm hoạt động. Anh trai của John đã tích luỹ được 900 triệu USD tiền mặt và bất ngờ tung ra, muốn mua cổ phiếu của High Habor với giá cao. John hiểu rằng cuộc tranh trấp cổ phiếu ở High Habor đang ở vào thời điểm quyết liệt, một khi thất bại sẽ không bao giờ có cơ hội mua lại thậm chí phá sản. Tuy nhiên, khi tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, tiến thoái lưỡng nan thì John đã quyết định mạo hiểm tiến lên. John cho tổ chức một cuộc họp báo và mời rất nhiều phóng viên đến tham dự, đồng thời tuyên bố sẽ mua cổ phiếu của High Habor với giá 100 USD/cổ phiếu (khi đó trên thị trường, giá cổ phiếu của High Habor chỉ là 65 USD/cổ phiếu). Bước đi này của John đã làm rất nhiều nhà đầu tư khác bất ngờ, chỉ trong một thời gian ngắn làm sao John có số tiền lớn đến như vậy?
Tin tức đến tai các cổ đông của High Habor, họ lần lượt đồng ý bán cổ phiếu cho John Helington, cuối cùng John đã có trong tay 50 triệu cổ phiếu của High Habor và đương nhiên chức chủ tịch Hội đồng quản trị của High Habor thuộc về John.
Dưới quyền điều hành của John, chỉ trong vòng hai năm, High Habor từ chỗ có nguy cơ phá sản thì nay đã kinh doanh có lãi, mỗi năm doanh thu trên 5 tỷ USD, tỷ suất lợi nhuận rất cao.
Sau khi đã thành công, John mới tiết lộ bí quyết đầu tư của mình. Nhiều người tỏ ra rất khâm phục John khi biết rằng John đã phải mạo hiểm như thế nào để có được High Habor. Thì ra lúc đó để huy động số lượng tiền đầu tư khổng lồ lên đến gần 5 tỷ USD, John đã thế chấp ngân hàng toàn bộ các cơ sở kinh doanh thuộc quyền sở hữu của mình, thậm chí cả nhà và đất đai của John tại Liverpool. Khi đó, đất đai tại Liverpool đang rất có giá nên các ngân hàng đồng ý cho John vay với lãi suất không cao.
Quả thật, John đã rất mạo hiểm theo phương châm “được ăn cả, ngã về không” khi quyết định sách lược trên bởi nếu không mua được High Habor hay High Habor làm ăn không hiệu quả thì chỉ tính riêng số tiền lãi ngân hàng thôi cũng đủ làm John phá sản. Và thành công đã đến với nhà đầu tư biết mạo hiểm này. Với tốc độ phát triển kinh doanh như hiện nay của High Habor thì có lẽ chỉ trong vòng 5 năm là John có thể trả hết nợ ngân hàng. Khi đó có lẽ John sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư thành đạt nhất nước Anh.
(Theo Finance Times)
Những nhà đầu tư thành công trong lĩnh vực kinh doanh không bao giờ trốn tránh hoặc sợ hãi trước nguy hiểm và rủi ro cho dù có lúc phải suy nghĩ rất gấp rút và căng thẳng để “tiến lên” giành chiến thắng khó khăn. Nhiều kinh nghiệm đầu tư đã chứng minh điều này. Điển hình là John Helinton, một doanh nhân thành đạt của Liverpool, Anh quốc trong nhiều năm qua.
Tại Liverpool, Anh, có cảng High Habor, một trong những cảng lớn nhất của Anh. Hầu như tất cả máy móc, hàng hoá đều được tiếp nhận tại High Habor.
Năm 2000, cảng High Habor do làm ăn thua lỗ nên được rao bán. Khi đó Liverpool được coi là một trong những khu vực “phồn thịnh” tại Anh. Do vậy, High Habor rất có giá trị và được nhiều nhà đầu tư chú ý tới, trong đó có John Helinton.
Muốn công khai nắm được quyền điều hành High Habor thì nhà đầu tư phải nắm giữ từ 20% cổ phiếu trở lên. Một nhà đầu tư là Peter Adam, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và cảng biển, đã mua được 20 triệu cổ phần của High Habor tạo ra sức ép rất với kế hoạch của John.
Không nản chí, John Helington và anh trai mình ngấm ngầm hoạt động. Anh trai của John đã tích luỹ được 900 triệu USD tiền mặt và bất ngờ tung ra, muốn mua cổ phiếu của High Habor với giá cao. John hiểu rằng cuộc tranh trấp cổ phiếu ở High Habor đang ở vào thời điểm quyết liệt, một khi thất bại sẽ không bao giờ có cơ hội mua lại thậm chí phá sản. Tuy nhiên, khi tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, tiến thoái lưỡng nan thì John đã quyết định mạo hiểm tiến lên. John cho tổ chức một cuộc họp báo và mời rất nhiều phóng viên đến tham dự, đồng thời tuyên bố sẽ mua cổ phiếu của High Habor với giá 100 USD/cổ phiếu (khi đó trên thị trường, giá cổ phiếu của High Habor chỉ là 65 USD/cổ phiếu). Bước đi này của John đã làm rất nhiều nhà đầu tư khác bất ngờ, chỉ trong một thời gian ngắn làm sao John có số tiền lớn đến như vậy?
Tin tức đến tai các cổ đông của High Habor, họ lần lượt đồng ý bán cổ phiếu cho John Helington, cuối cùng John đã có trong tay 50 triệu cổ phiếu của High Habor và đương nhiên chức chủ tịch Hội đồng quản trị của High Habor thuộc về John.
Dưới quyền điều hành của John, chỉ trong vòng hai năm, High Habor từ chỗ có nguy cơ phá sản thì nay đã kinh doanh có lãi, mỗi năm doanh thu trên 5 tỷ USD, tỷ suất lợi nhuận rất cao.
Sau khi đã thành công, John mới tiết lộ bí quyết đầu tư của mình. Nhiều người tỏ ra rất khâm phục John khi biết rằng John đã phải mạo hiểm như thế nào để có được High Habor. Thì ra lúc đó để huy động số lượng tiền đầu tư khổng lồ lên đến gần 5 tỷ USD, John đã thế chấp ngân hàng toàn bộ các cơ sở kinh doanh thuộc quyền sở hữu của mình, thậm chí cả nhà và đất đai của John tại Liverpool. Khi đó, đất đai tại Liverpool đang rất có giá nên các ngân hàng đồng ý cho John vay với lãi suất không cao.
Quả thật, John đã rất mạo hiểm theo phương châm “được ăn cả, ngã về không” khi quyết định sách lược trên bởi nếu không mua được High Habor hay High Habor làm ăn không hiệu quả thì chỉ tính riêng số tiền lãi ngân hàng thôi cũng đủ làm John phá sản. Và thành công đã đến với nhà đầu tư biết mạo hiểm này. Với tốc độ phát triển kinh doanh như hiện nay của High Habor thì có lẽ chỉ trong vòng 5 năm là John có thể trả hết nợ ngân hàng. Khi đó có lẽ John sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư thành đạt nhất nước Anh.
(Theo Finance Times)