Michael O’Leary, người giúp Ryanair thoát khỏi "cửa tử"
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong số các hãng hàng không giá rẻ, hãng Ryanair, Ireland đang nổi lên như là một hiện tượng và hình mẫu tiêu biểu về hiệu quả kinh doanh cao. Trong năm tài chính vừa qua, lợi nhuận của Raynair đạt 239 triệu euro, tăng 59% so với năm tài chính trước, trên tổng doanh thu 842 triệu euro, cũng tăng 35% so với năm tài chính trước. Hiện Ryanair đang có các đường bay thường kỳ tới 84 thành phố thuộc 16 quốc gia ở châu Âu và trong năm tới, Hãng dự định mở thêm một số đường bay nữa tới các nước Đông Âu.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Raynair có được những thành công trên là nhờ cách thức quản lý và điều hành hiệu quả của Giám đốc điều hành, Michael O’Leary.
Một "ông chủ" hòa đồng
Trong một vài năm gần đây, hơn 20 hãng hàng không giá rẻ ở châu Âu phải ngừng hoạt động hoặc thậm chí không có nổi một chuyến bay nào. Tuy nhiên, dường như thị trường hàng không giá rẻ vẫn có sức hút đặc biệt. Tim Coombs, Giám đốc điều hành Aviation Economics ở London nhận xét: "Vẫn có nhiều người hăng hái muốn mua lại những hãng nhỏ đã phá sản để phát triển thành các hãng hàng không giá rẻ. Nhưng hiện đã có quá nhiều hãng giá rẻ ở châu Âu tại thời điểm này".
Khi trở thành giám đốc điều hành của Ryanair vào năm 1993 ở tuổi 39, Michael O’Leary đã hứa với ông Tony Ryan, người sáng lập Ryanair rằng ông sẽ đưa Rynair thoát khỏi cảnh làm ăn thua lỗ nếu nắm giữ được 25% tài sản của hãng. Và Tony Ryan đã tin tưởng vào người đàn ông đầy bản lĩnh này.
Michael O’Leary luôn quan niệm tạo lập lối làm việc tập thể hiệu quả là việc làm quan trọng số 1 trong hoạt động kinh doanh ở Ryanair. Và bản thân ông đã làm hết sức để xây dựng cách thức làm việc đó. Michael O’Leary không bao giờ khoan nhượng với các đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp, nhưng luôn thân mật với nhân viên. Thật hiếm có một ông chủ nào của một công ty lo chuyện công ăn việc làm cho 1.900 nhân viên lại dành thời gian chơi bóng đá với những nhân viên bình thường như O’Leary. Ông còn tham gia vào tất cả các buổi hội hè, tiệc tùng của công ty.
Vào thứ 2 mỗi tuần, trong khi các vị lãnh đạo trình bày kế hoạch làm việc trong tuần, mọi nhân viên đều được tự do phát biểu."Họ có thể nói tất cả về chiến lược kinh doanh, về cách thức ứng xử của tôi”, O’Leary cho biết. Nếu xảy ra bất hòa trong công ty, những người liên quan trực tiếp đến gặp ban giám đốc để giải quyết ngay. Nói chung, hoàn toàn không có cảnh quan liêu mà tất cả đều được tranh luận rất thẳng thắn ở Ryanair. Bên cạnh đó, hàng ngày, O’Leary đều tham gia vào công việc đăng ký chuyến bay, vận chuyển hành lý cho khách... để tự hiểu được một cách nhanh nhất những điểm mạnh, yếu của công ty, giúp ông đưa ra những quyết định kịp thời.
Một chiến lược kinh doanh đơn giản
Thực ra, ý tưởng về hàng không giá rẻ không phải do O’Leary nghĩ ra mà là mượn của Herbert Kelleher, người sáng lập hãng hàng không Southwest Airlines. Chiến lược kinh doanh của Kelleher rất đơn giản, nhưng cực kỳ hiệu quả: dịch vụ trên chuyến bay giảm tới mức tối thiểu, sử dụng một loại máy bay để giảm chi phí bảo dưỡng và giảm thời gian cất, hạ cánh, giá vé bán ở mức rẻ nhất có thể trên mạng Internet. Michael O’Leary chỉ việc áp dụng chiến lược của Kelleher vào Ryanair: tiếp tục giảm các dịch vụ trên chuyến bay, bỏ những thiết bị dễ hư hỏng, không thật cần thiết trên máy bay và khuyến khích hành khách tự giữ hành lý để giảm chi phí. Công việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi nên vào năm 1997, Ryanair niêm yết cổ phiếu ở thị trường chứng khoán. Năm sau đó, họ bỏ ra 2 tỉ USD mua máy bay của Boeing. Song song, Ryanair đưa ra hệ thống đặt vé qua mạng. Đến nay, 95% số vé của Ryanair được bán ra qua mạng Internet. Trong năm 2003, Ryanair đã vận chuyển 15,7 triệu lượt khách và mục tiêu của hãng trong năm 2004 này là vận chuyển 24 triệu lượt khách.
Michael O’Leary cho biết, trong kinh doanh thì chính sách của ông là phải cạnh tranh về chất lượng và giá cả, nhất là về giá, đồng thời đảm bảo phải có lãi khá để phát triển. “Giá vé máy bay của chúng tôi trên một số đường bay còn rẻ hơn cả giá vé đi ô tô buýt, chỉ vào khoảng vài chục euro”, Michael O’Leary nói. Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Michael O’Leary còn đưa ra một ví dụ cụ thể: Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Tòa nhà Thương mại thế giới (WTC) tại New York (Mỹ) đã cướp đi sinh mệnh của 7 nhà quản lý cao cấp của Ryanair. Nhiều hãng hàng không thế giới còn đang bị tê liệt vì sợ và không có khách, thì ngay ngày 14 tháng 9, Ryanair đã tung ra “chiêu độc” là dành ra 1 triệu vé, với giá đồng hạng là 15 euro cho khách đi trên bất kỳ tuyến đường bay nào của Hãng. Kết quả là các máy bay của Ryanair vẫn đầy khách và hoạt động bình thường, trong khi nhiều chuyến bay của các hãng hàng không lớn như British Airways (Anh)... đều phải hủy vì... vắng khách. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, tại sao Ryanair bán vé với giá khá “bèo bọt” như vậy mà vẫn lãi đậm? O’Leary trả lời: “Đó là nhờ có cân bằng thu chi tốt nên Ryanair đã "sống sót" qua cơn bức bách này”.
Năm 1997, dưới sự lãnh đạo của Micheal O’Leary, Ryanair đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) đồng thời tại Thị trường Chứng khoán Dublin, Ireland và Thị trường Chứng khoán Nasdaq New York (Mỹ) và cả ở Thị trường Chứng khoán London (Anh) sau đó một năm. Hiện nay, thị giá của Ryanair ước đạt tới gần 5 tỷ euro. Còn trên thị trường chứng khoán, giá trị cổ phiếu của Ryanair lên xấp xỉ bằng cổ phiếu của hai hãng hàng không lớn là Lufthansa của Đức và British Airways của Anh.
Và, trong khi người ta dự đoán những đối thủ nhỏ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và thị trường hàng không giá rẻ sẽ bị thống trị bởi một số tập đoàn lớn mà thôi thì Ryanair, hãng hàng không giá “rẻ” nhất thế giới, dưới sự dẫn dắt của vị giám đốc điều hành tài ba, Michael O’Leary, vẫn băng băng trên con đường phát triển.
(Tổng hợp từ Nihon Keizai)
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Raynair có được những thành công trên là nhờ cách thức quản lý và điều hành hiệu quả của Giám đốc điều hành, Michael O’Leary.
Một "ông chủ" hòa đồng
Trong một vài năm gần đây, hơn 20 hãng hàng không giá rẻ ở châu Âu phải ngừng hoạt động hoặc thậm chí không có nổi một chuyến bay nào. Tuy nhiên, dường như thị trường hàng không giá rẻ vẫn có sức hút đặc biệt. Tim Coombs, Giám đốc điều hành Aviation Economics ở London nhận xét: "Vẫn có nhiều người hăng hái muốn mua lại những hãng nhỏ đã phá sản để phát triển thành các hãng hàng không giá rẻ. Nhưng hiện đã có quá nhiều hãng giá rẻ ở châu Âu tại thời điểm này".
Khi trở thành giám đốc điều hành của Ryanair vào năm 1993 ở tuổi 39, Michael O’Leary đã hứa với ông Tony Ryan, người sáng lập Ryanair rằng ông sẽ đưa Rynair thoát khỏi cảnh làm ăn thua lỗ nếu nắm giữ được 25% tài sản của hãng. Và Tony Ryan đã tin tưởng vào người đàn ông đầy bản lĩnh này.
Michael O’Leary luôn quan niệm tạo lập lối làm việc tập thể hiệu quả là việc làm quan trọng số 1 trong hoạt động kinh doanh ở Ryanair. Và bản thân ông đã làm hết sức để xây dựng cách thức làm việc đó. Michael O’Leary không bao giờ khoan nhượng với các đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp, nhưng luôn thân mật với nhân viên. Thật hiếm có một ông chủ nào của một công ty lo chuyện công ăn việc làm cho 1.900 nhân viên lại dành thời gian chơi bóng đá với những nhân viên bình thường như O’Leary. Ông còn tham gia vào tất cả các buổi hội hè, tiệc tùng của công ty.
Vào thứ 2 mỗi tuần, trong khi các vị lãnh đạo trình bày kế hoạch làm việc trong tuần, mọi nhân viên đều được tự do phát biểu."Họ có thể nói tất cả về chiến lược kinh doanh, về cách thức ứng xử của tôi”, O’Leary cho biết. Nếu xảy ra bất hòa trong công ty, những người liên quan trực tiếp đến gặp ban giám đốc để giải quyết ngay. Nói chung, hoàn toàn không có cảnh quan liêu mà tất cả đều được tranh luận rất thẳng thắn ở Ryanair. Bên cạnh đó, hàng ngày, O’Leary đều tham gia vào công việc đăng ký chuyến bay, vận chuyển hành lý cho khách... để tự hiểu được một cách nhanh nhất những điểm mạnh, yếu của công ty, giúp ông đưa ra những quyết định kịp thời.
Một chiến lược kinh doanh đơn giản
Thực ra, ý tưởng về hàng không giá rẻ không phải do O’Leary nghĩ ra mà là mượn của Herbert Kelleher, người sáng lập hãng hàng không Southwest Airlines. Chiến lược kinh doanh của Kelleher rất đơn giản, nhưng cực kỳ hiệu quả: dịch vụ trên chuyến bay giảm tới mức tối thiểu, sử dụng một loại máy bay để giảm chi phí bảo dưỡng và giảm thời gian cất, hạ cánh, giá vé bán ở mức rẻ nhất có thể trên mạng Internet. Michael O’Leary chỉ việc áp dụng chiến lược của Kelleher vào Ryanair: tiếp tục giảm các dịch vụ trên chuyến bay, bỏ những thiết bị dễ hư hỏng, không thật cần thiết trên máy bay và khuyến khích hành khách tự giữ hành lý để giảm chi phí. Công việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi nên vào năm 1997, Ryanair niêm yết cổ phiếu ở thị trường chứng khoán. Năm sau đó, họ bỏ ra 2 tỉ USD mua máy bay của Boeing. Song song, Ryanair đưa ra hệ thống đặt vé qua mạng. Đến nay, 95% số vé của Ryanair được bán ra qua mạng Internet. Trong năm 2003, Ryanair đã vận chuyển 15,7 triệu lượt khách và mục tiêu của hãng trong năm 2004 này là vận chuyển 24 triệu lượt khách.
Michael O’Leary cho biết, trong kinh doanh thì chính sách của ông là phải cạnh tranh về chất lượng và giá cả, nhất là về giá, đồng thời đảm bảo phải có lãi khá để phát triển. “Giá vé máy bay của chúng tôi trên một số đường bay còn rẻ hơn cả giá vé đi ô tô buýt, chỉ vào khoảng vài chục euro”, Michael O’Leary nói. Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Michael O’Leary còn đưa ra một ví dụ cụ thể: Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Tòa nhà Thương mại thế giới (WTC) tại New York (Mỹ) đã cướp đi sinh mệnh của 7 nhà quản lý cao cấp của Ryanair. Nhiều hãng hàng không thế giới còn đang bị tê liệt vì sợ và không có khách, thì ngay ngày 14 tháng 9, Ryanair đã tung ra “chiêu độc” là dành ra 1 triệu vé, với giá đồng hạng là 15 euro cho khách đi trên bất kỳ tuyến đường bay nào của Hãng. Kết quả là các máy bay của Ryanair vẫn đầy khách và hoạt động bình thường, trong khi nhiều chuyến bay của các hãng hàng không lớn như British Airways (Anh)... đều phải hủy vì... vắng khách. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, tại sao Ryanair bán vé với giá khá “bèo bọt” như vậy mà vẫn lãi đậm? O’Leary trả lời: “Đó là nhờ có cân bằng thu chi tốt nên Ryanair đã "sống sót" qua cơn bức bách này”.
Năm 1997, dưới sự lãnh đạo của Micheal O’Leary, Ryanair đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) đồng thời tại Thị trường Chứng khoán Dublin, Ireland và Thị trường Chứng khoán Nasdaq New York (Mỹ) và cả ở Thị trường Chứng khoán London (Anh) sau đó một năm. Hiện nay, thị giá của Ryanair ước đạt tới gần 5 tỷ euro. Còn trên thị trường chứng khoán, giá trị cổ phiếu của Ryanair lên xấp xỉ bằng cổ phiếu của hai hãng hàng không lớn là Lufthansa của Đức và British Airways của Anh.
Và, trong khi người ta dự đoán những đối thủ nhỏ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và thị trường hàng không giá rẻ sẽ bị thống trị bởi một số tập đoàn lớn mà thôi thì Ryanair, hãng hàng không giá “rẻ” nhất thế giới, dưới sự dẫn dắt của vị giám đốc điều hành tài ba, Michael O’Leary, vẫn băng băng trên con đường phát triển.
(Tổng hợp từ Nihon Keizai)