Người biết xuất hiện đúng lúc
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ông John Bowmer là chủ của tập đoàn Adecco, tập đoàn lớn nhất thế giới chuyên cung cấp công nhân tạm thời. Hiện tập đoàn có khoảng 700.000 công nhân tạm thời cung cấp cho hơn 5000 văn phòng của các công ty tại 58 nước trên thế giới. Bản thân ông John Bowmer cũng làm việc giống như một công nhân tạm thời vậy. Ông sống tại Redwood, California, nhưng thường xuyên phải đi lại giữa Lausanne và New York, nơi đặt hai trụ sở điều hành chính của tập đoàn. Ông Bowmer hiếm khi có hai ngày thứ hai cùng ở một nơi. Ông thường xuyên phải tới Châu Âu, mỗi chuyến đi kéo dài 2 tuần, với những điểm dừng như Pháp, thị trường lao động lớn nhất của Adecco; Thuỵ Sĩ, nơi tập đoàn đăng ký kinh doanh và Pháp; thị trường lớn thứ ba (Mỹ là thị trường lớn thứ hai ). Thi thoảng, ông cũng tới theo dõi cuộc đua xe hơi công thức I Grand Prix bởi Adecco có bảo trợ cho đội đua Prost Acer.
Hiện ông rất chú ý tới thị trường Châu á bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tại Nhật Bản, kinh doanh tăng trưởng 40% mỗi năm, những thay đổi cơ cấu kinh tế đã đưa ngành công nghiệp Nhật Bản ra khỏi tình trạng suy thoái. Do cạnh tranh, nên các công ty Nhật Bản thường xuyên cần tuyển dụng nhân viên tạm thời. Như Sony đã học được cách sử dụng công nhân tạm thời từ nước Mỹ. Tại nhà máy tại California, cách duy nhất để kiếm được một việc làm thường xuyên trong công ty điện tử Nhật Bản này là hãy làm nhân viên tạm thời cho Adecco trong thời gian 10 tháng.
Mặc dù lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp nhân viên tạm thời, nhưng khoảng 40% nhân viên tạm thời của Adecco đã chuyển sang làm việc thường xuyên cho chính người tuyển dụng mình. Tại nhà máy của Apple tại Austin, Texas, hơn 1/2 số nhân viên thường xuyên ở đây nguyên trước kia là nhân viên tạm thời của Adecco.
Công việc đầu tiên của ông Bowmer là phụ trách bộ phận tài chính tại Anh của công ty Adia, Thuỵ Sĩ chỉ một tháng trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ tháng 10/1987. Hành động đầu tiên của ông là sa thải hàng loạt nhân viên làm việc thường xuyên trong công ty, một kinh nghiệm xót xa. Sau đó, ông được chuyển sang Australia để phụ trách khu vực Châu á-Thái Bình dương. Năm 1992, Hội đồng quản trị nhận thấy năng lực kinh doanh của ông đã bổ nhiệm ông làm tổng giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Năm 1996, công ty Adia sáp nhập với Ecco, một công ty của Pháp và ông Bowmer được tín nhiệm bầu vào vị trí đứng đầu pháp nhân mới mang tên Adecco.
Tốc độ tăng trưởng của tập đoàn kể từ sau khi sáp nhập rất đáng kinh ngạc. Adecco đặt mục tiêu hàng năm mở rộng thêm 50% thị trường của mình, và tới nay tập đoàn đã thực hiện được mục tiêu này. Doanh thu của tập đoàn tăng từ 6,4 tỷ Frăng Thuỵ Sĩ trong năm 1996 lên 26,6 tỷ trong năm 2000, lợi nhuận tăng từ 202 triệu Frăng Thuỵ Sĩ lên 746 triệu trong cùng thời gian. Trong 11 thị trường lớn, bao gồm Pháp, Anh, Đức và Mỹ, Adecco luôn đứng thứ nhất hoặc thứ hai. Công ty rất chú ý tới vấn đề giảm chi phí trong hoạt động. Nhận thấy, công nghệ thông tin có nhiều ích lợi, tập đoàn đã tiến hành vi tính hoá tất cả các hoạt động kinh doanh có thể, thay thế cho chế độ giấy tờ, liên lạc bằng điện tử với khách hàng. Hiện thị trường Italia là nơi thử nghiệm dịch vụ tuyển dụng qua Internet của Adecco. “Tôi rất say mê Internet”, ông Bowmer thừa nhận, cho dù hiện nhiều công ty chấm Com đang bị sụp đổ.
Năm 2002 là một năm khó khăn với Adecco do các công ty khách hàng thu hẹp hoạt động sản xuất bởi kinh tế suy thoái. Mặc dù lợi nhuận 6 tháng đầu năm của tập đoàn vẫn tăng 21%, nhưng ông Bowmer cho biết thị trường dịch vụ của Adecco bị giảm mạnh hơn cả thời điểm năm 1990. Hiện mức tăng trưởng tại thị trường Châu Âu chỉ bằng 1/2 so với hồi đầu năm; tại Mỹ, suy thoái thị trường cũng diễn ra vào nửa cuối của năm nay. Adecco cũng đang áp dụng một số biện pháp nhằm đối phó với tình trạng suy thoái trước mắt, nhưng vẫn khẳng định tương lai lâu dài phụ thuộc vào việc cung cấp nhân lực đúng lúc cho các tập đoàn lớn. Chính vì vậy, lượng khách hàng của Adecco là các tập đoàn lớn đã tăng lên đáng kể, từ mức 10% cách đây 10 năm, giờ đã lên tới 45%. Các tập đoàn này có quan hệ thường xuyên với Adecco, thậm chí Adecco còn đặt văn phòng ngay tại trụ sở của khách hàng. Đối với các tập đoàn lớn “Chúng tôi không chỉ là cung cấp nhân viên tạm thời”, ông Bowmer nói, “mà chính là chúng tôi giới thiệu sản phẩm của mình”.
(Theo The Economist)
Hiện ông rất chú ý tới thị trường Châu á bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tại Nhật Bản, kinh doanh tăng trưởng 40% mỗi năm, những thay đổi cơ cấu kinh tế đã đưa ngành công nghiệp Nhật Bản ra khỏi tình trạng suy thoái. Do cạnh tranh, nên các công ty Nhật Bản thường xuyên cần tuyển dụng nhân viên tạm thời. Như Sony đã học được cách sử dụng công nhân tạm thời từ nước Mỹ. Tại nhà máy tại California, cách duy nhất để kiếm được một việc làm thường xuyên trong công ty điện tử Nhật Bản này là hãy làm nhân viên tạm thời cho Adecco trong thời gian 10 tháng.
Mặc dù lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp nhân viên tạm thời, nhưng khoảng 40% nhân viên tạm thời của Adecco đã chuyển sang làm việc thường xuyên cho chính người tuyển dụng mình. Tại nhà máy của Apple tại Austin, Texas, hơn 1/2 số nhân viên thường xuyên ở đây nguyên trước kia là nhân viên tạm thời của Adecco.
Công việc đầu tiên của ông Bowmer là phụ trách bộ phận tài chính tại Anh của công ty Adia, Thuỵ Sĩ chỉ một tháng trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ tháng 10/1987. Hành động đầu tiên của ông là sa thải hàng loạt nhân viên làm việc thường xuyên trong công ty, một kinh nghiệm xót xa. Sau đó, ông được chuyển sang Australia để phụ trách khu vực Châu á-Thái Bình dương. Năm 1992, Hội đồng quản trị nhận thấy năng lực kinh doanh của ông đã bổ nhiệm ông làm tổng giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Năm 1996, công ty Adia sáp nhập với Ecco, một công ty của Pháp và ông Bowmer được tín nhiệm bầu vào vị trí đứng đầu pháp nhân mới mang tên Adecco.
Tốc độ tăng trưởng của tập đoàn kể từ sau khi sáp nhập rất đáng kinh ngạc. Adecco đặt mục tiêu hàng năm mở rộng thêm 50% thị trường của mình, và tới nay tập đoàn đã thực hiện được mục tiêu này. Doanh thu của tập đoàn tăng từ 6,4 tỷ Frăng Thuỵ Sĩ trong năm 1996 lên 26,6 tỷ trong năm 2000, lợi nhuận tăng từ 202 triệu Frăng Thuỵ Sĩ lên 746 triệu trong cùng thời gian. Trong 11 thị trường lớn, bao gồm Pháp, Anh, Đức và Mỹ, Adecco luôn đứng thứ nhất hoặc thứ hai. Công ty rất chú ý tới vấn đề giảm chi phí trong hoạt động. Nhận thấy, công nghệ thông tin có nhiều ích lợi, tập đoàn đã tiến hành vi tính hoá tất cả các hoạt động kinh doanh có thể, thay thế cho chế độ giấy tờ, liên lạc bằng điện tử với khách hàng. Hiện thị trường Italia là nơi thử nghiệm dịch vụ tuyển dụng qua Internet của Adecco. “Tôi rất say mê Internet”, ông Bowmer thừa nhận, cho dù hiện nhiều công ty chấm Com đang bị sụp đổ.
Năm 2002 là một năm khó khăn với Adecco do các công ty khách hàng thu hẹp hoạt động sản xuất bởi kinh tế suy thoái. Mặc dù lợi nhuận 6 tháng đầu năm của tập đoàn vẫn tăng 21%, nhưng ông Bowmer cho biết thị trường dịch vụ của Adecco bị giảm mạnh hơn cả thời điểm năm 1990. Hiện mức tăng trưởng tại thị trường Châu Âu chỉ bằng 1/2 so với hồi đầu năm; tại Mỹ, suy thoái thị trường cũng diễn ra vào nửa cuối của năm nay. Adecco cũng đang áp dụng một số biện pháp nhằm đối phó với tình trạng suy thoái trước mắt, nhưng vẫn khẳng định tương lai lâu dài phụ thuộc vào việc cung cấp nhân lực đúng lúc cho các tập đoàn lớn. Chính vì vậy, lượng khách hàng của Adecco là các tập đoàn lớn đã tăng lên đáng kể, từ mức 10% cách đây 10 năm, giờ đã lên tới 45%. Các tập đoàn này có quan hệ thường xuyên với Adecco, thậm chí Adecco còn đặt văn phòng ngay tại trụ sở của khách hàng. Đối với các tập đoàn lớn “Chúng tôi không chỉ là cung cấp nhân viên tạm thời”, ông Bowmer nói, “mà chính là chúng tôi giới thiệu sản phẩm của mình”.
(Theo The Economist)