Lễ khai trương cửa hàng mới của Louis Vuiton ở Omotesando, khu thương mại ở Tokyo, thật náo nhiệt. đám đông người kéo đến quan tâm nhất ở những chiếc ba lô, túi xách bằng da nhãn hiệu Louis Vuiton, công ty thời trang cao cấp được ưa chuộng nhất hiện nay ở Nhật Bản. buổi khai trương thành công mỹ mãn với doanh thu 1,04 triệu USD.

Ông Louis Vuiton, một người Pháp, thành lập công ty vào năm 1954. Sau một thời gian ngắn hoạt động, công ty đã phát triển thành một tập đoàn mạnh được biết đến ở nhiều nước châu Âu với các sản phẩm thời trang cao cấp nổi tiếng như Dior Givenchy… Vào những năm 1970, Louis Vuiton bắt đầu xâm nhập thị trường Nhật hoàn toàn mới mẻ và sản phẩm của Louis Vuiton nhanh chóng khẳng định được vị trí cao tại thị trường khó tính này. Năm 1981, Louis Vuiton giao cho Kyojiro Hata, người Nhật, đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch chi nhánh tại Nhật. Là một người Nhật Bản, Hata hiểu rõ thị trường và thị hiếu người Nhật hơn ai hết. Ông đã đề ra một loạt các phương án kinh doanh cho Louis Vuiton, mở các gian hàng của Louis Vuiton trong các cửa hàng bách hoá tổng hợp trên khắp đất nước Nhật Bản, những nơi tập trung lượng khách hàng lớn mua sắm, mở các khoá đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng với yêu cầu phải hiểu rõ về lịch sử của công ty và những kỹ năng tinh xảo làm sản phẩm thời trang cao cấp.

Năm 1990, Bernard Arnault, nhà tư bản Pháp đã giành được quyền kiểm soát, có tham vọng biến Louis Vuiton trở thành công ty thời trang cao cấp hàng đầu thế giới trong vòng mười năm. Với những nền tảng sẵn có, ông quyết định chọn thị trường Nhật làm bàn đạp để từ đó vươn ra thị trường khác trên thế giới. Louis Vuiton vẫn tiếp tục giữ Hata làm chủ tịch chi nhánh tại Nhật. Mặc dù nền kinh tế Nhật bản vẫn trong thời kỳ suy thoái nhưng Nhật vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới bởi người Nhật có thói quen tặng quà cho người thân hay bạn bè, đặc biệt là giới doanh nhân. Việc sử dụng các sản phẩm thời trang cao cấp làm quà rất phổ biến ở Nhật. Ngoài ra, giới trẻ Nhật bản rất ưa dùng các sản phẩm cao cấp, đặc biệt của Louis Vuiton. Theo các nhà điều tra thị trường, tại Nhật Bản cứ 1 trong 3 nữ và 1 trong 6 nam sở hữu một sản phẩm của Louis Vuiton. Các sản phẩm của Louis Vuiton thường có độ bền cao, kiểu dáng đẹp, giá rẻ hơn so với các hãng khác như Gucci, Prada,… Ngoài ra, có một nguyên nhân nữa: sản phẩm của Louis Vuitonb với biểu tượng đặc trưng hai chữ LV lồng vao nhau có gắn những ngôi sao, rất bắt mắt và rất dễ phân biệt với các sản phẩm của các hãng khác.

Do tính hấp dẫn của thị truờng Nhật Bản, có nhiều hãng thời trang cao cấp trên thế giới đổ xô tới làm ăn dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt. Tuy vậy, Louis Vuiton vẫn chiếm được 10% thị trường thời trang cao cấp Nhật Bản. Một nghiên cứu gần đây của Công ty Morgan Stanley Dean Witter, công ty chuyên nghiên cứu thị truờng của Anh, cho thấy: Trong số doanh thu khoảng 3 tỷ USD hàng năm của Louis Vuiton có tới 88% bắt nguồn từ khách hàng Nhật Bản, kể cả người Nhật ra nước ngoài, lớn hơn nhiều so với 48% của Gucci và 38% của Hermes. Nó cho thấy tầm quan trọng mang tính sống còn của khách hàng Nhật đối với Louis Vuiton. Năm ngoái, riêng 44 cửa hàng của Louis Vuiton tại Nhật đã đạt doanh thu kỷ lục 897 triệu USD, tăng 18% so với năm trước.

Ngày nay, số người Nhật sống độc thân ngày càng tăng, đặc biệt là nữ giới. Ước tính hiện Nhật Bản có khoảng 10 triệu người trong độ tuổi từ 25 đến 34 sống độc thân. Đây thường là những người có trình độ học vấn, có nghề nghiệp với đồng lương cao, không chịu ràng buộc của cuộc sống gia đình, chi tiêu mạnh tay nhất. Bình quân mỗi người độc thân chi tiêu 10% số lương của mình cho các sản phẩm thời trang cao cấp và đa số rất ưa chuộng sản phẩm Louis Vuiton. Hiện Louis Vuiton đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Trung Quốc, một thị trường tiềm năng của châu Á. Ban lãnh đạo của Louis Vuiton tin tưởng rằng, một khi họ đã thành công ở thị trường Nhật Bản thì cũng có thể làm đuợc điều tương tự ở thị trường Trung Quốc.

(Tổng hợp từ The Times và Nihon Kazai)