Google VN - Huỳnh Kim Tước - Chàng trai cố vấn của Google ở Việt Nam
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
“Kinh nghiệm của tôi là đừng nghĩ mình có kinh nghiệm” - Huỳnh Kim Tước, chàng trai cố vấn của Google tại VN, đã nói như vậy khi được hỏi anh có kinh nghiệm gì để chinh phục các nhà tuyển dụng hàng đầu của Google.
12 tuổi, Huỳnh Kim Tước theo gia đình sang Mỹ và bắt đầu một cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Lý giải về quyết định chọn ngành tâm lý học khi bước vào giảng đường của Trường Đại học Texas tại San Antonio (Mỹ), anh nói xem phim thấy các nhân vật là nhà tâm lý khá hay và có vẻ gì đó thú vị nên quyết định chọn ngành này. Tuy nhiên, thực tế khô khan của ngành học đã làm anh chán nản. Và sau bốn năm học, Tước phải đứng trước sự lựa chọn: học thêm bốn năm nữa nếu vẫn còn ý định trở thành nhà tư vấn tâm lý hoặc sẽ đi một con đường khác. Anh chọn con đường thứ hai để đi.
Anh đăng ký học cao học ngành quản trị công quyền. Trong thời gian đó, một chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đang tuyển điều phối viên. Chỉ những ứng cử viên nặng ký mới có khả năng được nhận nhưng may mắn lại mỉm cười với anh. Cộng đồng người da đen và Mexico nơi anh sẽ phải làm việc mâu thuẫn khá lớn nên không dễ chấp nhận một người da đen hay da trắng làm cầu nối giữa họ. Và anh - một chàng trai da vàng đến từ châu Á - trở thành người được chọn với trách nhiệm nặng nề xen lẫn nhiều thách thức.
Bạn bè và gia đình ra sức khuyên ngăn vì quá nguy hiểm khi phải sống ở những nơi được cho là các khu ổ chuột, mỗi lần đi đến các khu dân cư phải có trên dưới 15 cảnh sát đi theo để bảo vệ. “Tôi đặc biệt ấn tượng với câu nói của một người nhập cư khi biết tôi là người châu Á: hãy về nơi anh thuộc về nó. Và tôi nghĩ: tại sao lại không nhỉ”. Không đợi quá lâu, anh tìm về nước một mình mặc dù được rất nhiều người khuyên đừng về vì sẽ không có tương lai.
Đường đến Google
Năm 1996, anh trở lại VN sau gần 15 năm sang Mỹ. Và kỳ diệu thay, căn bệnh cảm cúm hành hạ anh nhiều năm liền ở Mỹ đã không còn khi về đến VN. “Đây đúng là quê hương của tôi rồi” - anh nói đầy tự hào và sung sướng.
Trong thời gian ở VN, anh sử dụng các dịch vụ của Google và gửi về đại bản doanh ở Mỹ những ý kiến đóng góp để các sản phẩm hoàn thiện hơn. Và chính trong thời gian đó, anh đọc được thông tin Google cần tuyển một người làm cố vấn tại VN để giúp định hướng các sản phẩm bằng tiếng Việt. Sau khi hồ sơ được chấp nhận, anh phải trải qua năm cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ trụ sở của Google và yêu cầu làm một bản phân tích thị trường tại VN. Và trong một năm đó, anh phải trả lời chất vấn của hàng loạt bộ phận như kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý, PR... Đúng một năm sau, anh được mời sang trụ sở của Google tại Mỹ để trải qua vòng phỏng vấn cuối cùng và cũng để nhận câu trả lời.
Anh nhớ lại: “Lúc đó trước mặt tôi là những chuyên gia tuyển dụng hàng đầu của Google với hàng loạt câu hỏi khó tăng theo cấp độ cao. Câu hỏi quyết định được đưa ra cuối cùng “năm năm sau Google VN sẽ như thế nào?” và tôi tự tin trả lời “năm năm sau Google VN sẽ là Google Đông Dương”. Nụ cười của họ làm tôi tin mình đã thành công. Giải thích về câu trả lời anh cho rằng thị trường Lào và Campuchia quá nhỏ để cho ra đời Google độc lập. Gắn thị trường hai nước đó với VN trong tương lai gần là hợp lý và cũng là khẳng định vị thế VN.
Hỏi về kinh nghiệm học được trong thời gian hai năm làm việc cho Google, anh cho hay đó chính là tinh thần làm việc độc lập cao, tác phong thoải mái. Bởi ngay cả người đồng sáng lập Google Larry Page cũng hiếm thấy mặc đồ trịnh trọng khi đến văn phòng làm việc. Nhân viên có thể mặc áo thun và cả quần soóc dài đến gối. “Chỉ cần có ý tưởng mới, bạn có thể vào gặp ngay sếp để trình bày chứ không cần đến các khâu trung gian”, anh nói.
12 tuổi, Huỳnh Kim Tước theo gia đình sang Mỹ và bắt đầu một cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Lý giải về quyết định chọn ngành tâm lý học khi bước vào giảng đường của Trường Đại học Texas tại San Antonio (Mỹ), anh nói xem phim thấy các nhân vật là nhà tâm lý khá hay và có vẻ gì đó thú vị nên quyết định chọn ngành này. Tuy nhiên, thực tế khô khan của ngành học đã làm anh chán nản. Và sau bốn năm học, Tước phải đứng trước sự lựa chọn: học thêm bốn năm nữa nếu vẫn còn ý định trở thành nhà tư vấn tâm lý hoặc sẽ đi một con đường khác. Anh chọn con đường thứ hai để đi.
Anh đăng ký học cao học ngành quản trị công quyền. Trong thời gian đó, một chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đang tuyển điều phối viên. Chỉ những ứng cử viên nặng ký mới có khả năng được nhận nhưng may mắn lại mỉm cười với anh. Cộng đồng người da đen và Mexico nơi anh sẽ phải làm việc mâu thuẫn khá lớn nên không dễ chấp nhận một người da đen hay da trắng làm cầu nối giữa họ. Và anh - một chàng trai da vàng đến từ châu Á - trở thành người được chọn với trách nhiệm nặng nề xen lẫn nhiều thách thức.
Bạn bè và gia đình ra sức khuyên ngăn vì quá nguy hiểm khi phải sống ở những nơi được cho là các khu ổ chuột, mỗi lần đi đến các khu dân cư phải có trên dưới 15 cảnh sát đi theo để bảo vệ. “Tôi đặc biệt ấn tượng với câu nói của một người nhập cư khi biết tôi là người châu Á: hãy về nơi anh thuộc về nó. Và tôi nghĩ: tại sao lại không nhỉ”. Không đợi quá lâu, anh tìm về nước một mình mặc dù được rất nhiều người khuyên đừng về vì sẽ không có tương lai.
Đường đến Google
Năm 1996, anh trở lại VN sau gần 15 năm sang Mỹ. Và kỳ diệu thay, căn bệnh cảm cúm hành hạ anh nhiều năm liền ở Mỹ đã không còn khi về đến VN. “Đây đúng là quê hương của tôi rồi” - anh nói đầy tự hào và sung sướng.
Trong thời gian ở VN, anh sử dụng các dịch vụ của Google và gửi về đại bản doanh ở Mỹ những ý kiến đóng góp để các sản phẩm hoàn thiện hơn. Và chính trong thời gian đó, anh đọc được thông tin Google cần tuyển một người làm cố vấn tại VN để giúp định hướng các sản phẩm bằng tiếng Việt. Sau khi hồ sơ được chấp nhận, anh phải trải qua năm cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ trụ sở của Google và yêu cầu làm một bản phân tích thị trường tại VN. Và trong một năm đó, anh phải trả lời chất vấn của hàng loạt bộ phận như kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý, PR... Đúng một năm sau, anh được mời sang trụ sở của Google tại Mỹ để trải qua vòng phỏng vấn cuối cùng và cũng để nhận câu trả lời.
Anh nhớ lại: “Lúc đó trước mặt tôi là những chuyên gia tuyển dụng hàng đầu của Google với hàng loạt câu hỏi khó tăng theo cấp độ cao. Câu hỏi quyết định được đưa ra cuối cùng “năm năm sau Google VN sẽ như thế nào?” và tôi tự tin trả lời “năm năm sau Google VN sẽ là Google Đông Dương”. Nụ cười của họ làm tôi tin mình đã thành công. Giải thích về câu trả lời anh cho rằng thị trường Lào và Campuchia quá nhỏ để cho ra đời Google độc lập. Gắn thị trường hai nước đó với VN trong tương lai gần là hợp lý và cũng là khẳng định vị thế VN.
Hỏi về kinh nghiệm học được trong thời gian hai năm làm việc cho Google, anh cho hay đó chính là tinh thần làm việc độc lập cao, tác phong thoải mái. Bởi ngay cả người đồng sáng lập Google Larry Page cũng hiếm thấy mặc đồ trịnh trọng khi đến văn phòng làm việc. Nhân viên có thể mặc áo thun và cả quần soóc dài đến gối. “Chỉ cần có ý tưởng mới, bạn có thể vào gặp ngay sếp để trình bày chứ không cần đến các khâu trung gian”, anh nói.