John Browne, người thay đổi sân chơi dầu mỏ thế giới
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
BP, một công ty dầu lửa trung bình của Anh, dưới bàn tay quản lý của John Browne đã trở thành tập đoàn lớn thứ ba thế giới sau Exxon Mobil và Shell. Với nhiều hợp đồng mua lại các công ty dầu lửa có tiếng của thế giới cùng với các chiến lược mở rộng kinh doanh của mình, John Browne được mệnh danh là “người thay đổi cuộc chơi” trong ngành công nghiệp béo bở này.
Mới đây nhất, BP đã hoàn tất hợp đồng trị giá gần 8,1 tỷ USD với TNT. Số tiền sẽ chẳng là gì so với việc BP bỏ ra 62 tỷ USD mua lại Amoco Corp của Mỹ nhưng đây là làn đầu tiên một công ty dầu mỏ phương Tây mua được lượng lớn cổ phiếu dầu khí Nga. Vụ làm ăn này giúp BP cạnh tranh vị trí thứ hai thế giới với Shell, sau Exxon Mobil.
Browne, 55 tuổi, tốt nghiệp Đại học Cambridge và sau đó tiếp tục học dầu khí ở trường Anchorage. Sự hiểu biết sâu sắc về máy tính và sự nhạy bén về kinh doanh tài chính của Browne đã làm ban lãnh đạo BP chú ý. Năm 1982, Browne đệ trình lên kế hoạch bán 1/2 tài sản tại Biền Bắc, giúp cho BP giảm được chi phí thăm dò và thuế. Kế hoạch đó của Browne đã làm cho các quan chức của Bộ tài chính Anh “lồng lộn” vì họ mất trắng 300 triệu USD tiền thuế. Giữa thập ký 80, Browne là người mở đường cho việc sử dụng các công tài chính đẻ nâng giá dầu và nghiệp vụ ‘hoán đổi” trên thị trường ngoại hối để kiếm lời.
Năm 1995, khi Browne bắt đầu năm vai trò điều hành thì BP vẫn là một công ty trung bình trên thế giới và sản xuất của BP chỉ dựa vào các mỏ dầu ở Biển Bắc và Alaska. Năm 1996, Browne đã thuyết phục được Mobil cùng làm ăn ở châu Âu và điều này đã quảng bá hình ảnh của BP. Vụ mua lại Amoco năm 1998 đã biến BP thành “một quyền lực” trên thị trường dầu mỏ thế giới. Chưa dừng lại, Browne mua tiếp Atlantic Richfiled với giá 31,8 tỷ USD và Burmah Castrol của Anh, Veba Oel của Đức.
Liên doanh TNK-BP sẽ có nguồn dự trữ dầu 35 tỷ thùng, gấp hai lần so với riêng BP và vượt cả Exxon, Shell. Phải nói chính John Browne đã tạo ra một xu thé sáp nhập mới giữa các công ty dàu lửa của phương Tây và Nga. Sau chuyến đi thành công của Browne tới Moscow, Exxon cũng không muốn chậm chân, đang đàm phán mua lại 40% cổ phiếu của tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nước nga Yukos, trị giá khoảng 20 tỷ USD. Trong khi đó cũng có nguồn tin nói rằng Yukos đang thảo luận vấn đề này với ChevrronTexaco. Ngoài ra, Conoco Phillip đang nhòm nhó Lukoil. Một làn sóng mới trong lĩnh vực dầu lửa đang được thổi bùng lên mà người khơi nguồn chính là John Browne.
Đây không phải là lần đầu tiên Browne được gọi là “người thay đổi cuộc chơi”. Năm năm trước, việc BP mua lại Amoco đã buộc các đại gia khác phải đi tìm các đối tác sáp nhập. Exxon mua lại Mobil với giá 87 tỷ USD để trở thành tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, Total sáp nhập với Elf và sau đó mua lại Petro Fina của Bỉ. Chervon liên kết với Texaco. Theo Daniel Yerginm, giám đốc trung tâm nghiên cứu năng lượng viện Massachustett, với đà này BP sẽ ngày càng tạo ra các cuộc chơi mới.
Theo giới phân tích, Browne quyết định mua lại 50% cổ phần của TNK là quá táo bạo bới pháp luật Nga không rõ ràng, nhất là sau khi tập đoàn Yukos chao đảo. Tuy nhiên, Browne cho rằng, mối nguy hiểm ở Nga không lớn như ở Trung Đông và nạn tham nhũng cũng không bằng Tây Phi. Một lý do khác mà Browne cho TNK khởi đầu cho kế hoạch mở rộng kinh doanh của mình mà không phải là Lukoil hay Yukos là chính vì ông chủ Fridman của TNK. Có thể Alekperov, chủ tịch Lukoil và Khodorkovsky ở Yukos làm ăn hiệu quả hơn nhưng họ là những “kẻ cứng đầu”, không theo sự sắp đặt của BP. Trong khi đó, Fridman, đang bận quản lý ngân hàng và các công ty viễn thông, lại muốn trông chờ vào bên ngoài nên đã cho phép BP đưa 110 nhà quản lý vào liên doanh. Ngoài ra, Fridman luôn tránh đối đầu với Kremlin.
(Theo Bussines2.0)
Mới đây nhất, BP đã hoàn tất hợp đồng trị giá gần 8,1 tỷ USD với TNT. Số tiền sẽ chẳng là gì so với việc BP bỏ ra 62 tỷ USD mua lại Amoco Corp của Mỹ nhưng đây là làn đầu tiên một công ty dầu mỏ phương Tây mua được lượng lớn cổ phiếu dầu khí Nga. Vụ làm ăn này giúp BP cạnh tranh vị trí thứ hai thế giới với Shell, sau Exxon Mobil.
Browne, 55 tuổi, tốt nghiệp Đại học Cambridge và sau đó tiếp tục học dầu khí ở trường Anchorage. Sự hiểu biết sâu sắc về máy tính và sự nhạy bén về kinh doanh tài chính của Browne đã làm ban lãnh đạo BP chú ý. Năm 1982, Browne đệ trình lên kế hoạch bán 1/2 tài sản tại Biền Bắc, giúp cho BP giảm được chi phí thăm dò và thuế. Kế hoạch đó của Browne đã làm cho các quan chức của Bộ tài chính Anh “lồng lộn” vì họ mất trắng 300 triệu USD tiền thuế. Giữa thập ký 80, Browne là người mở đường cho việc sử dụng các công tài chính đẻ nâng giá dầu và nghiệp vụ ‘hoán đổi” trên thị trường ngoại hối để kiếm lời.
Năm 1995, khi Browne bắt đầu năm vai trò điều hành thì BP vẫn là một công ty trung bình trên thế giới và sản xuất của BP chỉ dựa vào các mỏ dầu ở Biển Bắc và Alaska. Năm 1996, Browne đã thuyết phục được Mobil cùng làm ăn ở châu Âu và điều này đã quảng bá hình ảnh của BP. Vụ mua lại Amoco năm 1998 đã biến BP thành “một quyền lực” trên thị trường dầu mỏ thế giới. Chưa dừng lại, Browne mua tiếp Atlantic Richfiled với giá 31,8 tỷ USD và Burmah Castrol của Anh, Veba Oel của Đức.
Liên doanh TNK-BP sẽ có nguồn dự trữ dầu 35 tỷ thùng, gấp hai lần so với riêng BP và vượt cả Exxon, Shell. Phải nói chính John Browne đã tạo ra một xu thé sáp nhập mới giữa các công ty dàu lửa của phương Tây và Nga. Sau chuyến đi thành công của Browne tới Moscow, Exxon cũng không muốn chậm chân, đang đàm phán mua lại 40% cổ phiếu của tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nước nga Yukos, trị giá khoảng 20 tỷ USD. Trong khi đó cũng có nguồn tin nói rằng Yukos đang thảo luận vấn đề này với ChevrronTexaco. Ngoài ra, Conoco Phillip đang nhòm nhó Lukoil. Một làn sóng mới trong lĩnh vực dầu lửa đang được thổi bùng lên mà người khơi nguồn chính là John Browne.
Đây không phải là lần đầu tiên Browne được gọi là “người thay đổi cuộc chơi”. Năm năm trước, việc BP mua lại Amoco đã buộc các đại gia khác phải đi tìm các đối tác sáp nhập. Exxon mua lại Mobil với giá 87 tỷ USD để trở thành tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, Total sáp nhập với Elf và sau đó mua lại Petro Fina của Bỉ. Chervon liên kết với Texaco. Theo Daniel Yerginm, giám đốc trung tâm nghiên cứu năng lượng viện Massachustett, với đà này BP sẽ ngày càng tạo ra các cuộc chơi mới.
Theo giới phân tích, Browne quyết định mua lại 50% cổ phần của TNK là quá táo bạo bới pháp luật Nga không rõ ràng, nhất là sau khi tập đoàn Yukos chao đảo. Tuy nhiên, Browne cho rằng, mối nguy hiểm ở Nga không lớn như ở Trung Đông và nạn tham nhũng cũng không bằng Tây Phi. Một lý do khác mà Browne cho TNK khởi đầu cho kế hoạch mở rộng kinh doanh của mình mà không phải là Lukoil hay Yukos là chính vì ông chủ Fridman của TNK. Có thể Alekperov, chủ tịch Lukoil và Khodorkovsky ở Yukos làm ăn hiệu quả hơn nhưng họ là những “kẻ cứng đầu”, không theo sự sắp đặt của BP. Trong khi đó, Fridman, đang bận quản lý ngân hàng và các công ty viễn thông, lại muốn trông chờ vào bên ngoài nên đã cho phép BP đưa 110 nhà quản lý vào liên doanh. Ngoài ra, Fridman luôn tránh đối đầu với Kremlin.
(Theo Bussines2.0)