ALEXANDR IZOSIMOV - Nhà quản lý tài ba của Mars Moscow
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Nhà quản trị sáng giá này đã từng sống, học tập và làm việc một thời gian dài tại châu Âu. Dăm sáu năm trở về trước, các chuyên gia săn đầu người cao cấp của Nga đã "săn" được Alexandr. Và con người này quả là quý giá đối với hãng kinh doanh kẹo chocolates nổi tiếng Mars.
Văn phòng của Alexandr tọa lạc ở một quận vùng ven Moscow. Và cũng giống như tất cả các chi nhánh của tập đoàn Mars trên toàn cầu, vị Tổng giám đốc trẻ tuổi này cũng không hề có phòng làm việc riêng. Cả sếp lẫn nhân viên trên dưới 200 người cùng chung một không gian làm việc "mở". Giữa trung tâm văn phòng là chỗ ngồi làm việc của 7 giám đốc công ty. Và chỉ có duy nhất một thư ký-trợ lý giúp việc cho cả Ban giám đốc.
Tất cả các văn phòng Mars trên toàn cầu được bài trí theo đúng như thế. Cách bố trí không gian làm việc "mở" cũng là một phần trong chương trình văn hóa doanh nghiệp mà các vị tiền bối của tập đoàn này nghĩ ra từ những năm 30. Và theo Alexandr thì sự bố trí không gian làm việc kiểu này mang lại rất nhiều lợi ích: "Trên thế giới, người ta đã phải chi ra những khoản tiền không nhỏ chỉ để giải quyết một vấn đề đơn giản là xử lý thông tin nội bộ trong công ty. Còn bản thân thông tin thì đôi khi lại đang tắc ở đâu đó và đang được sàng lọc, con người thì không nói chuyện với nhau. Bỏ hết các bức tường ngăn cách, ta đã giúp thông tin thông suốt từ bộ phận này sang bộ phận kia. Và bất cứ một nhân viên nào cũng có thể đến gặp tôi để báo cáo công việc mà không cần phải dùng một nghi lễ hay hình thức nào hết".
Alexandr rất tâm đắc với phong cách làm việc này. "Tại nhiều công ty tây âu điều này hoàn toàn khác, - anh nói. - Trong những công ty đó, chức vụ của anh càng cao, anh càng có nhiều quyền hành. Các công ty Anh và Mỹ là những ví dụ điển hình. Các sếp "bự" thường có chỗ đỗ xe riêng và thậm chí còn có toilet riêng và chìa khóa riêng".
Alexandr sinh năm 1965 tại Iakuti trong một gia đình trí thức. Bố mẹ anh đều là những nhà địa chất học. Sau khi tốt nghiệp trường phổ thông chuyên toán-lý, anh thi vào khoa kinh tế Học viện quốc gia thông tin. Năm 1987, sau khi tốt nghiệp đại học, anh được đề nghị ở lại làm trợ giảng tại khoa Hệ thống quản lý sản xuất tự động. Và thờ gian này anh đã quyết định học tiếp NCS.
Anh vẫn từng mơ ước được nghiên cứu về môn quan hệ quốc tế. Năm 1989 đánh dấu giai đoạn "mở cửa" của nước Nga, và Xasa (tên gọi thân mật của anh) đã háo hức muốn tận dụng thời điểm này làm bàn đạp cho ước mơ của mình.
Qua một người bạn, Xasa được biết về AIESEC - một tổ chức của sinh viên quốc tế, những người theo học ngành kinh tế và quản lý. Và tổ chức này đã là niềm mơ ước của chàng thanh niên trẻ tuổi gốc Siberi.
Năm 1989, trường kinh tế Plekhanov được chỉ định làm người tiên phong trong việc mở rộng chi nhánh AIESEC tại Liên xô. Xasa đã mạnh dạn đề nghị với các đại diện của AIESEC để thành lập một "chi nhánh con" tại trường đại học nơi anh công tác. Anh lao vào tổ chức các đợt thực tập cho sinh viên, tham gia điều phối các chương trình hội thảo.
"Đây là một hình thức giúp sinh viên tiếp cận được với những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh. - Xasa nhớ lại. - Và tôi cũng học được nhiều điều bổ ích về quản lý, về mối quan hệ giữa con người, về các hình thức động viên đãi ngộ họ. Và tôi hiểu, tôi đã say mê những thứ này, sau đó tôi quyết định từ bỏ con đường công chức của mình".
Năm 1991, Xasa nộp đơn vào hãng tư vấn McKinsey & Co và mọi việc khởi đầu từ đây.
Những người Nga đầu tiên tại Mckensey
Công ty tư vấn của Mỹ lúc này đang do dự thăm dò thị trường chứ chưa dám mở văn phòng đại diện ở đây. Các ông chủ ngoại quốc đang thăm dò xem người Nga là những người thế nào, có khả năng làm việc hay không. Họ đi đến một quyết định mang tính chất "thử nghiệm" - tuyển chọn ba nhân viên người Nga làm việc tạm thời cho văn phòng của họ tại nước ngoài. Dĩ nhiên, các ông chủ công ty luôn để ý và theo dõi khả năng làm việc của ba nhân viên "thử nghiệm" này.
Nhiều ứng viên đã nộp đơn vào đây với tỷ lệ 1 chọi 20, 30. Và Xasa đã phải trải qua rất nhiều vòng phỏng vấn, vượt qua nhiều ứng viên khác để trở thành một trong ba ứng viên sáng giá nhất trong cuộc đấu trí đó. Anh lên đường sang Thụy Điển và làm việc cho văn phòng McKensey tại Stockholm với tư cách là chuyên viên tư vấn.
"Kiến thức ngoại ngữ và hiểu biết về văn hóa đất nước nơi bạn sống là hai điều rất quan trọng mặc dù nó không phải là công cụ chính để xác định con đường công danh của Bạn." - Xasa nói. Tại văn phòng McKensey Thụy Điển, người ta giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Nhưng vốn ngoại ngữ của Xasa không được khá lắm nên anh gặp khá nhiều rắc rối trong giao tiếp hàng ngày. Thêm vào đó là vốn kiến thức nghèo nàn của anh về nền văn hóa Thụy Điển - chừng đó cũng đủ gây cho anh nhiều phiền toái khi làm việc tại đây.
"Tôi đã trải qua những giây phút lo lắng và sợ hãi. Tôi đến văn phòng làm việc mà mắt cứ tròn xoe vì nhiều khi không hiểu mọi thứ xung quanh mình. Nhiều khi tôi chỉ chờ có một câu của sếp: Anh chàng trẻ tuổu kia ơi, chúng tôi đã nhầm khi chọn anh rồi. Có lẽ là anh phải quay về Tổ quốc của anh thôi!". Nhưng rồi nỗi lo lắng và sợ hãi cũng qua mau nếu như Bạn nghĩ rằng Bạn sẽ làm chủ được tình huống để có thể có được một kết quả tốt".
Và Xasa đã làm việc như thế. Anh rất tự hào về công ty tư vấn này và cho đến tận bây giờ, khi không còn làm việc ở đó nữa, anh vẫn luôn kể về McKensey với tất cả niềm say mê và ngưỡng mộ.
Sau ba năm làm việc ở Stockholm, Xasa nộp đơn thi tuyển vào Trường INSEAD của Pháp. Một năm sau, với tấm bằng MBA về quản trị kinh doanh, Xasa hăm hở trở về Văn phòng McKensey London chứ không phải ở Stockholm nữa. Và cũng chính tại London, một chuyên gia săn đầu người của Whitehead Mann đã tìm ra anh theo đơn đặt hàng của Mars Inc. Văn phòng đại diện của tập đoàn Mars tại Nga lúc đó đang cần một chuyên viên điều phối kinh doanh với điều kiện là người đó phải là người Nga đã tốt nghiệp MBA tại các trường danh tiếng, có khả năng điều hành công việc của văn phòng Mars tại Moscow. Và Xasa đã lọt vào "tầm ngắm" của Whitehead Mann.
Xasa nhận lời mời của nhà tuyển dụng với khao khát được thăng tiến trên chính quê nhà. Sau 9 tháng làm việc tại Moscow, Xasa chính thức được đề bạt lên chức Giám đốc tài chính rồi Giám đốc Bán hàng. Tin tưởng vào khả năng của chàng trai này, Ban Giám đốc Mars đã quyết định bổ nhiệm Xasa vào chức vụ quan trọng hơn nhưng cũng nặng nề hơn: tháng 6/1999 anh được bổ nhiệm vào chức Tổng Giám đốc.
Hiện nay Xasa quản lý một đội ngũ nhân viên trên dưới 1500 người, trong đó có 20 chuyên viên nước ngoài.
Xasa cho rằng mọi nhận xét về "tính đặc thù" của quản trị kinh doanh Nga chỉ là "nhảm nhí": " Các bạn thử xem Coca-Cola, PepsiCo, Mars. Và nhiều công ty nữa đang kinh doanh bình thường tại Nga giống như văn phòng của họ tại Mỹ hay Mehico mà không hề có sự khác biệt nào. Chẳng có gì "đặc thù" ở đây cả, và cũng chẳng một ai có thể giải thích nổi điểm "đặc thù" đó nằm ở đâu".
Những dấu hiệu của phong cách quản lý đặc quyền kiểu Nga như tính gia trưởng, áp đặt, chuyên quyền của các lãnh đạo, theo Xasa là những hạn chế có thể xếp vào loại "đặc thù". "Nguyên tắc "tôi là ông chủ - còn anh chỉ là thằng ngu" dĩ nhiên vẫn còn hiện diện đâu đó trong một số công sở nhà nước. - Xasa nói. - Và tôi cho rằng quản trị kinh doanh của chúng ta cần phải tiêu diệt, loại bỏ những kiểu chuyên quyền này".
Dịch từ Tạp chí Company
Văn phòng của Alexandr tọa lạc ở một quận vùng ven Moscow. Và cũng giống như tất cả các chi nhánh của tập đoàn Mars trên toàn cầu, vị Tổng giám đốc trẻ tuổi này cũng không hề có phòng làm việc riêng. Cả sếp lẫn nhân viên trên dưới 200 người cùng chung một không gian làm việc "mở". Giữa trung tâm văn phòng là chỗ ngồi làm việc của 7 giám đốc công ty. Và chỉ có duy nhất một thư ký-trợ lý giúp việc cho cả Ban giám đốc.
Tất cả các văn phòng Mars trên toàn cầu được bài trí theo đúng như thế. Cách bố trí không gian làm việc "mở" cũng là một phần trong chương trình văn hóa doanh nghiệp mà các vị tiền bối của tập đoàn này nghĩ ra từ những năm 30. Và theo Alexandr thì sự bố trí không gian làm việc kiểu này mang lại rất nhiều lợi ích: "Trên thế giới, người ta đã phải chi ra những khoản tiền không nhỏ chỉ để giải quyết một vấn đề đơn giản là xử lý thông tin nội bộ trong công ty. Còn bản thân thông tin thì đôi khi lại đang tắc ở đâu đó và đang được sàng lọc, con người thì không nói chuyện với nhau. Bỏ hết các bức tường ngăn cách, ta đã giúp thông tin thông suốt từ bộ phận này sang bộ phận kia. Và bất cứ một nhân viên nào cũng có thể đến gặp tôi để báo cáo công việc mà không cần phải dùng một nghi lễ hay hình thức nào hết".
Alexandr rất tâm đắc với phong cách làm việc này. "Tại nhiều công ty tây âu điều này hoàn toàn khác, - anh nói. - Trong những công ty đó, chức vụ của anh càng cao, anh càng có nhiều quyền hành. Các công ty Anh và Mỹ là những ví dụ điển hình. Các sếp "bự" thường có chỗ đỗ xe riêng và thậm chí còn có toilet riêng và chìa khóa riêng".
Alexandr sinh năm 1965 tại Iakuti trong một gia đình trí thức. Bố mẹ anh đều là những nhà địa chất học. Sau khi tốt nghiệp trường phổ thông chuyên toán-lý, anh thi vào khoa kinh tế Học viện quốc gia thông tin. Năm 1987, sau khi tốt nghiệp đại học, anh được đề nghị ở lại làm trợ giảng tại khoa Hệ thống quản lý sản xuất tự động. Và thờ gian này anh đã quyết định học tiếp NCS.
Anh vẫn từng mơ ước được nghiên cứu về môn quan hệ quốc tế. Năm 1989 đánh dấu giai đoạn "mở cửa" của nước Nga, và Xasa (tên gọi thân mật của anh) đã háo hức muốn tận dụng thời điểm này làm bàn đạp cho ước mơ của mình.
Qua một người bạn, Xasa được biết về AIESEC - một tổ chức của sinh viên quốc tế, những người theo học ngành kinh tế và quản lý. Và tổ chức này đã là niềm mơ ước của chàng thanh niên trẻ tuổi gốc Siberi.
Năm 1989, trường kinh tế Plekhanov được chỉ định làm người tiên phong trong việc mở rộng chi nhánh AIESEC tại Liên xô. Xasa đã mạnh dạn đề nghị với các đại diện của AIESEC để thành lập một "chi nhánh con" tại trường đại học nơi anh công tác. Anh lao vào tổ chức các đợt thực tập cho sinh viên, tham gia điều phối các chương trình hội thảo.
"Đây là một hình thức giúp sinh viên tiếp cận được với những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh. - Xasa nhớ lại. - Và tôi cũng học được nhiều điều bổ ích về quản lý, về mối quan hệ giữa con người, về các hình thức động viên đãi ngộ họ. Và tôi hiểu, tôi đã say mê những thứ này, sau đó tôi quyết định từ bỏ con đường công chức của mình".
Năm 1991, Xasa nộp đơn vào hãng tư vấn McKinsey & Co và mọi việc khởi đầu từ đây.
Những người Nga đầu tiên tại Mckensey
Công ty tư vấn của Mỹ lúc này đang do dự thăm dò thị trường chứ chưa dám mở văn phòng đại diện ở đây. Các ông chủ ngoại quốc đang thăm dò xem người Nga là những người thế nào, có khả năng làm việc hay không. Họ đi đến một quyết định mang tính chất "thử nghiệm" - tuyển chọn ba nhân viên người Nga làm việc tạm thời cho văn phòng của họ tại nước ngoài. Dĩ nhiên, các ông chủ công ty luôn để ý và theo dõi khả năng làm việc của ba nhân viên "thử nghiệm" này.
Nhiều ứng viên đã nộp đơn vào đây với tỷ lệ 1 chọi 20, 30. Và Xasa đã phải trải qua rất nhiều vòng phỏng vấn, vượt qua nhiều ứng viên khác để trở thành một trong ba ứng viên sáng giá nhất trong cuộc đấu trí đó. Anh lên đường sang Thụy Điển và làm việc cho văn phòng McKensey tại Stockholm với tư cách là chuyên viên tư vấn.
"Kiến thức ngoại ngữ và hiểu biết về văn hóa đất nước nơi bạn sống là hai điều rất quan trọng mặc dù nó không phải là công cụ chính để xác định con đường công danh của Bạn." - Xasa nói. Tại văn phòng McKensey Thụy Điển, người ta giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Nhưng vốn ngoại ngữ của Xasa không được khá lắm nên anh gặp khá nhiều rắc rối trong giao tiếp hàng ngày. Thêm vào đó là vốn kiến thức nghèo nàn của anh về nền văn hóa Thụy Điển - chừng đó cũng đủ gây cho anh nhiều phiền toái khi làm việc tại đây.
"Tôi đã trải qua những giây phút lo lắng và sợ hãi. Tôi đến văn phòng làm việc mà mắt cứ tròn xoe vì nhiều khi không hiểu mọi thứ xung quanh mình. Nhiều khi tôi chỉ chờ có một câu của sếp: Anh chàng trẻ tuổu kia ơi, chúng tôi đã nhầm khi chọn anh rồi. Có lẽ là anh phải quay về Tổ quốc của anh thôi!". Nhưng rồi nỗi lo lắng và sợ hãi cũng qua mau nếu như Bạn nghĩ rằng Bạn sẽ làm chủ được tình huống để có thể có được một kết quả tốt".
Và Xasa đã làm việc như thế. Anh rất tự hào về công ty tư vấn này và cho đến tận bây giờ, khi không còn làm việc ở đó nữa, anh vẫn luôn kể về McKensey với tất cả niềm say mê và ngưỡng mộ.
Sau ba năm làm việc ở Stockholm, Xasa nộp đơn thi tuyển vào Trường INSEAD của Pháp. Một năm sau, với tấm bằng MBA về quản trị kinh doanh, Xasa hăm hở trở về Văn phòng McKensey London chứ không phải ở Stockholm nữa. Và cũng chính tại London, một chuyên gia săn đầu người của Whitehead Mann đã tìm ra anh theo đơn đặt hàng của Mars Inc. Văn phòng đại diện của tập đoàn Mars tại Nga lúc đó đang cần một chuyên viên điều phối kinh doanh với điều kiện là người đó phải là người Nga đã tốt nghiệp MBA tại các trường danh tiếng, có khả năng điều hành công việc của văn phòng Mars tại Moscow. Và Xasa đã lọt vào "tầm ngắm" của Whitehead Mann.
Xasa nhận lời mời của nhà tuyển dụng với khao khát được thăng tiến trên chính quê nhà. Sau 9 tháng làm việc tại Moscow, Xasa chính thức được đề bạt lên chức Giám đốc tài chính rồi Giám đốc Bán hàng. Tin tưởng vào khả năng của chàng trai này, Ban Giám đốc Mars đã quyết định bổ nhiệm Xasa vào chức vụ quan trọng hơn nhưng cũng nặng nề hơn: tháng 6/1999 anh được bổ nhiệm vào chức Tổng Giám đốc.
Hiện nay Xasa quản lý một đội ngũ nhân viên trên dưới 1500 người, trong đó có 20 chuyên viên nước ngoài.
Xasa cho rằng mọi nhận xét về "tính đặc thù" của quản trị kinh doanh Nga chỉ là "nhảm nhí": " Các bạn thử xem Coca-Cola, PepsiCo, Mars. Và nhiều công ty nữa đang kinh doanh bình thường tại Nga giống như văn phòng của họ tại Mỹ hay Mehico mà không hề có sự khác biệt nào. Chẳng có gì "đặc thù" ở đây cả, và cũng chẳng một ai có thể giải thích nổi điểm "đặc thù" đó nằm ở đâu".
Những dấu hiệu của phong cách quản lý đặc quyền kiểu Nga như tính gia trưởng, áp đặt, chuyên quyền của các lãnh đạo, theo Xasa là những hạn chế có thể xếp vào loại "đặc thù". "Nguyên tắc "tôi là ông chủ - còn anh chỉ là thằng ngu" dĩ nhiên vẫn còn hiện diện đâu đó trong một số công sở nhà nước. - Xasa nói. - Và tôi cho rằng quản trị kinh doanh của chúng ta cần phải tiêu diệt, loại bỏ những kiểu chuyên quyền này".
Dịch từ Tạp chí Company