Nhà tỷ phú viễn thông Mexico Carlos Slim đã lặng lẽ vượt qua Chủ tịch Microsoft Bill Gates trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới với tài sản lên tới 67,8 tỷ USD.

Khiếu kinh doanh thiên bẩm

Carlos Slim, năm nay 67 tuổi, là con của một người Libăng nhập cư từ cuối thế kỷ thứ 19.

Carlos Slim sinh ra và lớn lên trong khu phố của những người dân nước ngoài tại thành phố Mexico. Như phần lớn người dân di cư khác, nhất là với người Do thái và người Libăng, gia đình Carlos Slim sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Carlos Slim ngay từ bé đã tỏ ra rất chú ý tới kinh doanh. Cậu nhớ rất giỏi giá cả của mọi thứ.

Và điều kỳ lạ nhất là cậu bé Carlos Slim khi mới đến tuổi đi học đã thích mặc cả, đổi chác và mua bán đồ chơi, đồ dùng với nhiều người bạn cùng tuổi và trên tuổi mình để kiếm lời. Sự đam mê buôn bán đã giúp Carlos Slim có được những món tiền riêng nho nhỏ. Rồi số tiền đó cứ sinh sôi dần lên.

Năm 15 tuổi, khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, Carlos Slim đã có 5.523 peso. Carlos Slim Helu mua được 44 cổ phiếu của ngân hàng Banamex, ngân hàng lớn nhất của Mexico lúc đó. Slim đã có biệt tài đầu tư sinh lợi kể từ khi đó.

Năm 17 tuổi, khi vừa tốt nghiệp phổ thông, Carlos Slim đã có tổng cộng 31.900,26 peso.

Có không ít câu chuyện phần nào mang tính huyền thoại về tài năng kinh doanh bẩm sinh và lạ kỳ của Carlos Slim.

Họ nói rằng, Carlos Slim như có phép thần với những cảm giác kinh doanh nhạy bén phi thường, đặc biệt với những con số và nhớ được các con số một cách chính xác.

Trong một lần họp đại hội cổ đông, Slim khi đó còn rất trẻ và sở hữu một khoản cổ phần rất nhỏ, nhưng cậu thanh niên đã làm mọi người bất ngờ và thán phục khi nhắc lại vanh vách các số liệu quyết toán một cách chính xác đến tận con số phần nghìn.

Với năng khiếu kinh doanh thiên bẩm, lại lớn lên trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, Carlos Slim đương nhiên đã chọn nghiệp.

Ít lâu sau, Công ty thương mại “La Estrella del Oriente” của cha con Carlos Slim kinh doanh tổng hợp từ A đến Z, dù đó là sách báo, sản phẩm văn hóa cho đến quần áo, xà phòng, mỹ phẩm, hay thuốc lá, rượu.

Slim thay đổi mặt hàng liên tục và mỗi lần như vậy là một lần ông thắng lớn. Dưới sự điều hành của ông, hoạt động kinh doanh của Carlos Slim phát triển rất nhanh.

Dần dần, cả một hệ thống chuỗi nhà hàng Sanborns đã hình thành. Ở tất cả các khu vực trung tâm mua bán sầm uất quan trọng nhất trong thành phố Mexico đều có các cửa hàng của Carlos Slim.Ngay cả khi Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện thoại và viễn thông quốc gia, một lần nữa ông lại khẳng định được thương hiệu Carlos Slim trên thương trường.

Chẳng phải là một chuyên gia kỹ thuật, nhưng Carlos Slim táo bạo đến liều lĩnh, bỏ hết tiền vốn của mình để lao vào đấu thầu. Chỉ đến khi trở thành ông chủ của tập đoàn viễn thông Telmex lớn nhất châu Mỹ Latinh thì thế giới mới giật mình vì Mexico cũng có một đại gia kinh doanh. Chính nhờ Telmex mà ông mới trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới.

Cuối cùng, với 1,7 tỷ USD, Carlos Slim đã mua gần như toàn bộ số cổ phiếu của tập đoàn này. Sự nhạy bén và quả cảm đã đem về cho ông một phi vụ kinh doanh béo bở hiếm thấy.

Cách đây 14 năm khi mua 1 cổ phiếu của Telmex, Carlos Slim chỉ bỏ ra có 0,8 cent. Còn bây giờ giá cổ phiếu của Telmex trên thị trường chứng khoán là 34 USD. Vào thời điểm hiện tại, giá trị cả tập đoàn được các công ty kiểm toán độc lập định giá là từ 10 cho đến 12 tỷ USD.

Ông trùm trong làng viễn thông

Carlos Slim không nói tiếng Anh, không sử dụng máy tính nhưng ông đã quản trị Telmex, một tập đoàn chuyên về công nghệ tin học viễn thông, một cách rất tuyệt vời. Texmex là một trong những tập đoàn viễn thông đầu tiên trên thế giới đưa ra dịch vụ Internet ADSL phục vụ khách hàng.

Đoán trước được sự bùng nổ của Internet và nhu cầu giới trẻ, ông chủ tỷ phú của Telmex đã có những chương trình khuyến mại rầm rộ. Các đối thủ cạnh tranh đã bất ngờ hoặc tưởng nghe nhầm khi Carlos Slim tuyên bố cung cấp miễn phí Internet cho thanh thiếu niên.

Mặc dù Mexico cũng như đa số các nước châu Mỹ Latin chưa phải là những nước công nghiệp phát triển nhưng Carlos Slim đoán trước sự giảm sút của mạng điện thoại dây truyền thống. Thay vào đấy sẽ là một thời kỳ bùng nổ dữ dội của điện thoại di động. Năm 2000, Carlos Slim đã kịp thời cho thành lập một công ty con là America Movil để đón đầu nhu cầu mới.

Lúc này, mới chỉ có các công ty nước ngoài từ Mỹ và châu Âu hoạt động tại châu Mỹ Latinh. Công ty America Movil của Carlos Slim là công ty nội duy nhất có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên tại thị trường Mexico.

Công ty dẫn đầu thị phần là Telefonica của Tây Ban Nha đột nhiên bị cạnh tranh dữ dội. Thế là một cuộc rượt đuổi ngoạn mục xảy ra giữa hai nhà cung cấp mạng điện thoại di động tại châu Mỹ Latinh.

Đến cuối năm 2003, America Movil của America Movil đã đạt số khách hàng là 40,4 triệu, xấp xỉ với số khách hàng 40,6 triệu của nhà cung cấp đến từ Tây Ban Nha.

Tin học, viễn thông là lĩnh vực kinh doanh có tính toàn cầu, Carlos Slim biết rất rõ điều đó. Ông tìm cách vươn ra các thị trường quốc tế, mà trước mắt là thị trường châu Mỹ Latinh.

Năm 2003, Carlos Slim đã mua đứt tập đoàn điện thoại di động Bell South Sao Paulo của Braxin với cái giá “chỉ có” 625 triệu USD. Bên cạnh đó, Carlos Slim cũng đang nắm cổ phần chi phối tập đoàn viễn thông lớn nhất của Braxin là Embratel Participa.

Tập đoàn viễn thông Mỹ MCI đã phải bán số cổ phần mà MCI đang nắm giữ cho Telmex sau khi tập đoàn viễn thông của Carlos Slim đã thắng trong đợt đấu thầu công khai với 360 triệu USD trong phi vụ mua bán này. Ngoài ra, ông còn đổ tiền vào cả lĩnh vực hàng không, rồi lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giải trí.

Hiện nay, tuy nắm giữ công ty điện thoại có ưu thế nhất của Mexico và cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp ở khắp châu Mỹ Latinh, Carlos Slim có quan điểm về vai trò của doanh nhân trên thế giới khác với những nhà tỷ phú.

Không hề hãnh tiến và khoe khoang sự giàu có của mình, Carlos Slim không có những chiếc ôtô đắt tiền hay đồ trang sức qúi hiếm. Carlos Slim sống giản dị quá mức bình thường. Phòng làm việc của ông được bố trí không khác gì của một nhân viên bình thường nhất. Người ta thường thấy Carlos Slim làm việc không mệt mỏi tới 14 tiếng mỗi ngày.

Trang web về tài chính uy tín của Mexico hôm qua cho biết số tài sản đó của Slim có được là do giá cổ phiếu của America Movil, công ty lớn nhất trong tay ông tăng 27%. Ông có 33% cổ phần trong mạng điện thoại di động lớn nhất Nam Mỹ này.

Tạp chí Forbes ra ngày 11-4 đã đánh giá tài sản của Carlos Slim vượt qua tỷ phú Warren Buffett và đang tiến gần đến chỗ soán ngôi của tỉ phú Mỹ Bill Gates, khi đó có tài sản trị giá 56 tỷ USD.

Được quý trọng bởi lòng hảo tâm

Carlos Slim còn được người dân Mexico vô cùng ngưỡng mộ vì đã có đóng góp rất lớn cho đất nước này. Ông đã có những đóng góp rất lớn cho nhà nước và xã hội Mexico qua nộp số tiền thuế rất lớn cho ngân sách cũng như hàng chục nghìn việc làm tại một đất nước có tỉ lệ thất nghiệp khá cao này.

Carlos Slim còn thành lập ra khá nhiều các quĩ tài trợ và quĩ từ thiện để phục vụ xã hội. Trong năm 2003, hai quỹ học bổng của ông đã cấp 20.000 suất cho sinh viên. Quỹ hỗ trợ trẻ em mang tên ông đã giúp trên 5.000 trẻ em phạm pháp có cơ hội trở lại cuộc sống của những đứa trẻ bình thường. Hơn 11.000 ca mổ trẻ em đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ quỹ từ thiện của Carlos Slim Helu.

Ông cũng đã chi 50 triệu USD để tu sửa lại 34 toà nhà cổ tại trung tâm tài chính xưa kia của thành phố, nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Nguồn tin: VTC

 

Warren Buffett bỏ vốn vào cho vay thế chấp

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Ông trùm chứng khoán Warren Buffett sẽ mua một phần hãng cho vay thế chấp lớn nhất Mỹ Countrywide Financial Corp. vì cho rằng, thị trường này đang khốn đốn là cơ hội làm ăn hiếm có.

Nhà tài phiệt này sẽ nhắm đến các lĩnh vực kinh doanh của Countrywide như hỗ trợ vay vốn, cho vay thế chấp và đầu tư chứng khoán có hỗ trợ thế chấp.

Cũng như nhiều hãng cho vay thế chấp khác của Mỹ, Countrywide đang lao đao vì thị trường này của Mỹ đang sụt giảm trầm trọng, các hãng cho vay buộc phải tịch thu tài sản thế chấp và các ngân hàng thì từ chối nới rộng các khoản tín dụng. Cách đây vài ngày, Countrywide đã phải sa thải 500 nhân viên vì những khó khăn trong kinh doanh.

Không chỉ dự định mua một phần Countrywide mà từ trước Buffet đã tăng lượng vốn đầu tư vào các công ty dịch vụ tài chính, nhất là các công ty có liên quan đến thị trường cho vay thế chấp. Mới đây, khi trả lời phỏng vấn hãng truyền hình CNBC, Buffet cũng đã tuyên bố, thị trường nhà đất và tín dụng Mỹ suy sụp đang là cơ hội đầu tư thật sự cho nhà tài phiệt này.

N.C. (Theo Reuters, AP)

 

Người khiến nửa thế giới thắt cravate

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Có lẽ mọi người đàn ông trên thế giới nếu phải dùng đến cravate thì hầu như đều biết đến thương hiệu Marinella nổi danh thế giới.

Rất nhiều chính khách thế giới như Nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos, Tổng thống Mỹ từ Bill Clinton đến George Bush (bố và con), Tổng thống Pháp Jacques Chirac hay Thủ tướng Đức Helmut Kohl và Thủ tướng Anh Tony Blair đều đã từng đặt mua cravate Marinella.

Những chiếc cravate Marinella dù màu sắc nào, họa tiết ra sao cũng luôn là món quà sang trọng và luôn được ngưỡng mộ đón nhận đối với giới mày râu. Doanh nhân nổi tiếng đã sáng lập và làm nên thương hiệu cravate đó là Eugenio Marinella. Chỉ với một sản phẩm duy nhất, một thương hiệu duy nhất, Eugenio Marinella đã tạo nên một cơ đồ rất lớn cho con cháu ông sau này.

Italia nổi tiếng là đất nước của những mốt thời trang hiện đại nhất thế giới. Thế nhưng trung tâm thời trang lại chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc, xung quanh thành phố Milano. Còn vùng miền Nam nước này được coi là kém phát triển, nghèo và do đó được coi là không biết gì đến thời trang. Có lẽ chỉ có một ngoại lệ duy nhất là sản phẩm cravate của nhà Eugenio Marinella.

Chính vì vậy thương hiệu cravate Marinella là niềm tự hào và kiêu hãnh của mỗi người dân thành phố Napoli, cho dù họ không hề tham gia vào sản xuất những chiếc cravate này. Thậm chí không phải ai cũng có thể mạnh tay diện cho mình một chiếc cravate có giá tối thiểu 100 Euro này. Đến với cửa hàng bán cravate Marinella người ta có cảm tưởng như đến một viện bảo tàng tư nhân nhỏ chuyên về thế giới cravate với đủ màu sắc, kiểu dáng và họa tiết khác nhau. Và điều đặc biệt là người ta sẽ thấy từ 6 giờ 30 sáng đã có người đến xếp hàng mua cravate như xếp hàng mua bánh mì nóng để ăn bữa sáng.

Những du khách có thể bắt gặp những chiếc cravate cũng mang hiệu Marinella ở đâu đó tại một cửa hàng sang trọng ở New York hay Paris. Thế nhưng chắc chắn đó không phải là cravate Marinella chính hiệu. Lẽ đơn giản bởi Eugenio Marinella và con cháu ông sau này nhất quyết không mở bất kỳ một chi nhánh ở đâu cả cho dù họ đã có những lời chào mời rất hấp dẫn.

Chính vì vậy, dù thành lập từ năm 1914, đến nay đã gần 100 năm nhưng xưởng may cravate của nhà Marinella vẫn chỉ có vài chục người làm. Mỗi ngày có vài trăm chiếc cravate Marinella được xuất xưởng. Song chỉ từng đó thôi cũng đủ làm Eugenio Marinella và con cháu ông giàu có và nổi tiếng.

Các chuyên gia thương hiệu cho rằng nhà Eugenio Marinella đang sở hữu một thương hiệu rất lớn. Mặc dù cho đến nay dòng họ Marinella chưa bao giờ có ý định đem bán thương hiệu này, nhưng các chuyên gia đều dự đoán rằng giá của nó có khi còn lớn hơn nhiều lần lợi nhuận mà ông chủ Eugenio Marinella đã kiếm ra được trong mấy chục năm bán cravate.

Bất ngờ phát hiện ra thời trang cravate

Eugenio Marinella sinh năm 1880 tại thành phố Napoli của Italia. Những ai quan tâm đến lịch sử thời trang đều biết năm 1880 cũng chính là năm mà chiếc cravate lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới.

Chuyện là các cựu sinh viên của trường đại học Tổng hợp Oxford của Anh có sáng kiến là tháo chiếc dây buộc ở chóp mũ mà người ta vẫn hay đội đem thắt vào cổ áo để ra đường dễ nhận ra nhau. Và dù có rất nhiều màu sắc khác nhau nhưng cứ ai ra đường mà thắt vào cổ áo là biết ngay đó là cựu sinh viên trường Oxford. Dần dà cánh mày râu nhiều người thấy đẹp, nên đã bắt chước, dù chưa bao giờ học ở Oxford. Các hàng bán mũ phải bán dây riêng cho người muốn thắt dây ở cổ áo. Mỗi người nghĩ một kiểu thắt khác nhau, một màu sắc, một độ dài khác nhau.

Lịch sử của chiếc Cravate được ra đời như vậy và dần dần kiểu cách, độ dài và cách thắt cravate cũng được qui chuẩn. Cũng chính vì cravate bắt đầu từ những người đã từng học ở Oxford danh giá và sau này thành đạt nên những chiếc cravate gắn liền trước hết với giới thượng lưu, những người thành đạt và có chức sắc.

Eugenio Marinella khi trẻ chỉ là anh thợ may, suốt ngày cặm cụi bên chiếc máy may của một xưởng may quần áo tư nhân. Chính vì làm nghề may nên Eugenio Marinella cũng quan tâm đến thời trang, đặc biệt các mốt thời trang dành cho giới mày râu. Năm 1914, Eugenio Marinella bỏ làm thuê, mở một cửa hàng may đo trang phục cho nam giới tại thành phố quê hương Napoli của mình. Là một người dân miền Nam Italia, Eugenio Marinella rất muốn chứng tỏ rằng không chỉ có mỗi người miền Bắc mới thiết kế được các mốt thời trang sành điệu nhất.

Tuy nhiên, thời gian đầu Eugenio Marinella không thành công, vì quần áo nam hay bộ vest mà ông muốn bán không có gì đặc sắc. Hơn nữa thời gian để một mình Eugenio Marinella may quần áo cho khách là quá lâu. Eugenio Marinella trăn trở nghĩ cách gì, làm gì thật độc đáo để có được khách hàng mua sắm hay đặt may đồ trang phục của ông.

Và rồi như một sự tình cờ, sau một lần sang London mua vải, Eugenio Marinella đã sớm nhận thấy rằng mốt cravate đang bắt đầu thịnh hành ở Anh và sẽ nhanh chóng phổ biến ở Italia. Bản thân Eugenio Marinella cũng rất ấn tượng với những chiếc cravate. Chính những chiếc cravate này đã tôn lên vẻ đẹp, sự lịch sự và sang trọng ở mỗi người đàn ông.

Vốn đã rất say mê với trang phục nam, Eugenio Marinella thật sự bị hút hồn bởi vẻ đẹp mà những chiếc cravate đem lại cho những người đàn ông khi mặc áo sơ mi. Không chần chừ gì nữa Eugenio Marinella biết rằng mình đã có một ý tưởng độc đáo. Lúc đầu Eugenio Marinella đã nghĩ ngay rằng với những chiếc cravate kèm theo thì sơ mi và bộ vest nam ông bày bán sẽ đẹp hơn hẳn và chắc rằng sẽ rất thu hút khách.

Thế là từ đấy người dân Napoli thấy trong hiệu may trang phục nam có trưng bày những chiếc sơ mi hay bộ vest bày mẫu cùng với những chiếc cravate kiểu Anh nhiều màu, tuy lạ nhưng khá bắt mắt. Tuy vậy, dường như Eugenio Marinella vẫn chưa hài lòng. Rồi vẫn bị đeo bám với hình ảnh chiếc cravate, ý tưởng chuyên kinh doanh cravate đã xuất hiện trong đầu Eugenio Marinella. Ông tin tưởng, chắc chắn mình sẽ thành công, ít nhất cũng là ở thành phố Napoli, nhiều người giàu có nhưng còn lạc hậu trong ăn mặc.

Eugenio Marinella quay trở về Napoli và tìm thuê một cửa hàng mới để mở hiệu may và bán cravate. Ông đã nghiến răng chịu một giá thuê cắt cổ, để thuê được một địa điểm đắc địa, cho dù nó rộng chỉ vẻn vẹn 20 mét vuông. Cửa hàng đối diện ngay tại quảng trường chính của thành phố. Nơi đây thường xuyên có giới thượng lưu, giàu có qua lại và hẹn gặp nhau ở đó. Giới văn nghệ sĩ, những tay đua ngựa cũng hay hẹn nhau tại những quán bar hay câu lạc bộ ngay bên quảng trường này.

Độc chiêu với sản phẩm độc đáo

Cửa hàng may của Eugenio Marinella lúc đầu vẫn phải bán quần âu và áo sơ mi như trước. Thế nhưng trên những chiếc mẫu sơ mi thì khách hàng sửng sốt khi thấy những chiếc cravate kỳ lạ và đầy quyến rũ. Và rồi ai mua sơ mi của Eugenio Marinella cũng đều mua cravate của ông. Phong cách mặc sơ mi có đeo cravate của người Anh đã chính thức có mặt tại Napoli kể từ đó.

Có thể nói không sai, Eugenio Marinella không phải là người nghĩ ra chiếc cravate thắt trên cổ áo sơ mi, nhưng chính ông là người đã phổ biến nó ở Napoli và cả vùng phía Nam Italia. Napoli không hề ít người giàu có và chịu chơi vì vậy số người chịu ảnh hưởng của phong cách ăn mặc kiểu Anh ngày càng lớn. Đeo cravate không chỉ đẹp, mà dần dần trở thành một thứ trang phục bắt buộc theo kiểu luật bất thành văn của giới chính khách, giới thượng lưu và nghệ sĩ. Rất nhiều người đã mua cho mình nhiều cravate khác nhau.

Xưởng may của Eugenio Marinella nổi tiếng về cravate và Eugenio Marinella đã bỏ hẳn các mặt hàng khác để chuyên may cravate. Ông mạnh dạn mua thêm một khu đất mới ngay sau nhà để làm xưởng may tại chỗ. Người thiết kế cravate chính là ông chủ Eugenio Marinella sành điệu và nhạy cảm với thời trang nam.

Để có thể giữ độc quyền những chiếc cravate Marinella nổi tiếng của mình, Eugenio Marinella đã có nhiều chiêu độc đáo mang tính bí quyết. Eugenio Marinella chú trọng trước hết vào vải để may cravate. Mặc dù Italia có rất nhiều nhà sản xuất vải đẹp, nhưng Eugenio Marinella không đặt mua ở đó, mà quay lại nước Anh để tìm những bạn hàng cũ.

Rất mất công lùng sục, kén chọn, cuối cùng, Eugenio Marinella đã quyết định nhập toàn bộ vải để may cravate. Eugenio Marinella nhập lụa từ một nhà sản xuất độc quyền ở Anh. Các phụ liệu cần thiết như vải lót, chỉ khâu cũng được Eugenio Marinella đặt hàng theo hợp đồng riêng.

Ngay từ đầu Eugenio Marinella đã có ý thức rất rõ rằng sản phẩm cravate Marinella của mình phải độc đáo, không dễ gì có ai bắt chước nổi, ít nhất là ở Napoli và vùng phía Nam Italia. Cứ định kỳ vài tháng một lần, đích thân Eugenio Marinella sang tận London để đặt vải và tìm các mẫu vải mới. Hàng chục năm sau, Eugenio Marinella cũng chỉ nhập lụa và phụ kiện duy nhất từ London.

Triết lý kinh doanh của Eugenio Marinella

Thành công lớn nhất của Eugenio Marinella không phải là đã có ý tưởng kinh doanh cravate, mà là ông đã tài tình xây dựng được thương hiệu cravate Marinella lừng danh thế giới. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, đó chính là triết lý của Eugenio Marinella mà ông đã thực hiện trên thực tế một cách hoàn hảo.

Khi sinh thời, Eugenio Marinella cự tuyệt không bao giờ chịu chi phí một đồng nào cho quảng cáo. Ông cũng nhất quyết không mở chi nhánh hay khước từ mọi đề nghị liên doanh, hợp tác hấp dẫn. Thế nhưng mặt khác Eugenio Marinella lại đặc biệt chú trọng đến dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Ông quan niệm, mỗi người có hình thể, chiều cao khác nhau cần có một cravate phù hợp, cả về chiều dài lẫn màu sắc. Mỗi khách hàng đến với Eugenio Marinella đều được ông đón tiếp một cách trọng thị và tư vấn rất chu đáo.

Khách hàng ai cũng vậy, đều cảm thấy mình tự tin hơn sau mỗi lần đến với Eugenio Marinella. Không chỉ vì những chiếc cravate mua được mà cả những thông tin, những câu chuyện mà họ trao đổi với ông chủ Eugenio Marinella khéo léo, lịch thiệp. Eugenio Marinella nhờ phong cách kinh doanh đó mà có rất nhiều mối quen biết với những người giàu có, với chính khách và văn nghệ sĩ. Tất cả những người thuộc đẳng cấp này lại thỉnh thoảng giới thiệu cho nhau.

Và chỉ cần có thế, chỉ trong vòng một thời gian không lâu, Marinella đã trở thành thương hiệu cravate của giới thượng lưu. Phần lớn các đối tượng này đều đặt may trực tiếp tại cửa hàng và nhiều khi họ sẵn sàng trả giá gấp 3 lần giá bình thường để có được chiếc cravate ứng ý, có chiều dài thích hợp đúng với chiều cao của mình.

Chẳng hạn ông cựu thủ tướng Đức cao gần 2 mét, nặng trên 100 kg phải may cravate dài tới 157 cm thì mới đẹp. Trong khi đó một doanh nhân Nhật Bản cao chưa tới 1,70 mét thì chỉ cần một cravate dài 142 cm là vừa phải.

Trải qua hơn 50 năm kinh doanh, Eugenio Marinella đã rất thành công với thương hiệu cravate Marinella và ông đã tiếp tục truyền cho con cháu triết lý kinh doanh của mình.

Nguồn : Thời Báo Kinh Tế VN

 

Ông tổ thương hiệu cravate Marinella

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Eugenio Marinella đã sớm nhận thấy rằng mốt cravate đang bắt đầu thịnh hành ở Anh và sẽ nhanh chóng phổ biến ở Italia.

Có lẽ mọi người đàn ông trên thế giới nếu phải dùng đến cravate thì hầu như đều biết đến thương hiệu Marinella nổi danh thế giới

Rất nhiều chính khách thế giới như Nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos, Tổng thống Mỹ từ Bill Clinton đến George Bush (bố và con), Tổng thống Pháp Jacques Chirac hay Thủ tướng Đức Helmut Kohl và Thủ tướng Anh Tony Blair đều đã từng đặt mua cravate Marinella.

Những chiếc cravate Marinella dù màu sắc nào, họa tiết ra sao cũng luôn là món quà sang trọng và luôn được ngưỡng mộ đón nhận đối với giới mày râu. Doanh nhân nổi tiếng đã sáng lập và làm nên thương hiệu cravate đó là Eugenio Marinella. Chỉ với một sản phẩm duy nhất, một thương hiệu duy nhất, Eugenio Marinella đã tạo nên một cơ đồ rất lớn cho con cháu ông sau này.

Italia nổi tiếng là đất nước của những mốt thời trang hiện đại nhất thế giới. Thế nhưng trung tâm thời trang lại chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc, xung quanh thành phố Milano. Còn vùng miền Nam nước này được coi là kém phát triển, nghèo và do đó được coi là không biết gì đến thời trang. Có lẽ chỉ có một ngoại lệ duy nhất là sản phẩm cravate của nhà Eugenio Marinella.

Chính vì vậy thương hiệu cravate Marinella là niềm tự hào và kiêu hãnh của mỗi người dân thành phố Napoli, cho dù họ không hề tham gia vào sản xuất những chiếc cravate này. Thậm chí không phải ai cũng có thể mạnh tay diện cho mình một chiếc cravate có giá tối thiểu 100 Euro này. Đến với cửa hàng bán cravate Marinella người ta có cảm tưởng như đến một viện bảo tàng tư nhân nhỏ chuyên về thế giới cravate với đủ màu sắc, kiểu dáng và hoạ tiết khác nhau. Và điều đặc biệt là người ta sẽ thấy từ 6 giờ 30 sáng đã có người đến xếp hàng mua cravate như xếp hàng mua bánh mì nóng để ăn bữa sáng.

Những du khách có thể bắt gặp những chiếc cravate cũng mang hiệu Marinella ở đâu đó tại một cửa hàng sang trọng ở New York hay Paris. Thế nhưng chắc chắn đó không phải là cravate Marinella chính hiệu. Lẽ đơn giản bởi Eugenio Marinella và con cháu ông sau này nhất quyết không mở bất kỳ một chi nhánh ở đâu cả cho dù họ đã có những lời chào mời rất hấp dẫn.

Chính vì vậy, dù thành lập từ năm 1914, đến nay đã gần 100 năm nhưng xưởng may cravate của nhà Marinella vẫn chỉ có vài chục người làm. Mỗi ngày có vài trăm chiếc cravate Marinella được xuất xưởng. Song chỉ từng đó thôi cũng đủ làm Eugenio Marinella và con cháu ông giàu có và nổi tiếng.

Các chuyên gia thương hiệu cho rằng nhà Eugenio Marinella đang sở hữu một thương hiệu rất lớn. Mặc dù cho đến nay dòng họ Marinella chưa bao giờ có ý định đem bán thương hiệu này, nhưng các chuyên gia đều dự đoán rằng giá của nó có khi còn lớn hơn nhiều lần lợi nhuận mà ông chủ Eugenio Marinella đã kiếm ra được trong mấy chục năm bán cravate.

Bất ngờ phát hiện ra thời trang cravate

Eugenio Marinella sinh năm 1880 tại thành phố Napoli của Italia. Những ai quan tâm đến lịch sử thời trang đều biết năm 1880 cũng chính là năm mà chiếc cravate lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới.

Chuyện là các cựu sinh viên của trường đại học Tổng hợp Oxford của Anh có sáng kiến là tháo chiếc dây buộc ở chóp mũ mà người ta vẫn hay đội đem thắt vào cổ áo để ra đường dễ nhận ra nhau. Và dù có rất nhiều màu sắc khác nhau nhưng cứ ai ra đường mà thắt vào cổ áo là biết ngay đó là cựu sinh viên trường Oxford. Dần dà cánh mày râu nhiều người thấy đẹp, nên đã bắt chước, dù chưa bao giờ học ở Oxford. Các hàng bán mũ phải bán dây riêng cho người muốn thắt dây ở cổ áo. Mỗi người nghĩ một kiểu thắt khác nhau, một màu sắc, một độ dài khác nhau.

Lịch sử của chiếc Cravate được ra đời như vậy và dần dần kiểu cách, độ dài và cách thắt cravate cũng được qui chuẩn. Cũng chính vì cravate bắt đầu từ những người đã từng học ở Oxford danh giá và sau này thành đạt nên những chiếc cravate gắn liền trước hết với giới thượng lưu, những người thành đạt và có chức sắc.

Eugenio Marinella khi trẻ chỉ là anh thợ may, suốt ngày cặm cụi bên chiếc máy may của một xưởng may quần áo tư nhân. Chính vì làm nghề may nên Eugenio Marinella cũng quan tâm đến thời trang, đặc biệt các mốt thời trang dành cho giới mày râu. Năm 1914, Eugenio Marinella bỏ làm thuê, mở một cửa hàng may đo trang phục cho nam giới tại thành phố quê hương Napoli của mình. Là một người dân miền Nam Italia, Eugenio Marinella rất muốn chứng tỏ rằng không chỉ có mỗi người miền Bắc mới thiết kế được các mốt thời trang sành điệu nhất.

Tuy nhiên, thời gian đầu Eugenio Marinella không thành công, vì quần áo nam hay bộ vest mà ông muốn bán không có gì đặc sắc. Hơn nữa thời gian để một mình Eugenio Marinella may quần áo cho khách là quá lâu. Eugenio Marinella trăn trở nghĩ cách gì, làm gì thật độc đáo để có được khách hàng mua sắm hay đặt may đồ trang phục của ông.

Và rồi như một sự tình cờ, sau một lần sang London mua vải, Eugenio Marinella đã sớm nhận thấy rằng mốt cravate đang bắt đầu thịnh hành ở Anh và sẽ nhanh chóng phổ biến ở Italia. Bản thân Eugenio Marinella cũng rất ấn tượng với những chiếc cravate. Chính những chiếc cravate này đã tôn lên vẻ đẹp, sự lịch sự và sang trọng ở mỗi người đàn ông.

Vốn đã rất say mê với trang phục nam, Eugenio Marinella thật sự bị hút hồn bởi vẻ đẹp mà những chiếc cravate đem lại cho những người đàn ông khi mặc áo sơ mi. Không chần chừ gì nữa Eugenio Marinella biết rằng mình đã có một ý tưởng độc đáo. Lúc đầu Eugenio Marinella đã nghĩ ngay rằng với những chiếc cravate kèm theo thì sơ mi và bộ vest nam ông bày bán sẽ đẹp hơn hẳn và chắc rằng sẽ rất thu hút khách.

Thế là từ đấy người dân Napoli thấy trong hiệu may trang phục nam có trưng bày những chiếc sơ mi hay bộ vest bày mẫu cùng với những chiếc cravate kiểu Anh nhiều màu, tuy lạ nhưng khá bắt mắt. Tuy vậy, dường như Eugenio Marinella vẫn chưa hài lòng. Rồi vẫn bị đeo bám với hình ảnh chiếc cravate, ý tưởng chuyên kinh doanh cravate đã xuất hiện trong đầu Eugenio Marinella. Ông tin tưởng, chắc chắn mình sẽ thành công, ít nhất cũng là ở thành phố Napoli, nhiều người giàu có nhưng còn lạc hậu trong ăn mặc.

Eugenio Marinella quay trở về Napoli và tìm thuê một cửa hàng mới để mở hiệu may và bán cravate. Ông đã nghiến răng chịu một giá thuê cắt cổ, để thuê được một địa điểm đắc địa, cho dù nó rộng chỉ vẻn vẹn 20 mét vuông. Cửa hàng đối diện ngay tại quảng trường chính của thành phố. Nơi đây thường xuyên có giới thượng lưu, giàu có qua lại và hẹn gặp nhau ở đó. Giới văn nghệ sĩ, những tay đua ngựa cũng hay hẹn nhau tại những quán bar hay câu lạc bộ ngay bên quảng trường này.

Độc chiêu với sản phẩm độc đáo

Cửa hàng may của Eugenio Marinella lúc đầu vẫn phải bán quần âu và áo sơ mi như trước. Thế nhưng trên những chiếc mẫu sơ mi thì khách hàng sửng sốt khi thấy những chiếc cravate kỳ lạ và đầy quyến rũ. Và rồi ai mua sơ mi của Eugenio Marinella cũng đều mua cravate của ông. Phong cách mặc sơ mi có đeo cravate của người Anh đã chính thức có mặt tại Napoli kể từ đó.

Có thể nói không sai, Eugenio Marinella không phải là người nghĩ ra chiếc cravate thắt trên cổ áo sơ mi, nhưng chính ông là người đã phổ biến nó ở Napoli và cả vùng phía Nam Italia. Napoli không hề ít người giàu có và chịu chơi vì vậy số người chịu ảnh hưởng của phong cách ăn mặc kiểu Anh ngày càng lớn. Đeo cravate không chỉ đẹp, mà dần dần trở thành một thứ trang phục bắt buộc theo kiểu luật bất thành văn của giới chính khách, giới thượng lưu và nghệ sĩ. Rất nhiều người đã mua cho mình nhiều cravate khác nhau.

Xưởng may của Eugenio Marinella nổi tiếng về cravate và Eugenio Marinella đã bỏ hẳn các mặt hàng khác để chuyên may cravate. Ông mạnh dạn mua thêm một khu đất mới ngay sau nhà để làm xưởng may tại chỗ. Người thiết kế cravate chính là ông chủ Eugenio Marinella sành điệu và nhạy cảm với thời trang nam.

Để có thể giữ độc quyền những chiếc cravate Marinella nổi tiếng của mình, Eugenio Marinella đã có nhiều chiêu độc đáo mang tính bí quyết. Eugenio Marinella chú trọng trước hết vào vải để may cravate. Mặc dù Italia có rất nhiều nhà sản xuất vải đẹp, nhưng Eugenio Marinella không đặt mua ở đó, mà quay lại nước Anh để tìm những bạn hàng cũ.

Rất mất công lùng sục, kén chọn, cuối cùng, Eugenio Marinella đã quyết định nhập toàn bộ vải để may cravate. Eugenio Marinella nhập lụa từ một nhà sản xuất độc quyền ở Anh. Các phụ liệu cần thiết như vải lót, chỉ khâu cũng được Eugenio Marinella đặt hàng theo hợp đồng riêng.

Ngay từ đầu Eugenio Marinella đã có ý thức rất rõ rằng sản phẩm cravate Marinella của mình phải độc đáo, không dễ gì có ai bắt chước nổi, ít nhất là ở Napoli và vùng phía Nam Italia. Cứ định kỳ vài tháng một lần, đích thân Eugenio Marinella sang tận London để đặt vải và tìm các mẫu vải mới. Hàng chục năm sau, Eugenio Marinella cũng chỉ nhập lụa và phụ kiện duy nhất từ London.

Triết lí kinh doanh của Eugenio Marinella

Thành công lớn nhất của Eugenio Marinella không phải là đã có ý tưởng kinh doanh cravate, mà là ông đã tài tình xây dựng được thương hiệu cravate Marinella lừng danh thế giới. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, đó chính là triết lí của Eugenio Marinella mà ông đã thực hiện trên thực tế một cách hoàn hảo.

Khi sinh thời, Eugenio Marinella cự tuyệt không bao giờ chịu chi phí một đồng nào cho quảng cáo. Ông cũng nhất quyết không mở chi nhánh hay khước từ mọi đề nghị liên doanh, hợp tác hấp dẫn. Thế nhưng mặt khác Eugenio Marinella lại đặc biệt chú trọng đến dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Ông quan niệm, mỗi người có hình thể, chiều cao khác nhau cần có một cravate phù hợp, cả về chiều dài lẫn màu sắc. Mỗi khách hàng đến với Eugenio Marinella đều được ông đón tiếp một cách trọng thị và tư vấn rất chu đáo.

Khách hàng ai cũng vậy, đều cảm thấy mình tự tin hơn sau mỗi lần đến với Eugenio Marinella. Không chỉ vì những chiếc cravate mua được mà cả những thông tin, những câu chuyện mà họ trao đổi với ông chủ Eugenio Marinella khéo léo, lịch thiệp. Eugenio Marinella nhờ phong cách kinh doanh đó mà có rất nhiều mối quen biết với những người giàu có, với chính khách và văn nghệ sĩ. Tất cả những người thuộc đẳng cấp này lại thỉnh thoảng giới thiệu cho nhau.

Và chỉ cần có thế, chỉ trong vòng một thời gian không lâu, Marinella đã trở thành thương hiệu cravate của giới thượng lưu. Phần lớn các đối tượng này đều đặt may trực tiếp tại cửa hàng và nhiều khi họ sẵn sàng trả giá gấp 3 lần giá bình thường để có được chiếc cravate ứng ý, có chiều dài thích hợp đúng với chiều cao của mình.

Chẳng hạn ông cựu thủ tướng Đức cao gần 2 mét, nặng trên 100 kg phải may cravate dài tới 157 cm thì mới đẹp. Trong khi đó một doanh nhân Nhật Bản cao chưa tới 1,70 mét thì chỉ cần một cravate dài 142 cm là vừa phải.

Trải qua hơn 50 năm kinh doanh, Eugenio Marinella đã rất thành công với thương hiệu cravate Marinella và ông đã tiếp tục truyền cho con cháu triết lí kinh doanh của mình.

Nguồn : TBKTVN

 

Một lần nữa hãng hàng không quốc gia Singapore (SIA) lại về nhất ở nhiều lĩnh vực. Độc giả tạp chí Business Traveler chọn Singapore Airlines là hãng hàng không xuất sắc nhất thế giới, hãng hàng không tốt nhất để lữ hành quốc tế; cabin hạng doanh nhân tốt nhất; thực đơn hạng doanh nhân ngon nhất; cabin hạng phổ thông tốt nhất.

Còn Orient Aviation, một tạp chí thuộc Hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương mà trong đó Vietnam Airlines là một thành viên thì chọn tổng giám đốc Chew Choon Seng là Nhân vật của năm 2006.

Không một phút lơ là

Trong 6 tháng đầu năm tài chính kết thúc ngày 30/9/2006, SIA đã vận chuyển được 9 triệu lượt hành khách. Đây là một con số cao kỷ lục. Và tuy toàn ngành hàng không dân dụng quốc tế trải qua nhiều khó khăn lớn phát sinh từ giá dầu tăng cao, khủng bố đe dọa tấn công và các dịch bệnh cùng những thảm họa thiên nhiên, nhưng SIA vẫn tiếp tục là một trong số ít các hãng hàng không hoạt động có lãi cao.

Cụ thể là 368 triệu S$ (236 triệu USD), tăng 17,7% so cùng kỳ năm ngoái. Các dấu hiệu cho thấy kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm tài chính 2006-2007 cũng rất tốt đẹp. Hành khách khu vực và quốc tế tiếp tục trung thành với SIA (công suất sử dụng ghế trên máy bay đạt trung bình hơn 77% trong 6 tháng đầu năm).

“Tôi hân hạnh đón nhận giải này nhưng là nhận thay cho toàn thể nhân viên của Singapore Airlines. Trong 3 năm qua, chúng tôi không hề dám ngủ quên, không dám một phút lơ là,” tổng giám đốc Chew Choon Seng nói với tạp chí Orient Aviation khi biết mình được cơ quan ngôn luận của Hội các hãng hàng không dân dụng châu Á-Thái Bình Dương (AAPA) bình chọn là Nhân vật của năm 2006.

“Đúng là chúng tôi vẫn bay tốt, có lãi nhưng ngoài việc phải đối phó với chi phí tăng do giá nhiên liệu tăng (chiếm gần 40% tổng chi phí hoạt động của hãng) và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn ra, chúng tôi còn phải nỗ lực bù đắp cho những thiệt hại đã phát sinh từ việc Airbus giao cho chúng tôi máy bay A380 quá trễ so với kế hoạch (cụ thể là sang tháng 10/2007 mới nhận chiếc đầu tiên thay vì nhận từ tháng 3/2006),” ông nói.

“Thiếu máy bay để kịp đáp ứng tăng trưởng của thị trường luôn là điều các hãng hàng không lo ngại nhiều nhất,” ông nói. Để bù đắp cho thiếu hụt máy bay mới, SIA phải tìm kiếm từ các địa chỉ có thể cung cấp máy bay cho thuê.

Đây là điều khiến SIA bực tức vì lâu nay SIA vẫn là hàng có sẵn tiền mặt để mua máy bay mới 100%, không cần vay mượn từ bất cứ nguồn tài chính nào. Tính toán chi phí nhiên liệu, chọn mua máy bay, nghiên cứu phát triển hệ thống đường bay, theo dõi kế hoạch tái thiết kế các khoang hạng nhất, hạng doanh nhân và hạng phổ thông trên những chiếc Boeing 777-300ER mới tinh, đối phó với đe doạ khủng bố, sóng thần, bệnh dịch lây lan, khủng hoảng ở các địa phương nơi SIA bay đến… nay đã trở thành những đề tài làm việc hàng ngày của ông Seng.

Ngoài ra ông còn là chủ tịch công ty chuyên ngành kinh doanh cho thuê máy bay Singapore Aircraft Leasing Enterprise (SALE, mới được bán cho ngân hàng Trung Quốc hồi trung tuần tháng 12.2006 với giá 965 triệu USD) và là phó chủ tịch hai công ty con của SIA là Singapore Airport Terminal Services và SIA Engineering.

Nỗ lực mãi mãi

Ông Chew Choon Seng gia nhập hàng ngũ nhân viên SIA từ năm 1972 sau khi tốt nghiệp kỹ sư Đại học Singapore và lấy bằng thạc sĩ về nghiên cứu và quản lý ở Đại học London. Theo dòng thời gian, ông đã từ chức vụ này “bay” sang chức vụ khác. Cụ thể là ông đã từng là giám đốc của SIA tại các thị trường Tokyo, Rome, Sydney, Los Angeles, London rồi trở về Singapore làm giám đốc hành chính, ban kế hoạch, rồi ban tài chính, sang ban tiếp thị, ban nhân sự, ban pháp lý để rồi từ tháng 6.2003 trở thành “cơ trưởng” của SIA. Tiến sĩ Cheong Choong Kong, người có thâm niên điều hành SIA tin tưởng giao cần lái lại cho ông.

Khi ấy ông đã nói rằng nhiệm vụ của ông là lèo lái SIA trong một cuộc chạy đua marathon không có điểm đến. Không những thế ông còn nhận định rằng, “SIA bay ngược gió nên phải nỗ lực mãi mãi”. Lúc ấy, mây đen tạo ra từ biến cố kinh hoàng sáng ngày 11/9/2001 tại Mỹ chưa tan hẳn và bầu trời châu Á lại bị đe doạ vì bệnh dịch SARS. Để SIA không khủng hoảng, ông đề ra giải pháp cắt giảm nhân sự và giảm lương, thưởng. Lần đầu tiên trong lịch sử, SIA báo cáo hoạt động kinh doanh bị lỗ.

Nhưng SARS nhanh chóng tan biến còn SIA thì trở lại phục hồi, có thể chọn mua nhiều máy bay mới mà Airbus và Boeing chào mời. Chỉ trong tháng 7/2006 hãng đã có số đơn mua hàng trị giá 7,5 tỷ USD gồm mua thêm 9 chiếc Airbus A380; 20 chiếc Airbus A350 XWB. Ngoài ra SIA còn giành ưu tiên mua thêm sau này 6 chiếc A380 và 20 chiếc A350 khác cũng như hoàn tất các khâu chọn lựa quyết định mua 20 chiếc Boeing 787 Dreamliner tổng trị giá khoảng 4,5 tỷ USD.

Vào tháng 6/2006, ông được bầu làm chủ tịch Hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA), một tổ chức chuyên ngành với hơn 270 hãng thành viên (Vietnam Airlines mới chính thức gia nhập tổ chức này hôm 8/12/2006).

Ở vai trò mới này, ông kêu gọi các hãng hàng không thế giới tìm giải pháp cắt giảm khí thải từ máy bay để bảo vệ môi trường, đồng thời tránh không bị chính phủ các nước áp đặt những khoản thuế “trừng phạt”. Tích cực theo đuổi chương trình StB (tắt của Simplifying the Business – tinh giản hoá việc làm ăn) mà IATA đã đề ra, theo đó đến cuối năm 2007 mọi hãng phải hoàn tất quy trình sử dụng vé điện tử thay cho vé giấy bình thường. Và dĩ nhiên ông cũng không quên củng cố an ninh hàng không, cả trên máy bay lẫn ở nhà ga hàng không, sân bay… là điều tối cần thiết vì đe doạ từ khủng bố vẫn còn đó.

Nhân vật của Năm 2006 sẽ làm gì trong năm mới 2007? “Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn là hai thị trường lớn có nhiều tiềm năng”, ông nói. “Mở rộng được thêm nhiều đường bay đến hai thị trường ấy là điều hoàn toàn phù hợp với vị trí và chiến lược của chúng tôi trong châu Á”.

Nguồn : SGTT

 

Một giờ với tỷ phú Steve Forbes

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tạp chí Forbes chuẩn bị cho ra mắt một ấn phẩm chuyên đề về Việt Nam. Tỷ phú Steve Forbes, Tổng biên tập kiêm chủ bút tỏ ra khá quan tâm tới những tin tức về thị trường chứng khoán, về sự đầu tư gián tiếp của người nước ngoài tại Việt Nam.

Forbes là tạp chí chuyên về kinh doanh hàng đầu của Mỹ với số phát hành lên tới 1 triệu bản/kỳ, do ông nội của Steve Forbes thành lập năm 1917. Cập nhật thông tin về công nghiệp, công nghệ, khoa học, tiếp thị, đầu tư và những lĩnh vực khác trong nền kinh tế toàn cầu, Forbes đạt doanh thu quảng cáo tới 250 triệu USD/năm. Steve Forbes đề cập nhiều đến kinh tế Việt Nam, nhưng không phải những vấn đề vĩ mô, mà là những câu chuyện dường như tiểu tiết, như chuyến viếng thăm Hà Nội của Bill Gates...

Steve Forbes khá cởi mở và tỏ ra khá phấn khích với kết quả tốt đẹp của vòng đàm phán cuối Việt - Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO. “Chúc mừng VN. Các bạn đang ở một thời điểm đáng nhớ”, Steve Forbes nói.

Tim W. Ferguson, Tổng biên tập Forbes Asia, một ấn bản của Forbes chuyên về châu Á, tiếp lời Steve Forbes bằng cách đưa ra một số Forbes Asia xuất bản cách đây 3 năm về Việt Nam. “Chúng tôi chuẩn bị những bài viết mới, chuyên đề mới về Việt Nam” - ông nói. Và ông bắt đầu kể về chuyến thăm Hà Nội 2 năm trước với một nhận xét hóm hỉnh rằng thủ đô Việt Nam có nhiều nhà ống 4-5 tầng, giá trị tính bằng hàng trăm cây vàng. Ông hỏi: “Nhà ở Việt Nam còn được mua bán bằng vàng không? Có thanh toán qua ngân hàng không?”. Rồi bất ngờ, ông quay sang phía đại diện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng đi trong đoàn để hỏi về khả năng niêm yết của các ngân hàng, chuyện xử lý nợ xấu.

Steve Forbes cũng tỏ ra quan tâm tới những tin tức về thị trường chứng khoán, về sự đầu tư gián tiếp của người nước ngoài. Ông nói một cách nhiệt thành về flat tax, mà nội dung cơ bản là áp dụng một mức thuế như nhau cho tất cả mọi người. Ông là người khởi xướng cho thuyết về thuế này, đã từng xuất bản những cuốn sách về nó và ý tưởng của ông đã được không ít nước áp dụng. Ông hỏi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và ngạc nhiên khi biết nó thấp hơn thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ (Việt Nam 28%, Mỹ 35%).

Ở Steve Forbes không có vẻ năng động, bận rộn đến choáng ngợp mà cánh nhà báo vẫn thường hình dung về chủ bút những tờ nổi tiếng. Ông điềm tĩnh và chuyển chủ đề nói chuyện rất nhanh với những đối tượng khác nhau trong cùng bàn mà câu chuyện lại luôn gắn kết ở một điểm nào đó. Sự lôi cuốn trong cách tiếp xúc của ông bắt đầu từ đây.

Nguồn : TBKTVN

 

Người bán báo rong trở thành tỷ phú sòng bạc

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Giới sòng bạc thế giới chẳng ai lạ lẫm gì với cái tên ông trùm Sheldon Adelson. Với tổng tài sản 20,5 tỷ USD, ông đứng thứ 3 trong top những người giàu nhất nước Mỹ, sau Bill Gates và Warren Buffett.

Sheldon Adelson là ông trùm sòng bạc, nhưng cả một thời gian dài không ai biết ông có bao nhiêu tiền. Chỉ đến tháng 12/2004, khi ông bán 10% cố phiếu của Tập đoàn Las Vegas Sands Corp. thu về gần 1,5 tỷ USD, người ta mới biết số tài sản không lồ mà ông có. Khó ai có tốc độ làm giàu nhanh như Sheldon Adelson. Mới đây, giới truyền thông xôn xao đưa tin Eugene Isenberg của Tập đoàn Nabor Industries là vị CEO có mức lương cao nhất thế giới với 71 triệu USD mỗi năm. Thế nhưng Sheldon Adelson hoàn toàn có thể cười khẩy về câu chuyện đó, lý do đơn giản là để làm ra số tiền này, ông chỉ cần 3 ngày không hơn.

Hiện mỗi ngày, ông trùm sòng bạc Las Vegas này thu về tổng cộng 23,6 triệu USD lợi nhuận, gần 1 triệu USD mỗi giờ. Người ta cũng ước tính, nếu duy trì được tốc độ làm giàu ngạc nhiêu này thì chưa đầy 10 năm nữa chính Sheldon Adelson sẽ vượt qua Bill Gates để chiếm ngôi người giàu nhất hành tinh.

Khởi nghiệp từ nghề bán báo rong

Sheldon Adelson sinh năm 1933, là người gốc Do Thái sống tại khu phố Boston (Mỹ). Để thành đạt và là một tỷ phú, ông đã phải bươn chải, kiếm sống bằng mọi nghề. Những người sống ở khu phố nghèo Dorchester, Boston vẫn luôn nhớ hình ảnh cậu bé lanh lợi bán báo mỗi ngày. Học hành dang dở, ngoài thời gian bán báo, Sheldon Adelson còn làm đủ thứ nghề khác nhau để kiếm sống, khi bán bánh kẹo, khi phát tờ rơi. Thời gian bươn chải này đã giúp ông có thêm nhiều kinh nghiệm về thương trường. Kết thúc nghĩa vụ quân sự, ông bắt đầu tiếp cận thị trường để tìm hướng kinh doanh. Ông chọn nghề môi giới tài chính, tín dụng và bảo hiểm - lĩnh vực mà ông ưa thích nhất - làm bước khởi điểm.

Ông ví những cơ hội đến với mình như người đợi xe bus, chẳng may lỡ chuyến này thì chỉ vài phút sau lại có chuyến khác. Qua cách so sánh của Sheldon Adelson, người ta thấy ở ông niềm khát khao kinh doanh và sự tự tin vào những cơ hội kinh doanh mới luôn xuất hiện. Nhờ triết lý kinh doanh và tham vọng mãnh liệt đó mà Sheldon Adelson nhìn đâu cũng có thể kiếm được tiền.

Là người khá nhạy bén với các cơ hội kinh doanh tiềm năng nên ông đã sớm nhận ra xu hướng bùng nổ của công nghiệp máy tính cá nhân. Ông quyết định thành lập Công ty Comdex làm dịch vụ hội chợ máy tính khi biết rằng rất nhiều khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và giới thiệu sản phẩm của mình trên thị trường. Nhờ có mối quan hệ rộng của một nhà môi giới sành sỏi cộng với khả năng tổ chức tốt, ông đã thu hút được các đại gia máy tính khắp nơi tham dự. Sheldon Adelson đã thu bội tiền khi cho thuê mặt bằng hội chợ với giá 40 USD/m2, trong khi ông trả cho chủ đất chỉ 15cent/m2.

Sau gần 20 năm hốt bạc từ kinh doanh hội chợ, năm 1997, ông bán Comdex lại cho tập đoàn Softbank của Nhật với giá 860 triệu USD. Chưa hài lòng với số tài sản khổng lồ này, gã phù thủy trong giới kinh doanh nuôi tham vọng nhảy sang lĩnh vực kinh doanh khách sạn và sòng bạc ở Las Vegas. Năm 1991, sau chuyến nghỉ trăng mật với người vợ thứ hai tại Italy, ông quyết định đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn Casino Venedig tại Las Vegas. Tại đây có hơn 4.000 phòng khách sạn, 12 nhà hàng sang trọng và một khu phố mua sắm cao cấp. Khách đến sòng bạc có thể lựa chọn hình thức chơi bạc có người phục vụ hoặc tự động. Casino Venedig trở thành chốn ăn chơi hoành tráng nhất của thủ đô cờ bạc thế giới Las Vegas.

Chưa hài lòng với những gì mình có, mới đây khi bước sang tuổi 70, Sheldon Adelson bỏ 6 tỷ USD để biến Cotai, sòng bạc của Macao thành một Las Vegas châu Á. Ông hoàn toàn tin tưởng nơi này sẽ trở thành thiên đường cờ bạc của những tay chơi sành điệu nhất thế giới.

Nguồn : TBKTVN

 

Ba câu chuyện cuộc đời

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Giữa tháng 6/2005, một bài phát biểu ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học danh tiếng Stanford (Mỹ) đã gây chấn động lớn ở các giảng đường đại học và được đăng tải ở các báo giáo dục và kinh doanh trên thế giới, loan rộng trên internet. Chủ nhân bài phát biểu này là ông Steve Jobs, Giám đốc điều hành của công ty máy tính Apple Computer và xưởng sản xuất phim hoạt hình Pixar Animation Studio.

Không hàm chứa những lời hô khẩu hiệu giáo điều, bài phát biểu của ông Jobs đơn giản là một chuỗi các tự truyện của một doanh nhân thành đạt đã trải qua một cuộc đời nhiều sóng gió và bất ngờ: bỏ học đại học, mày mò lắp ráp máy tính, bị đuổi khỏi công ty do chính mình sáng lập để rồi cuối cùng lại quay về thống trị…

Đặc biệt hơn cả, thay vì chúc các tân cử nhân Stanford một sự nghiệp thành công, tương lai chói lọi như thường các đại biểu vẫn làm ở lễ tốt nghiệp, Jobs đã nói: “Hãy cứ thèm khát và dại dột” (Stay hungry. Stay foolish”). Bởi vì chỉ có mạo hiểm, mơ ước, và sống đúng với đam mê của mình, mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện".

Câu chuyện đầu tiên - “kết nối các sự kiện”

Tôi bỏ học ở trường đại học Reed sau sáu tháng nhưng vẫn ở lại loanh quanh đến tận 18 tháng nữa mới thực sự ra đi. Tại sao tôi lại chọn bỏ học?

Mọi thứ bắt đầu từ lúc tôi chào đời. Mẹ đẻ của tôi là một sinh viên trẻ mới tốt nghiệp đại học, chưa chồng. Vì thế, bà quyết định mang tôi cho làm con nuôi. Bà tin rằng nên để những người có bằng đại học mang tôi về nuôi và đã sắp xếp sẵn mọi thủ tục cho con với hai vợ chồng luật sư. Chẳng thể ngờ, đến lúc tôi chào đời, họ lại đổi ý muốn có con gái.

Thế là, bố mẹ tôi bây giờ, lúc đó đang trong danh sách chờ đợi, nhận được một cú điện thoại lúc nửa đêm: “Có một bé trai mới sinh chưa ai nhận. Ông bà có muốn nhận không?” Họ vui mừng đồng ý ngay. Khi mẹ đẻ mới biết bố mẹ tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học, thậm chí cha tôi còn chưa tốt nghiệp cấp ba, bà nhất định không ký giấy cho con nuôi và chỉ nhượng bộ khi bố mẹ tôi hứa sau này sẽ cho tôi vào đại học.

17 năm sau, tôi vào đại học thật. Nhưng tôi lại ngu ngốc chọn một trường đắt tiền ngang với Stanford, và toàn bộ số tiền ít ỏi của bố mẹ tôi, những người lao động chân tay, đổ vào trả tiền học.

Sau sáu tháng, tôi thấy việc đầu tư như vậy thật vô nghĩa. Tôi không biết mình muốn làm gì và cũng không biết trường đại học sẽ giúp mình như thế nào. Thế mà tôi vẫn ngồi đây, tiêu tốn những đồng tiền bố mẹ bỏ bao mồ hôi công sức cả đời mới kiếm được. Tôi quyết định bỏ học và tin rằng, mọi thứ rồi cũng được thu xếp ổn thoả. Lúc đó thật sự rất run, nhưng bây giờ nhìn lại, tôi hiểu rằng, đấy là quyết định đúng đắn nhất của đời mình. Ngay khi quyết định bỏ học, tôi đã
bỏ những môn bắt buộc mà mình không thích và bắt đầu kiếm các lớp có vẻ thú vị hơn.

Tôi không được ở ký túc xá, vì vậy tôi ngủ ở sàn nhà phòng các bạn, trả vỏ lon Coca để lấy 5 cent mua thức ăn, và đi bộ hơn 10 cây số dọc thành phố vào các ngày chủ nhật để đến ăn một bữa làm phúc hàng tuần của đền Hare Krishna. Tôi thật sự thích cuộc sống đó. Và chính những gì đã xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò và tri giác của tuổi trẻ…lúc đó đã biến thành những kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này.

Đại học Reed lúc đó có trường học dạy thiết kế thư pháp, có lẽ là đỉnh nhất trong cả nước. Mọi mẫu chữ trên các poster, biển hiệu… xung quanh trường đều rất được thiết kế rất đẹp.

Lúc ấy, coi như đã bỏ học và không phải học những môn bắt buộc nữa, tôi quyết định chọn lớp học về mẫu chữ mỹ thuật để tìm hiểu cung cách thiết kế. Tôi đã tìm hiểu về các mẫu chữ serif, san serif, về các khoảng cách khác nhau giữa các mẫu chữ, về các phương cách làm cho kiểu in (typography). Những kiểu cách vẽ chứ đó thật gợi cảm, tinh tế, giàu lịch sử. Chúng mê hoặc tôi từ lúc nào không hay.

Những thứ viển vông này chắc chẳng đem lại một ứng dụng thực tế nào cho cuộc đời tôi. Thế nhưng 10 năm sau, khi bắt đầu thiết kế chiếc máy tính MacIntosh đầu tiên, tất cả quay trở lại. Chúng tôi đã dồn hết kiến thức của mình vào thiết kế chiếc Mac này. Đó là chiếc máy đầu tiên có kiểu chữ rất đẹp.

Nếu tôi đã không bước chân vào lớp học thiết kế chữ hồi đại học, chiếc Mac bây giờ sẽ không bao giờ có các kiểu dáng chữ và các phông chữ có khoảng cách đều nhau như thế này. Và vì thế, có lẽ cũng chẳng máy tính cá nhân nào trên thế giới có các kiểu chữ này (vì Windows cóp hoàn toàn từ Mac). Nếu không bao giờ bỏ học, tôi đã không đi học lớp thiết kế chữ này, và các máy tính cá nhân cũng không có được những mẫu chữ tuyệt diệu hôm nay. Dĩ nhiên, khi còn ngồi ghế nhà trường, làm sao tôi có thể kết nối các sự việc theo hướng như vậy? Nhưng 10 năm sau nhìn lại, tất cả đều rất rõ ràng.

Dĩ nhiên, các bạn không thể kết nối các sự việc khi nhìn về phía trước, chỉ có thể làm như vậy khi ta nhìn lại một quãng đường. Vì vậy, các bạn phải tin tưởng rằng các hành vi, sự kiện của hiện tại có một mối liên quan nào đó đến tương lai. Bạn phải tin tưởng vào một điều gì đó - linh tính, số phận, cuộc đời, thuyết nhân quả…bất kỳ cái gì. Lối suy nghĩ này chưa bao giờ làm tôi thất vọng, và chính nó đã tạo nên tất cả những khác biệt trong cuộc đời mình.

Câu chuyện thứ hai: Tình yêu và sự mất mát

Tôi đã rất may mắn khi tìm thấy điều mình thực sự yêu thích khi còn trẻ tuổi. Woz và tôi bắt đầu thiết kế máy Apple trong gara ô tô của bố mẹ tôi hồi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ, và trong vòng 10 năm sau, Apple đã trưởng thành. Từ một bộ sậu chỉ có hai người biến thành một tập đoàn trị giá 2 tỷ đô la với hơn 4.000 nhân viên. Chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm đỉnh cao nhất của mình -máy MacIntosh - năm trước đó, lúc tôi mới bước sang tuổi 30.

Rồi tôi bị đuổi việc. Làm sao có thể bị đuổi việc khỏi một công ty bản thân mình sáng lập nên? Chuyện là thế này. Khi Apple mở rộng, chúng tôi thuê một người mà tôi nghĩ là rất tài năng để điều hành công ty cùng mình. Một hai năm đầu, mọi thứ đều ổn. Nhưng rồi những định hướng tương lai có điểm bất đồng, cuối cùng, chúng tôi cãi nhau. Hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, tôi thì ra khỏi công ty, khi 30 tuổi.

Tâm huyết của cả một thời kỳ đã tiêu tan, tôi hoàn toàn tuyệt vọng.

Một vài tháng sau đó, không biết phải làm gì, tôi cảm thấy đã không phải với các bậc tiền bối, đã bỏ lỡ cơ hội khi nó đến tầm tay. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce và cố gắng nói lời xin lỗi vì đã làm hỏng mọi chuyện. Là một trường hợp thất bại mà công chúng đều biết đến, thậm chí tôi còn nghĩ đến việc bỏ chạy khỏi thung lũng nơi mình sống.

Nhưng rồi có một điều mà dần dần tôi nhận ra - tôi vẫn rất yêu những việc mình làm! Những biến đổi ở Apple đã không hề làm giảm sút niềm đam mê đó. Tôi đã bị từ chối, nhưng vẫn yêu. Vì thế, tôi quyết định làm lại.

Lúc đó, tôi không thể nhận thức được rằng, chính việc bị đuổi khỏi Apple là điều tuyệt vời nhất đã diễn ra trong đời. Những gánh nặng của vinh quang được thay thế bởi cảm giác nhẹ nhỏm khi bắt đầu lại từ đầu và không chắc chắn về mọi thứ. Tôi được tự do bước vào thời kỳ sáng tạo nhất của cuộc đời.

Trong vòng 5 năm sau đó, tôi bắt đầu một công ty tên là NeXT, một công ty khác tên Pixar, và đem lòng yêu một người phụ nữ tuyệt vời sau này đã trở thành vợ tôi.

Pixar bắt đầu sản xuất các phim hoạt hình sử dụng công nghệ máy tính đầu tiên của thế giới, bộ phim Câu Chuyện Đồ Chơi (Toy Story), và bây giờ đã trở thành một trong những xưởng sản xuất phim hoạt hình thành công nhất thế giới.

Vật đổi sao dời, cuối cùng thì Apple lại mua lại NeXT và tôi trở về Apple, sử dụng chính những công nghệ đã phát triển ở NeXT vào phục hưng lại cho Apple. Tôi và Laurence đã cùng nhau xây dựng một gia đình đầm ấm.

Tôi tin chắc rằng, những điều kỳ diệu trên đã không xảy ra nếu tôi không bị đuổi khỏi Apple. Đó là một liều thuốc đắng, nhưng đúng là bệnh nhân cần có nó. Đôi lúc cuộc đời quẳng một cục gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin.

Tôi tin rằng, điều duy nhất tiếp sức cho mình là việc tình yêu những việc mình làm. Bạn cũng vây, phải tìm thấy niềm đam mê của mình. Đối với công việc hay với người tình đều thế cả. Công việc sẽ chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để thực sự toại nguyện là làm được những điều bạn nghĩ là vĩ đại nhất. Và cách duy nhất để làm được những điều vĩ đại là yêu việc mình làm. Nếu chưa tìm thấy thì bạn cứ tiếp tục tìm đi. Đừng bằng lòng với sự ổn định. Giống như trong tình yêu vậy, bạn sẽ biết ngay khi bạn tìm thấy nó. Và cũng giống như trong bất kỳ mối quan hệ nào, nó sẽ chỉ tốt đẹp thêm theo năm tháng mà thôi. Bạn cứ tìm đến khi bao giờ thấy, đừng dừng lại.

Câu chuyện thứ ba: Cái chết

Khi 17 tuổi, tôi đọc một câu rằng: “Nếu ngày nào bạn cũng sống như thể đó là ngày tận thế của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ đúng”. Câu nói đó để lại ấn tượng lớn với tôi, và trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi ngày để tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối của đời mình, liệu mình có muốn làm những việc hôm nay mình sắp làm không?” Và khi nhận ra câu trả lời là “không” ngày này qua ngày khác, tôi biết mình cần thay đổi điều gì đó.

Ghi nhớ rằng "một ngày nào đó gần thôi, mình sẽ chết đi" là một bí quyết vô cùng quan trọng giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn trong đời.

Bởi vì hầu hết mọi thứ - những mong đợi của người khác, lòng kiêu hãnh, nỗi lo sợ xấu hổ khi thất bại - tất cả đều phù phiếm trước cái chết, để lại những gì thật sự quan trọng. Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào cái bẫy suy nghĩ rằng mình không muốn mất đi cái gì đó. Ta đã hoàn toàn vô sản rồi. Chẳng có lý gì để không đi theo tiếng gọi trái tim.

Một năm trước đây, tôi bị chẩn bệnh ung thư. Tôi đi soi người lúc 7h30 sáng và phát hiện có một khối u trong tuyến tuỵ. Lúc đó, tôi còn chẳng hiểu tuyến tuỵ là gì. Bác sĩ bảo rằng chắc là một loại ung thư không chữa được, và tôi chỉ sống được 3-6 tháng nữa thôi. Bác sĩ khuyên tôi về nhà sắp xếp lại mọi công việc, có thể ngầm hiểu như thế là chuẩn bị mọi thứ trước cái chết. Có nghĩa là phải gói gọn những điều muốn nói với các con trong 10 năm tới trong vòng một vài tháng. Có nghĩa là đảm bảo mọi thứ được sắp xếp ổn thoả để cả mọi thứ đều dễ dàng suôn sẻ khi tôi ra đi.

Cả ngày hôm đó tôi nghĩ đến lời chẩn bệnh. Tối đó tôi lại ngồi khám, người ta cho đèn nội soi vào cổ họng xuống dạ dày và ruột non, lấy kim châm vào tuyến tuỵ để lấy ra một số tế bào từ khối u. Lúc đó tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi kể lại lúc đó khi các bác sĩ soi các tế bào dưới kính hiển vi họ đã bật khóc vì phát hiện ra đây là một trong số rất ít loại u ác tính có thể chữa bằng phẫu thuật. Tôi đã qua phẫu thuật và giờ thì khoẻ rồi.

Không ai muốn chết cả. Kể cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết ở đó. Thế mà cái chết lại là điểm đến của tất cả chúng ta. Không ai có thể trốn khỏi nó. Có lẽ đó cũng là điều hợp lẽ, bởi Cái chết là sản phẩm tuyệt vời nhất của Cuộc sống. Nó là yếu tố làm thay đổi cuộc sống. Nó gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ “cái mới” là các bạn, nhưng không xa nữa bạn sẽ trở thành cái cũ và bị loại bỏ. Thứ lỗi cho tôi nếu nói như thế là quá gay cấn, nhưng mà đúng như vậy đấy.

Thời gian của các bạn là có hạn, nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng rơi vào bẫy của sự độc đoán, giáo điều của người khác. Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính. Chúng biết bạn thực sự muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.

Khi tôi còn trẻ, có một tuyển tập tuyệt diệu tên là Catelogue toàn trái đất, được coi như cuốn sách gối đầu giường của thế hệ chúng tôi. Một tác giả tên Stewart Brand đã viết cuốn sách này, và ông đã làm cho nó vô cùng sống động bằng những chấm phá lãng mạn của mình trong đó. Đó là những năm cuối thập kỷ 60, khi chưa có máy tính cá nhân, nên được tạo nên hoàn toàn bằng máy chữ, kéo, và máy chụp ảnh polaroid. Nó giống như một Google trên giấy vậy: rất lý tưởng, tràn đầy các công cụ hay ho và ý tưởng vĩ đại.

Steward và nhóm của ông đã cho ra đời một vài số Catelog toàn trái đất. Số cuối cùng ra vào giữa những năm 70, lúc đó tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở bìa sau cuốn tuyển tập có bức ảnh một con đường ở nông thôn vào một sớm mai, cảnh vật rất thích hợp cho những người thích phiêu lưu tự đi bộ du hành. Ở dưới có dòng chữ: “Hãy cứ thèm khát và dại dột” (Stay hungry. Stay foolish). Đó là lời tạm biệt của họ trước khi kết thúc. Và tôi luôn ước muốn điều đó cho bản thân. Và bây giờ, khi các bạn tốt nghiệp và bước đến những chân trời mới, tôi cũng chúc các bạn như vậy.

Nguồn : ĐTK

 

Trái tim của cỗ máy kiếm tiền

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Xuất phát từ một việc làm mà giới phân tích cho là quá sai lầm, Bill Greehey đã biến Valero trở thành một công ty lọc dầu hàng đầu nước Mỹ với những khoản thu nhập khổng lồ.

Và, người ta còn nhắc đến ông nhiều hơn sau đợt tàn phá của cơn bão khủng khiếp Katrina. Không mấy ai nghĩ rằng nước mắt Giám đốc điều hành Bill Greehey sẽ rơi trong cuộc họp với ban lãnh đạo nhà máy lọc dầu St. Charles thuộc công ty Valero.

Khi nhắc đến việc một kỹ sư bảo trì của nhà máy đã dùng thẻ tín dụng của mình để mua đồ tiếp tế cho mọi người trước khi bão Katrina tấn công và thức suốt đêm để nấu ăn cho cả đoàn người trong trận bão kinh hoàng, ông đã không cầm được nước mắt. “Tôi xin lỗi”, ông ấp úng, gạt nước mắt, và bước ra khỏi phòng họp.

Phúc cùng hưởng, họa cùng chia

Khi cơn bão bắt đầu tấn công vào hôm 26/8, Stuart, giám đốc nhà máy St. Charles bắt đầu kế hoạch bằng cách thuê 10 máy phát điện lớn và 24 máy bơm chạy bằng dầu Diesel và mua đồ tiếp tế đủ dùng cho cả nhà máy trong thời gian ít nhất 4 ngày. Họ đã đùm bọc và che chở cho nhau trong suốt thời gian cơn bão xảy ra và cùng nhau đoàn kết bảo vệ tài sản nhà máy ở mức tốt nhất có thể. 60 căn nhà di động đã được dựng lên cho những công nhân viên bị mất nhà cửa.

Mỗi người làm việc trong nhà máy cũng được trợ cấp một khoản tiền lên tới 10.000 USD từ quỹ phúc lợi của công ty. Xăng đã được cung cấp miễn phí tới các gia đình người lao động cũng như cơ quan pháp luật của vùng.

Sau cơn bão, Greehey đến thăm nhà máy. Tất cả các công nhân viên của St. Charles tập trung để đón tiếp ông. Khi ông khóc, họ cũng không cầm được nước mắt. Họ khóc vì những gì họ đã trải qua cũng như những gì mà họ đã đạt được.

“Lòng trung thành và sự cống hiến của các bạn là không thể tin được. Nhà máy của chúng ta đã trở lại hoạt động trước các nhà máy khác trong vùng hàng tuần liền. Đó là một câu chuyện thần kỳ và tôi đảm bảo rằng không ai có thể làm được điều mà các bạn đã làm.” Bill Greehey xúc động nói.

Đó chính là sự thể hiện sinh động của tinh thần “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia” mà vị lãnh đạo này đưa vào công ty. St. Charles sẽ lại sản xuất 3.6 triệu gallon gas và 2.9 triệu gallon dầu diesel mỗi ngày, mang lại cho công ty khoảng 5 triệu đô la. Và tuyệt vời hơn cả, nhà máy đã không phải chịu một tổn thất nào về con người.

Tất cả các nhà phân tích đều sai

Không lâu trước đây, lọc dầu còn bị coi là một lĩnh vực không mấy hấp dẫn. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu của các công ty lọc dầu không được coi trọng do bị đánh giá là cung vượt cầu và đem lại lợi nhuận thấp do người sử dụng năng lượng bị cuốn hút bởi giá gas thấp.

Tuy nhiên Greehey có cách nhìn nhận khác. Từ năm 2000 đến nay, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng gấp 7 lần, nhanh hơn nhiều so với đối thủ được đánh giá cao hơn là Exxon.

Năm 1981, khi lần đầu tham gia vào lĩnh vực lọc dầu, Valero là một công ty cung cấp đường ống dẫn khí gas. Năm đó, công ty đã mua một nhà máy lọc dầu nhỏ ở Corpus Christi và đã chi 1 tỷ USD để nâng cấp nhà máy này.

Khi đó, Greehey cho rằng chính thứ dầu chua có hàm lượng sulfur cao và giá rẻ sẽ đem lại những cơ hội vàng cho công ty của ông. Hầu như không có công ty lọc dầu nào được trang bị để lọc loại dầu chua này và Greehey đã tính toán rằng Valero sẽ thu được những khoản lợi nhuận lớn nếu chuyên lọc loại dầu đó.

Tuy nhiên, ban đầu mọi cái không diễn ra đúng dự kiến, giá xăng bắt đầu giảm trong khi giá dầu thô tăng lên và ý tưởng của Greehey đã không trở thành hiện thực. “Báo chí đồn ầm lên rằng chúng tôi sắp phá sản”, Bill Greehey nhớ lại. Việc kinh doanh đường ống dẫn khí gas chỉ đủ để cho Valero tồn tại qua ngày. Mọi cái trở nên quá khó khăn theo như lời của Palmer Moe, nguyên giám đốc điều hành bộ phận cung cấp đường ống dẫn khí gas trong khi Greehey tập trung vào lĩnh vực lọc dầu.

Trong vòng hơn 10 năm trời, Valero chỉ có 1 nhà máy lọc dầu duy nhất nhưng Greehey không bao giờ từ bỏ ý tưởng của mình. Và vào năm 1997, ông đã quyết định quay trở lại với ý tưởng đó, với tất cả những gì mà ông có vào thời điểm đó.

Khi đó, các đường ống dẫn gas là những tài sản dễ chuyển đổi thành tiền và Valero đã nhanh chóng bán chúng để mua các nhà máy lọc dầu mà không còn công ty nào muốn giữ lại nữa. Khi Exxon mua lại Mobil vào năm 2000, hãng này đã phải bán đi một nhà máy lọc dầu là Benicia ở ngoại ô San Fransisco để tuân thủ luật chống độc quyền.

Greehey lập tức nhảy vào. Lợi nhuận từ nhà máy này, vốn cung cấp 10% lượng xăng cho toàn California, đã giúp cho Valero mua được một nhà máy khác Ultramar Diamond Shamrock với giá 6 tỷ USD vào năm sau đó.

Và sau khi mua Premcor với giá 8 tỷ USD khi nhà máy này bị đóng cửa vào cuối tháng 8 năm nay, Valero đã trở thành công ty lọc dầu hàng đầu nước Mỹ, với 18 nhà máy có khả năng lọc 3,3 triệu thùng dầu 1 ngày, chủ yếu là dầu chua giá rẻ.

Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, các nhà máy lọc dầu hoạt động tới gần 100% công suất và đạt lợi nhuận kỷ lục. Nhưng không phải Greehey chỉ biết chờ cơ hội đến, ông biết cách kết hợp những gì mà công ty của ông có để tận dụng cơ hội đó một cách tối đa. Fadel Gheit, một chuyên gia hàng đầu trong ngành dầu khí Mỹ nói: “Bill đã chứng tỏ tất cả các nhà phân tích đều sai, ngay cả tôi cũng vậy.”

Văn hóa doanh nghiệp cổ điển

Chính loại hình văn hóa doanh nghiệp mà Greehey áp dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển vượt bậc của công ty. Theo Greehey, trang phục phản ánh quan điểm.

Vì thế, ông duy trì một chính sách nhất quán, những người quản lý trong công ty phải mặc áo có mã số riêng, nam phải đeo cà vạt và nữ phải mặc váy, và nhất thiết không được sử dụng chất gây nghiện. Người lao động của công ty thường xuyên bị kiểm tra xem có sử dụng chất cần sa hoặc cocaine hay không thông qua mẫu tóc lấy bởi phòng quản lý nhân sự. Người quản lý nào có thái độ coi thường và sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp với nhân viên cấp dưới sẽ bị đuổi việc. Người lao động không tuân thủ các quy tắc an toàn lao động cũng sẽ bị sa thải ngay lập tức.

Nhật báo Wall Street đã không thể hiểu nổi tại sao chính sách nhân sự hết sức cổ điển của Greehey lại có thể phát huy tác dụng trong thời hiện đại này. Lúc được Valero mua, nhiều nhà máy lọc dầu đang ở trong tình trạng thoi thóp.

Sau khi mua được những nhà máy này, công ty đã trang bị thêm nhiều thiết bị an toàn và chính sự hăng hái đối với công việc đã đem lại kết quả tốt đẹp. Greehey nói với nhân viên của mình rằng họ sẽ được đặt ở vị trí quan trọng nhất, trên cả các cổ đông và khách hàng, rằng các điều kiện làm việc sẽ được cải thiện hơn nữa, và nếu họ làm việc tích cực cho công ty, họ sẽ được đối xử thật xứng đáng.

“Nếu chúng tôi dành càng nhiều những điều tốt đẹp cho người lao động thì họ càng làm được nhiều hơn cho các cổ đông cũng như cho cả công ty. Tôi nhận ra điều này ở chính những doanh nghiệp mà ở đó người ta cứ sa thải nhân viên rồi lại thuê nhân viên mới, rồi lại sa thải. Tôi nghĩ đó là cách quản lý tồi. Nỗi sợ hãi không phải là một động lực cho người lao động.”, ông nói.

Greehey có một tuổi thơ rất cơ cực, năm 12 tuổi, ông đã phải đi làm để giúp đỡ gia đình. Ông nói: “Tôi sinh gia trong một gia đình nghèo, thực sự nghèo. Cha tôi làm việc trong một nhà máy với đồng lương tối thiểu. Khi đó, công đoàn không đủ mạnh để đấu tranh đòi tăng lương. Mẹ tôi cũng làm việc quần quật cả ngày. Tôi đã gặp rất rất nhiều những người nghèo trong đời và điều này khiến tôi có cách nghĩ khác về người lao động trong công ty của tôi.”

Greehey đã tạo ra một cỗ máy sinh lời, nhưng ông đã không quên cho cỗ máy đó một tâm hồn.

Nguồn : TBKTVN

 

Người làm nên thương hiệu Dilmah

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Với sự nỗ lực hết sức của một doanh nhân và kiến thức về marketing làm đòn bẩy, Merrill J.Fernando đã sử dụng sự nổi tiếng của hương vị trà Sri Lanka để đưa thương hiệu Dilmah của mình ra thị trường thế giới. 100% sản phẩm trà được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tại vùng đất trồng trà của Sri Lanka.

Merrill J. Fernando đã nỗ lực theo đuổi giấc mơ tạo nên một loại trà chất lượng cao và hấp dẫn, một thương hiệu trà của riêng mình. Và sau hơn 3 thập kỷ, giấc mơ của Merrill đã trở thành hiện thực.

Năm 1988, ông chính thức tung ra thị trường thương hiệu trà của riêng mình. Tên sản phẩm ghép từ tên hai con trai của ông, Dilhan và Malik. Trà Dilmah mang đến cho những người yêu thích trà khái niệm "hái, chế biến và đóng gói" ngay tại chỗ. Dilmah đã trở thành biểu tượng mẫu cho ngành công nghiệp sản xuất trà. Chính Merrill là người đầu tiên đưa ra khái niệm về "Trà tinh khiết" bằng việc chắt lọc những gì tinh túy nhất của hương vị trà Sri Lanka.

"Ý tưởng xây dựng thương hiệu của riêng mình bắt đầu xuất hiện khi tôi còn là công nhân kiểm tra hương vị trà ở Sri Lanka. Tôi đã có một quá trình học tại Mincing Lance, London để nghiên cứu cách làm marketing, đặc biệt cho ngành công nghiệp trà. Đó là những kiến thức quý giá giúp tôi sớm có chiến lược riêng cho sản phẩm trà", Merrill J.Fernando tâm sự. Khi đó ông mới 24 tuổi.

Trước đó, Merrill J.Fernando thấy trà Sri Lanka được xuất khẩu tới Australia, Canada, Anh, Nam Phi và cả một phần nhỏ nước Mỹ. Nhưng sau đó, một số nước trong thị trường truyền thống đã không nhập khẩu trà của Sri Lanka nữa, vì nhà nhập khẩu đã lừa dối, pha trộn nguyên liệu trà Sri Lanka với một số nguyên liệu có xuất xứ khác. Đó chính là điều thúc đẩy ông suy nghĩ về việc xây dựng thương hiệu trà và ông đã tính toán nhiều đến việc này trong một thời gian khá dài.

Theo Merrill, trà được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào đều phải ghi nguồn xuất xứ rõ ràng trên bao bì cùng với tên của nhà sản xuất trên bao bì. "Tôi đã chứng kiến những khách hàng không may mắn, những người trồng trà bị bóc lột sức lao động và tôi nghĩ đó là thời điểm tốt nhất để phát triển thương hiệu trà của mình".

Để làm được điều đó, ông đã mất rất nhiều thời gian, trăn trở để đặt tên cho sản phẩm của mình, làm sao nó phải thể hiện được trà của ông là loại trà nguyên chất không có sự pha tạp. Và ông quyết định chọn Australia là thị trường thử nghiệm cho thương hiệu trà Dilmah.

Những gì Merrill J.Fernando làm đã được công nhận. Ông đã xây dựng thương hiệu trà Dilmah, loại trà mà người Anh lúc bấy giờ thừa nhận là loại trà ngon nhất thế giới. Đó chính là đòn bẩy thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu của ông trở nên thành công trên thương trường quốc tế.

Merrill là một nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới về trà với số lượng lớn vào đầu những thập niên 70. Ngay sau khi ông bắt đầu xuất khẩu trà túi lọc, thì kinh doanh về trà với số lượng lớn lại bị chìm xuống bởi Dilmah phải đấu tranh với các khách hàng - những người đang nhập khẩu trà số lượng lớn của Dilmah với những loại trà túi của tự họ sản xuất ra.

Merrill J.Fernando đã làm yên lòng khách hàng bằng đề nghị sẽ sản xuất trà túi lọc thay trà với số lượng lớn. Thực tế khách hàng đã nhìn thấy lợi ích trong đề nghị của ông, họ bắt đầu mua trà của Merrill J.Fernando.

Merrill tiếp tục cung cấp sản phẩm cho công ty đối tác Coles. Họ đã chào hàng khoảng từ 15% hay 20% trà Sri Lanka dưới dạng trà đóng gói địa phương (là những loại rất thông thường). Sau đó, họ bắt đầu tung ra thị trường loại trà Sri Lanka có chất lượng tốt, không có bất cứ trung gian nào giữa Merrill J.Fernando và Coles. Tiếp đến là Woolworths tiếp cận ông. Vào thời điểm đó, ông cũng đang cung cấp cho hầu hết những người bán lẻ ở Australia và cho tung ra hàng loạt những máy móc thiết bị mới.

Hiện nay, ông nhận được nhiều đơn đặt hàng. Mỗi tuần có ít nhất một đơn đặt hàng từ 1 quốc gia mới và nhiều đơn đặt hàng ở những quốc gia mà công ty mở đại diện. "Hiện chúng tôi đang xuất khẩu khoảng 7.500 đến 8.000 tấn. Tôi không muốn xuất khẩu 20.000 tấn bởi vì tôi không có khả năng duy trì những tiêu chuẩn chất lượng mà tôi đã thiết lập. Chúng tôi sẽ rất vui với mục tiêu trong tương lai là 10.000 tấn. Sau đó chúng tôi muốn thực hiện những dự án khác xung quanh mặt hàng trà và xa hơn nữa là nâng cao hình ảnh của trà Sri Lanka" ông cho biết.

TBKTVN

 

Người sáng lập ngành bán dẫn Đài Loan

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trong số 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tham dự Hội nghị APEC 2006 tại Việt Nam, có một người duy nhất không phải là chính khách chuyên nghiệp mà là một doanh nhân.

Đó là ông tiến sĩ Morris Chang, Trưởng đoàn Đài Bắc, Trung Quốc. Với các chuyên gia trong ngành bán dẫn thế giới và người dân của đảo Đài Loan, cái tên Morris Chang đã quá quen thuộc với họ, bởi ông được đánh giá là một trong những doanh nhân thành đạt và nổi tiếng nhất của Đài Loan.

Hơn thế nữa, là người sáng lập và là Chủ tịch của Tập đoàn TSMC chuyên về thiết bị bán dẫn và chip máy tính, Morris Chang còn được tôn vinh là người sáng lập ngành bán dẫn Đài Loan.

Tập đoàn TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) chỉ mới thành lập từ năm 1987 nhưng nhanh chóng trở thành một tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị bán dẫn thế giới.

Chỉ trong vòng hơn 10 năm, Morris Chang đã xây dựng TSMC thành một trong 3 nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới cùng với Intel Corp và Hynix Semiconductor với 5% thị phần của toàn thế giới.

Không dừng ở đó, trong vòng 5 năm tiếp theo, với tài quản trị xuất chúng, Morris Chang đã tiếp tục đưa TSMC độc chiếm số 1 thế giới trong những nhà sản xuất thiết bị bán dẫn và con chíp máy tính. Mỗi tháng hơn nửa triệu chi tiết bán dẫn được TSMC sản xuất và tung ra thị trường.

Năm 2006, Tập đoàn TSMC của ông chủ Morris Chang được xếp vào danh sách 10 tập đoàn công nghiệp lớn nhất châu Á cùng với các đại gia khổng lồ như Toyota hay Sony của Nhật Bản. Tổng giá trị của tập đoàn là 40,8 tỉ USD và doanh số hàng năm là trên 8 tỉ USD.

Những thành công và vị thế hàng đầu của TSMC đều gắn liền với tên tuổi của người chủ tịch của Tập đoàn Morris Chang. Người dân Đài Loan tự hào về ông và đã có không ít giai thoại đáng nhớ về nhà kinh doanh nổi tiếng này.

Học, học nữa và học mãi

Đó chính là một phẩm chất cao quí của Morris Chang mà người ta dễ nhận thấy. Chính bản thân Morris Chang cũng thừa nhận rằng để trở thành một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực bán dẫn và là một doanh nhân thành công, ông đã phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức.

Morris Chang, hay còn gọi là Trương Trung Mưu, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1931 tại huyện Ningbo, tỉnh Zhejiang, Trung Quốc. Khi còn nhỏ, Morris Chang học giỏi và giỏi toàn diện. Ông không chỉ thông minh, xuất sắc với các môn tự nhiên mà còn tỏ ra rất sắc sảo với các môn học khác.

Chuyện kể lại rằng chính Morris Chang còn rất yêu môn văn và có ước mơ sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng. Tuy nhiên, cha của Morris Chang là một công chức tại huyện đã hướng con mình theo ngành kỹ thuật mà ông cho rằng sẽ có tương lai hơn. Năm 1948, khi cuộc nội chiến ở Trung Quốc chưa kết thúc, Morris Chang đã được gia đình cho sang Mỹ học.

Lúc đầu gia đình Morris Chang chọn trường Havard, nhưng sau đó Morris Chang đã quyết định học tại Học viện công nghệ MIT nổi tiếng và danh giá không kém gì Havard. Morris Chang miệt mài học tập và nghiên cứu về các vấn đề chế tạo máy, cơ khí.

Năm 1953, Morris Chang đã xuất sắc tốt nghiệp với bằng kỹ sư cơ khí. Từ năm 1958, Morris Chang làm việc tại Tập đoàn Texas Instrumenten với chức danh trưởng phòng kỹ thuật. Tại đây dù đi làm nhưng Morris Chang không ngừng nghiên cứu và ông đã phát hiện ra niềm say mê mới ở lĩnh vực điện, điện tử.

Vừa làm, Morris Chang vừa đăng ký học và làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học tổng hợp Standford. Năm 1964, Morris Chang đã bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ về lĩnh vực kỹ thuật điện tử.

Khi ở Mỹ, Morris Chang là thành viên của Viện hàn lâm kỹ thuật quốc gia. Với trình độ chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực của mình cùng với những uy tín cá nhân rất cao, Morris Chang được tham gia là thành viên của Hội đồng quản lý Học viện MIT, nơi ông đã học đại học ở đó. Ông đã được mời làm thành viên Hội đồng tư vấn của Uỷ ban chứng khoán quốc gia, của trường Đại học Standford, Đại học California, của tập đoàn đầu tư Goldman Sachs.

Với tư cách là một nhà nghiên cứu khoa học xuất sắc và là chuyên gia bậc thầy trong lĩnh vực bán dẫn, Morris Chang còn được phong làm Tiến sĩ danh dự của nhiều trường Đại học khác nhau như Học viện kỹ thuật tổng hợp ở Mỹ, trường Đại học Tsing Hua, Đại học Chiao-Tung ở Trung Quốc và Đại học ở Đài Loan.

Năm 1998, tạp chí Business Week đã bình chọn Morris Chang là một trong 25 nhà quản lý doanh nghiệp thành công nhất thế giới và là một trong các ngôi sao doanh nhân của châu Á. Từ năm 2001, Morris Chang còn được mời làm cố vấn cao cấp của Văn phòng chính quyền Đài Loan.

“Người trở về” thành người sáng lập ngành bán dẫn

Rất thành đạt với sự nghiệp của mình tại Texas Instrumenten trên nước Mỹ nhưng Morris Chang lại không muốn dừng lại ở đó. Trong con người Morris Chang không chỉ có cái máu nghiên cứu và làm khoa học. Cái máu kinh doanh trong ông cũng ngày càng lớn hơn và lớn thật nhanh. Ông chỉ chờ có cơ hội để thực hiện tham vọng và cũng là dịp để khẳng định mình trên thương trường.

Morris Chang sống, làm việc và thành danh ở Mỹ, nhưng ông vẫn là một người Hoa. Những ai biết Morris Chang hoặc đã từng làm việc hay sống gần ông đều có thể thấy bên trong của cái vẻ mặt lạnh lùng như vô cùng máy móc khô khan là một trái tim đầy xúc cảm. Morris Chang vẫn luôn nhớ tới quê cha đất tổ của mình, muốn làm gì đó cho quê hương. Và rồi cơ hội cũng đã đến với ông.

Từ đầu những năm 1980, Đài Loan đã có một quyết định mang tính đột phá khi chuyển hướng phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao. Mục đích chính của chính quyền là làm thế nào có thể thu hút được đầu tư nước ngoài một cách nhiều nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất trong bối cảnh cạnh tranh trong khu vực rất khốc liệt.

Học tập mô hình trung tâm công nghệ cao tại thung lũng Silicon tại Mỹ, một công viên khoa học và công nghệ cao mang tên HSP cũng được hình thành ở Đài Loan. Đặc biệt chính quyền đã có một chiến lược và chương trình mang tên “người trở về” (returnee) để thu hút Hoa kiều từ Mỹ quay trở về đầu tư tại Đài Loan. Và một trong những người đầu tiên hưởng ứng chương trình đó chính là Morris Chang.

Khi mới về, Morris Chang được bổ nhiệm ngay làm Giám đốc Viện nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp Đài loan (ITRI). Chính ông Morris Chang là kiến trúc sư thiết kế chiến lược và định hướng phát triển cho ngành công nghệ cao ở Đài Loan. Morris Chang đã rất đúng khi lựa chọn con đường phát triển công nghiệp phụ trợ và làm gia công các thiết bị điện tử và bán dẫn cho các tập đoàn lớn. Như vậy các doanh nghiệp Đài Loan sẽ tránh được cạnh tranh đối đầu trực tiếp và có điều kiện để trưởng thành, lớn dần lên.

Bản thân Morris Chang là người áp dụng rất thành công định hướng đó khi thành lập Tập đoàn TSMC. Với lợi thế về giá nhân công, Morris Chang đã tập trung vào việc gia công các khuôn mẫu thiết bị bán dẫn cho các tập đoàn lớn. Càng ngày Morris Chang càng kiểm soát được đầu vào của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng thông qua việc thâu tóm cung cấp sản phẩm thô.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm của một nhà kỹ thuật, một chuyên gia bậc thầy, cùng với tham vọng tràn đầy của một doanh nhân mới nổi, Morris Chang đã quyết định đầu tư sản xuất các thiết bị bán dẫn thành phẩm. Ông đã chính thức tuyên chiến với các đối thủ nặng ký và đã thành công trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn.

Thời kỳ đầu những năm 90, khi nền kinh tế Đài Loan chính thức trở thành một trong nhnữg con hổ ở châu Á thì cũng là bắt đầu thời kỳ huy hoàng của các doanh nghiệp ngành công nghệ cao của Đài Loan mà đi đầu là Tập đoàn TSMC của Chủ tịch Morris Chang. Công viên khoa học và công nghệ HSP thực sự trở thành một “thung lũng Silicon” của Đài Loan.

Triết lí phương Đông, quản lý phương Tây

Morris Chang là nhà quản lý, doanh nhân người Hoa nhưng được đào tạo, trưởng thành từ một nền kinh tế và khoa học tiên tiến bậc nhất thế giới. Vì vậy, mặc dù vẫn giữ những triết lý kinh doanh mang tính truyền thống của phương Đông nhưng Chủ tịch Morris Chang lại biết thực hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc quản lý của phương Tây. Morris Chang biết tận dụng những lợi thế đặc thù, đặc biệt là lợi thế giá nhân công rẻ để phát triển công ty của mình.

Đồng thời, Morris Chang cũng đã sớm nhìn rất xa khi không chấp nhận chỉ là nhà sản xuất cung cấp sản phẩm thô cho các đại gia quốc tế. Những nhân viên, những học trò của Morris Chang đều biết rằng khi ông diễn thuyết hay giảng bài đều đồng thời vận dụng và tối ưu hoá những gì tốt nhất của cả triết lí phương Đông lẫn nguyên tắc quản lý phương Tây.

Là người đầy tham vọng nhưng theo Morris Chang thì như trong binh pháp Tôn Tử, nhà kinh doanh cũng phải biết cách lùi hay biết điểm dừng đúng lúc. Chính vì thế mà Morris Chang tránh được những cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp như không ít trường hợp đã xảy ra.

Những năm tháng học hỏi và nghiên cứu quên ăn ngủ, hàng chục năm làm quản lí ở Tập đoàn quốc tế Texas Instrumenten đã cho Morris Chang những kinh nghiệm quí báu về cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại và hiệu quả. Từ thực tiễn bản thân, Morris Chang đặc biệt chú trọng đến đào tạo cho nhân viên và coi đó là chìa khoá dẫn đến thành công của TSMC ngày nay.

Hà Linh
Nguồn : vnEconomy

 

Tỉ phú phần mềm khởi nghiệp từ 250 USD

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Narayana Murthy là một người đàn ông có dáng người nhỏ bé, ăn mặc theo kiểu giản dị. Người ta có thể nhìn thấy ông tự lái một chiếc xe xoàng xĩnh bậc trung hay thấy ông lẫn với dân du lịch tại sân bay.

Với cặp kính cận to bản, mái tóc cắt ngắn chải ngay ngắn, mới nhìn Murthy có vẻ giống một viên chức kế toán nào đó. Thế nhưng ông lại là một trong vài tỉ phú giàu nhất Ấn Độ với tổng tài sản được định giá hơn 1,2 tỉ USD.

Là người sáng lập và là Chủ tịch của Tập đoàn Infosys Techonologies, Narayana Murthy được coi là doanh nhân thành công nhất của Ấn Độ ngày nay.

Đất nước Ấn Độ nổi tiếng thế giới là nhà sản xuất và phát triển phần mềm vào hàng lớn nhất. Công nghệ phần mềm đã trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất của quốc gia này. Ấn Độ không chỉ có mỗi thiên tài tin học Azim Premji với Tập đoàn Wipro hay thần đồng tin học Suhas Gopinath với Tập đoàn Globals Inc, mà Ấn Độ còn có hàng loạt đại gia phần mềm khác đang hoạt động trên toàn cầu. Và một trong những nhà khổng lồ của lĩnh vực kinh doanh tin học và sản xuất phần mềm, đó là Tập đoàn Infosys Technologies.

Narayana Murthy đã có công xây dựng và phát triển Infosys Technologies thành tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia đầu tiên của Ấn Độ. Tập đoàn này đã trở thành tập đoàn đầu tiên của Ấn Độ có doanh số trên 1 tỉ USD. Hoạt động kinh doanh của Infosys Technologies tăng trưởng liên tục trên 25%. Lợi nhuận thậm chí tăng tới gần 50% nhờ ngày càng nhiều các hợp đồng outsourcing.

Ba năm liền liên tiếp (1998, 1999, 2000), với tư cách là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Infosys Technologies, Narayana Murthy đều lọt vào danh sách 10 doanh nhân thành đạt nhất của châu Á. Trong cuộc bình chọn do Ernst & Young tổ chức, Narayana Murthy được bình chọn là doanh nhân thành đạt nhất của năm 2003. Ngoài ra, Narayana Murthy đã từng được giải thưởng Max Schmidheiny năm 2001 của Thuỵ Sĩ.

Narayana Murthy đã nhiều năm là Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất phần mềm của Ấn Độ. Hiện nay ông vẫn còn đang là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng DBS-Bank, thành viên Ban lãnh đạo Học viện công nghệ thông tin ở Banglore và Học viện quản trị kinh doanh ở Ahmedabad.

Mặc dù có rất ít thời gian nhưng nếu có thể ông vẫn sẵn sàng đi nói chuyện tại các học viện và trường đại học. Ông được phong là tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học danh tiếng. Tại nhiều trường đại học tổng hợp nổi tiếng thế giới như ở Pennsyvanias, Stanford, Yale hay Tokyo, Narayana Murthy cũng có chân trong hội đồng cố vấn hay hội đồng khoa học của trường.

Đặc biệt, với những gì Narayana Murthy đã đạt được và cống hiến cho xã hội, ông còn được mời làm thành viên Hội đồng công nghệ quốc gia và thành viên Hội đồng cố vấn của Thủ tướng Ấn Độ về thương mại và công nghiệp.

Khởi nghiệp từ 250 USD

Narayana Murthy sinh năm 1946, năm nay vừa đúng 60 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức nghèo.

Cha của Narayana Murthy làm nghề giáo viên. Không có tiền bạc tài sản để cho con nhưng gia đình Murthy rất chú trọng đến vấn đề học hành và đặc biệt là giáo dục cho con cái. Ngày nay, khi đã trở thành tỉ phú, một doanh nhân thành đạt được ngưỡng mộ, Narayana Murthy luôn nghĩ đến công lao dạy dỗ của cha mẹ.

Narayana Murthy ngày nay là một nhà tư bản, một doanh nhân phải đương đầu với rất nhiều cạnh tranh của thị trường. Thế nhưng ở ông, người ta không thấy hay ít nhất là không dễ thấy cái sự lọc lõi và quyết liệt thường có ở các doanh nhân thành đạt.

Narayana Murthy được biết đến là một con người được xã hội rất kính trọng bởi những quan điểm và cả hành động rất nhân bản. Không chỉ lối sống giản dị, dễ gần dễ mến của ông đã gây thiện cảm cho người khác, mà còn cả những tuyên bố dường như khá thiên tả của ông, một doanh nhân đã và đang rất thành đạt.

Narayana Murthy đã không ít lần kể về thuở hàn vi của mình - một cuộc sống giản dị và khó khăn như bao nhiêu triệu con người khác. Tập đoàn Infosys Technologies mà Narayana Murthy đang có đã được bắt đầu từ vỏn vẹn 250 USD. Mà đó lại là những đồng tiền đi vay.

Narayana Murthy học ngành điện tử tại Trường đại học tổng hợp Mysore. Sau đó ông học tiếp về công nghệ thông tin tại Học viện công nghệ Kanpur. Năm 1981, chỉ qua những thông tin từ sách báo, Narayana Murthy dường như “đánh hơi” được sự phát triển của công nghệ thông tin. Thế rồi Narayana Murthy đã tập hợp được quanh mình 6 chàng trai kỹ sư tin học trẻ đầy nhiệt huyết để thành lập công ty phần mềm đầu tiên.

Không có vốn, Narayana Murthy đã phải vay mượn và vận động những người bạn trẻ của mình vay mượn vợ con được tổng cộng 250 USD cho công ty hoạt động.

Phát triển tập đoàn phần mềm

Khi mới thành lập, Infosys Technologies chẳng có nổi trụ sở. Nơi làm việc của các kỹ sư lập trình chỉ là ngôi nhà đơn sơ, luôn nóng ghê người bởi lợp mái tôn.

Narayana Murthy làm việc không biết mệt mỏi. Tinh thần đó đã truyền đến cho 6 cộng sự trẻ tuổi và cả đội ngũ nhân viên hàng chục ngàn người ngày nay. Ngay từ lúc thành lập, Narayana Murthy đã làm gia công về phần mềm cho khách hàng là các công ty. Những sản phẩm phần mềm do ông và các cộng sự viết ra sau này chỉ cần hoàn thiện thêm tuỳ theo từng công ty là có thể áp dụng được.

Tiếng lành đồn xa, càng ngày, Narayana Murthy càng nhận được nhiều đơn đặt hàng mà hầu như không mất tiền quảng cáo. Công ty cứ thế mà lớn dần lên và Narayana Murthy cũng trưởng thành theo đó.

Hiện nay, sau 25 năm thành lập, Infosys Technologies dưới sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Narayana Murthy đã trở thành nhà xuất khẩu phần mềm lớn thứ 2 của Ấn Độ và là một trong 10 tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này, hiện có tới hơn 50.000 nhân viên và có văn phòng đại diện tại gần 30 nước trên thế giới. Năm 1999, Narayana Murthy đã mạnh dạn cho công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Vào thời điểm đó, Infosys Technologies là công ty công nghệ đầu tiên của Ấn Độ được niêm yết. Nhờ đó, công ty không chỉ có thể huy động vốn trên thị trường để mở rộng hoạt động mà tên tuổi của công ty đã được biết đến một cách rộng rãi.

Tính đến thời điểm hiện nay, tổng giá trị của Tập đoàn Infosys Technologies được định giá trên thị trường là trên 22 tỉ USD. Và Narayana Murthy đã nghiễm nhiên trở thành tỉ phú nhờ sở hữu nhiều cổ phiếu của Infosys Technologies.

Thời gian đầu, Narayana Murthy chỉ tập trung vào thị trường nội địa, nhưng càng về sau thì thị trường nước ngoài càng hấp dẫn. Không chỉ là do nước ngoài trả giá dịch vụ viết phần mềm khá cao mà còn do thị trường rất lớn. Các công ty, tập đoàn dù bất kể ngành nghề gì đều có nhu cầu tin học hoá và yêu cầu tin học hoá ngày càng nhiều và càng cao hơn. Hiện nay chỉ khoảng 20% doanh thu của tập đoàn đến từ các đơn đặt hàng trong nước, còn gần 80% là từ nước ngoài và xu hướng này còn tiếp tục.

Narayana Murthy đặc biệt chú trọng tới thị trường Mỹ - thị trường phần mềm lớn nhất thế giới. Từ đầu năm 2004, Narayana Murthy cho lập hẳn văn phòng đại diện tại Mỹ. Hơn 20 triệu USD đã được Narayana Murthy đầu tư vào trung tâm tư vấn Infosys Consulting tại California. Mặc dù chi phí nhân sự tại Mỹ cao gấp tới cả chục lần hoặc hơn thế so với ở Ấn Độ, nhưng Narayana Murthy vẫn quyết định tuyển 75 tư vấn viên là người bản xứ.

Các chuyên gia đã nhận xét rằng đây là nước cờ rất cao tay của ông trùm phần mềm người Ấn Độ. Narayana Murthy đã dự đoán và tính toán rất đúng xu hướng outsourcing sẽ ngày càng phát triển. Các tư vấn viên người bản xứ sẽ không chỉ tư vấn thông thường mà còn chính là cánh tay kéo dài đưa các hợp đồng outsourcing từ Mỹ về Ấn Độ cho Infosys Technologie. Narayana Murthy dự kiến sẽ còn tiếp tục mở nhiều trung tâm tư vấn như vậy trên đất Mỹ và tuyển dụng tổng cộng khoảng 500 tư vấn viên.

Từ nhiều năm nay, Infosys Technologies đã nổi lên là nhà cung cấp các giải pháp phần mềm độc quyền cho hơn 500 tập đoàn, công ty công nghiệp hàng đầu thế giới. Rất nhiều các khách hàng, trong đó đa số là các công ty của Mỹ và châu Âu đã sử dụng dịch vụ outsourcing về phần mềm do Infosys Technologies cung cấp.

Narayana Murthy đã vươn tới thị trường châu Úc và đã thiết lập mô hình tương tự như tại thị trường Mỹ với đội ngũ 100 tư vấn viên. Rất nhiều công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn đang hoạt động tại đây đã trở thành khách hàng ruột của Infosys Technologies như Telstra, Vodafone hay Suncorp.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Narayana Murthy rất chú trọng xây dựng văn hoá doanh nghiệp và đã xây dựng rất thành công theo chủ trương kinh doanh riêng của mình. Chỉ vậy, ông mới có thể thành công trong việc quản trị một tập đoàn đa quốc gia với 50.000 nhân viên.

Bản thân Narayana Murthy luôn là một tấm gương lao động cần mẫn hết mình vì công việc. Kể từ khi thành lập công ty, đã 25 năm rồi nhưng hầu như ông chưa bao giờ cho phép mình làm việc dưới 12 tiếng mỗi ngày. Narayana Murthy rất coi trọng sự rõ ràng trong tổ chức và minh bạch trong hoạt động của công ty. Gần như rất nhiều các công ty Ấn Độ nói riêng và công ty châu Á nói chung rất khó làm được như vậy.

Khi làm ăn có lãi thì Narayana Murthy đã không tiếc tiền để tái đầu tư mà trước hết là cơ sở vật chất, chỗ làm việc của nhân viên. Trụ sở ngày nay của Infosys Technologies là một trong những địa chỉ hoành tráng tại trung tâm công nghệ cao của Ấn độ tại Bangalore. Tổng diện tích đất của trụ sở là 40 hécta. Bên cạnh những toà nhà văn phòng hiện đại là chỗ làm việc hàng ngày thì không xa đó là sân golf, bể bơi, sân chơi bóng rổ và đặc biệt là môn cricket mà người Ấn Độ ưa thích.

Narayana Murthy muốn tạo một môi trường làm việc hết sức thoải mái cho những nhân viên còn rất trẻ nhưng tài năng của ông. Sau giờ làm việc, nhân viên còn có thể đến phòng thể thao hay đi ăn tại nhà hàng ngoài trời chẳng khác gì dân du lịch.

Một trong những bí quyết để Narayana Murthy có thể thu hút và giữ được người làm là chế độ đãi ngộ. Bên cạnh lương bao giờ cũng có cổ phiếu. Tất cả mọi nhân viên, kể cả lái xe hay bảo vệ cũng được trả công một phần bằng cổ phiếu. Vì vậy mỗi khi cổ phiếu của Infosys Technologies tăng giá một vài rupee thì toàn thể nhân viên gián tiếp đã được tăng lương.

Là ông chủ và người điều hành cao nhất của tập đoàn nhưng Narayana Murthy vẫn như là người bạn giản dị và chân thành của mỗi đồng sự của mình như thuở hàn vi khi chỉ có ông và 6 kỹ sư trẻ. Hàng tuần người ta vẫn thấy Narayana Murthy đi xe buýt đến thăm các cơ sở của tập đoàn. Ông trao đổi công việc, thăm hỏi nhân viên và nhiều khi cùng họ xếp hàng trong các nhà ăn tập thể lúc giữa giờ.

Narayana Murthy còn được đánh giá rất cao khi ông đặc biệt coi trọng đến đào tạo, đào tạo cho công ty nói riêng cũng như cho xã hội nói chung. Ông đã bỏ rất nhiều tiền để đầu tư một trung tâm đào tạo kỹ sư tin học tại khu đất rộng tới 100 hécta tại Myoro, cách không xa Bangalore. Dự kiến mỗi năm trung tâm này có thể đào tạo 12.000 kỹ sư.

Hết lòng hết sức xây dựng Infosys Technologies thành tập đoàn phần mềm khổng lồ, sau 25 năm làm việc không nghỉ, ở tuổi 60, Narayana Murthy quyết định trao toàn quyền điều hành cho Tổng giám đốc Nandan Nilekani. Ông này chính là một trong 6 kỹ sư trẻ đã theo Narayana Murthy từ ngày đầu tiên và luôn là cánh tay phải đắc lực và tài ba của Narayana Murthy.

Nguồn : TBKTVN

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày