Doanh nhân trẻ châu Á được thời
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trước đây, phần lớn những người châu Á trẻ tuổi tới Mỹ học đều muốn ở lại quốc gia này để lập nghiệp. Tuy nhiên, không phải không có những ngoại lệ.
Sau khi lấy bằng MBA ở Harvard vào năm 1999, Bo Shao trở lại Trung Quốc và thành lập trang web EachNet, một trang đấu giá kiểu như eBay.
“Trong số 11 người Trung Quốc đại lục học cùng lớp với tôi ở Harvard, chỉ có mỗi mình tôi là quay lại Trung Quốc, những người khác đều xin ở lại Mỹ”, ông nói.
Nhưng sau đó, tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Những quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu của thung lũng Silicon đã tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác để đầu tư cho giấc mơ doanh nhân của những người trẻ ở châu lục này.
Shao cho biết, do đó, hiện nay, thật khó để tìm những người châu Á học ở nước ngoài mà lại không muốn về nước làm việc. Những người đồng hương học cùng lớp với anh ở Harvard ngày nào cũng đều đã quay lại Trung Quốc.
“Tôi dám khẳng định rằng, phần lớn những sinh viên Trung Quốc ở các khóa sau chúng tôi hiện cũng đã làm việc ở quê nhà”, Shao nói. Một trong những lực hấp dẫn chính là thành công của Shao.
Sau khi thành lập EachNet vào năm 1999, anh bán lại một phần của công ty cho eBay với giá 30 triệu USD vào năm 2002, rồi sau đó, bán phần còn lại với giá 150 triệu USD vào năm 2003. Nhiều doanh nhân trẻ khác của châu Á cũng đang mơ ước làm được điều tương tự.
Với môi trường đầu tư của châu lục được cải thiện, các doanh nhân trẻ châu Á đang rơi vào tầm ngắm của những quỹ đầu tư của Mỹ. Dave Furneaux, Tổng giám đốc quỹ Kodiak Venture Partners có trụ sở tại Massachussett, cho biết, quỹ đầu tư với 700 triệu USD của ông đã làm ăn ở châu Á trong vòng hơn 15 năm nay.
Vào thập niên 1990, quỹ này tập trung đầu tư vào các công ty mới mở của những doanh nhân châu Á nhập cư vào Mỹ. Họ là những người đã từng học đại học tại Mỹ, làm việc cho các công ty Mỹ rồi tách ra thành lập công ty riêng. Nhưng về sau, quỹ đã đặt trọng tâm vào các công ty tại châu Á, vì những người như Shao đã quyết định hồi hương và lập công ty ở trong nước.
Mặt khác, ở châu Á hiện còn đang hình thành một lớp doanh nghiệp mới, không chỉ dựa trên mức chi phí thấp của châu lục này, mà còn dựa trên cơ sở cung cấp những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.
John Hummelstad, giám đốc khu vực của quỹ đầu tư công nghệ của Microsoft tại châu Á-Thái Bình Dương, cho biết, ông ấn tượng trước sự năng động của các doanh nhân Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Chẳng hạn, ở Ấn Độ, nhiều công ty phần mềm đang sáng tạo ra những sản phẩm riêng của họ và sẽ giành được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
“Trước đây, họ gia công cho các công ty nước ngoài, nhưng hiện nay họ đang tiến xa hơn với việc phát triển các sản phẩm của riêng mình”, ông Hummelstad nói.
Nhưng tiền không phải là vấn đề duy nhất. Tại một số quố gia châu Á, các doanh nhân trẻ vẫn phải đối mặt với một số rào cản văn hóa. Hsu Ta-Lin, Chủ tịch quỹ đầu tư H&Q Asia Pacific, là người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc đầu tư cho các doanh nghiệp mới thành lập ở khu vực. Mới đây, ông tới Tokyo và gặp gỡ với một số doanh nhân trẻ ở đây.
Những doanh nhân trẻ người Nhật này cho Hsu biết, văn hóa nước họ không ủng hộ việc những người trẻ mở doanh nghiệp riêng và cho rằng, họ nên vào làm việc cho những tập đoàn lớn.
“Những doanh nhân trẻ Nhật Bản đã cố gắng rất nhiều, nhưng họ biết, việc phát triển doanh nghiệp mới ở Nhật là một việc khó được người Nhật hưởng ứng”, ông Hsu nói.
Do đó, các quỹ đầu tư vẫn tiếp tục tìm kiếm những doanh nhân mới ở những khu vực khác của châu Á, nơi mở công ty mới được dễ dàng chấp nhận hơn.
Bà Munce, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm của IBM, cho biết, ở Bắc Kinh hiện có khoảng 6.000 công ty được các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn, so với mức gần như con số 0 cách đây 5 năm.
Trên thực tế, việc có quá nhiều các quỹ đầu tư mạo hiểm muốn có một phần trong “chiếc bánh” doanh nghiệp trẻ ở Trung Quốc đã khiến việc tìm kiếm các công ty mới để đầu tư ngày càng khó khăn hơn. Đây là thông tin tốt lành đối với các công ty Trung Quốc, những không phải là tín hiệu vui đối với các nhà đầu tư.
Đó chính là lý do tại sao những quốc gia như Việt Nam lại đang trở thành cơ hội hấp dẫn cho các quỹ đầu tư. Bà Munce cho rằng, Việt Nam đang đi theo con đường của Trung Quốc trong việc hấp dẫn các quỹ đầu tư và khuyến khích hoạt động doanh nghiệp.
Mặc dù IBM hiện vẫn chưa đầu tư vào Việt Nam, bà Munce cho biết: “Việt Nam đã hấp dẫn tôi xem xét kỹ hơn về quốc gia này. Tôi đã thấy có nhiều quỹ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở đó”.
(Theo VnEconomy)
Sau khi lấy bằng MBA ở Harvard vào năm 1999, Bo Shao trở lại Trung Quốc và thành lập trang web EachNet, một trang đấu giá kiểu như eBay.
“Trong số 11 người Trung Quốc đại lục học cùng lớp với tôi ở Harvard, chỉ có mỗi mình tôi là quay lại Trung Quốc, những người khác đều xin ở lại Mỹ”, ông nói.
Nhưng sau đó, tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Những quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu của thung lũng Silicon đã tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác để đầu tư cho giấc mơ doanh nhân của những người trẻ ở châu lục này.
Shao cho biết, do đó, hiện nay, thật khó để tìm những người châu Á học ở nước ngoài mà lại không muốn về nước làm việc. Những người đồng hương học cùng lớp với anh ở Harvard ngày nào cũng đều đã quay lại Trung Quốc.
“Tôi dám khẳng định rằng, phần lớn những sinh viên Trung Quốc ở các khóa sau chúng tôi hiện cũng đã làm việc ở quê nhà”, Shao nói. Một trong những lực hấp dẫn chính là thành công của Shao.
Sau khi thành lập EachNet vào năm 1999, anh bán lại một phần của công ty cho eBay với giá 30 triệu USD vào năm 2002, rồi sau đó, bán phần còn lại với giá 150 triệu USD vào năm 2003. Nhiều doanh nhân trẻ khác của châu Á cũng đang mơ ước làm được điều tương tự.
Với môi trường đầu tư của châu lục được cải thiện, các doanh nhân trẻ châu Á đang rơi vào tầm ngắm của những quỹ đầu tư của Mỹ. Dave Furneaux, Tổng giám đốc quỹ Kodiak Venture Partners có trụ sở tại Massachussett, cho biết, quỹ đầu tư với 700 triệu USD của ông đã làm ăn ở châu Á trong vòng hơn 15 năm nay.
Vào thập niên 1990, quỹ này tập trung đầu tư vào các công ty mới mở của những doanh nhân châu Á nhập cư vào Mỹ. Họ là những người đã từng học đại học tại Mỹ, làm việc cho các công ty Mỹ rồi tách ra thành lập công ty riêng. Nhưng về sau, quỹ đã đặt trọng tâm vào các công ty tại châu Á, vì những người như Shao đã quyết định hồi hương và lập công ty ở trong nước.
Mặt khác, ở châu Á hiện còn đang hình thành một lớp doanh nghiệp mới, không chỉ dựa trên mức chi phí thấp của châu lục này, mà còn dựa trên cơ sở cung cấp những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.
John Hummelstad, giám đốc khu vực của quỹ đầu tư công nghệ của Microsoft tại châu Á-Thái Bình Dương, cho biết, ông ấn tượng trước sự năng động của các doanh nhân Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Chẳng hạn, ở Ấn Độ, nhiều công ty phần mềm đang sáng tạo ra những sản phẩm riêng của họ và sẽ giành được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
“Trước đây, họ gia công cho các công ty nước ngoài, nhưng hiện nay họ đang tiến xa hơn với việc phát triển các sản phẩm của riêng mình”, ông Hummelstad nói.
Nhưng tiền không phải là vấn đề duy nhất. Tại một số quố gia châu Á, các doanh nhân trẻ vẫn phải đối mặt với một số rào cản văn hóa. Hsu Ta-Lin, Chủ tịch quỹ đầu tư H&Q Asia Pacific, là người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc đầu tư cho các doanh nghiệp mới thành lập ở khu vực. Mới đây, ông tới Tokyo và gặp gỡ với một số doanh nhân trẻ ở đây.
Những doanh nhân trẻ người Nhật này cho Hsu biết, văn hóa nước họ không ủng hộ việc những người trẻ mở doanh nghiệp riêng và cho rằng, họ nên vào làm việc cho những tập đoàn lớn.
“Những doanh nhân trẻ Nhật Bản đã cố gắng rất nhiều, nhưng họ biết, việc phát triển doanh nghiệp mới ở Nhật là một việc khó được người Nhật hưởng ứng”, ông Hsu nói.
Do đó, các quỹ đầu tư vẫn tiếp tục tìm kiếm những doanh nhân mới ở những khu vực khác của châu Á, nơi mở công ty mới được dễ dàng chấp nhận hơn.
Bà Munce, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm của IBM, cho biết, ở Bắc Kinh hiện có khoảng 6.000 công ty được các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn, so với mức gần như con số 0 cách đây 5 năm.
Trên thực tế, việc có quá nhiều các quỹ đầu tư mạo hiểm muốn có một phần trong “chiếc bánh” doanh nghiệp trẻ ở Trung Quốc đã khiến việc tìm kiếm các công ty mới để đầu tư ngày càng khó khăn hơn. Đây là thông tin tốt lành đối với các công ty Trung Quốc, những không phải là tín hiệu vui đối với các nhà đầu tư.
Đó chính là lý do tại sao những quốc gia như Việt Nam lại đang trở thành cơ hội hấp dẫn cho các quỹ đầu tư. Bà Munce cho rằng, Việt Nam đang đi theo con đường của Trung Quốc trong việc hấp dẫn các quỹ đầu tư và khuyến khích hoạt động doanh nghiệp.
Mặc dù IBM hiện vẫn chưa đầu tư vào Việt Nam, bà Munce cho biết: “Việt Nam đã hấp dẫn tôi xem xét kỹ hơn về quốc gia này. Tôi đã thấy có nhiều quỹ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở đó”.
(Theo VnEconomy)