Alisher Usmanov - Tù nhân trở thành tỉ phú
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Từng tiêu phí 6 năm tuổi trẻ ở trong tù, Alisher Usmanov giờ đây là một trong những người giàu nhất nước Nga.
Siêu ngông
Giữa tháng 9.2007, nhà đấu giá nổi tiếng thế giới Sotheby's chuẩn bị tổ chức một buổi đấu giá tại thủ đô London của nước Anh. Những người tổ chức hy vọng sẽ thu được 20 triệu bảng Anh (gần 42 triệu USD) thông qua việc đấu giá 450 tác phẩm nghệ thuật do nghệ sĩ cello thiên tài người Nga Mstislav Leopoldovich Rostropovich sưu tầm. Tuy nhiên, khi sự kiện này chưa diễn ra thì có một cuộc điện thoại gọi tới văn phòng Sotheby's. Một giọng nói vang lên từ đầu giây bên kia:
"A lô, chúng tôi muốn mua cả bộ sưu tập".
Có kẻ đùa giỡn chăng? Nghĩ thế, nhưng đại diện Sotheby's vẫn từ tốn:
"Mua tất cả ư? Chúng tôi dự kiến sẽ thu 20 triệu...".
"Không vấn đề. Chúng tôi sẽ mua với giá cao hơn 20 triệu bảng", phía bên kia khẳng định.
Đại diện của Sotheby's hơi hoảng, vẫn chưa tin lời đặt hàng đường đột kia. Chỉ đến khi cái tên Alisher Usmanov được tiết lộ, phía công ty Anh mới biết chắc rằng họ đã gặp khách sộp.
Sau đó ít ngày, ngài Usmanov giàu có tiết lộ với Đài truyền hình quốc gia Nga: "Khi biết rằng buổi đấu giá sắp diễn ra, tôi thấy cần thiết phải giữ lại nguyên vẹn cả bộ sưu tập. Tiếp theo, tôi muốn đưa bộ sưu tập trở về nước Nga".
Pha chơi ngông của tỉ phú Usmanov khiến cả thế giới sửng sốt, nhưng đó không phải là trường hợp cá biệt. Hồi tháng 8, thế giới cũng có dịp bàn tán xôn xao về chuyện ngông của giới nhà giàu Nga. Số là tại Triển lãm hàng không MAKS 2007 ở gần Moscow, người Mỹ có trưng bày "Pháo đài bay" B-52. Loại máy bay ném bom hạng nặng từng gieo rắc bao nỗi kinh hoàng trong nhiều cuộc chiến tranh này tất nhiên chỉ dành cho quân đội Mỹ. Thế nhưng, một tỉ phú người Nga khi tới ngắm nghía cỗ máy này đã dạm lời:
"Quý vị có bán không? Tôi muốn mua".
"Không, đây là loại không thể bán, dù với bất cứ lý do nào", quân nhân Mỹ bảo vệ chiếc B-52 trả lời.
"Nhưng tôi muốn mua. Cỗ máy này trông hay phết", vị khách bệ vệ đứng giữa một đám vệ sĩ cố thuyết phục.
Tất nhiên là việc mua bán không thể diễn ra, nhưng cuộc đối đáp này là một câu chuyện khác về thú chơi ngông của giới siêu giàu nước Nga. Hồi trước, tỉ phú Roman Abramovich cũng từng điều một chiếc Boeing-767 chở bạn bè từ Moscow bay tới London chỉ để xem một trận bóng đá rồi trở về. Chuyện ngông của tỉ phú Nga thì vô kể, nhưng có lẽ chưa ai cao tay như Usmanov. Ông này chẳng những bỏ hơn 20 triệu bảng, có thông tin nói rằng con số chính xác là 30 triệu bảng, để mua đứt một cuộc bán đấu giá mà sau đó còn tuyên bố tặng nguyên bộ sưu tập của Rostropovich cho Chính phủ Nga.
Siêu giàu
Hẳn nhiên chỉ có những người siêu giàu mới mua nguyên một cuộc đấu giá như Alisher Usmanov. Tỉ phú 54 tuổi này hiện đứng thứ 18 trong danh sách người giàu nước Nga, theo bảng xếp hạng năm 2007 của Tạp chí Forbes. Tính trên phạm vi toàn thế giới thì ông đứng thứ 142, với tổng tài sản ước tính 5,5 tỉ USD.
Usmanov có cổ phần trong hàng loạt công ty lớn ở Nga như Metalloinvest, Ural Steel, Moldavia Metal... Lĩnh vực mà ông đầu tư mạnh nhất là sắt thép và khai khoáng. Nhưng gần đây Usmanov bắt đầu vươn tay ra nhiều lĩnh vực khác. Năm 2006, ông bỏ ra 200 triệu USD để mua lại Kommersant, tờ báo một thời từng nằm trong tay tỉ phú Boris Berezovsky, người hiện đang sống lưu vong tại Anh. Tiếp sau đó, ông bỏ ra 25 triệu USD để mua 50% cổ phần của kênh truyền hình thể thao 7TV và sau đó chi 300 triệu USD để mua 75% cổ phần của MUZ-TV, kênh truyền hình âm nhạc hàng đầu nước Nga. Hồi tháng 8 năm nay, Usmanov theo chân người đồng hương Roman Abramovich tiến vào thị trường bóng đá Anh bằng việc mua lại 23% cổ phần (tương đương 250 triệu USD) của đội bóng Arsenal danh tiếng. Qua đó, ông trở thành người nắm cổ phần lớn thứ nhì tại đội bóng thành London và đang lăm le mua đứt đội bóng này. Thế là từ một tỉ phú ngành khai khoáng và sắt thép, Usmanov đã trở thành một ông trùm lớn của làng truyền thông và thể thao.
Thông qua Công ty đầu tư Gallagher Holdings ở đảo Síp, ngài tỉ phú nước Nga cũng vươn vòi bạch tuộc ra nhiều nước châu Âu và nhiều khu vực khác. Giờ đây, người ta thấy tiền bạc của Usmanov tham gia vào hoạt động kinh doanh từ Nga tới Anh, từ Papua New Guinea tới Brazil, từ Hà Lan tới Úc. Usmanov thường nói rằng cổ phiếu trong lĩnh vực sắt thép là "mối tình đầu" của mình. Lời ví von này cho thấy con đường trở thành tỉ phú của Usmanov bắt đầu từ ngành sắt thép. Quả đúng vậy, khởi đầu từ sắt thép, Usmanov đã nhanh chóng trở thành tỉ phú hàng đầu nước Nga. Nhưng nhờ đâu mà một người từng trải qua 6 năm trong nhà tù lại có thể trở thành tỉ phú? Để tìm được câu trả lời, hãy trở về quá khứ.
Quá khứ đen Sinh năm 1953 tại tỉnh Namangan, Uzbekistan trong một gia đình "có số má" thời Liên Xô còn hùng mạnh, Alisher Usmanov được học hành đến nơi đến chốn và từng tham gia vào các tổ chức thanh niên Cộng sản địa phương. Tuy nhiên, đến năm 1980 thì bi kịch ập đến. Chàng trai 27 tuổi Usmanov bị bắt và bị kết án 8 năm tù về tội gian lận và tống tiền. Theo website Centrasia.ru thì Usmanov cùng một người bạn là con trai của Phó giám đốc KGB Uzbekistan đã tống tiền một sĩ quan quân đội. Tòa án binh đã đưa hai người ra xét xử và kết quả là Usmanov, con của Phó tổng công tố Uzbekistan, phải thụ án tù tại một trại giam có tới 3.500 tù nhân, trong đó có nhiều người phạm tội hiếp dâm, giết người cùng một số nhân vật từng bị chính cha của Usmanov buộc tội.
Năm 1986, sau 6 năm thụ án, Usmanov được trả tự do sớm. Sau này, ông ta một mực nói rằng mình bị xử oan, rằng bi kịch đó là một đòn trả thù chính trị. Nói cách khác, ông ta là một tù chính trị. Vào năm 2000, Tòa tối cao Uzbekistan đã ra phán quyết phục hồi danh dự cho Usmanov, khẳng định rằng chuyện ông ta đi tù xưa kia là một án oan.
"Tôi đã bị vu cáo và mất 6 năm tuổi trẻ trong nhà tù, đó là kết quả của những cuộc đấu đá bên trong KGB. Sau đó, phải mất thêm 14 năm nữa thì tôi mới được phục hồi danh dự", Usmanov thổ lộ với Sunday Times.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng cảm với lời lẽ của ông ta cũng như phán quyết của Tòa tối cao Uzbekistan năm 2000. Một trong số đó là ông Craig Murray, cựu Đại sứ Anh tại Uzbekistan.
Vào ngày 2.9.2007, ông Murray đã đưa lên nhật ký trực tuyến một số ý kiến cá nhân về quá khứ của Usmanov. Theo ngài cựu đại sứ thì "ông ta (Usmanov) không phải là tù chính trị mà là kẻ cướp, một tên tống tiền đã chịu hình phạt 6 năm tù một cách thích đáng". Sau đó, đại diện pháp lý của Usmanov đã dọa đưa vụ việc này ra tòa và yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nhật ký trực tuyến gỡ bài của ông Murray xuống. Tuy nhiên, những nhận định của Murray sau đó tiếp tục được đăng tải ở một số website khác khiến những lời xì xầm được dịp lan tỏa. Qua đó, người ta cũng được biết rằng trong thời gian làm đại sứ tại Uzbekistan từ năm 2002 đến 2004, ông Murray từng viết báo cáo về các vụ giao dịch "đáng ngờ" của Usmanov với Chính phủ Uzbekistan liên quan tới các hợp đồng khai thác dầu lửa, quặng... Từ thông tin trên, Hạ viện Anh đã đề nghị chính phủ nước này công bố các báo cáo của ông Murray. Tuy nhiên, đề nghị đã bị từ chối.
Báo Sunday Times vào ngày 7.10 cũng cho biết các luật sư của Công ty kim cương De Beers đã nộp đơn kiện lên một tòa án ở Denver, Colorado (Mỹ) với cáo buộc Usmanov đã gian lận trong cuộc tranh chấp tại một trong những mỏ kim cương lớn nhất thế giới.
Đến nay thì ý kiến của ông Murray vẫn chưa được chứng minh và những điều nêu trong hai bản báo cáo của ông này cũng chỉ mới được tiết lộ chút ít. Đơn kiện của De Beers thì vẫn còn nằm trong ngăn kéo của tòa án tại Mỹ. Còn Usmanov thì vẫn sống khỏe, với những dự án kinh doanh khổng lồ, với chiếc du thuyền sang trọng có chỗ đáp máy bay và với những trò chơi ngông của một đại tỉ phú.
(Theo ThanhNien)
Siêu ngông
Giữa tháng 9.2007, nhà đấu giá nổi tiếng thế giới Sotheby's chuẩn bị tổ chức một buổi đấu giá tại thủ đô London của nước Anh. Những người tổ chức hy vọng sẽ thu được 20 triệu bảng Anh (gần 42 triệu USD) thông qua việc đấu giá 450 tác phẩm nghệ thuật do nghệ sĩ cello thiên tài người Nga Mstislav Leopoldovich Rostropovich sưu tầm. Tuy nhiên, khi sự kiện này chưa diễn ra thì có một cuộc điện thoại gọi tới văn phòng Sotheby's. Một giọng nói vang lên từ đầu giây bên kia:
"A lô, chúng tôi muốn mua cả bộ sưu tập".
Có kẻ đùa giỡn chăng? Nghĩ thế, nhưng đại diện Sotheby's vẫn từ tốn:
"Mua tất cả ư? Chúng tôi dự kiến sẽ thu 20 triệu...".
"Không vấn đề. Chúng tôi sẽ mua với giá cao hơn 20 triệu bảng", phía bên kia khẳng định.
Đại diện của Sotheby's hơi hoảng, vẫn chưa tin lời đặt hàng đường đột kia. Chỉ đến khi cái tên Alisher Usmanov được tiết lộ, phía công ty Anh mới biết chắc rằng họ đã gặp khách sộp.
Sau đó ít ngày, ngài Usmanov giàu có tiết lộ với Đài truyền hình quốc gia Nga: "Khi biết rằng buổi đấu giá sắp diễn ra, tôi thấy cần thiết phải giữ lại nguyên vẹn cả bộ sưu tập. Tiếp theo, tôi muốn đưa bộ sưu tập trở về nước Nga".
Pha chơi ngông của tỉ phú Usmanov khiến cả thế giới sửng sốt, nhưng đó không phải là trường hợp cá biệt. Hồi tháng 8, thế giới cũng có dịp bàn tán xôn xao về chuyện ngông của giới nhà giàu Nga. Số là tại Triển lãm hàng không MAKS 2007 ở gần Moscow, người Mỹ có trưng bày "Pháo đài bay" B-52. Loại máy bay ném bom hạng nặng từng gieo rắc bao nỗi kinh hoàng trong nhiều cuộc chiến tranh này tất nhiên chỉ dành cho quân đội Mỹ. Thế nhưng, một tỉ phú người Nga khi tới ngắm nghía cỗ máy này đã dạm lời:
"Quý vị có bán không? Tôi muốn mua".
"Không, đây là loại không thể bán, dù với bất cứ lý do nào", quân nhân Mỹ bảo vệ chiếc B-52 trả lời.
"Nhưng tôi muốn mua. Cỗ máy này trông hay phết", vị khách bệ vệ đứng giữa một đám vệ sĩ cố thuyết phục.
Tất nhiên là việc mua bán không thể diễn ra, nhưng cuộc đối đáp này là một câu chuyện khác về thú chơi ngông của giới siêu giàu nước Nga. Hồi trước, tỉ phú Roman Abramovich cũng từng điều một chiếc Boeing-767 chở bạn bè từ Moscow bay tới London chỉ để xem một trận bóng đá rồi trở về. Chuyện ngông của tỉ phú Nga thì vô kể, nhưng có lẽ chưa ai cao tay như Usmanov. Ông này chẳng những bỏ hơn 20 triệu bảng, có thông tin nói rằng con số chính xác là 30 triệu bảng, để mua đứt một cuộc bán đấu giá mà sau đó còn tuyên bố tặng nguyên bộ sưu tập của Rostropovich cho Chính phủ Nga.
Siêu giàu
Hẳn nhiên chỉ có những người siêu giàu mới mua nguyên một cuộc đấu giá như Alisher Usmanov. Tỉ phú 54 tuổi này hiện đứng thứ 18 trong danh sách người giàu nước Nga, theo bảng xếp hạng năm 2007 của Tạp chí Forbes. Tính trên phạm vi toàn thế giới thì ông đứng thứ 142, với tổng tài sản ước tính 5,5 tỉ USD.
Usmanov có cổ phần trong hàng loạt công ty lớn ở Nga như Metalloinvest, Ural Steel, Moldavia Metal... Lĩnh vực mà ông đầu tư mạnh nhất là sắt thép và khai khoáng. Nhưng gần đây Usmanov bắt đầu vươn tay ra nhiều lĩnh vực khác. Năm 2006, ông bỏ ra 200 triệu USD để mua lại Kommersant, tờ báo một thời từng nằm trong tay tỉ phú Boris Berezovsky, người hiện đang sống lưu vong tại Anh. Tiếp sau đó, ông bỏ ra 25 triệu USD để mua 50% cổ phần của kênh truyền hình thể thao 7TV và sau đó chi 300 triệu USD để mua 75% cổ phần của MUZ-TV, kênh truyền hình âm nhạc hàng đầu nước Nga. Hồi tháng 8 năm nay, Usmanov theo chân người đồng hương Roman Abramovich tiến vào thị trường bóng đá Anh bằng việc mua lại 23% cổ phần (tương đương 250 triệu USD) của đội bóng Arsenal danh tiếng. Qua đó, ông trở thành người nắm cổ phần lớn thứ nhì tại đội bóng thành London và đang lăm le mua đứt đội bóng này. Thế là từ một tỉ phú ngành khai khoáng và sắt thép, Usmanov đã trở thành một ông trùm lớn của làng truyền thông và thể thao.
Thông qua Công ty đầu tư Gallagher Holdings ở đảo Síp, ngài tỉ phú nước Nga cũng vươn vòi bạch tuộc ra nhiều nước châu Âu và nhiều khu vực khác. Giờ đây, người ta thấy tiền bạc của Usmanov tham gia vào hoạt động kinh doanh từ Nga tới Anh, từ Papua New Guinea tới Brazil, từ Hà Lan tới Úc. Usmanov thường nói rằng cổ phiếu trong lĩnh vực sắt thép là "mối tình đầu" của mình. Lời ví von này cho thấy con đường trở thành tỉ phú của Usmanov bắt đầu từ ngành sắt thép. Quả đúng vậy, khởi đầu từ sắt thép, Usmanov đã nhanh chóng trở thành tỉ phú hàng đầu nước Nga. Nhưng nhờ đâu mà một người từng trải qua 6 năm trong nhà tù lại có thể trở thành tỉ phú? Để tìm được câu trả lời, hãy trở về quá khứ.
Quá khứ đen Sinh năm 1953 tại tỉnh Namangan, Uzbekistan trong một gia đình "có số má" thời Liên Xô còn hùng mạnh, Alisher Usmanov được học hành đến nơi đến chốn và từng tham gia vào các tổ chức thanh niên Cộng sản địa phương. Tuy nhiên, đến năm 1980 thì bi kịch ập đến. Chàng trai 27 tuổi Usmanov bị bắt và bị kết án 8 năm tù về tội gian lận và tống tiền. Theo website Centrasia.ru thì Usmanov cùng một người bạn là con trai của Phó giám đốc KGB Uzbekistan đã tống tiền một sĩ quan quân đội. Tòa án binh đã đưa hai người ra xét xử và kết quả là Usmanov, con của Phó tổng công tố Uzbekistan, phải thụ án tù tại một trại giam có tới 3.500 tù nhân, trong đó có nhiều người phạm tội hiếp dâm, giết người cùng một số nhân vật từng bị chính cha của Usmanov buộc tội.
Năm 1986, sau 6 năm thụ án, Usmanov được trả tự do sớm. Sau này, ông ta một mực nói rằng mình bị xử oan, rằng bi kịch đó là một đòn trả thù chính trị. Nói cách khác, ông ta là một tù chính trị. Vào năm 2000, Tòa tối cao Uzbekistan đã ra phán quyết phục hồi danh dự cho Usmanov, khẳng định rằng chuyện ông ta đi tù xưa kia là một án oan.
"Tôi đã bị vu cáo và mất 6 năm tuổi trẻ trong nhà tù, đó là kết quả của những cuộc đấu đá bên trong KGB. Sau đó, phải mất thêm 14 năm nữa thì tôi mới được phục hồi danh dự", Usmanov thổ lộ với Sunday Times.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng cảm với lời lẽ của ông ta cũng như phán quyết của Tòa tối cao Uzbekistan năm 2000. Một trong số đó là ông Craig Murray, cựu Đại sứ Anh tại Uzbekistan.
Vào ngày 2.9.2007, ông Murray đã đưa lên nhật ký trực tuyến một số ý kiến cá nhân về quá khứ của Usmanov. Theo ngài cựu đại sứ thì "ông ta (Usmanov) không phải là tù chính trị mà là kẻ cướp, một tên tống tiền đã chịu hình phạt 6 năm tù một cách thích đáng". Sau đó, đại diện pháp lý của Usmanov đã dọa đưa vụ việc này ra tòa và yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nhật ký trực tuyến gỡ bài của ông Murray xuống. Tuy nhiên, những nhận định của Murray sau đó tiếp tục được đăng tải ở một số website khác khiến những lời xì xầm được dịp lan tỏa. Qua đó, người ta cũng được biết rằng trong thời gian làm đại sứ tại Uzbekistan từ năm 2002 đến 2004, ông Murray từng viết báo cáo về các vụ giao dịch "đáng ngờ" của Usmanov với Chính phủ Uzbekistan liên quan tới các hợp đồng khai thác dầu lửa, quặng... Từ thông tin trên, Hạ viện Anh đã đề nghị chính phủ nước này công bố các báo cáo của ông Murray. Tuy nhiên, đề nghị đã bị từ chối.
Báo Sunday Times vào ngày 7.10 cũng cho biết các luật sư của Công ty kim cương De Beers đã nộp đơn kiện lên một tòa án ở Denver, Colorado (Mỹ) với cáo buộc Usmanov đã gian lận trong cuộc tranh chấp tại một trong những mỏ kim cương lớn nhất thế giới.
Đến nay thì ý kiến của ông Murray vẫn chưa được chứng minh và những điều nêu trong hai bản báo cáo của ông này cũng chỉ mới được tiết lộ chút ít. Đơn kiện của De Beers thì vẫn còn nằm trong ngăn kéo của tòa án tại Mỹ. Còn Usmanov thì vẫn sống khỏe, với những dự án kinh doanh khổng lồ, với chiếc du thuyền sang trọng có chỗ đáp máy bay và với những trò chơi ngông của một đại tỉ phú.
(Theo ThanhNien)