Ray Ozzie - 'la bàn công nghệ' của Microsoft
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ray OzzieKhi tuyên bố rút lui vào hậu trường, Bill Gates đã đưa Ray Ozzie lên làm kiến trúc sư trưởng của Microsoft. Điều gì ở nhân vật này khiến chủ tịch tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới quyết định chọn làm người thay thế vai trò của mình?
Phong cách quản lý của Ozzie khác với kiểu "hãy chứng minh tôi sai, hoặc ra khỏi đây" của Gates. Ozzie là người kiên nhẫn, có phần theo chủ nghĩa quân bình và cởi mở trước những góp ý của người khác.
Nhưng yếu tố khiến ông trở thành lựa chọn số một của Gates là vốn hiểu biết sâu sắc - điều mà nhà sáng lập Microsoft luôn kính phục từ khi 2 người quen nhau. Ozzie là cha đẻ của ứng dụng nhóm Lotus Notes đầu thập niên 80. Hiện Notes đã được nâng cấp lên phiên bản 8 dưới sự quản lý của IBM.
"Ozzie có khả năng thấy trước được tương lai trong khoảng 5 năm hoặc hơn", Peter O'Kelly, Giám đốc nghiên cứu của hãng phân tích thị trường Burton Group, nhận xét. "Tôi chưa bao giờ tưởng tượng một Microsoft thiếu Bill Gates, nhưng Ozzie sẽ là sự thay thế hợp lý".
Con đường chinh phục công nghệ
Ray Ozzie sinh ngày 20/11/1955 ở ngoại ô Chicago (Mỹ). Ông tốt nghiệp Đại học Illinois Urbana-Champaign với bằng kỹ sư khoa học máy tính năm 1979. Khi còn là sinh viên, ông đã xây dựng hệ thống Plato với nhiều tính năng tương tự ứng dụng Notes sau này, bao gồm "diễn đàn trực tuyến, thông báo, e-mail, chatroom, tin nhắn nhanh và game nhiều người chơi".
Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho Jonathan Sachs tại hãng sản xuất máy tính Data General. Năm 1982, Ozzie phát triển phần mềm Notes với tham vọng thành lập công ty riêng. Nhưng một năm sau, Sachs thuyết phục ông tham gia công ty Lotus Symphony và họ kiếm bộn tiền nhờ trình bảng tính Lotus 1-2-3 tương thích IBM PC. Lotus 1-2-3 nhanh chóng thống lĩnh thị trường ứng dụng doanh nghiệp và là chương trình chủ chốt trên các hệ thống tiền Windows.
Năm 1984, Ozzie rời Lotus và thành lập Iris Associates để mở rộng ứng dụng Notes. Khi sản phẩm mới xuất hiện vào năm 1989, công ty Lotus đã bán nó dưới tên gọi Lotus Notes. Lotus và Iris được sáp nhập vào IBM năm 1995.
Ozzie tiếp tục xây dựng trình hợp tác và nhắn tin Groove Networks năm 1997 dựa trên kiến trúc chia sẻ ngang hàng (P2P). Đây cũng là sản phẩm sử dụng XML - một trong những mối quan tâm lớn của Bill Gates.
Khoảng 6 tháng sau khi ông gia nhập Microsoft, Ozzie viết một bản ghi nhớ dài khẳng định tập đoàn cần sớm chuyển sang mô hình kinh doanh "phần mềm đi kèm dịch vụ" (Ozzie sử dụng cụm từ "software plus services" thay vì "SaaS - software as a service") để có thể tổn tại trên thị trường.
Bản ghi nhớ tháng 10/2005 của Ozzie một lần nữa hối thúc Microsoft thay đổi bởi định dạng XML (có trong Office 2007) không đạt được tầm ảnh hưởng như PDF (Portable Document Format) của Adobe. Ông cũng chỉ trích ban lãnh đạo đã bỏ lỡ cơ hội phát triển công nghệ điện thoại qua Internet (VoIP) giống Skype. Ngoài ra, dù Microsoft đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng AJAX, họ lại không phải là hãng đi đầu về xây dựng ứng dụng dựa trên tổ hợp công nghệ đó.
Kể từ sau bản ghi nhớ này, Microsoft đã tập trung hơn vào việc cho ra mắt các dịch vụ trực tuyến theo dự án Live, gần đây nhất là công nghệ truyền tải nội dung Silverlight.
Từng bước một, Ozzie trở thành nhà lãnh đạo thông minh, chuyên gia thiết sản phẩm sáng tạo và là người có khả năng nhìn nhận những vấn đề mang tính vĩ mô. "Phải nói rằng Ozzie đã thay đổi Microsoft nhiều hơn những gì Microsoft thay đổi Ozzie", Dwight Davis, Phó giám đốc hãng nghiên cứu Ovum của Anh, nói.
Những khó khăn trước mắt
Hiện nay, Ozzie đang phải đương đầu với những thách thức lớn cùng Microsoft, tiêu biểu là gói ứng dụng văn phòng Office. Đây vốn là "con bò sữa" đem lại lợi nhuận cao cho hãng này, nhưng hiện nó phải đối mặt với sự cạnh tranh của Google và OpenOffice.org. Microsoft buộc phải ra chiến lược mới: miễn phí gói ứng dụng Works nhưng người sử dụng phải chấp nhận quảng cáo khi dùng sản phẩm.
Ozzie còn cần lên kế hoạch phát triển và giới thiệu các bản nâng cấp phần mềm. Chẳng hạn, đến tháng 2/2008, Microsoft sẽ phải cho ra phiên bản mới của Windows Server, SQL Server và Visual Studio. Bên cạnh đó, ông cũng có nhiệm vụ triển khai dự án Live nhằm hiện thực hóa tầm nhìn "phần mềm đi kèm dịch vụ".
Tuy nhiên, cho đến nay, Microsoft vẫn chưa có một kiến trúc và lộ trình phát triển sản phẩm hoàn chỉnh. Ozzie cũng ít khi xuất hiện trên báo chí và thường tránh trở thành tâm điểm trong các sự kiện lớn.
"Ozzie không thể mãi đứng trong góc khuất được. Microsoft cần một người am hiểu công nghệ có khả năng đại diện cho cả một tập đoàn", Mary Jo Foley, chủ nhân trang All About Microsoft, nhận định.
Nguồn tin: VnExpress
Phong cách quản lý của Ozzie khác với kiểu "hãy chứng minh tôi sai, hoặc ra khỏi đây" của Gates. Ozzie là người kiên nhẫn, có phần theo chủ nghĩa quân bình và cởi mở trước những góp ý của người khác.
Nhưng yếu tố khiến ông trở thành lựa chọn số một của Gates là vốn hiểu biết sâu sắc - điều mà nhà sáng lập Microsoft luôn kính phục từ khi 2 người quen nhau. Ozzie là cha đẻ của ứng dụng nhóm Lotus Notes đầu thập niên 80. Hiện Notes đã được nâng cấp lên phiên bản 8 dưới sự quản lý của IBM.
"Ozzie có khả năng thấy trước được tương lai trong khoảng 5 năm hoặc hơn", Peter O'Kelly, Giám đốc nghiên cứu của hãng phân tích thị trường Burton Group, nhận xét. "Tôi chưa bao giờ tưởng tượng một Microsoft thiếu Bill Gates, nhưng Ozzie sẽ là sự thay thế hợp lý".
Con đường chinh phục công nghệ
Ray Ozzie sinh ngày 20/11/1955 ở ngoại ô Chicago (Mỹ). Ông tốt nghiệp Đại học Illinois Urbana-Champaign với bằng kỹ sư khoa học máy tính năm 1979. Khi còn là sinh viên, ông đã xây dựng hệ thống Plato với nhiều tính năng tương tự ứng dụng Notes sau này, bao gồm "diễn đàn trực tuyến, thông báo, e-mail, chatroom, tin nhắn nhanh và game nhiều người chơi".
Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho Jonathan Sachs tại hãng sản xuất máy tính Data General. Năm 1982, Ozzie phát triển phần mềm Notes với tham vọng thành lập công ty riêng. Nhưng một năm sau, Sachs thuyết phục ông tham gia công ty Lotus Symphony và họ kiếm bộn tiền nhờ trình bảng tính Lotus 1-2-3 tương thích IBM PC. Lotus 1-2-3 nhanh chóng thống lĩnh thị trường ứng dụng doanh nghiệp và là chương trình chủ chốt trên các hệ thống tiền Windows.
Năm 1984, Ozzie rời Lotus và thành lập Iris Associates để mở rộng ứng dụng Notes. Khi sản phẩm mới xuất hiện vào năm 1989, công ty Lotus đã bán nó dưới tên gọi Lotus Notes. Lotus và Iris được sáp nhập vào IBM năm 1995.
Ozzie tiếp tục xây dựng trình hợp tác và nhắn tin Groove Networks năm 1997 dựa trên kiến trúc chia sẻ ngang hàng (P2P). Đây cũng là sản phẩm sử dụng XML - một trong những mối quan tâm lớn của Bill Gates.
Khoảng 6 tháng sau khi ông gia nhập Microsoft, Ozzie viết một bản ghi nhớ dài khẳng định tập đoàn cần sớm chuyển sang mô hình kinh doanh "phần mềm đi kèm dịch vụ" (Ozzie sử dụng cụm từ "software plus services" thay vì "SaaS - software as a service") để có thể tổn tại trên thị trường.
Bản ghi nhớ tháng 10/2005 của Ozzie một lần nữa hối thúc Microsoft thay đổi bởi định dạng XML (có trong Office 2007) không đạt được tầm ảnh hưởng như PDF (Portable Document Format) của Adobe. Ông cũng chỉ trích ban lãnh đạo đã bỏ lỡ cơ hội phát triển công nghệ điện thoại qua Internet (VoIP) giống Skype. Ngoài ra, dù Microsoft đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng AJAX, họ lại không phải là hãng đi đầu về xây dựng ứng dụng dựa trên tổ hợp công nghệ đó.
Kể từ sau bản ghi nhớ này, Microsoft đã tập trung hơn vào việc cho ra mắt các dịch vụ trực tuyến theo dự án Live, gần đây nhất là công nghệ truyền tải nội dung Silverlight.
Từng bước một, Ozzie trở thành nhà lãnh đạo thông minh, chuyên gia thiết sản phẩm sáng tạo và là người có khả năng nhìn nhận những vấn đề mang tính vĩ mô. "Phải nói rằng Ozzie đã thay đổi Microsoft nhiều hơn những gì Microsoft thay đổi Ozzie", Dwight Davis, Phó giám đốc hãng nghiên cứu Ovum của Anh, nói.
Những khó khăn trước mắt
Hiện nay, Ozzie đang phải đương đầu với những thách thức lớn cùng Microsoft, tiêu biểu là gói ứng dụng văn phòng Office. Đây vốn là "con bò sữa" đem lại lợi nhuận cao cho hãng này, nhưng hiện nó phải đối mặt với sự cạnh tranh của Google và OpenOffice.org. Microsoft buộc phải ra chiến lược mới: miễn phí gói ứng dụng Works nhưng người sử dụng phải chấp nhận quảng cáo khi dùng sản phẩm.
Ozzie còn cần lên kế hoạch phát triển và giới thiệu các bản nâng cấp phần mềm. Chẳng hạn, đến tháng 2/2008, Microsoft sẽ phải cho ra phiên bản mới của Windows Server, SQL Server và Visual Studio. Bên cạnh đó, ông cũng có nhiệm vụ triển khai dự án Live nhằm hiện thực hóa tầm nhìn "phần mềm đi kèm dịch vụ".
Tuy nhiên, cho đến nay, Microsoft vẫn chưa có một kiến trúc và lộ trình phát triển sản phẩm hoàn chỉnh. Ozzie cũng ít khi xuất hiện trên báo chí và thường tránh trở thành tâm điểm trong các sự kiện lớn.
"Ozzie không thể mãi đứng trong góc khuất được. Microsoft cần một người am hiểu công nghệ có khả năng đại diện cho cả một tập đoàn", Mary Jo Foley, chủ nhân trang All About Microsoft, nhận định.
Nguồn tin: VnExpress