Ông trùm kinh doanh quần áo của châu Âu
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Từ một xưởng may nhỏ trong một gara ô tô, sau hơn 40 năm, Klaus Steilmann đã trở thành ông vua sản xuất quần áo.
Lĩnh vực dệt may là lĩnh vực vô cùng khó khăn với các doanh nghiệp châu Âu. Quá trình hội nhập thế giới và mở cửa nền kinh tế đã càng tạo điều kiện cho các sản phẩm dệt may từ các nước đang phát triển tràn sang châu Âu, đặc biệt là hàng từ Trung Quốc và các nước châu Á khác.
Chính vì thế mà ông vua quần áo Klaus Steilmann được vô cùng khâm phục và kinh ngạc khi doanh nghiệp của ông vẫn trụ vững và nhất là các xưởng may đặt tại châu Âu không hề bị đóng cửa như nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
Doanh nghiệp của Klaus Steilmann là doanh nghiệp dệt may lớn nhất châu Âu với trên 20.000 công nhân ở nhiều nhà máy khác nhau, trong đó có tỉ lệ khá lớn ở châu Âu. Nếu như năm 1960, sau 3 năm thành lập, doanh số của Klaus Steilmann mới là 15 triệu DM thì 40 năm sau con số này đã gấp đúng 100 lần: 1.500 triệu DM, tương đương gần 1 tỉ USD.
Klaus Steilmann rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và được coi là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn. Klaus Steilmann hiện nay là Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may của châu Âu. Ông tham gia ý kiến vào các chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển của ngành dệt may.
Điểm đặc biệt là Klaus Steilmann rất quan tâm đến vấn đề gìn giữ và bảo vệ môi trường. Từ năm 1992, ông là thành viên chính thức của câu lạc bộ Rome, diễn đàn chung của các nhà doanh nghiệp lớn về các vấn đề kinh tế, giáo dục và môi trường. Năm 1995 Klaus Steilmann được bầu là Chủ tịch tổ chức dệt may của châu Âu EURATEX có trụ sở tại Bruxelles. Năm 1997, ông còn được tôn vinh làm chủ tịch danh dự của câu lạc bộ những nhà kinh doanh châu Âu.
Khởi nghiệp từ gara ô tô
Xuất thân trong một gia đình công chức nghèo, Klaus Steilmann đã từng ước mơ học nghề luật để làm thẩm phán, chuyên xét xử các vụ tranh chấp kiện tụng. Nhưng Klaus Steilmann đã phải dở dang con đường học hành “vì lí do tài chính” như ông kể lại sau này.
Klaus Steilmann bắt đầu làm quen với thế giới quần áo rất sớm. Năm 1950 ông được nhận vào học nghề bán quần áo tại tập đoàn kinh doanh quần áo C&A. Vừa học, vừa làm, sau 2 năm ông vừa có bằng tốt nghiệp phổ thông vừa có chứng chỉ nghề thương mại, chuyên doanh về hàng dệt may, quần áo.
Con đường vào nghề kinh doanh quần áo bắt đầu được lập trình từ đó. Năm 1955, khi còn rất trẻ, Klaus Steilmann đã được mời làm phó giám đốc cho nhà sản xuất áo khoác Josef Meyer.
Sự nghiệp kinh doanh của ông được bắt đầu từ năm 1958, khi ông quyết định thôi việc tại Josef Meyer để tự mình kinh doanh. Bao nhiêu tiền vốn dành dụm và của gia đình hỗ trợ, ông bỏ ra hết để xây dựng xưởng may đầu tiên. Chính xác là Klaus Steilmann đã bắt đầu từ 40.000 DM, tương đương với hơn 20.000 USD, một số tiền rất ít để đầu tư cho sản xuất.
Tại xưởng may trong nhà để xe đó, trong năm đầu tiên Klaus Steilmann đã tuyển mộ 40 thợ may để chuyên may quần áo. Còn ông thì đi giao bán cho các đại lý, cửa hàng.
“Thời trang cho hàng triệu người chứ không phải thời trang cho những nhà triệu phú” - đó là định hướng kinh doanh của Klaus Steilmann khi ông phác thảo mẫu quần áo đầu tiên vào tháng 12/1958. Khi đó trước hết ông tập trung vào các loại quần áo khoác cho phái nữ. Sản phẩm vừa hợp thời trang nhưng cũng rất hợp túi tiền với đại đa số người dân nên ông đã tạo ra được một thị trường khá lớn.
Kinh doanh nhưng luôn nghĩ đến môi trường
Klaus Steilmann muốn và đã cống hiến hết mình cho các vấn đề liên quan đến kinh tế, sinh thái và xã hội. Ông là nhà tài trợ hào phóng cho trường đại học tổng hợp Witten để nghiên cứu giảng dạy các công nghệ mới theo hướng tiếp cận tự nhiên và thân thiện với môi trường. Cá nhân ông, từ năm1991, Klaus Steilmann đã thành lập viện nghiên cứu tư nhân Klaus Steilmann chuyên về môi trường và công nghệ bảo vệ môi trường.
Klaus Steilmann đã được trao tặng giải thưởng môi trường năm 1999. Ngay sau đó, Klaus Steilmann sử dụng số tiền này để lập quĩ đào tạo giúp lớp trẻ tiếp cận, nhìn nhận tầm quan trọng của việc phải hài hoà các yếu tố kinh tế, xã hội và sinh thái.
Steilmann rất lạc quan và tin tưởng vào quy trình sản xuất hàng dệt may, từ quy trình sản xuất nguyên liệu thô, tinh chế và tới công đoạn sản xuất hàng may sẵn. Ông áp dụng lối suy nghĩ mới không chỉ riêng trong ngành dệt may mà còn cả ở trong công nghiệp hoá chất và hàng may sẵn, kinh doanh bán buôn, bán lẻ cũng như trong nông nghiệp. Quan điểm kinh doanh của ông về việc loại bỏ các phẩm màu độc hại trong vải vóc đã được chính thức đưa vào tiêu chuẩn chung của EU về sản phẩm dệt may “sạch”.
Không phải ngẫu nhiên mà Steilmann khi giới thiệu một sản phẩm may mặc chất lượng cao của mình thì lại giới thiệu cả quy trình sản xuất ra nó. Ông cho rằng trách nhiệm của tập đoàn không chỉ nằm trong một sản phẩm hoàn thiện mà còn bao hàm toàn bộ cả quy trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Nguyên tắc và chiến lược kinh doanh mà tập đoàn Steilmann đề ra là tạo được sự liên kết giữa các yếu tố kinh tế, sinh thái và xã hội. Qua đó Klaus Steilmann đã không chỉ muốn đề cao tính thân thiện môi trường của các sản phẩm mà ông bán ra mà còn tham vọng đưa cả triết lí về gìn giữ bảo vệ môi trường của mình đến với số đông.
Tôn trọng những quyền cơ bản của con người và người lao động trong quy trình sản xuất hàng may mặc là một yếu tố tất nhiên cũng như việc tuân thủ những quy định về chất lượng và môi trường. Bởi lẽ để đáp ứng những yêu cầu liên quan đến chất lượng, môi trường và xã hội thì cũng phải lắp đặt một hệ thống tương tự như vậy, do đó 3 yếu tố trên.
Việc tiến hành sản xuất theo những qui trình và qui định khắt khe tự đặt ra được đảm bảo tại tất cả các nhà máy trong và ngoài nước của tập đoàn theo những tiêu chuẩn đặc biệt của Steilmann liên quan đến môi trường và xã hội.
Cô con gái Britta, người đang kế tục Klaus Steilmann điều hành công ty cũng là một doanh nhân “vị môi trường” nổi tiếng không kém cha mình. Cô còn là một trong những nhà tạo mẫu tài năng, có tính nghệ thuật cao thiết kế những bộ sưu tập thời trang hoàn toàn từ những chất liệu thân thiện với môi trường.
Đổi mới, chuyển mình đúng lúc
Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc mãi đến tận giữa những năm 90 vẫn phát triển tăng vọt. Nhưng đến giữa những năm 90 thì chấm dứt sự bùng nổ.
Và nguy cơ khủng hoảng đối với ngành dệt may các nước Tây Âu đã hiện rõ hơn bao giờ. Tất cả các nhà sản xuất, kinh doanh quần áo ở Tây Âu đã phải trả giá cho quá trình toàn cầu hoá với cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn. Năng lực sản xuất của Steilmann càng lớn nhưng giá bán lẻ trên thị trường lại càng thấp hơn”. Có những nhà phân phối lớn như Aldi và Lidl đã ép giá xuống thấp đến mức dưới giá thành sản xuất.
Trước nguy cơ “tồn tại hay không tồn tại” Klaus Steilmann đã buộc phải thực hiện chiến lược “co mình” lại. Tập đoàn Steilmann, vào thời điểm phát triển mạnh nhất có doanh thu gần 900 triệu Euro đã phải chuyển giao lại hoạt động sản xuất cho một số đối tác, di chuyển địa điểm sản xuất sang nước ngoài và cắt giảm nhân công trong nước.
Tuy vậy, chiến lược của ông chủ vẫn được đánh giá cao vì ông vẫn duy trì được doanh nghiệp của mình về cơ bản. Trong khi đó tình cảnh của các công ty may mặc khác thì bi đát hơn nhiều khi giá các mặt hàng dệt may trên thị trường thế giới sụt giảm và cạnh tranh quá khốc liệt. Không ít trường hợp đã phải phá sản khi không kịp “vận động” và thay đổi trước khi quá muộn.
Hiện giờ Steilmann tổ chức sản xuất hàng may mặc tại nước ngoài chủ yếu là ở Đông Âu. Với xu hướng ngày càng gia tăng, những thợ may của Steilmann vào thời điểm này đã bán được trên 50% hàng ở nước ngoài. Steilmann cung cấp hàng dưới tên của những bạn hàng lớn như Metro, Karstadt Quelle, Mark & Spencer và C&A.
Với một phương hướng phát triển mới của tập đoàn, từ năm 2001, Steilmann đã chuyển đổi tập đoàn của mình từ một công ty thiên về sản xuất trở thành một đối tác theo hướng tiếp cận các thị trường cung cấp và dịch vụ. Hiện tại, tập đoàn Steilmann luôn luôn có thể cung cấp các bộ sưu tập thời trang mới, hợp mốt và cộng tác với những đối tác thương mại để đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường.
Từ khi qua tuổi 70, Klaus Steilmann bắt đầu rút dần khỏi vị trí điều hành trực tiếp. Ông đào tạo hai con gái Ute và Britta thành những người kế tục doanh nghiệp gia đình của mình. Vào dịp sinh nhật thứ 75 của ông, Klaus Steilmann coi món quà quí giá nhất là thông tin tập đoàn Steilmann đã được hồi phục.
Cả một sự nghiệp kinh doanh vĩ đại qua gần 50 năm cần cù lao động đã được tiếp tục duy trì. Tập đoàn sản xuất hàng may mặc Steilmann sẽ lại có được sự tăng trưởng trở lại sau những năm thực hiện chiến lược “co mình”. Khi phân tích thành công của Steilmann, rõ ràng ai cũng thấy dấu ấn của ông chủ tập đoàn với cách điều hành doanh nghiệp hợp lý, luôn có sự đổi mới và mang tầm nhìn lâu dài.
(Theo VnEconomy)
Lĩnh vực dệt may là lĩnh vực vô cùng khó khăn với các doanh nghiệp châu Âu. Quá trình hội nhập thế giới và mở cửa nền kinh tế đã càng tạo điều kiện cho các sản phẩm dệt may từ các nước đang phát triển tràn sang châu Âu, đặc biệt là hàng từ Trung Quốc và các nước châu Á khác.
Chính vì thế mà ông vua quần áo Klaus Steilmann được vô cùng khâm phục và kinh ngạc khi doanh nghiệp của ông vẫn trụ vững và nhất là các xưởng may đặt tại châu Âu không hề bị đóng cửa như nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
Doanh nghiệp của Klaus Steilmann là doanh nghiệp dệt may lớn nhất châu Âu với trên 20.000 công nhân ở nhiều nhà máy khác nhau, trong đó có tỉ lệ khá lớn ở châu Âu. Nếu như năm 1960, sau 3 năm thành lập, doanh số của Klaus Steilmann mới là 15 triệu DM thì 40 năm sau con số này đã gấp đúng 100 lần: 1.500 triệu DM, tương đương gần 1 tỉ USD.
Klaus Steilmann rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và được coi là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn. Klaus Steilmann hiện nay là Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may của châu Âu. Ông tham gia ý kiến vào các chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển của ngành dệt may.
Điểm đặc biệt là Klaus Steilmann rất quan tâm đến vấn đề gìn giữ và bảo vệ môi trường. Từ năm 1992, ông là thành viên chính thức của câu lạc bộ Rome, diễn đàn chung của các nhà doanh nghiệp lớn về các vấn đề kinh tế, giáo dục và môi trường. Năm 1995 Klaus Steilmann được bầu là Chủ tịch tổ chức dệt may của châu Âu EURATEX có trụ sở tại Bruxelles. Năm 1997, ông còn được tôn vinh làm chủ tịch danh dự của câu lạc bộ những nhà kinh doanh châu Âu.
Khởi nghiệp từ gara ô tô
Xuất thân trong một gia đình công chức nghèo, Klaus Steilmann đã từng ước mơ học nghề luật để làm thẩm phán, chuyên xét xử các vụ tranh chấp kiện tụng. Nhưng Klaus Steilmann đã phải dở dang con đường học hành “vì lí do tài chính” như ông kể lại sau này.
Klaus Steilmann bắt đầu làm quen với thế giới quần áo rất sớm. Năm 1950 ông được nhận vào học nghề bán quần áo tại tập đoàn kinh doanh quần áo C&A. Vừa học, vừa làm, sau 2 năm ông vừa có bằng tốt nghiệp phổ thông vừa có chứng chỉ nghề thương mại, chuyên doanh về hàng dệt may, quần áo.
Con đường vào nghề kinh doanh quần áo bắt đầu được lập trình từ đó. Năm 1955, khi còn rất trẻ, Klaus Steilmann đã được mời làm phó giám đốc cho nhà sản xuất áo khoác Josef Meyer.
Sự nghiệp kinh doanh của ông được bắt đầu từ năm 1958, khi ông quyết định thôi việc tại Josef Meyer để tự mình kinh doanh. Bao nhiêu tiền vốn dành dụm và của gia đình hỗ trợ, ông bỏ ra hết để xây dựng xưởng may đầu tiên. Chính xác là Klaus Steilmann đã bắt đầu từ 40.000 DM, tương đương với hơn 20.000 USD, một số tiền rất ít để đầu tư cho sản xuất.
Tại xưởng may trong nhà để xe đó, trong năm đầu tiên Klaus Steilmann đã tuyển mộ 40 thợ may để chuyên may quần áo. Còn ông thì đi giao bán cho các đại lý, cửa hàng.
“Thời trang cho hàng triệu người chứ không phải thời trang cho những nhà triệu phú” - đó là định hướng kinh doanh của Klaus Steilmann khi ông phác thảo mẫu quần áo đầu tiên vào tháng 12/1958. Khi đó trước hết ông tập trung vào các loại quần áo khoác cho phái nữ. Sản phẩm vừa hợp thời trang nhưng cũng rất hợp túi tiền với đại đa số người dân nên ông đã tạo ra được một thị trường khá lớn.
Kinh doanh nhưng luôn nghĩ đến môi trường
Klaus Steilmann muốn và đã cống hiến hết mình cho các vấn đề liên quan đến kinh tế, sinh thái và xã hội. Ông là nhà tài trợ hào phóng cho trường đại học tổng hợp Witten để nghiên cứu giảng dạy các công nghệ mới theo hướng tiếp cận tự nhiên và thân thiện với môi trường. Cá nhân ông, từ năm1991, Klaus Steilmann đã thành lập viện nghiên cứu tư nhân Klaus Steilmann chuyên về môi trường và công nghệ bảo vệ môi trường.
Klaus Steilmann đã được trao tặng giải thưởng môi trường năm 1999. Ngay sau đó, Klaus Steilmann sử dụng số tiền này để lập quĩ đào tạo giúp lớp trẻ tiếp cận, nhìn nhận tầm quan trọng của việc phải hài hoà các yếu tố kinh tế, xã hội và sinh thái.
Steilmann rất lạc quan và tin tưởng vào quy trình sản xuất hàng dệt may, từ quy trình sản xuất nguyên liệu thô, tinh chế và tới công đoạn sản xuất hàng may sẵn. Ông áp dụng lối suy nghĩ mới không chỉ riêng trong ngành dệt may mà còn cả ở trong công nghiệp hoá chất và hàng may sẵn, kinh doanh bán buôn, bán lẻ cũng như trong nông nghiệp. Quan điểm kinh doanh của ông về việc loại bỏ các phẩm màu độc hại trong vải vóc đã được chính thức đưa vào tiêu chuẩn chung của EU về sản phẩm dệt may “sạch”.
Không phải ngẫu nhiên mà Steilmann khi giới thiệu một sản phẩm may mặc chất lượng cao của mình thì lại giới thiệu cả quy trình sản xuất ra nó. Ông cho rằng trách nhiệm của tập đoàn không chỉ nằm trong một sản phẩm hoàn thiện mà còn bao hàm toàn bộ cả quy trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Nguyên tắc và chiến lược kinh doanh mà tập đoàn Steilmann đề ra là tạo được sự liên kết giữa các yếu tố kinh tế, sinh thái và xã hội. Qua đó Klaus Steilmann đã không chỉ muốn đề cao tính thân thiện môi trường của các sản phẩm mà ông bán ra mà còn tham vọng đưa cả triết lí về gìn giữ bảo vệ môi trường của mình đến với số đông.
Tôn trọng những quyền cơ bản của con người và người lao động trong quy trình sản xuất hàng may mặc là một yếu tố tất nhiên cũng như việc tuân thủ những quy định về chất lượng và môi trường. Bởi lẽ để đáp ứng những yêu cầu liên quan đến chất lượng, môi trường và xã hội thì cũng phải lắp đặt một hệ thống tương tự như vậy, do đó 3 yếu tố trên.
Việc tiến hành sản xuất theo những qui trình và qui định khắt khe tự đặt ra được đảm bảo tại tất cả các nhà máy trong và ngoài nước của tập đoàn theo những tiêu chuẩn đặc biệt của Steilmann liên quan đến môi trường và xã hội.
Cô con gái Britta, người đang kế tục Klaus Steilmann điều hành công ty cũng là một doanh nhân “vị môi trường” nổi tiếng không kém cha mình. Cô còn là một trong những nhà tạo mẫu tài năng, có tính nghệ thuật cao thiết kế những bộ sưu tập thời trang hoàn toàn từ những chất liệu thân thiện với môi trường.
Đổi mới, chuyển mình đúng lúc
Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc mãi đến tận giữa những năm 90 vẫn phát triển tăng vọt. Nhưng đến giữa những năm 90 thì chấm dứt sự bùng nổ.
Và nguy cơ khủng hoảng đối với ngành dệt may các nước Tây Âu đã hiện rõ hơn bao giờ. Tất cả các nhà sản xuất, kinh doanh quần áo ở Tây Âu đã phải trả giá cho quá trình toàn cầu hoá với cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn. Năng lực sản xuất của Steilmann càng lớn nhưng giá bán lẻ trên thị trường lại càng thấp hơn”. Có những nhà phân phối lớn như Aldi và Lidl đã ép giá xuống thấp đến mức dưới giá thành sản xuất.
Trước nguy cơ “tồn tại hay không tồn tại” Klaus Steilmann đã buộc phải thực hiện chiến lược “co mình” lại. Tập đoàn Steilmann, vào thời điểm phát triển mạnh nhất có doanh thu gần 900 triệu Euro đã phải chuyển giao lại hoạt động sản xuất cho một số đối tác, di chuyển địa điểm sản xuất sang nước ngoài và cắt giảm nhân công trong nước.
Tuy vậy, chiến lược của ông chủ vẫn được đánh giá cao vì ông vẫn duy trì được doanh nghiệp của mình về cơ bản. Trong khi đó tình cảnh của các công ty may mặc khác thì bi đát hơn nhiều khi giá các mặt hàng dệt may trên thị trường thế giới sụt giảm và cạnh tranh quá khốc liệt. Không ít trường hợp đã phải phá sản khi không kịp “vận động” và thay đổi trước khi quá muộn.
Hiện giờ Steilmann tổ chức sản xuất hàng may mặc tại nước ngoài chủ yếu là ở Đông Âu. Với xu hướng ngày càng gia tăng, những thợ may của Steilmann vào thời điểm này đã bán được trên 50% hàng ở nước ngoài. Steilmann cung cấp hàng dưới tên của những bạn hàng lớn như Metro, Karstadt Quelle, Mark & Spencer và C&A.
Với một phương hướng phát triển mới của tập đoàn, từ năm 2001, Steilmann đã chuyển đổi tập đoàn của mình từ một công ty thiên về sản xuất trở thành một đối tác theo hướng tiếp cận các thị trường cung cấp và dịch vụ. Hiện tại, tập đoàn Steilmann luôn luôn có thể cung cấp các bộ sưu tập thời trang mới, hợp mốt và cộng tác với những đối tác thương mại để đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường.
Từ khi qua tuổi 70, Klaus Steilmann bắt đầu rút dần khỏi vị trí điều hành trực tiếp. Ông đào tạo hai con gái Ute và Britta thành những người kế tục doanh nghiệp gia đình của mình. Vào dịp sinh nhật thứ 75 của ông, Klaus Steilmann coi món quà quí giá nhất là thông tin tập đoàn Steilmann đã được hồi phục.
Cả một sự nghiệp kinh doanh vĩ đại qua gần 50 năm cần cù lao động đã được tiếp tục duy trì. Tập đoàn sản xuất hàng may mặc Steilmann sẽ lại có được sự tăng trưởng trở lại sau những năm thực hiện chiến lược “co mình”. Khi phân tích thành công của Steilmann, rõ ràng ai cũng thấy dấu ấn của ông chủ tập đoàn với cách điều hành doanh nghiệp hợp lý, luôn có sự đổi mới và mang tầm nhìn lâu dài.
(Theo VnEconomy)