Tạp chí Hindustan Times của Ấn Độ vừa đưa tin, tỷ phú nước này Mukesh Ambani trở thành người giàu nhất thế giới với tài sản ước tính 63,2 tỷ USD.

Mukesh Ambani. Ảnh: static.

Ngày 29/10, chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của Ấn Độ Sensex đã phi nước đại, đạt kỷ lục 20.000 điểm sau khi đã tăng tới 4.000 điểm trong vòng 6 tuần qua.

Và như vậy, theo tính toán của Hindustan Times, tổng tài sản của Ambani tính theo giá chứng khoán ngày 29/10 lên tới 63,2 tỷ USD.

Với số tài sản này, Mukesh Ambani vượt qua Carlos Slim của Mexico - người vừa soán ngôi vị giàu nhất thế giới của Bill Gates. Trong khi đó, vị trí thứ 3 của Warren Buffet bị thay thế bằng vị trí thứ 4 với tài sản ước tính khoảng 56 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngay sau khi tờ Hindustan Times đưa tin, tập đoàn Reliance Industries do tỷ phú Mukesh Ambani làm chủ đã phản đối nhận định này. Phát ngôn viên của tập đoàn Tushar Pania cho hay, Hindustan Times đã tính gộp giá trị toàn bộ số cổ phần do Ambani sở hữu trong Reliance Industries, Reliance Petroleum và Reliance Industrial Infrastructure Limited. Tuy nhiên, trên thực tế, vị tỷ phú 49 tuổi này không hề có cổ phần trực tiếp trong Reliance Petroleum.

Theo Reliance, tổng tài sản ròng của tỷ phú này chỉ là 50 tỷ USD chứ không phải là 63,2 tỷ USD như đã đưa tin. Và như vậy, ông này không thể là người giàu nhất thế giới.

Ambani sinh ngày 19/4/1957 tại Aden, Yemen. Theo xếp hạng những người giàu nhất của tạp chí Forbes năm 2007, Ambani ở vị tri thứ 14 trên thế giới với tài sản ước tính 20,1 tỷ USD, xếp sau ông chủ Microsoft Bill Gates.

(Theo Hindustan Times, The Times of India)

 

Huyền thoại của tập đoàn Intel

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Nếu như Microsoft có ông chủ Bill Gates vĩ đại thì Intel cũng có ông chủ Andrew Grove huyền thoại. Cả hai tỉ phú này đều được coi là những con người tiên phong làm nên sự biến đổi kỳ diệu của thế giới nhờ sự phát triển của máy tính.

Các chương trình phần mềm chỉ có thể được sử dụng và phát triển nếu như bộ xử lí của máy tính luôn luôn được cải thiện tăng tốc độ. Cũng giống như Bill Gates với Microsoft, Andrew Grove là đồng sáng lập tập đoàn Intel và đồng thời trực tiếp điều hành trong một thời kỳ rất dài. Intel dưới sự lãnh đạo tài tình của Andrew Grove đã trở thành nhà sản xuất bộ vi xử lí lớn nhất thế giới.

Tại Intel, Andrew Grove hiện là thành viên sáng lập duy nhất còn trực tiếp quản lý với cương vị Chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn. Andrew Grove vẫn có quyền uy và ảnh hưởng có tính quyết định đến sự phát triển và thành công của Intel, không chỉ với tư cách là ông chủ.

Tập đoàn Intel hiện nay có hơn 100 chi nhánh bán hàng tại trên 30 nước. Cơ sở sản xuất đặt ở rất nhiều nước với gần 100.000 người làm. Cùng với sự phát triển của thế giới tin học và máy tính, doanh số của tập đoàn liên tục tăng trưởng qua các năm.

Những năm 90 của thế kỷ 20, khi Andrew Grove còn làm điều hành, tốc độ tăng doanh thu của Intel thường xuyên lên tới trên 20%. Trong ba năm gần đây, Intel vẫn đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số, bất chấp thị trường cạnh tranh rất khốc liệt trong lĩnh vực bộ vi xử lí cho máy tính.

Năm 2005, tập đoàn Intel đã đạt doanh số kỷ lục với 38,82 tỉ USD. Lãi của cả năm là 8,66 tỉ USD, vượt cả năm 2004 là 7,52 tỉ USD. Năm trước, mỗi cổ phiếu Intel được chia là 1,16 USD. Năm nay, mỗi cổ phiếu của Intel sẽ được chia 1,40 USD. Ngoài ra, Intel còn dự định dùng 10,6 tỉ USD để đầu tư mua lại 420 triệu cổ phiếu của chính mình. Cả hai sản phẩm chủ chốt của Intel là các bộ xử lí vi mạch và hệ thống chip điện tử dùng cho máy tính cá nhân và máy tính xách tay đều đạt kỷ lục về số lượng bán ra.

Con người của nghị lực, thận trọng và kỷ luật

Andrew Grove sinh ngày 2/9/1936, là con trai của một thương nhân Hungari gốc Do Thái. Ngay từ khi còn đi học, Andrew Grove đã tỏ ra cực kỳ thông minh. Ông được đánh giá là giỏi toàn diện, lại rất có khiếu và ưa thích tìm hiểu và nghiên cứu khoa học. Andrew Grove còn có cả khiếu kinh doanh. Ông cũng đi làm kiếm tiền từ sớm. Mới chỉ 14-15 tuổi, Andrew Grove đã được làm phụ trách một bộ phận của một tờ báo phát hành tại Budapest.

Năm 1956, Andrew Grove di tản sang Mỹ, học tại trường New York City College. Năm 1960, sau khi có tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành hoá vật liệu, Andrew Grove đã làm tiếp nghiên cứu sinh rồi tiến sĩ tại trường Đại học tổng hợp California tại Berkeley. Andrew Grove trở thành một nhà khoa học trẻ tài ba từ đây.

Trong ngành chuyên môn của mình, Andrew Grove trở thành một tên tuổi với hơn 40 công trình nghiên cứu và nhiều bằng phát minh. Năm 1967, Andrew Grove theo Gordon Moore về làm nghiên cứu tại trung tâm Fairchild Semiconductor, trước khi trở thành đồng sáng lập viên và Giám đốc của công ty Intel.

Andrew Grove thực sự là một tấm gương lớn về nghị lực và ý chí phấn đấu không ngừng. Vào những năm 80-90 của thế kỷ 20, Andrew Grove là một nhà khoa học có tiếng, một nhà quản lý tài ba của một trong 100 tập đoàn công nghiệp lớn nhất nước Mỹ. Đồng thời, Intel cũng đem lại cho ông rất nhiều tiền với tư cách là một người sáng lập và cổ đông chính của tập đoàn.

Andrew Grove đã đạt được mọi thứ, trong khoa học cũng như trong kinh doanh, bắt đầu từ con số không thực sự. Khi mới sang Mỹ định cư, chàng thanh niên 20 tuổi Andrew Grove thực sự là trắng tay, không có họ hàng thân quen, chưa có nghề nghiệp và chưa biết cả một chữ tiếng Anh. Chỉ với 20 USD và một nghị lực kiên cường của một con người cực kỳ thông minh, Andrew Grove đã xây dựng nên một cơ đồ đáng nể. Ông là một trong 20 tỉ phú hàng đầu của lĩnh vực công nghệ tin học.

Ngay từ đầu, Andrew Grove cùng các đồng nghiệp theo đuổi việc sản xuất các con chíp lưu dữ liệu bằng vật liệu bán dẫn. Từ một hợp đồng nghiên cứu của công ty Nhật Busiscom, Andrew Grove đã có ý tưởng nghiên cứu và phát triển bộ vi xử lí dùng cho máy tính. Năm 1971, Intel và Andrew Grove đã có thành công đầu tiên với việc công bố sản phẩm bộ vi xử lí Intel 4004. Tất cả các nhà sản xuất máy tính đều rất chuộng và rất cần các thiết bị này.

Từ đó gần như mọi hoạt động nghiên cứu và thương mại của Intel đã được tập trung vào nghiên cứu và sản xuất các con chíp và bộ vi xử lí. Sau loại vi xử lí 4 bit là đến loại vi xử lí 8 bit rồi các thế hệ cao nữa.

Xuất thân từ một nhà nghiên cứu khoa học, Andrew Grove được biết đến với một phong cách làm việc kinh doanh cũng rất khoa học, cẩn thận. Ông có những yêu cầu kỷ luật chặt chẽ cho chính mình và nhân viên.

Đến bàn làm việc của Andrew Grove, ai cũng thấy có một sự ngăn nắp trật tự hiếm thấy. Những phẩm chất đó của ông chủ Andrew Grove cũng đã ảnh hưởng nhiều đến văn hoá làm việc và quan điểm kinh doanh của Intel. Với sự thận trọng rất cao, Andrew Grove còn thành lập cả một văn phòng luật sư khá lớn, để chuyên chuẩn bị, giải quyết các vấn đề pháp lí. Andrew Grove còn xây dựng một bộ phận đầu tư tài chính riêng, giống như một ngân hàng đầu tư con trực thuộc tập đoàn, vừa để chủ động trong đầu tư, vừa tối ưu hoá lợi nhuận thông qua các hoạt động tài chính.

Nhà quản lý tài ba với tầm nhìn chiến lược

Andrrew Grove đã tiên liệu trước sự phát triển của máy tính và nhu cầu máy tính càng cao để đề ra chiến lược phát triển cho Intel. Ông không lựa chọn con đường đi của nhiều nhà sản xuất phần cứng khác là sản xuất, lắp ráp toàn bộ từ A đến Z các thiết bị máy tính mà vẫn trung thành và chỉ tập trung vào các thiết bị quan trọng nhất, tạo nên sự khác biệt giữa các thế hệ máy tính, là dung lượng và tốc độ.

Xuất phát từ quan điểm chiến lược kinh doanh như vậy nên Andrew Grove đã không hề tiếc tiền cho việc nghiên cứu và phát triển. Lợi nhuận mà Intel làm ra rất nhiều thế nhưng Andrew Grove quyết định tái đầu tư trở lại.

Ngoài đầu tư nghiên cứu, Andrew Grove còn chú ý đầu tư vào các nhà máy sản xuất qui mô lớn để hạ giá thành đồng thời bảo đảm khả năng cung cấp hàng ở qui mô lớn. Và tập đoàn Intel trong hàng chục năm qua đã liên tục và không ngừng cung cấp cho các nhà sản xuất máy tính những con chíp có dung lượng lớn hơn, những bộ vi xử lí có tốc độ cao hơn. Chính nhờ đó mà máy tính được phổ cập và các phần mềm tiên tiến, phức tạp hơn mới có “đất” để “dụng võ”. Nếu như khoảng 95% số máy tính cá nhân chạy phần mềm của Microsoft thì thị phần về con chíp và bộ vi xử lí của Intel cũng chẳng chịu kém là mấy với xấp xỉ 90% số máy tính cá nhân.

Tuy vậy, với bản tính rất thận trọng vốn có, Andrew Grove luôn luôn tỏ ra rất cảnh giác với mọi nguy cơ tụt hậu của Intel. Là người rất nhạy cảm với thị trường, Andrew Grove luôn nhìn xa để đảm bảo vị thế trong tương lai của Intel.

Andrew Grove cho rằng kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì phải luôn canh chừng cái thời điểm mà ông gọi là “bước ngoặt chiến lược” đối với mỗi công ty trong lĩnh vực này. Bản thân Andrew Grove không hề đánh giá quá cao các kết quả nghiên cứu khoa học của mình và cộng sự mà cho rằng thành công của Intel được đảm bảo bởi đã biết và chuyển mình, bắt nhịp kịp thời với “bước ngoặt chiến lược”.

Andrew Grove còn là một nhà quản lý tài ba, biết vượt qua chính mình đúng cách và đúng thời điểm. Trước kia không ai nghĩ rằng một nhà khoa học làm kinh doanh như Andrew Grove lại có thể rất quyết liệt và triệt để trong quản trị, điều hành. Ông cho rằng muốn chuyển mình và bắt nhịp kịp thời tại thời điểm có “bước ngoặt chiến lược” thì phải thay đổi ban điều hành ở tầm cao nhất, không thể để ban điều hành cũ tự thay đổi.

Phong cách quản lý doanh nghiệp của Andrew Grove rất hiện đại. Ngay từ năm 1972, Intel đã có qui chế dành cho cán bộ quản lý cấp cao mua cổ phiếu với giá ưu đãi chỉ bằng 85% giá thị trường. Andrew Grove đã đưa được triết lí kinh doanh của mình tới nhân viên của tập đoàn “hoặc là tất cả chúng ta cùng thành công hoặc là tất cả cùng thất bại”.

(Theo VnEconomy)


 

Làm giàu theo phong cách Warren Buffet

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thêm 102 doanh nhân gia nhập hàng ngũ tỉ phú trong câu lạc bộ của Forbes. Danh sách 793 thành viên năm nay có nhiều xáo trộn về thứ bậc và đẳng cấp. Trong đó, có những Ken Thomson vừa miệt mài leo lên đến mép "chiếu trên" - top 10 đại gia giàu nhất, cũng có những Martha Stewart bị hất ra ngoài câu lạc bộ đô la sau đợt đăng quang đầu đời hồi năm ngoái...

Bất chấp mọi đổi thay, bấp bênh để giành những chiếc ghế bọc nhung trong câu lạc bộ hào nhoáng này, có 2 vị trí vẫn sừng sững không đổi chủ. Chiếm ngôi đầu bảng không ai khác ngoài trùm Microsoft với phong độ và tốc độ làm giàu ngày càng chóng mặt: từ 46,5 tỉ USD năm ngoái đến 50 tỉ USD vào năm nay. Giữ vị trí á quân và đầy tiềm lực là nhà đầu tư lão luyện Warren Buffet. Doanh nhân "thất thập cổ lai hy" này vẫn không chịu nhường bước cho lớp trẻ mà tiếp tục bền bỉ sánh bước cùng Bill Gates trong bảng phong thần.

Bài học của sự cần lao và cần kiệm

Là nhân vật lão làng trong thương trường, việc kiếm tiền của Warren xem ra quá dễ dàng. Nắm trong tay Công ty Berkshire Hathaway từ năm 1965, Warren đã "phù phép" cho Berkshire từ một ốc đảo hoang vu thành một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất hành tinh và vững chãi đối mặt với hàng ngàn thách thức trong suốt 40 năm hiện diện. Berkshire vươn vòi bạch tuộc sang khắp các lĩnh vực từ đồ trang trí nội thất đến thảm lót sàn, từ các dòng nữ trang quý giá đến những công ty kẹo ngọt lừng danh, từ hệ thống nhà hàng nổi tiếng đến chuỗi nhà máy khí thiên nhiên với doanh thu ngất ngưởng. Cuối năm 2005, tổng tài sản của Berkshire đã lên đến con số 198,3 tỉ USD còn nhà tài phiệt 75 tuổi giữ trong tay mình 42 tỉ đô la.

Nhưng với đại gia giàu thứ nhì trái đất, đức tính quý báu nhất, cần thiết nhất và là con đường ngắn nhất để đi đến thành công hoàn toàn không phải là những mánh khóe khôn ngoan hay bản lĩnh gì vượt trội. Warren đã tiết lộ bài học lớn nhất đời ông: sự cần kiệm và miệt mài lao động để đạt đến từng đích ngắm trong thương trường. Ông chủ Berkshire đã cho thế giới một hình mẫu ngộ nghĩnh nhưng đang dần trở thành quen thuộc trong tầng lớp thượng lưu Mỹ: một giám đốc giàu sụ lái con xe cà tàng rời văn phòng xoàng xĩnh, bé nhỏ của mình để về nhà ở ngoại ô hẻo lánh, một... tòa lâu đài tráng lệ và xa xỉ! Lý giải cho sự tổng hợp đầy mâu thuẫn này, Warren cho biết: khi anh có một số vốn trong tay, anh có 6 cách để chi tiêu. Cách thứ nhất là chi trả những khoản nợ nần trong doanh nghiệp. Cách thứ hai là đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thứ ba: mua sắm nhà cửa và các tiện nghi nội thất. Thứ tư: làm đẹp bộ mặt công ty. Thứ năm: mua một chiếc Mercedes Benz để tưởng thưởng cho thành quả lao động của mình. Cuối cùng: dành mua quà tặng con cái để khích lệ chúng. Chọn một trong hai cách đầu tiên, bạn sẽ tăng doanh thu của mình để khuếch trương doanh nghiệp. Cách thứ 3 có vẻ vô ích nhưng thật ra, môi trường sống cải thiện chính là một trong những động lực giúp bạn tái tạo sức lao động, làm việc tốt hơn, thành công hơn. Hai cách thức tiếp theo đồng nghĩa với sự lãng phí, bởi một văn phòng làm việc màu mè hay một chiếc xe láng coóng không giúp bạn hái ra tiền mà chỉ chôn hết một món tiền khá khẩm của bạn vào đó. Xe chỉ có tác dụng duy nhất là... chạy lòng vòng, thậm chí có những nơi con người ta chỉ có thể tiếp cận bằng những bước chân, lúc ấy thì bất cứ con xe lộng lẫy nào cũng trở nên vô dụng! Riêng với phương thức cuối cùng, Warren cho rằng đó là đầu tư sai lầm nhất: phung phí tiền vào các tặng vật cho con cái không thể mua được tình cảm hay sự trưởng thành cho chúng mà chỉ khiến con bạn trở nên ỷ lại và phung phí.

Và như vậy, không có gì vô lý nếu bạn gặp một tay giám đốc cà tàng trên chiếc xe hơi cũ kỹ nhưng lại có cả một tòa nhà đồ sộ đợi ông về sau giờ làm việc.

Quyển sách nói về cách đầu tư, kinh doanh của Warren Buffet

Những bước chuẩn bị cho lớp kế thừa

Tuổi 75 không thể gọi là sớm để rời khỏi ghế Giám đốc Berkshire nhưng những thành quả Warren tạo ra đã làm lu mờ bất cứ ứng cử viên nào toan ngấp nghé vào vị trí ấy. Trong khi giới doanh nhân và giới truyền thông đồng loạt lên cơn sốt trước câu hỏi về người kế vị thì "đương kim hoàng đế" vẫn... lặng im. Ông chưa tiết lộ danh tính những ứng cử viên mình chọn lựa mà chỉ công bố những... chỉ tiêu cần đạt về phẩm chất, tài năng của người sẽ ngồi vào chiếc ghế quyền lực và danh tiếng này.

Trong thời gian dư luận bồn chồn, lo lắng về người cầm quyền Berkshire trong tương lai thì tâm điểm của mọi sự chú ý - nhà tài phiệt Warren - lại đủng đỉnh đi... làm phim hoạt hình cho trẻ con! Mọi người dõi theo nhất cử nhất động của ông để tiếp tục suy đoán người quản lý dòng chảy đô la 198,3 tỉ của Berkshire, trong khi đó, mọi thông điệp của Warren lại đều dành tặng những mầm non của tương lai. Trong series phim hoạt hình 13 tập mang tên Câu lạc bộ bí mật của nhà tỉ phú (do DIC Entertainment Corp sản xuất), Warren đã tự lồng tiếng cho nhân vật mô phỏng chính mình, hòa nhập vào những bài học kinh doanh nho nhỏ, gọn gàng mà dễ hiểu cho các nhóc tì theo dõi và tập tễnh bước vào thương trường từ những năm học đầu tiên. Nhân vật hoạt hình Warren Buffet sẽ cùng các nhân vật nhỏ tuổi trong phim mở công ty bán cà-rem hay cửa hàng kẹo, hoạch định chiến lược bán hàng và đối phó với những đối thủ cạnh tranh, những thử thách trước sóng gió thương trường.

Thật ra đây chưa phải là vai diễn đầu tay của nhà tỉ phú này, trong show diễn mang tên The Wizard of Oz, Buffet đã sắm vai Dorothy và ông còn mời đệ nhất tỉ phú Bill Gates thủ vai Scarecrow để cống hiến cho khán giả nhí những bài học bổ ích và dí dỏm. Trong các show diễn, ông còn tổ chức những trò chơi vui nhộn cho các bạn nhỏ rút thăm trúng thưởng, xổ số may mắn...

Có người bảo Warren đang "cưa sừng làm nghé", có kẻ cho rằng ông chỉ muốn làm những chuyện giật gân kỳ quặc vào những phút cuối đời. Ông trùm của một trong những tập đoàn mạnh nhất hành tinh chỉ trả lời ngắn gọn và hóm hỉnh: "Điều cuối cùng tôi muốn làm cho thế giới này là khuyến khích bọn nhóc chơi vé số!".

(Theo ThanhNien)



 

Ông trùm kinh doanh quần áo của châu Âu

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Từ một xưởng may nhỏ trong một gara ô tô, sau hơn 40 năm, Klaus Steilmann đã trở thành ông vua sản xuất quần áo.

Lĩnh vực dệt may là lĩnh vực vô cùng khó khăn với các doanh nghiệp châu Âu. Quá trình hội nhập thế giới và mở cửa nền kinh tế đã càng tạo điều kiện cho các sản phẩm dệt may từ các nước đang phát triển tràn sang châu Âu, đặc biệt là hàng từ Trung Quốc và các nước châu Á khác.

Chính vì thế mà ông vua quần áo Klaus Steilmann được vô cùng khâm phục và kinh ngạc khi doanh nghiệp của ông vẫn trụ vững và nhất là các xưởng may đặt tại châu Âu không hề bị đóng cửa như nhiều đối thủ cạnh tranh khác.

Doanh nghiệp của Klaus Steilmann là doanh nghiệp dệt may lớn nhất châu Âu với trên 20.000 công nhân ở nhiều nhà máy khác nhau, trong đó có tỉ lệ khá lớn ở châu Âu. Nếu như năm 1960, sau 3 năm thành lập, doanh số của Klaus Steilmann mới là 15 triệu DM thì 40 năm sau con số này đã gấp đúng 100 lần: 1.500 triệu DM, tương đương gần 1 tỉ USD.

Klaus Steilmann rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và được coi là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn. Klaus Steilmann hiện nay là Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may của châu Âu. Ông tham gia ý kiến vào các chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển của ngành dệt may.

Điểm đặc biệt là Klaus Steilmann rất quan tâm đến vấn đề gìn giữ và bảo vệ môi trường. Từ năm 1992, ông là thành viên chính thức của câu lạc bộ Rome, diễn đàn chung của các nhà doanh nghiệp lớn về các vấn đề kinh tế, giáo dục và môi trường. Năm 1995 Klaus Steilmann được bầu là Chủ tịch tổ chức dệt may của châu Âu EURATEX có trụ sở tại Bruxelles. Năm 1997, ông còn được tôn vinh làm chủ tịch danh dự của câu lạc bộ những nhà kinh doanh châu Âu.

Khởi nghiệp từ gara ô tô

Xuất thân trong một gia đình công chức nghèo, Klaus Steilmann đã từng ước mơ học nghề luật để làm thẩm phán, chuyên xét xử các vụ tranh chấp kiện tụng. Nhưng Klaus Steilmann đã phải dở dang con đường học hành “vì lí do tài chính” như ông kể lại sau này.

Klaus Steilmann bắt đầu làm quen với thế giới quần áo rất sớm. Năm 1950 ông được nhận vào học nghề bán quần áo tại tập đoàn kinh doanh quần áo C&A. Vừa học, vừa làm, sau 2 năm ông vừa có bằng tốt nghiệp phổ thông vừa có chứng chỉ nghề thương mại, chuyên doanh về hàng dệt may, quần áo.

Con đường vào nghề kinh doanh quần áo bắt đầu được lập trình từ đó. Năm 1955, khi còn rất trẻ, Klaus Steilmann đã được mời làm phó giám đốc cho nhà sản xuất áo khoác Josef Meyer.

Sự nghiệp kinh doanh của ông được bắt đầu từ năm 1958, khi ông quyết định thôi việc tại Josef Meyer để tự mình kinh doanh. Bao nhiêu tiền vốn dành dụm và của gia đình hỗ trợ, ông bỏ ra hết để xây dựng xưởng may đầu tiên. Chính xác là Klaus Steilmann đã bắt đầu từ 40.000 DM, tương đương với hơn 20.000 USD, một số tiền rất ít để đầu tư cho sản xuất.

Tại xưởng may trong nhà để xe đó, trong năm đầu tiên Klaus Steilmann đã tuyển mộ 40 thợ may để chuyên may quần áo. Còn ông thì đi giao bán cho các đại lý, cửa hàng.

“Thời trang cho hàng triệu người chứ không phải thời trang cho những nhà triệu phú” - đó là định hướng kinh doanh của Klaus Steilmann khi ông phác thảo mẫu quần áo đầu tiên vào tháng 12/1958. Khi đó trước hết ông tập trung vào các loại quần áo khoác cho phái nữ. Sản phẩm vừa hợp thời trang nhưng cũng rất hợp túi tiền với đại đa số người dân nên ông đã tạo ra được một thị trường khá lớn.

Kinh doanh nhưng luôn nghĩ đến môi trường

Klaus Steilmann muốn và đã cống hiến hết mình cho các vấn đề liên quan đến kinh tế, sinh thái và xã hội. Ông là nhà tài trợ hào phóng cho trường đại học tổng hợp Witten để nghiên cứu giảng dạy các công nghệ mới theo hướng tiếp cận tự nhiên và thân thiện với môi trường. Cá nhân ông, từ năm1991, Klaus Steilmann đã thành lập viện nghiên cứu tư nhân Klaus Steilmann chuyên về môi trường và công nghệ bảo vệ môi trường.

Klaus Steilmann đã được trao tặng giải thưởng môi trường năm 1999. Ngay sau đó, Klaus Steilmann sử dụng số tiền này để lập quĩ đào tạo giúp lớp trẻ tiếp cận, nhìn nhận tầm quan trọng của việc phải hài hoà các yếu tố kinh tế, xã hội và sinh thái.

Steilmann rất lạc quan và tin tưởng vào quy trình sản xuất hàng dệt may, từ quy trình sản xuất nguyên liệu thô, tinh chế và tới công đoạn sản xuất hàng may sẵn. Ông áp dụng lối suy nghĩ mới không chỉ riêng trong ngành dệt may mà còn cả ở trong công nghiệp hoá chất và hàng may sẵn, kinh doanh bán buôn, bán lẻ cũng như trong nông nghiệp. Quan điểm kinh doanh của ông về việc loại bỏ các phẩm màu độc hại trong vải vóc đã được chính thức đưa vào tiêu chuẩn chung của EU về sản phẩm dệt may “sạch”.

Không phải ngẫu nhiên mà Steilmann khi giới thiệu một sản phẩm may mặc chất lượng cao của mình thì lại giới thiệu cả quy trình sản xuất ra nó. Ông cho rằng trách nhiệm của tập đoàn không chỉ nằm trong một sản phẩm hoàn thiện mà còn bao hàm toàn bộ cả quy trình sản xuất ra sản phẩm đó.

Nguyên tắc và chiến lược kinh doanh mà tập đoàn Steilmann đề ra là tạo được sự liên kết giữa các yếu tố kinh tế, sinh thái và xã hội. Qua đó Klaus Steilmann đã không chỉ muốn đề cao tính thân thiện môi trường của các sản phẩm mà ông bán ra mà còn tham vọng đưa cả triết lí về gìn giữ bảo vệ môi trường của mình đến với số đông.

Tôn trọng những quyền cơ bản của con người và người lao động trong quy trình sản xuất hàng may mặc là một yếu tố tất nhiên cũng như việc tuân thủ những quy định về chất lượng và môi trường. Bởi lẽ để đáp ứng những yêu cầu liên quan đến chất lượng, môi trường và xã hội thì cũng phải lắp đặt một hệ thống tương tự như vậy, do đó 3 yếu tố trên.

Việc tiến hành sản xuất theo những qui trình và qui định khắt khe tự đặt ra được đảm bảo tại tất cả các nhà máy trong và ngoài nước của tập đoàn theo những tiêu chuẩn đặc biệt của Steilmann liên quan đến môi trường và xã hội.

Cô con gái Britta, người đang kế tục Klaus Steilmann điều hành công ty cũng là một doanh nhân “vị môi trường” nổi tiếng không kém cha mình. Cô còn là một trong những nhà tạo mẫu tài năng, có tính nghệ thuật cao thiết kế những bộ sưu tập thời trang hoàn toàn từ những chất liệu thân thiện với môi trường.

Đổi mới, chuyển mình đúng lúc

Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc mãi đến tận giữa những năm 90 vẫn phát triển tăng vọt. Nhưng đến giữa những năm 90 thì chấm dứt sự bùng nổ.

Và nguy cơ khủng hoảng đối với ngành dệt may các nước Tây Âu đã hiện rõ hơn bao giờ. Tất cả các nhà sản xuất, kinh doanh quần áo ở Tây Âu đã phải trả giá cho quá trình toàn cầu hoá với cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn. Năng lực sản xuất của Steilmann càng lớn nhưng giá bán lẻ trên thị trường lại càng thấp hơn”. Có những nhà phân phối lớn như Aldi và Lidl đã ép giá xuống thấp đến mức dưới giá thành sản xuất.

Trước nguy cơ “tồn tại hay không tồn tại” Klaus Steilmann đã buộc phải thực hiện chiến lược “co mình” lại. Tập đoàn Steilmann, vào thời điểm phát triển mạnh nhất có doanh thu gần 900 triệu Euro đã phải chuyển giao lại hoạt động sản xuất cho một số đối tác, di chuyển địa điểm sản xuất sang nước ngoài và cắt giảm nhân công trong nước.

Tuy vậy, chiến lược của ông chủ vẫn được đánh giá cao vì ông vẫn duy trì được doanh nghiệp của mình về cơ bản. Trong khi đó tình cảnh của các công ty may mặc khác thì bi đát hơn nhiều khi giá các mặt hàng dệt may trên thị trường thế giới sụt giảm và cạnh tranh quá khốc liệt. Không ít trường hợp đã phải phá sản khi không kịp “vận động” và thay đổi trước khi quá muộn.

Hiện giờ Steilmann tổ chức sản xuất hàng may mặc tại nước ngoài chủ yếu là ở Đông Âu. Với xu hướng ngày càng gia tăng, những thợ may của Steilmann vào thời điểm này đã bán được trên 50% hàng ở nước ngoài. Steilmann cung cấp hàng dưới tên của những bạn hàng lớn như Metro, Karstadt Quelle, Mark & Spencer và C&A.

Với một phương hướng phát triển mới của tập đoàn, từ năm 2001, Steilmann đã chuyển đổi tập đoàn của mình từ một công ty thiên về sản xuất trở thành một đối tác theo hướng tiếp cận các thị trường cung cấp và dịch vụ. Hiện tại, tập đoàn Steilmann luôn luôn có thể cung cấp các bộ sưu tập thời trang mới, hợp mốt và cộng tác với những đối tác thương mại để đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường.

Từ khi qua tuổi 70, Klaus Steilmann bắt đầu rút dần khỏi vị trí điều hành trực tiếp. Ông đào tạo hai con gái Ute và Britta thành những người kế tục doanh nghiệp gia đình của mình. Vào dịp sinh nhật thứ 75 của ông, Klaus Steilmann coi món quà quí giá nhất là thông tin tập đoàn Steilmann đã được hồi phục.

Cả một sự nghiệp kinh doanh vĩ đại qua gần 50 năm cần cù lao động đã được tiếp tục duy trì. Tập đoàn sản xuất hàng may mặc Steilmann sẽ lại có được sự tăng trưởng trở lại sau những năm thực hiện chiến lược “co mình”. Khi phân tích thành công của Steilmann, rõ ràng ai cũng thấy dấu ấn của ông chủ tập đoàn với cách điều hành doanh nghiệp hợp lý, luôn có sự đổi mới và mang tầm nhìn lâu dài.

(Theo VnEconomy)

 

Năm 2004, chủ tịch tập đoàn Genting, Tan Sri Lim xuất bản cuốn tự truyện “My story”. Viết lời giới thiệu cho cuốn sách này, nguyên Thủ tướng Mahathir Mohamad đã ghi những lời trân trọng: “Sự khéo léo, chuyên chú vào một mục đích và lòng gan dạ đã giúp Tan Sri Lim dũng cảm vượt qua những thách đố. Đức khiêm tốn của ông cũng là căn nguyên để trở thành một con người có tri thức lớn…”.

Đoạn cuối lời giới thiệu, còn có đoạn, đại ý: Nếu mọi công dân Malaysia ai cũng mạnh dạn, sáng tạo như Tan Sri Lim, thì đất nước sẽ giàu lên nhanh chóng không thua bất cứ nơi nào…

Nói đến Genting, hầu như bất kể người Malaysia nào cũng nghĩ ngay đến một khu nghỉ mát nổi tiếng của đất nước họ: Genting highlands resort. Nhiều người còn cho rằng ý nghĩa lớn lao về kinh tế cũng như sự phức tạp của công việc xây dựng, khai thác nguồn tài nguyên to lớn và khả năng huy động các nguồn nội lực từ mô hình này là một thành công chưa có tiền lệ trong phát triển ngành du lịch của Malaysia.

Ban đầu, ý tưởng về một khu du lịch trên một khu đồi núi khô nóng trên cao nguyên Cameron bị coi là sự liều lĩnh của Tan Sri Lim Goh Tong vào năm 1964. Ông ta khi đó đang làm việc tại một cơ sở nghỉ dưỡng thuộc dự án thủy điện của chính quyền thuộc địa Anh. Người Anh xây dựng cơ ngơi này để nhân viên của họ đến đây làm việc có thể tránh được cái nóng của vùng nhiệt đới. Lim Goh Tong nghĩ ngay đến một Malaysia thịnh vượng trong tương lai với thèm muốn có được những khu nghỉ mát trên núi tương tự mà người dân Malaysia nào cũng có thể dễ dàng đặt chân tới. Nghiên cứu trên bản đồ, ông ta tìm thấy vùng phụ cận Kuala Lumpur thật lý tưởng: Vùng Gunung Ulu Kali ở độ cao 1.800 mét cách Kuala Lumpur đúng 58km, là khu vực nằm giữa các khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và một vùng địa hình khắc nghiệt. Công việc chuyển đổi từ một vùng núi non như vậy để nó trở thành một khu nghỉ mát giống như chuyện trong mơ! Ai cũng nghĩ vậy, nhưng với Tan Sri Lim thì không!

Để thực hiện ý đồ của mình, ông quyết định thành lập một công ty tư nhân lấy tên là Genting Highlands Berhah vào ngày 27/3/1965 cùng với một người bạn là Haji Mohamed Noah bin Omar nay đã quá cố. Tan Sri Lim được chính quyền bang Pahang và Selangor phê duyệt chuyển nhượng 12 triệu m2 và sau đó thêm 2,8 triệu m2 đất nữa trong những năm từ 1965 đến 1970. Tháng 8/1965, nhóm kỹ thuật và xây dựng đầu tiên bắt tay vào việc. Kế hoạch đặt ra là sau 4 năm họ phải hoàn thành con đường từ Gentingu Sempah lên đỉnh núi Gunung Ulu Kali. Để thúc đẩy hoàn thành việc xây dựng cả khách sạn và khu nghỉ mát, Tan Sri Lim đã bỏ hết thời gian, tiền bạc và mọi sức lực, kể cả các nguồn dự trữ của công ty gia đình là Kien Huat nhằm đạt cho được một “khu nghỉ mát trong mơ”.

Ngày 31/5/1969, cố thủ tướng đầu tiên của Malaysia YTM Tunku Abdul Rahman đã chính thức đặt viên đá xây dựng khách sạn nhỏ với qui mô 200 phòng, sau này nó được đặt tên là khách sạn Cao nguyên. Đây được xem là khởi điểm của hành trình dẫn đến khu Genting đồ sộ và nổi tiếng trên thế giới ngày nay. Điều quan trọng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ nhất của sự kiện này: Đây là lần đầu tiên, một công ty tư nhân người Malaysia, không có sự giúp đỡ của chính phủ đã có thể phát triển một khu nghỉ mát từ một vùng khô cằn hiểm trở trên núi dành cho mọi người Malaysia.

Tiếp sau khách sạn đầu tiên khánh thành vào năm 1971, một khu đánh bạc đã được chính phủ cho phép hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển nhanh chóng khu vực heo hút này. Từ đó, Genting Highlands resort tiếp tục được xây dựng, phát triển mạnh mẽ liên tục, dần trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó việc bảo đảm và gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên của vùng rừng nhiệt đới là nét nổi bật và cũng là tôn chỉ của công trình này. Đến nay, sau hơn 30 năm, khu nghỉ mát Genting đã có 6 khách sạn quốc tế và 2 khu nhà nghỉ trên đỉnh đồi, khu sân golf Awana Genting và khu nghỉ mát khác dành cho người dân địa phương, 170 nhà hàng và cửa hàng mua sắm. Trong đó nổi tiếng nhất là khách sạn First World lớn nhất thế giới với 6.200 phòng. Bên cạnh việc kết hợp các phương tiện giải trí tiêu chuẩn quốc tế bao gồm công viên trong nhà, ngoài trời cho các môn giải trí đa dạng ngoài giờ và các sòng bạc, Genting đã trở thành một “thành phố giải trí” và là khu nghỉ mát nổi tiếng trên thế giới.

Tuy vậy, ngay từ năm 1997, Genting đã được du khách biết đến nhờ quảng bá rộng rãi một hệ thống cáp treo dài 3,38 km qua các đỉnh đồi gọi là Skyway Genting với tốc độ đạt được 21,6 km/h và là hệ thống cáp treo dài nhất Malaysia và Đông Nam Á.

Toàn cảnh khu nghỉ mát - thành phố giải trí Genting

Từ một khu nghỉ mát, giải trí riêng biệt, tập đoàn Genting Group đã được hình thành với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Tan Sri Lim Goh Tong và Tan Sri Lim Kok đảm trách vai trò Chủ tịch và Tổng giám đốc. Từ công việc kinh doanh khách sạn và các hoạt động khu nghỉ mát đầu tiên, nay Genting đã bước vào các lĩnh vực khác như lập các đồn điền, nhà máy giấy, kinh doanh bất động sản, điện lực, dầu và gas, thương mại điện tử và phát triển công nghệ thông tin. Riêng du lịch tàu biển họ có đến 22 tàu du lịch hạng sang liên kết với Star Cruise, có sức chứa 35.000 giường cho du khách vòng quanh thế giới... Hiện nay, Genting Group là tập đoàn dẫn đầu các công ty đa quốc gia tại Malaysia (liên tục 10 năm được bình chọn và được tạp chí Asian Wall Street xếp đầu bảng 9 năm liên tục từ 1994-2002). Genting Berhah còn được tổ chức Aseanmoney xếp hạng số 1 Malaysia và số 2 châu Á về quản lý tốt nhất trong suốt thập kỷ vừa qua…

”Với các mục tiêu rõ rệt, bằng sự xác quyết và nỗ lực mạnh mẽ, một người có thể thực hiện các mục đích của một người khác một cách thuyết phục” luôn là phương châm hành động của lãnh đạo tập đoàn này. Hiện nay, tổng số nhân viên làm việc của tập đoàn đã lên đến trên 36.000 người. Ngoài khu du lịch chính, còn có hơn 164 ngàn hecta đất trang trại, được đánh giá cao về sự lãnh đạo, quản lý mạnh mẽ, thận trọng về tài chính và lành mạnh trong các quyết định đầu tư.

Mặc dù đạt được thành công như vậy nhưng chủ tịch Tan Sri Lim Gok Tong lúc nào cũng khiêm tốn: "Tôi không có bài học to tát nào của một doanh nhân để dạy cho thế giới. Tôi chỉ cảm thấy là tôi phải có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm của một người dân Malaysia mà thôi!”.

Đến thăm khu nghỉ mát - thành phố giải trí Genting và có dịp bước lên các du thuyền 5 sao của tập đoàn này, rồi đọc những lời tâm huyết và khiêm tốn trên đây của ông chủ của nó, ta mới hiểu thêm rằng: Nếu mọi người ai cũng nêu cao nghĩa vụ công dân trước khi quyết định công việc làm ăn của mình như ông chủ Genting thì đất nước (có những công dân ấy) nhất định sẽ không phải khốn khó trong thân phận nhược tiểu vậy!

(Theo ThanhNien)


 

Chat với những người giàu nhất nước Nhật

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tuy phong cách làm ăn khác nhau, nhưng điểm chung của những nhân vật lọt vào top 10 người giàu nhất xứ sở hoa anh đào có lẽ là phương châm làm việc luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách và không bao giờ sợ thất bại.

Masayoshi Son: "Chúng ta không điều khiển mọi thứ mà chỉ có thể gây tác động đến chúng"

Sau những quyết định kinh doanh táo bạo, Masayoshi Son, Giám đốc điều hành của công ty phân phối phần mềm Softbank đã trở thành người giàu nhất nước Nhật. Tài sản ông nắm trong tay lên đến 7 tỉ USD. Từ nhỏ, Son đã rất ham thích kinh doanh. Son đến Mỹ theo học khoa kinh tế ở Đại học California và chính nơi đây "máu" kinh doanh của Son đã bộc lộ rõ. Khi bắt gặp một bài báo tâm đắc viết về câu chuyện kinh doanh ly kỳ về vi mạch xử lý, Son cẩn thận cắt bài báo và luôn mang theo nó bên mình bất kể ở đâu, thậm chí là khi đi ngủ. Cho rằng cách duy nhất làm giàu là nghĩ ra cái gì đó mà thiên hạ sẵn sàng trả tiền cho nó, Son đã bán các ý tưởng kinh doanh độc đáo của mình cho các hãng lớn và kiếm được khá nhiều tiền. Năm 1981, tốt nghiệp đại học ở tuổi 23, Son dùng 80.000 USD - vừa là tiền dành dụm vừa là tiền vay từ ngân hàng - để mở công ty phân phối phần mềm Softbank ở Nhật. Softbank không ngừng ăn nên làm ra trong 10 năm liên tục với 570 nhân viên và lợi nhuận mỗi năm lên đến 350 triệu USD. Bí quyết kinh doanh của Son là "chúng ta không điều khiển mọi thứ mà chỉ có thể tác động đến chúng".

Hiroshi Mikitani: Chấp nhận thử thách có thể làm bạn trở thành người hùng

Đứng ở vị trí thứ 6 trong top 10 với tài sản 4,5 tỉ USD, đằng sau thành công của nhà sáng lập mạng lưới cửa hàng trực tuyến Rakuten ở Nhật là một câu chuyện dài về kinh nghiệm thương trường. Mikitani năm nay 41 tuổi, từng nói rằng bẩm sinh ông không phải là một doanh nhân giỏi. Thật vậy, không phải dễ gì mà ở tuổi 33, Mikitani đã trở thành chủ tịch và nhà sáng lập của Công ty tư vấn Crimson Group và Công ty bán hàng trực tuyến MDM. Thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Havard (Mỹ) Mikitani về nước và đưa ra quyết định mạo hiểm: cho ra đời Công ty bán hàng trực tuyến MDM vào năm 1996 chỉ với 2 nhân viên. Thời đó, mạng Internet còn xa lạ với dân Nhật trong khi ở Mỹ mỗi ngày hàng loạt công ty bán hàng qua mạng ra đời. Một năm sau, lượng quảng cáo trên MDM đã tăng vọt từ 21 lên 180 mẫu. MDM trở thành một trong những trang web bán hàng được truy cập nhiều nhất tại Nhật. Với Mikitani, "không có ngày nào trôi qua mà không có sai lầm, nhưng điều quan trọng là học từ những sai lầm đó và không bao giờ phạm phải những sai lầm tương tự trong tương lai".

Tadashi Yanai: "9 thất bại = 1 thành công"

2006 lại là một năm làm ăn khấm khá nữa của Công ty Fast-Retailing khi ông chủ Tadashi Yanai, 57 tuổi, đã nâng số tài sản của mình lên thành 4,4 tỉ USD - trở thành người giàu thứ 7 ở Nhật. Fast-Retailing, với chuỗi các cửa hàng Uniqlo đã trở thành một hệ thống chuyên bán quần áo may sẵn phát triển nhanh chóng chủ yếu là nhờ kinh doanh theo phong cách riêng của nó: hàng chất lượng, giá cả cạnh tranh. Tốt nghiệp Đại học Waseda danh tiếng tại Tokyo vào năm 1971 với tấm bằng khoa học chính trị nhưng Yanai lại nổi bật trong vai trò một doanh nhân thành đạt. Fast-Retailing thực ra là công ty của gia đình Yanai với chỉ một cửa hàng nhỏ bán quần áo tại Yamaguchi, một vùng quê hẻo lánh ở Nhật. Yanai đã biến công ty bé tẹo này thành một mạng lưới với hơn 700 cửa hàng trong và ngoài nước. Yanai cho rằng "quản lý kinh doanh là một chuỗi những trải nghiệm của thử thách và sai lầm nhưng những sai lầm ấy chính là hạt giống của thành công". Ông đã bộc bạch như vậy trong cuốn sách có tựa đề 9 thất bại bằng 1 thành công: triết lý quản lý của Uniqlo.

(Theo Forbes, Business Times)

 

Ông trùm của thế giới đàn ông

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Mới hơn 6 năm về trước, Men's Health còn chìm nghỉm giữa thế giới tạp chí dành cho đàn ông. Thế rồi David Zinczenko xuất hiện...

Chào đời tại Mỹ vào năm 1987, Men's Health (Sức khỏe nam giới) bị che khuất dưới bóng của những tạp chí nổi tiếng như GQ và Esquire. Gã khổng lồ tương lai khởi đầu khá khiêm tốn với mỗi năm phát hành có một kỳ. Sau đó, theo đà phát triển, Men's Health nâng mật độ phát hành lên mỗi quý một kỳ rồi hai tháng một kỳ và đến nay là mười số mỗi năm. Chỉ mới gần 20 năm tuổi, Men's Health hiện là tạp chí dành cho đàn ông số 1 thế giới với 36 phiên bản phát hành tại 48 quốc gia trên toàn thế giới. Riêng tại Mỹ, vào năm 2005, số lượng phát hành của tạp chí này đạt trung bình 1,8 triệu bản, hơn cả số lượng của hai bậc tiền bối GQ và Esquire cộng lại. Cũng cần phải lưu ý rằng, khi Men's Health phát hành số đầu tiên của mình thì GQ đã tồn tại được 56 năm còn Esquire cũng đã 54 năm tuổi.

Sự bùng nổ của Men's Health được đánh dấu bởi sự xuất hiện của David Zinczenko trên cương vị tổng biên tập 6 năm về trước. Thời đó, GQ và Esquire vẫn chiếm giữ những vị trí




hàng đầu. Còn Men's Health của Tập đoàn Rodale, dù đã chững chạc hơn xưa, vẫn luôn phải "ngửi khói đàn anh". Bản thân Zinczenko thì lúc đó đang nhàn nhã với cương vị trưởng văn phòng biên tập khu vực châu Âu. Thế rồi, một cú điện thoại đã làm đổi thay tất cả.

"A lô, Dave, cậu hãy nghe tôi nói", Giám đốc điều hành Steve Murphy của Rodale gọi cho Zinczenko, "Men's Health đang cần thêm vitamin". Thế là Zinczenko xách va li trở về New York để đảm nhận cương vị chủ bút. Sau sự xuất hiện của người đàn ông mang trong mình bốn dòng máu (Nga, Ukraine, Hungary và Đức) này, Men's Health sung sức hẳn lên. Số lượng phát hành tăng gấp đôi sau mỗi năm và doanh thu quảng cáo cũng tăng với tốc độ tương đương. Nhưng tiền bán báo và quảng cáo chỉ là hai trong vô số nguồn thu của báo chí Mỹ. Zinczenko biết điều đó và ông bắt đầu các bước đi mang tính chiến lược khác. Đầu tiên là việc tung ra ấn phẩm phụ Best Life (Cuộc sống tuyệt hảo) và tiếp sau đó là Women's Health (Sức khỏe phụ nữ). Chỉ sau vài năm, Best Life đã đạt số lượng phát hành 400.000 bản còn Women's Health đạt 750.000 bản.

Trong những xã hội phồn thịnh như Mỹ và một số nước phương Tây khác, chuyện cơm, áo, gạo, tiền trở nên nhẹ tựa lông hồng. Vấn đề giờ đây là chất lượng cuộc sống. Làm sao để sống khỏe, sống lâu, sống sung sướng... mới là điều quan trọng. Zinczenko hiểu điều đó và tất cả ấn phẩm của ông đều xoáy vào chủ đề sức khỏe dù không phải lúc nào lời khuyên được đăng trên Men's Health cũng đúng dưới góc độ khoa học.

"Bốn thứ quan trọng nhất của người đàn ông trưởng thành là: hôn nhân, con cái, sự nghiệp và sức khỏe. Hầu hết các tạp chí dành cho nam giới trước nay đều bỏ qua bốn điều này", Zinczenko giải thích và ông tiếp tục dấn bước trên con đường đã chọn. Cùng với sự bùng nổ của Men's Health và các tạp chí "ăn theo", ông chủ bút trẻ tuổi bắt đầu tung ra hàng loạt đầu sách về sức khỏe, tâm lý... Cuốn đầu tiên do Men's Health phát hành có tựa Prison Without Bars (Nhà tù không có song sắt) của tác giả Pete Rose đã đứng đầu danh sách bán chạy nhất năm 2004 do Báo The New York Times thống kê. Sau đó, cuốn The Abs Diet (Cẩm nang ăn kiêng) do chính Zinczenko viết cũng trở thành best-seller (sản phẩm bán chạy nhất) tại Mỹ. Cuốn Men, Love & Sex: the Complete User's Guide for Women (Đàn ông, tình yêu và tình dục: cẩm nang hoàn hảo cho quý bà) do Zinczenko và giáo sư Ted Spiker của Đại học Florida viết chung cũng sắp sửa xuất hiện trên các kệ sách. Chuẩn bị cho ngày ra mắt của tác phẩm mới là hàng loạt chương trình quảng bá rầm rộ. Chỉ nghe cái tựa thôi các bà đã đủ "phê" rồi, cần gì phải quảng cáo chứ!?

Dưới bàn tay điêu luyện của Zinczenko, Men's Health vẫn giữ được phong độ ổn định trong thời đại mà giới kinh doanh tạp chí gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu do tình hình quảng cáo không thuận lợi hiện nay. Và sau khoảng thời gian ngoạn mục vừa qua, ông chủ bút 36 tuổi giờ đây đã trở thành một "món hàng" được ưa chuộng bậc nhất của thế giới truyền thông Mỹ. Hàng loạt tập đoàn như MSNBC, Sun-Times Media Group... đang mời gọi ông, nhưng Zinczenko vẫn giữ vẻ lạnh lùng: "Tôi hoàn toàn không có dự tính gì về công việc sắp tới cả".

Nhìn vào địa vị của David Zinczenko hôm nay, thật khó có thể tin rằng ban đầu ông chỉ là một đô vật hạng xoàng.

(Theo Forbes)

 

Chuyện về người giàu nhất Canada

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tập đoàn truyền thông Thomson Corp. là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất của Canada với tổng giá trị được định giá trên thị trường là 30 tỉ USD. Chủ sở hữu tập đoàn này là gia đình Thomson đầy quyền lực và giàu có nhất Canada. Theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes thì gia đình Thomson hiện đang nắm giữ một khối lượng tài sản lên đên 19,6 tỉ USD.


Roy Thomson dường như đã có sẵn trong người cái máu kinh doanh và có được một khả năng kinh doanh phi thường. Roy Thomson là người đầu tiên nhận thấy tiềm năng thị trường vô cùng lớn lao của hệ thống đài truyền thanh khi nó mới lần đầu xuất hiện. Nhận biết đúng vai trò và giá trị kinh doanh của các phương tiện truyền thông, Roy Thomson đã có chiến lược đầu tư mạnh bạo nhưng sáng suốt vào lĩnh vực này.

Không chỉ trở thành ông chủ kinh doanh truyền thông lớn nhất ở Canada, Roy Thomson còn rất thành công trong đầu tư ở nước khác, đặc biệt là ở Anh. Roy Thomson còn mở rộng đầu tư của mình sang các lĩnh vực kinh doanh khác, đáng kể nhất là tập đoàn kinh doanh du lịch Thomson Travel. Về cuối đời, ông còn tập trung đầu tư vào tập đoàn khai thác dầu mỏ, khí đốt Nordsee và trở thành cổ đông lớn nhất của tập đoàn này.

Lớn lên trong nghèo khó

Roy Thomson sinh năm 1894 trong một gia đình rất nghèo tại Toronto, Canada. Bố của ông chỉ là một ông thợ cắt tóc tại làng, thu nhập rất ít, chẳng đủ nuôi sống gia đình.

Vì thế, bản thân Roy Thomson không được học hành đầy đủ. Ngay từ khi còn rất bé, Roy Thomson đã phải làm thêm rất nhiều để kiếm sống. Mới hơn 10 tuổi, Roy Thomson đã phải thôi học, khi mới học xong cấp tiểu học. Đầu tiên Roy Thomson làm phụ việc tại một cửa hàng bán than, cậu khỏe mạnh và tỏ ra rất chăm chỉ. Roy Thomson thay việc luôn xoành xoạch nhưng dường như vận may không đến với cậu.

Năm 1914, khi tròn 20 tuổi, Roy Thomson đã có ý định đăng ký làm lính tình nguyện tham gia chiến tranh thế giới để thoát cảnh nghèo đói đang đeo bám mình.

Không được nhận làm lính tình nguyện. Có lần, Roy Thomson chấp nhận quay về quê, thuê đất làm vườn nhưng cũng không thành. Và cuối cùng cậu cũng đã nhận thấy mình có vẻ hợp nhất với nghề bán hàng. Vừa kiếm được tiền và lại dường như có niềm vui rất lớn khi được lang thang khắp chốn bán hàng rong. Càng ngày Roy Thomson càng chứng tỏ mình còn có tài buôn bán. Không có điều kiện đi học, nhưng Roy Thomson được biết đến là một “con mọt sách”.

Người ta luôn thấy lẫn trong đống hàng hóa của Roy Thomson những cuốn sách nhiều khi đã cũ kỹ do Roy Thomson mượn được ở đâu đó. Và Roy Thomson đã tranh thủ, ngấu nghiến đọc những cuốn sách đó mỗi khi cậu có thời gian.

Từ bán hàng rong, Roy Thomson dần dần có cửa hàng riêng. Đầu những năm 1920, với tất cả tài sản dành dụm, Roy Thomson cùng với một người anh trai mở một cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô. Bước ngoặt của cuộc đời Roy Thomson bắt đầu từ đây. Giai đoạn này, ô tô bắt đầu xuất hiện và phát triển.

Tuy nhiên, phụ tùng ô tô rất chóng hỏng và hay phải thay thế. Roy Thomson đã có được những nguồn hàng phụ tùng đủ chủng loại cho nhiều kiểu ôtô khác nhau. Cửa hàng phụ tùng ôtô của anh em nhà Roy Thomson không chỉ nổi tiếng cả Toronto mà còn lan sang cả các vùng lân cận. Năm 1924, anh em Roy Thomson đã có doanh thu kỷ lục với 700.000 USD nhờ bán phụ tùng ô tô.

Phát hiện thị trường truyền thông từ bán radio

Năm 1930, kinh doanh phụ tùng ô tô không còn thuận lợi, Roy Thomson đã để lại cửa hàng cho người anh, bỏ lên thành phố Ottawa mở một cửa hàng đại lý bán radio cho hãng Forest Crosley. Nhưng chỉ nửa năm sau, vào mùa đông năm 1930, tự nhiên radio của Roy Thomson rất khó bán, dù ông nỗ lực hết mình. Mất công tìm hiểu mãi rồi cuối cùng Roy Thomson cũng tìm ra được nguyên nhân. Đó là do sóng phát của đài địa phương quá kém, đặc biệt vào mùa đông.

Biết đây là nguyên nhân bất khả kháng với người bán radio, Roy Thomson nảy ra ý tưởng tự lập đài phát sóng để thay đổi chất lượng phát. Roy Thomson sôi sục với ý tưởng mới lạ và quyết tâm tìm cơ hội cho mình, cho dù tới thời điểm bấy giờ ông không hề có một chút kiến thức gì về lĩnh vực phát sóng đài.

Năm 1931, Roy Thomson thành lập một đài radio riêng cho vùng North Bay thuộc Toronto. Toàn bộ thiết bị của đài, ông phải mua bằng tiền vay ngân hàng. Ông đã nhanh tay ký hợp đồng li-xăng từ đài phát thanh cũ của vùng North Bay.

Điều mà nhiều người cho là Roy Thomson quá may mắn khi ông chỉ phải trả phí lixăng với giá tượng trưng là vỏn vẹn 1 USD. Roy Thomson đã trở thành ông chủ của một đài phát thanh và từ đó bắt đầu một thời kỳ làm bá chủ thế giới truyền thông của dòng họ Roy Thomson tại Canada. Roy Thomson tập trung vào việc cải thiện chất lượng phát sóng và đài của ông đã nhanh chóng được ưa chuộng mà chưa cần những thay đổi về nội dung.

Năm 1932 Roy Thomson mở thêm một đài phát thanh địa phương thứ hai mang tên CKGB ở vùng Timmins. Năm 1933 đài phát thanh thứ ba của Roy Thomson là CJKL ở vùng Kirkland Lake cũng đi vào hoạt động.

Ông chủ kinh doanh báo chí, truyền thông

Những thành công mới đã làm cho động lực và tham vọng của Roy Thomson càng lớn hơn. Ông ngày càng tỏ ra gắn bó và nhạy bén với thị trường thông tin và truyền thông. Nhưng ông thật sự giàu có lại bởi kinh doanh báo chí.

Có được đồng lãi nào từ kinh doanh radio, Roy Thomson đầu tư để mua lại các tờ báo và tạp chí. Tờ báo đầu tiên mà Roy Thomson mua là tờ báo địa phương Daily Press có cùng trụ sở với toà nhà mà Roy Thomson thuê cho đài phát sóng radio của mình với cái giá chỉ có 5.800 USD. Tờ báo Daily Press được cải thiện dưới tay ông chủ mới và ngày càng bán chạy hơn. Trước kia, báo chỉ ra mỗi tuần một số, đến thời Roy Thomson, từ năm 1936, đã trở thành báo hàng ngày đúng như tên gọi của nó.

Năm 1939, ông đã gây chấn động làng báo chí và cả giới kinh doanh Canada khi dám liều lĩnh bỏ ra tới 900.000 USD, một số tiền rất lớn lúc bấy giờ, để mua lại một tờ báo lớn của cả vùng tây nam Canada.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Roy Thomson lần lượt mua gom nhiều tờ báo khác và trở thành ông chủ truyền thông có máu mặt và đầy quyền lực từ khi đó. Đầu những năm 1950, Roy Thomson được chính thức thừa nhận là người đang chi phối hệ thống báo chí ở Canada do đang sở hữu hàng chục tờ báo lớn nhỏ khác nhau. Nhiều tờ báo khi bị mua là lúc đang khó khăn có nguy cơ phá sản, được Roy Thomson vực dậy và lại phát triển.

Tuy nhiên, có những tờ báo lớn đang hoạt động tốt nhưng cũng bị ông chủ mới Roy Thomson thâu tóm bởi những tham vọng vô cùng. Roy Thomson đã phải đương đầu với không ít ý kiến chỉ trích khi bị coi là người chi phối hệ thống báo chí, công luận.

Không dừng ở những thành công ở Canada, năm 1954, Roy Thomson quyết định mở rộng địa bàn đầu tư của mình sang châu Âu mà trước hết là nước Anh. Roy Thomson đã đàm phán thành công mua lại tờ báo Scotsman thế nhưng ông đã vấp phải trở ngại đáng kể. Đó là làn sóng ở Anh phản đối người nước ngoài sở hữu và chi phối hệ thống báo chí trong nước. Thế nhưng, Roy Thomson đã vượt qua mọi trở ngại để đạt mục đích của mình.

Chưa hết, năm 1954, Roy Thomson đã dùng chính 400.000 Bảng Anh tiền vay của ngân hàng thương mại quốc gia Scotland để mua lại kênh truyền hình Scottish Television. Đây là hiện tượng bán đài truyền hình cho người nước ngoài đầu tiên trên thế giới lúc bấy giờ. Dù bị doạ kiện nhưng Roy Thomson không nản và đã theo đuổi thành công đến cùng.

Kể từ phi vụ Scottish Television năm 1954, dường như đã không có gì cản được tham vọng và quyết tâm của Roy Thomson khi đổ bộ vào thị trường truyền thông ở Anh. Năm 1959, với việc mua lại cổ phần của tập đoàn truyền thông Anh Lord Kemsley, Roy Thomson đã trở thành chủ sở hữu của nhiều tờ báo và tạp chí của đảo quốc sương mù này, trong đó có nhiều tờ báo lớn như tờ The Sunday Times, tờ Times. Năm 1966, hai nhà xuất bản có tên tuổi là Thomas Nelson và Michael Joseph cũng bị ông trùm Roy Thomson "nuốt chửng".

(Theo VnEconomy)

 

Chủ tịch ngân hàng giàu nhất châu Âu nhớ lại thủa hàn vi: “Tôi đến New Zealand du học chỉ vẻn vẹn 16 USD trong túi. Đầu tiên là phải tìm việc làm thêm, việc mà nhiều người khác không bao giờ làm…”.

Từ năm 2005, tên tuổi của Vincent Cheng (ảnh) mới được đông đảo người dân Việt Nam biết đến khi ông đứng trên cương vị Chủ tịch của Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC), ngân hàng lớn nhất châu Âu và lớn nhất thế giới về tài sản có.

Sau khi nhậm chức, tân Chủ tịch HSBC đến Việt Nam, lần đầu tiên ông đặt chân đến thị trường mà ngân hàng mình đã có cả trăm năm lịch sử. Người Việt Nam bắt đầu biết đến ông với con đường “từ vỉa hè đến ghế Chủ tịch HSBC”.

Từ “vỉa hè” này được ông Vincent Cheng giải thích: “Tôi sinh ra ở một gia đình nghèo ở khu phố Shamshuipo, Cửu Long (Hồng Kông). Tôi thường phụ bố bán trái cây ven đường. Nhà nhỏ nhưng có tới 8 gia đình với 20 người cùng chung sống. Nóng bức, chật chội, tôi thường phải ra đường ngủ”.

Nằm đường, ngủ bụi là những bài học đầu tiên trong “kỹ năng” kiếm sống của nhân vật châu Á đầu tiên có vị trí lãnh đạo cao nhất của một ngân hàng châu Âu sau này.

“Thời đó, Hồng Kông còn nghèo lắm. Cha mẹ tôi tin tưởng rằng giáo dục sẽ làm thay đổi cuộc sống con người, cuộc sống nghèo khó này. Và bản thân tôi cũng ý thức được điều đó. Tôi đã học và nỗ lực làm việc để được học”, ông Vincent Cheng kể.

Đó là lần đầu tiên chàng trai Vincent Cheng xuất ngoại với mục đích trang bị cho mình những kiến thức “để thay đổi cuộc sống con người”, theo đúng khái niệm du học đang nở rộ ở Việt Nam hiện nay.

Đến New Zealand chỉ vẻn vẹn 16 USD trong túi, định hướng đầu tiên là phải làm việc để có tiền sống, tiền học. Cũng khá đơn giản, cứ gõ cửa và hỏi “các ông có việc gì cho tôi không?”. Và Vincent đã tìm một việc làm bán thời gian. Nhưng, vì một khiếm khuyết của thân thể (ông bị tật ở chân từ nhỏ) nên công việc Vincent tìm được là việc mà nhiều thanh niên hồi ấy không làm: rửa chén đĩa cho các nhà hàng.

Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 6 tiếng, mỗi tiếng được 1,5 USD. Cứ thế Vincent vừa làm vừa học cho đến khi tìm được những công việc tốt hơn. Nhưng quan trọng nhất là ông có được nguồn tài chính đảm bảo cho mục đích học tập.

Điều quan trọng nhất đó được ông Chủ tịch ngày nay truyền lại cho sinh viên Việt Nam, rằng: “Khi du học, tốt nhất các bạn hãy tìm một công việc bán thời gian để trang trải các chi phí. Các bạn có thể tìm các nguồn vốn để vay nhưng cần làm việc để trả lại số tiền đó”.

Sau khi du học, tốt nghiệp, Vincent Cheng đầu quân cho Ngân hàng HSBC. Tất nhiên là phải trải qua một cuộc sát hạch khó khăn. Đó là vào năm 1978. 10 năm làm việc miệt mài sau đó đã đưa chàng rửa bát thuê ngày nào trở thành một nhân vật có tiếng trong cỗ máy HSBC. Và năm 1989, ông Cheng chuyển sang công tác tại Bộ phận chính sách Trung ương của chính quyền Hồng Kông, với vai trò cố vấn của Thống đốc Hồng Kông. Hai năm sau, Vincent Cheng tái nhập HSBC, nắm giữ vị trí Giám đốc cao cấp của bộ phận Nghiên cứu kinh tế và chiến lược. Năm 1994, ông trở thành Giám đốc tài chính của ngân hàng khổng lồ này và chỉ một năm sau đó, tháng 5/1995, ông đã là Tổng giám đốc và nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành.

Ngày 25/5/2005, lần đầu tiên trong lịch sử HSBC vị trí Chủ tịch được dành cho một người châu Á, không phải là người Anh: Vincent Cheng. Chàng thanh niên với 16 USD trong túi ngày nào đã là chủ tịch của một ngân hàng có mức lợi nhuận gấp 1 tỉ lần con số thủa hàn vi đó, trên 15 tỉ USD mỗi năm.

Một sự thăng tiến nhanh chóng. Đó là tài năng và động lực từ thủa hàn vi. “Nhưng, đầu quân vào HSBC không phải là sự lựa chọn tốt nhất của đời tôi, mà là chọn được ý trung nhân của mình”, ông nói.

Người đàn ông 58 tuổi này rất hạnh phúc khi nói về gia đình của mình, về phu nhân và hai cô con gái. Ông ít có thời gian cho gia đình, vì vậy, thay vì đánh golf với bạn bè, ông lựa chọn ở nhà; tất nhiên là đưa việc về nhà. Và dễ thấy trong các chuyến công du của ông, chiếc vé thứ hai thường được đặt cho vợ - “như thế tôi được gần gũi hơn với người thân, với gia đình dù công việc luôn bận rộn”.

(Theo VnEconomy)


 

Theo tờ Press Trust of India, sự tăng trưởng kỷ lục của thị trường chứng khoán Ấn Độ đã đưa tỷ phú công nghiệp Mukesh Ambani của Ấn Độ vượt qua Bill Gates và Carlos Slim Helu trở thành người giàu nhất thế giới.

Được hỗ trợ bởi những dòng vốn bất ngờ từ các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu, chỉ số chứng khoán Mumbai Sensex của Ấn Độ ngày hôm qua lần đầu tiên đạt mốc 20.000 điểm, tăng gấp đôi so với tháng 2 năm 2006.

Một trong những động lực khiến chỉ số chứng khoán Ấn Độ tăng mạnh là nhờ công ty Reliance Industries của ông Ambani, một trụ cột trong ngành công nghiệp của Ấn Độ. Sự tăng trưởng ngoạn mục của công ty này đã đưa tài sản của vị chủ tịch kiêm giám đốc điều hành đạt 63,2 tỷ USD trong ngày hôm qua (29/10).Theo tính toán, tài sản của ông Ambani dựa trên số cổ phần trong Reliance Industries đã vượt qua cả tỷ phú Bill Gates và Carlos Slim Helu (tài sản ước tính khoảng 62 tỷ USD).

Reliance Industries là công ty do bố ông Mukesh Ambani thành lập, kinh doanh dầu mỏ, dệt may và các sản phẩm hoá - sinh học. Doanh số hàng năm của tập đoàn khoảng 27 tỷ USD, gần bằng tập đoàn khổng lồ Tata của Ấn Độ. Mukesh Ambani và người em trai chia nhau tài sản của tập đoàn sau khi ông bố họ qua đời năm 2002.

Các công ty do hai anh em họ sở hữu đều tăng trưởng ấn tượng trên thị trường chứng khoán Ấn Độ. Chỉ số Sensex đã tăng đến 39% sau khi trở thành thị trường mới nổi lớn thứ ba sau Trung Quốc và Nga, nhờ sự tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 9% và đồng tiền tệ mạnh của Ấn Độ.

Năm ngoái, Mukesh Ambani đã vượt qua tỷ phú thép Lakshmi Mittal trở thành người Ấn Độ giàu nhất trên thế giới. Ông Mittal chỉ còn xếp thứ 5 với tổng tài sản 50,9 tỷ USD, khi ông sở hữu 44,79% cổ phần của tập đoàn thép lớn nhất thế giới ArcelorMittal.

(Theo Press Trust of India)

 

Nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Mới đây, Tạp chí Kinh doanh Fortune đã công bố danh sách Top 50 Nữ doanh nhân quyền lực nhất toàn cầu. Danh sách này được lựa chọn và sắp xếp dựa trên lợi nhuận, kích cỡ của công ty cũng như vai trò của những nữ doanh nhân trong nền kinh tế thế giới, tầm ảnh hưởng của họ đối với sự phát triển việc làm, văn hóa và xã hội. Đứng đầu danh sách này là Indra K.Nooyi, một phụ nữ gốc Ấn Độ. Bà chính là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Hãng PepsiCo.

Bà Indra K. Nooyi là một phụ nữ gốc Ấn, 51 tuổi, sinh ra ở phía Nam Ấn Độ trong một gia đình theo đạo Hindu mang nặng phong kiến. Cha làm việc tại một ngân hàng, mẹ ở nhà chăm sóc con cái. Những tham vọng trong sự nghiệp của Indra K. Nooyi được nuôi dưỡng từ thuở bé. Năm 1978, bà đến Mỹ theo học Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường Đại học danh tiếng Yale. Để trả tiền học phí rất cao tại đây, cô gái Ấn Độ 23 tuổi này chịu khó làm thêm từ khuya cho đến 5 giờ sáng. Bà giải thích cho sự thành công của mình: “Vì là phụ nữ, lại đến từ một nước khác, ngoài sự thông minh, tôi cần phải làm việc chăm chỉ gấp đôi người khác để thành công”.

Indra Nooyi đầu quân vào PepsiCo năm 1994 sau thời gian giữ vai trò quan trọng tại một số công ty lớn như Hãng Johnson & Johnson, Motorola (viễn thông), Asea Brown Boveri (năng lượng). Vào thời điểm đó, PepsiCo đang gặp khó khăn vì thất thoát tài chính. Trong vai trò là giám đốc tài chính mới, bà cùng Steve S. Reinemund - Chủ tịch PepsiCo lúc bấy giờ và cộng sự nghiên cứu đưa ra nhiều hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. Nhận thấy người tiêu dùng ngày càng chuộng các sản phẩm ít calorie, bà đưa ra chiến lược hạn chế sản xuất các sản phẩm nước ngọt có gas - sản phẩm chính của Pepsi lúc đó - đang ngày càng ít được ưa chuộng trên thị trường và đa dạng hóa sản phẩm bằng cách mua lại nhãn hiệu thức ăn từ ngũ cốc Quaker Foods, nước trái cây Tropicana, tung ra sản phẩm nước tinh khiết Aquafina.

Chính chiến lược đó đã tạo ra bước ngoặc cho Pepsi đưa hãng này trở thành hãng chế biến thực phẩm từ năm 2001. Từ đó, Pepsi thoát khỏi tình trạng khó khăn và đạt giá trị thị trường 99,2 tỉ USD vào đầu năm 2007, chỉ kém hãng sản xuất nước uống có gas hàng đầu thế giới Coca Cola khoảng 2 tỉ USD. Với những thành công đó, Indra Nooyi được mệnh danh là kiến trúc sư cho những chuyển đổi ở PepsiCo.

(Theo SGGP)

 

Vị chủ tịch huyền thoại của Motorola

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thừa hưởng sự nghiệp từ người cha, Bob Galvin đã đưa tập đoàn của gia đình trở thành một trong những hãng công nghệ hàng đầu thế giới, đặc biệt trước sự cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp Nhật trong những năm 1970-1980.

Bob Galvin, người đưa Motorola ra thị trường thế giới. Ảnh: TBKTVN

Galvin sinh năm 1922 tại Wisconsin, Mỹ. Khi vẫn còn là một học sinh trung học, Bob đã làm quen với các công việc đầu tiên tại Công ty Galvin Manufacturing Company, sau này là Motorola, do bố cậu sáng lập và điều hành.

Năm 1948, khi mới 26 tuổi, Bob Galvin trở thành phó chủ tịch của Motorola và 11 năm sau đó, là người kế thừa vị trí chủ tịch. Khi này, Motorola đã là một trong những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hàng điện tử, mức doanh thu hàng năm đã đạt bình quân 255 triệu USD mỗi năm.

Đối với Motorola, thế mạnh trong những năm 60 vẫn là các sản phẩm vô tuyến màu nên Bob Galvin tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và đưa vào sản xuất những loại sản phẩm truyền thống này. Ông bắt tay vào chương trình nghiên cứu và sản xuất các dòng sản phẩm mới. Không lâu sau đó, hàng loạt sản phẩm vô tuyến màu chất lượng cao đã được sản xuất và tung thị trường.

Bên cạnh vấn đề chất lượng sản phẩm, ông còn đặc biệt chú trọng tới dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhờ đó, Motorola đã tạo được nét riêng biệt trên thị trường hàng điện tử đồng thời thu được lợi nhuận lớn và nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong giai đoạn từ năm 1958 cho tới năm 1987, dưới sự điều hành của Bob Galvin, Motorola đã có được bước phát triển nhảy vọt, tổng doanh số bán ra tăng từ con số 216,6 triệu USD lên 6,7 tỷ USD, giá cổ phiếu cũng theo đó tăng từ 89 cent với mỗi cổ phiếu lên 6,1 USD.

Dựa trên thế mạnh về tài chính, Bob Galvin đã đầu tư những khoản tiền lớn vào thiết lập, cải tiến dây chuyền sản xuất của Motorola. Ông mạnh tay chi cho chương trình đào tạo và tuyển chọn nhân viên và đưa vào áp dụng chương trình quản lý nổi tiếng six-sigma cho toàn bộ doanh nghiệp. Mô hình quản lý này sau đó được Chính phủ Mỹ trao giải thưởng Malcom Baldridge.

Với tổng doanh thu 41,2 tỷ USD trong năm 2006 và một mạng lưới phân phối rộng khắp đặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, Motorola hiện là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và là đối thủ chính của nhiều tên tuổi lớn như Nokia, Samsung, Siemen, Sony, LG.

Riêng với Bob Galvin, dù không còn xuất hiện trên thương trường, nhưng với những gì làm được sau gần 6 thập kỷ hoạt động không ngừng, ông được tôn vinh như một huyền thoại của tập đoàn Motorola.

(Theo TBKTVN)

 

Bằng cách nghiên cứu các hành vi ứng xử của hàng ngàn triệu phú giàu lên nhờ vào chính bản thân mình, Brian Tracy - Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên về đào tạo và phát triển cá nhân và các tổ chức đã đúc rút được 21 phẩm chất làm nên thành công của họ.


Bản thân Brian Tracy đã từng tư vấn cho hơn 1000 công ty và hơn bốn triệu người ở Mỹ, Canada và 40 nước khác trên thế giới. Những nguyên tắc mà Tracy đưa ra có thể đã trở nên hiển nhiên đối với nhiều người, nhưng đó là những nguyên tắc bất hủ và phải luôn được để cao. Khi áp dụng các nguyên tắc này, các doanh nhân có thể tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành động, thói quen, thu nhập và lối sống của mình.


1. Nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Hãy hình dung, tưởng tượng và tạo ra một bức tranh, một viễn cảnh đầy niềm vui, bình yên và giàu có.


2. Vạch ra một hướng đi rõ ràng. Hãy tìm hiểu, khám phá xem mình muốn đi về đâu, khi nào đường đi sẽ gặp gập ghềnh, trở ngại. Đây chính là cơ sở của việc xây dựng các mục tiêu.


3.Xem bản thân như một người tuyển dụng chính mình. Càng làm chủ tương lai của mình, người ta càng có khả năng tạo ra các ảnh hưởng cho nghề nghiệp và cuộc sống. Không nên trông chờ vào những ý tưởng hay những đề xuất từ sếp hay tổ chức tuyển dụng mình. Khi suy nghĩ độc lập, chúng ta sẽ thấy mình đang bước đi trên một con đường rất thú vị.


4.Làm những điều mà mình yêu thích. Hãy khám phá niềm đam mê, sở thích của mình, suy nghĩ theo những cách sáng tạo để biến niềm đam mê đó thành một phương cách kiếm tiền và theo đuổi nó.

5.Hướng đến sự hoàn hảo. Hãy nghĩ rằng chúng ta sinh ra là để làm những điều xuất sắc nhất và lấy việc hướng đến sự hoàn hảo làm niềm vui.


6.Không cần làm việc nhiều thời gian hơn và cật lực hơn, mà làm việc thông minh hơn. Hãy tổ chức công việc một cách khoa học sao cho có thể làm được nhiều việc hơn trong một thời gian ngắn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong công việc.


7.Không ngừng học hỏi. Đây là điều rất cần thiết đảm bảo cho sự thành công và khả năng làm giàu. Tất cả những người thành công đều có chung đặc điểm này.


8.Tự thưởng cho mình trước. Đây là nguyên tắc tích luỹ sự giàu có mà tất cả mọi người đều có thể áp dụng và nên áp dụng.


9.Tìm hiểu tất cả các khía cạnh của công việc kinh doanh. Hãy phấn đấu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đã chọn.


10.Tận tâm với việc phục vụ người khác. Đây chính là bí quyết được giữ kín nhất và là khởi đầu cho sự giàu có của những triệu phú “tay trắng làm nên”. Nguyên tắc này đã được chứng minh qua thời gian.


11.Tuyệt đói thành thật với bản thân và những người khác. Tính trung thực, liêm chính là một phẩm chất quan trọng hàng đầu.


12.Đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và chỉ nên tập trung từng việc một. Sự tập trung là chìa khoá để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.


13.Xây đựng uy tín về tốc độ và sự tin cậy. Hãy tạo ra cho mình một ưu thế so với các đối thủ khác trên mọi phương diện.


14.Sẵn sàng đi từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Hãy tìm hiểu các các chu kỳ, các xu hướng và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.


15.Có ý thức kỷ luật cao với bản thân trong mọi vấn đề. Hãy phát huy phẩm chất quan trọng nhất này để đạt được sự thành công về mặt tài chính trong cuộc sống cá nhân.


16.Đánh thức khả năng sáng tạo của bản thân. Sự sáng tạo sẽ giúp chúng ta tăng khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua các khó khăn trở ngại.


17.Làm bạn với những người tốt, người giỏi. Nên giao lưu với những người chiến thắng để học hỏi.


18.Quan tâm đặc biệt đến sức khoẻ bản thân. Phải có ý thức cao trong việc tạo cho mình một thể trạng sung mãn và có sức khoẻ tốt để đón nhận cuộc sống đầy cơ hội và thách thức.


19.Kiên định và chú trọng đến hành động. Trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi công việc, hãy xác định những bước hành động quan trọng nhất mà mình có thể thực hiện tức thời rồi kiên định, quyết tâm với việc làm đó.


20.Không bao giờ xem thất bại là một sự lựa chọn. Hãy vượt qua nỗi sợ thất bại. Hầu hết các nỗi sợ hãi đều hình thành từ sự tưởng tượng và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.


21.Thử tính kiên trì. Hãy học cách nhẫn nại vượt qua khó khăn, đứng lên từ thất bại và không bao giờ có nghĩ nghĩ bỏ cuộc.

(Theo SGDNCT)

 

Khi Microsoft chi 240 triệu USD mua 1,6% cổ phần của mạng xã hội này, người ta mới chú ý đến điểm thú vị giữa hai ông chủ Bill Gates và Mark Zuckerberg: họ đều bỏ trường đại học Havard danh tiếng giữa chừng để làm những gì họ muốn.

4 năm trước đây, Zuckerberg còn là một sinh viên tâm lý học đầy đam mê tại Havard. Nhưng chàng thanh niên sinh năm 1984 mang dòng máu Mỹ - Do Thái này chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông chủ Microsoft. "Bản lĩnh của Bill Gates đã thôi thúc tôi phải bỏ trường để làm một dự án ngoài thực tế. Nó được khơi lên lúc ông nói chuyện tại một lớp khoa học máy tính của Havard hồi năm 2004", anh tiết lộ.

Mark Zuckerberg và Bill Gates (ảnh nhỏ) ở tuổi 23. Ảnh: AP.

Zuckerberg cho rằng chính sách cho sinh viên tạm ngưng học bao lâu tùy ý tại Havard đã giúp anh quyết định dễ dàng hơn. Tháng 2-2004, cùng với người bạn học Dustin Moskovitz, anh thành lập mạng xã hội Facebook. "Khi mới khởi sự, tôi không quan tâm đến việc trở thành CEO hay điều hành cả công ty", anh bày tỏ. "Tôi chỉ muốn làm ra một mạng kết nối hấp dẫn cho bạn bè. Tôi còn nghĩ trong đầu là nếu dự án không thành công thì mình sẽ quay lại trường để học tiếp".

Nhưng giờ đây, giá trị của công ty đã đạt 15 tỷ USD, sau khi Microsoft mua cổ phần. Và với 20% cổ phần trong Facebook, Zuckerberg trở thành tỷ phú với 3 tỷ USD. Hiện Facebook có 49 triệu thành viên đang hoạt động trên toàn thế giới, là mạng xã hội lớn thứ 2 sau MySpace (200 triệu thành viên). Các chuyên gia dự đoán rằng với sức tăng trưởng 3 - 3,5% mỗi tuần, chỉ 9 tháng nữa Facebook sẽ đuổi kịp website số 1. Năm tới, Zuckerberg dự định tăng số nhân viên lập trình trong công ty từ 300 lên 700.

Sự kết hợp sức mạnh giữa Microsoft và Facebook sẽ làm cho doanh thu từ quảng cáo trực tuyến của họ tăng lên cùng với sự lớn mạnh về thương hiệu. Nhiều người thắc mắc tại sao Microsoft chỉ chi một ít tiền để mua một ít cổ phần của Facebook, nhưng khi nhìn lại chiến lược mà Steve Ballmer vạch ra cho gã khổng lồ phần mềm, người ta có thể thấy sự xâm nhập này chỉ là một trong những bước khởi đầu trong chiến dịch cuốn hầu hết các công ty non trẻ nhưng đầy tiềm năng vào guồng máy hoạt động của họ. Tương lai của Microsoft sẽ trải rộng trên nhiều dịch vụ liên quan đến Internet hơn.

(Theo VNE-The Age)

 

Trở thành triệu phú nhờ Photoshop

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Ít người trở thành triệu phú khi viết sách về máy tính bởi lĩnh vực này liên tục phát triển và tuổi thọ tác phẩm sẽ bị rút ngắn. Nhưng Scott Kelby đã thành công khi coi Photoshop là niềm đam mê và muốn chia sẻ mọi thứ ông khám phá được với độc giả.


Nhiều cuốn sách của Kelby, 44 tuổi người Florida (Mỹ), đứng đầu trong bảng xếp hạng của Nielsen BookScan. Ngoài ra, Kelby còn xuất bản tạp chí, đăng podcast mỗi tuần, tổ chức hội thảo và điều hành hiệp hội 65.000 thành viên. Tất cả đều liên quan đến một chủ đề duy nhất: phần mềm Adobe Photoshop.

Kelby từng là nhạc sĩ viết rock nhưng đã chuyển nghề sau 12 năm mở cửa hàng thiết kế đồ họa cùng vợ. Ban đầu, ông viết bài phục vụ những người yêu máy Apple Macintosh. Sau đó, Kelby quyết định xuất bản sách về những điều thú vị khi sử dụng phần mềm xử lý ảnh Photoshop mang tên Down and Dirty Photoshop Tricks.


Hơn 22.000 cuốn đã được tiêu thụ và Kelby ký được hợp đồng phát hành với nhà xuất bản Peachpit Press. Hai tác phẩm bán chạy khác của ông là The Photoshop Book for Digital Photographers (350.000 bản) và The iPod Book: Doing Cool Stuff with the iPod and the iTunes Music Store (275.000 bản).


Hiện Kelby là nhà báo, doanh nhân và siêu sao về podcast (chương trình Photoshop TV của ông là podcast công nghệ hút khách thứ 2 trên Apple iTunes với hơn 3 triệu lượt tải hàng tháng). Kelby có quan hệ mật thiết với hãng Adobe Systems và ông luôn nhận được phiên bản Photoshop mới sớm hơn vài tháng.


Kelby cho hay những gì có lợi cho Adobe cũng sẽ có lợi cho ông và ngược lại. Tuy nhiên, ông vẫn buộc phải nhắc đến các khiếm khuyết của Photoshop, nếu không uy tín của ông sẽ bị suy giảm.


"Nếu Kelby không ưa tính năng nào của phần mềm, ông ấy sẽ thẳng thắn nói ra", John Loiacono, Giám đốc Adobe Creative Solutions, khẳng định. "Đó là đặc quyền của ông ấy khi được phát biểu bất cứ những gì mình muốn".


Còn Marvin Derezin, giáo sư tại Đại học UCLA (Mỹ), cho biết ông luôn buồn ngủ trong các buổi hội thảo, nhưng lại có thể nghe Kelby giảng cả ngày. Derezin đang là thành viên Hiệp hội các chuyên gia Photoshop (National Association of Photoshop Professionals) do Kelby đứng đầu.


Theo Matt Wagner, đại diện cho các tác giả viết về khoa học máy tính tại New York (Mỹ), Kelby thành công nhờ cung cấp những kiến thức nền tảng nhưng hữu ích cho người sử dụng. Trong khi đó, sách về công nghệ điện toán không bán chạy do đã có quá nhiều thông tin trên Internet, còn những cuốn cao cấp thường được bán giá 5.000 USD - 15.000 USD và chỉ một vài tác giả có thể kiếm lời.


(Theo USD Today)

 

Terry Gou - 'ông vua' của vương triều Hon Hai

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Góa vợ, hai con. Người đàn ông 56 tuổi - Tổng giám đốc Tập đoàn Hon Hai này không chỉ là tỷ phú giàu nhất nhì Đài Loan mà còn bởi nhiều phụ nữ "kết" và coi như người trong mộng.

Sáu năm trước đây, các nhà cung cấp đa quốc gia cho ngành điện tử không biết, thậm chí thoáng nghĩ về Hon Hai. Nhưng ba năm trước đây, Hon Hai đã trở thành một ngôi sao, người dẫn đầu ngành sản xuất thầu phụ cho các hãng điện tử, công nghệ cao của thế giới.

Công ty ông hiện có tổng số 450.000 nhân viên trên toàn thế giới. Doanh thu hằng năm tăng trưởng hơn 50% trong một thập kỷ qua, lên đến 40,6 tỷ USD năm 2006. Năm nay, tập đoàn hy vọng sẽ có thêm 14 tỷ USD doanh thu nữa.

Mặc dù Hon Hai đang nổi danh như cồn, nhưng người sáng lập, giám đốc điều hành (CEO) vẫn luôn cố tránh giới truyền thông càng xa càng tốt.

Tổng tư lệnh Hon Hai

Gần đây, tờ Wall Street Journal (WSJ - Mỹ) đã thực hiện phỏng vấn ông Terry Gou tại trụ sở chính của Hon Hai ở Đài Loan. Đây là cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên của ông với giới truyền thông phương Tây kể từ năm 2002. Ông nói, “Tôi không thích mình nổi tiếng. Chúng tôi (Hon Hai) quá lớn đến nỗi chúng tôi không thể trốn được nữa”. Ông giải thích về việc nhận trả lời phỏng vấn sau hơn 5 năm WSJ đề nghị.

Hon Hai có giá trị thị trường ước tính 43 tỷ USD và sử dụng dưới tên thương mại là Foxconn. Theo người phát ngôn của Hon Hai, ông Gou hiện có tài sản khoảng 10 tỷ USD. Năm 2007, ông xếp thứ 144 trong danh sách người giàu nhất thế giới của tạp chí Mỹ Forbes, tăng 3 bậc so với năm 2006.

Hon Hai và các công ty mà nó góp vốn sản xuất các sản phẩm không chỉ cho Apple, HP, Nitendo, mà còn điện thoại di động cho Nokia, máy chơi game Play Station 2 cho Sony và máy tính cho Dell. Theo giới phân tích Đài Loan, Hon Hai cũng là nhà cung cấp độc quyền cho điện thoại cảm ứng iPhone của Apple và là một trong số ít nhà sản xuất máy nghe nhạc thời trang cao cấp iPod (Apple). Các công ty này thường không muốn tiết lộ mối quan hệ của họ với nhà cung cấp. Apple tuy thừa nhận Hon Hai là một nhà cung cấp nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Ông Gou là một con người cá tính. Ông điều hành Hon Hai với quyền lực của một vị tổng tư lệnh truyền lòng trung thành mạnh mẽ giữa các ‘tướng lĩnh’. Trên cổ tay áo phải ông đeo một chiếc hạt xuyến lấy từ một ngôi đền thờ vua Mông Cổ thế kỷ XII Thành Cát Tư Hãn mà ông coi như một vị anh hùng.

“Tôi luôn bảo các nhân viên: Lợi ích của tập đoàn quan trọng hơn nhiều so với lợi ích cá nhân của các bạn”, ông Guo nói.

"Vị cứu tinh" Micheal Dell

Ông Gou bắt đầu khởi nghiệp cho cái sau này trở thành Tập đoàn Hon Hai năm 1974 với 7.500 USD vay của mẹ làm vốn ban đầu. Trong một cơ sở gần Đài Bắc, ông bắt đầu sản xuất các ‘núm’ chuyển kênh cho TV đen trắng.

Vào đầu những năm 1980, ông đã mở rộng sang ngành máy tính và nó bắt đầu cất cánh. Sản phẩm đầu tiên của ông là các mạch nối khá đơn giản nhưng là các phần kết nối các bộ linh kiện bên trong một máy tính.

Dù chỉ nói được một chút tiếng Anh, tiếng Nhật, nhưng ông đã sớm sang Mỹ, Nhật để kiếm khách hàng. Trong suốt những năm 1980, 1990, ông kể ông đã dành nhiều thời gian lái xe từ hết thành phố này đến thành phố khác của Mỹ.

Năm 1988, với đơn hàng gia tăng trong khi chi phí ở Đài Loan ngày càng đắt đỏ, ông đã thành lập nhà máy đầu tiên ở Trung Quốc, nơi chi phí thuê đất và nhân công rẻ hơn. Ông chọn Shenzhen (Trung Quốc), một thành phố gần Hong Kong và là nơi đi đầu về cải cách theo cơ chế thị trường. Là con người nhạy bén, ông đã sử dụng hoạt động nhỏ nhưng phát triển nhanh ở Shenzhen để "ve vãn" những khách hàng tương lai.

Trong năm 1995, khi Micheal Dell thăm Trung Quốc, ông Gou đã đề nghị các quan chức để làm sao ông tiếp xúc được với Dell. Ông Max Fang, sau này là người đứng đầu bộ phận hành chính của Dell ở châu Á kể cuối cùng ông Gou đã có cơ hội lái xe đưa doanh nhân người Mỹ 30 tuổi này ra sân bay về nước. Tuy nhiên, có một sự kiện không theo kế hoạch là trên đường ra sân bay, ông Gou đã đưa ông Dell ghé thăm cơ sở sản xuất của mình.

Dell sau đó chưa là một trong năm nhà cung cấp máy tính lớn nhất thế giới và Hon Hai chưa làm các linh kiện cho Dell. Nhưng ông Fang, người đã quen Gou từ năm 1979 nói “ông Gou đã biết rằng Dell sẽ là một ngôi sao của ngày mai vì vậy ông ấy muốn gặp ông Dell”.

Ngày nay, theo các nhà phân tích và giới công nghiệp, Hon Hai là một trong những nhà cung cấp chính của hãng máy tính Mỹ Dell. Còn ông Gou trân trọng giữ một bức ảnh người sáng lập Dell trên giá trong văn phòng của mình ở Đài Loan.

Vào năm 2000, Hon Hai có gần 30.000 lao động, doanh thu 3 tỷ USD. Ông Gou mở rộng chiến lược với nhiều sản phẩm hơn. Năm đó, Hon Hai thành lập một công ty con Foxconn, nay là nhà cung cấp cho ngành sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Năm 2003, ông Gou khai trương một công ty mà nay là nhà sản xuất hàng đầu về màn hình LCD. Năm ngoái, Hon Hai đã mua một nhà máy sản xuất máy ảnh số.

Đến nay, ông Gou có 450.000 lao động trong tay, hoạt động toàn cầu, gồm Hungary, Mehico, Brazil. Tại các nước này, Hon Hai đã lập các công ty để rút ngắn khoảng cách với khách hàng. Hon Hai là nhà xuất khẩu lớn nhất cộng hòa Czech, nơi ông Gou đã mua một lâu đài 30 triệu USD năm 2002. Hon Hai cũng đang mở rộng hoạt động sang Việt Nam, Ấn Độ và lấn sang các lĩnh vực khác, gồm cả linh kiện ôtô.

(Theo ICT News)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày