Philip Kotler không muốn trở thành Bill Gates
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Là một trong bốn nhà quản lý bậc thày của mọi thời đại theo Financial Times bình chọn, song khi được hỏi có muốn trở thành người như Bill Gates không, Philip Kotler trả lời: “Với tôi, được làm giáo sư đã là hạnh phúc lắm rồi”.
Ông sinh ra tại Chicago (Mỹ), tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế Đại học Chicago, tiến sĩ kinh tế Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và sau đó làm luận án tiến sĩ tại Đại học Harvard. Hiện nay ông là chuyên gia hàng đầu của tập đoàn tiếp thị Kotler trong lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing và là giáo sư giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng như Johnson&son, Viện Marketing Kellogg…
Với niềm đam mê về tiếp thị, Philip Kotler đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới Marketing và là người đầu tiên được nhận giải “Nhà giáo dục tiếp thị xuất sắc” của Hiệp hội Tiếp thị Mỹ (AMA) năm 1985. Ông cũng là tác giả, đồng tác giả của hơn 100 cuốn sách về marketing và quản trị kinh doanh, trong đó có cuốn Marketing Management, một trong những cuốn sách kinh điển nhất về tiếp thị của giới quản trị kinh doanh thế giới. Philip Kotler được xem là huyền thoại duy nhất về marketing hiện đại thế giới và là “chuyên gia hàng đầu về lý thuyết tiếp thị”.
Trong buổi gặp gỡ vừa qua với các giám đốc tiếp thị và lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam, giáo sư đã mở đầu câu chuyện bằng từ “thương hiệu quốc gia” (national branding) và tầm quan trọng của nó. Tất cả những người tham dự buổi nói chuyện đều rất ngạc nhiên khi ông hỏi: “Các bạn nghĩ gì về từ Made in China? Còn Made in Vietnam nói lên được điều gì?” Ông lý giải, khi tới Trung Quốc, người ta sẽ nghĩ đến một công xưởng sản xuất của thế giới, khi tới Ấn Độ người ta nghĩ tới việc nước này đang xây dựng rất nhiều tòa cao ốc, văn phòng để cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê lại.
"Còn khi tới Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ gì?”. Ông cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia là một việc vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước đó, cũng như các doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc xây dựng thương hiệu lớn này. “Chỉ khi thương hiệu quốc gia được biết đến thì các doanh nghiệp trong nước mới có thể phát triển thành thương hiệu toàn cầu. Nhưng để có được thương hiệu quốc tế này thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đạt được thương hiệu trong nước, sau đó phải vươn tới tầm thương hiệu khu vực rồi mới nghĩ tới thương hiệu quốc tế.” vị giáo sư đã chia sẻ.
Ngày 17/8, Giáo sư Philip Kotler đã tới Việt Nam để diễn thuyết về Marketing tại TP HCM theo lời mời của Tổ hợp giáo dục Pace. Buổi nói chuyện thu hút hơn 700 lãnh đạo, CEO, giám đốc tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam và khu vực. Qua buổi nói chuyện, khán giả cảm nhận được ở ông, một con người nổi tiếng trên toàn thế giới, những câu chuyện giản dị song rất sâu sắc. Ông cho biết không muốn trở thành người nổi tiếng và giàu có như Bill Gates.
(Theo Đầu Tư Chứng Khoán)
Ông sinh ra tại Chicago (Mỹ), tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế Đại học Chicago, tiến sĩ kinh tế Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và sau đó làm luận án tiến sĩ tại Đại học Harvard. Hiện nay ông là chuyên gia hàng đầu của tập đoàn tiếp thị Kotler trong lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing và là giáo sư giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng như Johnson&son, Viện Marketing Kellogg…
Với niềm đam mê về tiếp thị, Philip Kotler đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới Marketing và là người đầu tiên được nhận giải “Nhà giáo dục tiếp thị xuất sắc” của Hiệp hội Tiếp thị Mỹ (AMA) năm 1985. Ông cũng là tác giả, đồng tác giả của hơn 100 cuốn sách về marketing và quản trị kinh doanh, trong đó có cuốn Marketing Management, một trong những cuốn sách kinh điển nhất về tiếp thị của giới quản trị kinh doanh thế giới. Philip Kotler được xem là huyền thoại duy nhất về marketing hiện đại thế giới và là “chuyên gia hàng đầu về lý thuyết tiếp thị”.
Trong buổi gặp gỡ vừa qua với các giám đốc tiếp thị và lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam, giáo sư đã mở đầu câu chuyện bằng từ “thương hiệu quốc gia” (national branding) và tầm quan trọng của nó. Tất cả những người tham dự buổi nói chuyện đều rất ngạc nhiên khi ông hỏi: “Các bạn nghĩ gì về từ Made in China? Còn Made in Vietnam nói lên được điều gì?” Ông lý giải, khi tới Trung Quốc, người ta sẽ nghĩ đến một công xưởng sản xuất của thế giới, khi tới Ấn Độ người ta nghĩ tới việc nước này đang xây dựng rất nhiều tòa cao ốc, văn phòng để cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê lại.
"Còn khi tới Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ gì?”. Ông cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia là một việc vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước đó, cũng như các doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc xây dựng thương hiệu lớn này. “Chỉ khi thương hiệu quốc gia được biết đến thì các doanh nghiệp trong nước mới có thể phát triển thành thương hiệu toàn cầu. Nhưng để có được thương hiệu quốc tế này thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đạt được thương hiệu trong nước, sau đó phải vươn tới tầm thương hiệu khu vực rồi mới nghĩ tới thương hiệu quốc tế.” vị giáo sư đã chia sẻ.
Ngày 17/8, Giáo sư Philip Kotler đã tới Việt Nam để diễn thuyết về Marketing tại TP HCM theo lời mời của Tổ hợp giáo dục Pace. Buổi nói chuyện thu hút hơn 700 lãnh đạo, CEO, giám đốc tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam và khu vực. Qua buổi nói chuyện, khán giả cảm nhận được ở ông, một con người nổi tiếng trên toàn thế giới, những câu chuyện giản dị song rất sâu sắc. Ông cho biết không muốn trở thành người nổi tiếng và giàu có như Bill Gates.
(Theo Đầu Tư Chứng Khoán)