Chuck Feeney: Tỷ phú không tiền của Mỹ
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chuck Feeney đeo đồng hồ giá 15 USD, đi máy bay vé hạng bét, cũng chẳng có nhà hay xe hơi riêng. Thế nhưng ông lại là một trong những nhà từ tâm hào phóng nhất thế giới, bí mật cho đi khối tài sản lớn, trị giá hàng tỷ USD của mình.
Sinh ra ở New Jersey trong một gia đình viên chức Ireland - Mỹ, Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi Cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS), chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới. Ông thích kiếm tiền nhưng lại không muốn có chúng, nên nhiều năm trời đã bí mật cho chúng đi.
Dí dỏm, khiêm tốn, giản dị và sắc sảo, năm 1988 Feeney được Tạp chí Forbes đánh giá là người còn sống giàu thứ 23 của nước Mỹ, có tổng tài sản là 1,3 tỷ USD, giàu hơn cả Rupert Murdoch và Donald Trump. Nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Nhiều năm trước đó, Feeney đã gửi hầu hết tiền của mình vào các quỹ từ thiện. Được nhà hảo tâm nổi tiếng Andrew Carnegie thế kỷ 19 khích lệ, Feeney đã tài trợ cho các trường học, bệnh viện, các trường đại học, cho nghiên cứu về y học, cho những tổ chức nhân quyền từ Mỹ, Ireland, đến Nam Phi.
“Tôi luôn có một suy nghĩ canh cánh trong tâm trí là phải dùng sự giàu có của mình để giúp mọi người. Tôi cố sống một cuộc sống bình thường, giống như khi tôi lớn lên”, Feeney nói. “Tôi đặt mục tiêu làm việc thật chăm chỉ, nhưng không phải để làm giàu”.
Thời trẻ, Feeney kiếm tiền bằng đủ mọi việc, như đi gõ cửa từng nhà để bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên các đường lái xe vào nhà, nhặt bóng trên sân golf. Feeney thích kiếm tiền trong thử thách nhưng lại dùng số tiền kiếm được cho mình rất ít.
Sau khi phục vụ trong quân ngũ, làm người trực tổng đài cho Không lực Mỹ tại Nhật trong Chiến tranh Triều Tiên, ông tốt nghiệp Đại học Cornell và tạo dựng sự nghiệp bằng việc bán rượu miễn thuế cho lính thủy Mỹ ở các cảng trên Địa Trung Hải trong những năm 1950.
Công việc kinh doanh của ông nhanh chóng mở rộng và chuyển sang cả bán hàng miễn thuế ở sân bay. Cuối những năm 1960, công việc kinh doanh ngày một phát đạt, nhờ bán hàng miễn thuế từ Anchorage cho tới Hong Kong. Qua nhiều thập kỷ, tài sản của ông cứ lớn dần lên. Nhưng cuối cùng ông quyết định đem hiến tặng chúng.
Ông từ chối những “đồ trang trí” xa xỉ như máy bay trực thăng, bỏ tiền cho những lý do có ích hơn, cũng với lòng hăng say và nhiệt tình như khi ông tạo dựng một trong những đế chế bán lẻ lớn nhất thế kỷ 20.
Trong nhiều năm Feeney đã giữ bí mật về lòng nhân ái, sự hào phóng của mình. Ông chỉ nói ông không muốn “làm mình phổng mũi” hay làm người khác “nhụt nhuệ khí” bỏ tiền cho những lý do xứng đáng như mình.
Chỉ đến năm 1997, khi cổ phần trong DFS của ông được bán ra, sự hào phóng, lòng nhân ái của ông mới được tiết lộ với cả thế giới. Và ông nói rằng câu chuyện của ông chỉ nên được kể để khuyến khích mọi người hiến tặng tiền trong khi vẫn còn sống.
Tổ chức từ thiện Đại Tây Dương do Feeney đồng sáng lập đã trao tặng 4 tỷ USD trong 1/4 thế kỷ, trong đó có hơn 2 tỷ đóng góp cho Mỹ, hơn 1 tỷ cho Ireland, và một số lượng lớn tiền nữa cho các công tác từ thiện ở Việt Nam, Australia, Nam Phi, Thái Lan và Cuba.
Và giờ khi đã ở tuổi ngoài 70, Feeney mong muốn Tổ chức từ thiện của mình sẽ dùng nốt số tiền còn lại làm từ thiện trong khi ông vẫn còn sống. Ông thích dùng một câu tục ngữ của người Xentơ để nói về sự cấp thiết này: “Không có túi đựng tiền trong tấm vải liệm”.
Nguồn tin: Reuters, Dân Trí
Sinh ra ở New Jersey trong một gia đình viên chức Ireland - Mỹ, Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi Cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS), chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới. Ông thích kiếm tiền nhưng lại không muốn có chúng, nên nhiều năm trời đã bí mật cho chúng đi.
Dí dỏm, khiêm tốn, giản dị và sắc sảo, năm 1988 Feeney được Tạp chí Forbes đánh giá là người còn sống giàu thứ 23 của nước Mỹ, có tổng tài sản là 1,3 tỷ USD, giàu hơn cả Rupert Murdoch và Donald Trump. Nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Nhiều năm trước đó, Feeney đã gửi hầu hết tiền của mình vào các quỹ từ thiện. Được nhà hảo tâm nổi tiếng Andrew Carnegie thế kỷ 19 khích lệ, Feeney đã tài trợ cho các trường học, bệnh viện, các trường đại học, cho nghiên cứu về y học, cho những tổ chức nhân quyền từ Mỹ, Ireland, đến Nam Phi.
“Tôi luôn có một suy nghĩ canh cánh trong tâm trí là phải dùng sự giàu có của mình để giúp mọi người. Tôi cố sống một cuộc sống bình thường, giống như khi tôi lớn lên”, Feeney nói. “Tôi đặt mục tiêu làm việc thật chăm chỉ, nhưng không phải để làm giàu”.
Thời trẻ, Feeney kiếm tiền bằng đủ mọi việc, như đi gõ cửa từng nhà để bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên các đường lái xe vào nhà, nhặt bóng trên sân golf. Feeney thích kiếm tiền trong thử thách nhưng lại dùng số tiền kiếm được cho mình rất ít.
Sau khi phục vụ trong quân ngũ, làm người trực tổng đài cho Không lực Mỹ tại Nhật trong Chiến tranh Triều Tiên, ông tốt nghiệp Đại học Cornell và tạo dựng sự nghiệp bằng việc bán rượu miễn thuế cho lính thủy Mỹ ở các cảng trên Địa Trung Hải trong những năm 1950.
Công việc kinh doanh của ông nhanh chóng mở rộng và chuyển sang cả bán hàng miễn thuế ở sân bay. Cuối những năm 1960, công việc kinh doanh ngày một phát đạt, nhờ bán hàng miễn thuế từ Anchorage cho tới Hong Kong. Qua nhiều thập kỷ, tài sản của ông cứ lớn dần lên. Nhưng cuối cùng ông quyết định đem hiến tặng chúng.
Ông từ chối những “đồ trang trí” xa xỉ như máy bay trực thăng, bỏ tiền cho những lý do có ích hơn, cũng với lòng hăng say và nhiệt tình như khi ông tạo dựng một trong những đế chế bán lẻ lớn nhất thế kỷ 20.
Trong nhiều năm Feeney đã giữ bí mật về lòng nhân ái, sự hào phóng của mình. Ông chỉ nói ông không muốn “làm mình phổng mũi” hay làm người khác “nhụt nhuệ khí” bỏ tiền cho những lý do xứng đáng như mình.
Chỉ đến năm 1997, khi cổ phần trong DFS của ông được bán ra, sự hào phóng, lòng nhân ái của ông mới được tiết lộ với cả thế giới. Và ông nói rằng câu chuyện của ông chỉ nên được kể để khuyến khích mọi người hiến tặng tiền trong khi vẫn còn sống.
Tổ chức từ thiện Đại Tây Dương do Feeney đồng sáng lập đã trao tặng 4 tỷ USD trong 1/4 thế kỷ, trong đó có hơn 2 tỷ đóng góp cho Mỹ, hơn 1 tỷ cho Ireland, và một số lượng lớn tiền nữa cho các công tác từ thiện ở Việt Nam, Australia, Nam Phi, Thái Lan và Cuba.
Và giờ khi đã ở tuổi ngoài 70, Feeney mong muốn Tổ chức từ thiện của mình sẽ dùng nốt số tiền còn lại làm từ thiện trong khi ông vẫn còn sống. Ông thích dùng một câu tục ngữ của người Xentơ để nói về sự cấp thiết này: “Không có túi đựng tiền trong tấm vải liệm”.
Nguồn tin: Reuters, Dân Trí