Bí quyết thành công trong chiến dịch lăng xê iPhone của Apple
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Năm bài học rút ra từ bài diễn thuyết khó quên cho sản phẩm mới iPhone của giám đốc điều hành của Apple – Steve Jobs.
Trở về nhà sau một trận chơi gôn tuyệt diệu, cháu tôi có vẻ rất sốt ruột, thậm chí còn không thèm nhìn qua tấm thiệp mời dự bữa tối. Cậu ta còn đang là một học sinh trung học, bởi vậy tôi cho rằng cháu đang có cuộc hẹn gấp với bạn bè. Nhưng tôi chỉ đúng có một phần thôi. Cậu ta hẹn với bạn bè ra ngoài xếp hàng mua iphone!
Trở về nhà sau một trận chơi gôn tuyệt diệu, cháu tôi có vẻ rất sốt ruột, thậm chí còn không thèm nhìn qua tấm thiệp mời dự bữa tối. Cậu ta còn đang là một học sinh trung học, bởi vậy tôi cho rằng cháu đang có cuộc hẹn gấp với bạn bè. Nhưng tôi chỉ đúng có một phần thôi. Cậu ta hẹn với bạn bè ra ngoài xếp hàng mua iphone!
Chính giám đốc điều hành của Apple, Steve Jobs là người tạo ra cơn sốt thu hút sự chú ý của tất cả những fan hâm mộ các công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo thành công ngoài sức tưởng tượng này bắt nguồn từ một sự giới thiệu hoành tráng về iPhone diễn ra tại hội chợ thường niên Macworld hồi tháng một năm nay.
Sau khi xem và phân tích kịch bản quảng bá của ông Steve Jobs, chúng tôi rút ra được năm bài học kinh nghiệm quý giá có thể giúp bất cứ ai đang và sẽ có ý định tiến hành một chiến dịch chào hàng mang tính thuyết phục cao:
1. Xây dựng kịch tính
Một nhà văn nổi tiếng không bao giờ thể hiện toàn bộ cốt truyện hay ho và hồi kết ngay tại trang đầu tiên của cuốn sách. Ông giám đốc điều hành của hãng Apple cũng vậy. Jobs bắt đầu bài diễn thuyết của mình bắng việc nhìn lại cuộc cách mạng về sản phẩm mà hãng Apple đã thực hiện.
Theo ông Jobs, “ Cuộc cách mạng về sản phẩm có ảnh hưởng to lớn và đang làm thay đổi mọi chuyện. Apple may mắn được giới thiệu một số thứ đặc biệt trong cuộc cách mạng này”. Jobs tiếp tục bằng cách miêu tả việc trình làng Macintosh vào năm 1984 như là một sự kiện “làm thay đổi toàn bộ thế giới tin học”. Cũng như vậy, với chiếc iPod đầu tiên được giới thiệu vào năm 2001, là sản phẩm mà theo lời ông ông Steve Jobs: “Làm thay đổi toàn bộ nền công nghiệp âm nhạc”.
Sau khi vẽ nên bức nền hoàn hảo, Jobs tiếp tục tô điểm thêm cho thiết bị mới bằng cách trêu chọc thính giả: “Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu ba sản phẩm mang tính cách mạng. Sản phẩm đầu tiên là chiếc iPod màn hình rộng điều khiển bằng cảm ứng. Thứ hai là một chiếc mobile phone tiên tiến nhất. Và thứ ba là một thiết bị liên lạc liên thông với internet”.
Jobs tiếp tục xây dựng kịch tính. Ông ta nhắc tên ba sản phẩm đó vài lần và nói: “Bạn có biết không? Đây không phải là ba thiết bị riêng lẻ. Ba tính năng này được kết hợp trên một sản phẩm mà thôi… Hôm nay Apple sẽ giới thiệu với các bạn phát minh mới về điện thoại này!”, ngay lập tức đám đông trở nên cuồng nhiệt.
Jobs tiến hành bài diễn thuyết của ông giống như đang điều khiển một dàn nhạc giao hưởng, với cả bè cao, bè thấp, có mào đầu và các đoạn cao trào. Nó làm cho người nghe cực kỳ phấn khích. Và bài học chúng ta có được là gì? Hãy tạo nên sự bất ngờ trong các bài giới thiệu mà bạn sẽ thực hiện.
2.Chú trọng tìm đề tài cho một phần của bài diễn thuyết
Một nhà thiết kế xuất chúng đã từng có lần nói rằng hiệu quả nhất là chỉ nên có một thông điệp cho mỗi phần của một bài diễn thuyết. Mỗi phần, một điểm then chốt. Khi Jobs giới thiệu “ba sản phẩm mang tính cách mạng như vừa miêu tả ở trên, ông không trình diễn một phần với cả ba thiết bị. Khi ông nói về mỗi đặc điểm (iPod màn ảnh rộng, mobile phone, và một thiết bị kết nối internet), mỗi phần xuất hiện cùng với một hình ảnh phù hợp với từng đặc điểm.
Jobs còn làm cho các phần của của bài diễn thuyết rất giàu hình ảnh. Không có chỗ nào trong bài nói của ông mà khán giả nhìn thấy các gạch đầu dòng hay các dữ liệu được đánh số. Hình ảnh là tất cả những gì ông cần. Sự đơn giản của các nội dung đã giữ được sự chú ý của khán giả đối với người diễn thuyết. Các hình ảnh luôn được ghi nhớ lâu, và quan trọng hơn nó có thể trợ giúp đắc lực cho diễn giả. Quá nhiều từ ngữ được dùng trong các bài diễn thuyết sẽ làm khán giả sao lãng lời phát biểu của người nói. Việc chuẩn bị các trang trong bài diễn thuyết thật giàu hình ảnh còn đồng thời giúp người nghe tập trung hơn vào các điểm quan trọng.
3.Thêm chút hấp dẫn cho những gì bạn nói
Jobs còn ngân nga giọng nói nhằm xây dựng tình trạng bị kích thích. Khi ông mở đầu bài nói bằng cách miêu tả cuộc cách mạng sản phẩm mà Apple đã tạo ra trước đây, giọng nói của ông nhỏ và chậm rãi. Ông giữ cách nói như vậy cho đến câu: “Hôm nay Apple sẽ giới thiệu với các bạn phát minh mới về điện thoại này!”, thì ông đổi giọng cao hơn. Và bạn cũng nên học cách trở thành một diễn giả tài ba bằng cách điều khiển tốc độ giọng nói nhanh, chậm, lên giọng hay xuống giọng khi cần thiết nhé.
4.Thực hành
Jobs khiến cho mọi người thấy rằng ông không phải nỗ lực quá nhiều với bài thuyết trình. Bí quyết ở đây là Jobs đã khôn ngoan nhẩm đi nhẩm lại các thuyết minh hàng giờ trước khi diễn ra sự kiện quan trọng đó. Thật nực cười khi rất nhiều các nhà lãnh đạo cao cấp đã tiêu cả đống tiền cho việc thiết kế bài diễn thuyết, nhưng chẳng quan tâm gì đến việc luyện tập những điều sẽ nói. Xin đừng làm mất khán giả bởi sai lầm đáng tiếc đó. Hãy diễn tập thuần thục những gì bạn sẽ trình bày.
5. Hãy thành thực và thể hiện nhiệt tình
Nếu bạn tin rằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ thay đổi cả thế giới, vậy thì hãy nói như thế đi. Hãy trình bày thật hài hước, dí dỏm và thông minh. Trong chiến dịch quảng cáo iPhone, Jobs sử dụng rất nhiều tính từ để miêu tả sản phẩm mới, bao gồm những từ như: “Xuất sắc,” “cách mạng” và “mát mẻ”. Ông đùa cợt rằng tính năng màn hình cảm ứng của chiếc điện thoại mới “hoạt động một cách kỳ diệu… và chắc hẳn các chàng trai sẽ phải học tập điều này”.
Người ta cho rằng các diễn giả hay lo lắng về việc sản phẩm họ sẽ giới thiệu bị thổi phồng quá mức, vì vậy họ thường sa vào trạng thái đối lập và làm cho bài diễn thuyết trở nên nhàm chán. Nếu bạn đầy cảm hứng với sản phẩm, dịch vụ hay công ty mình, hãy để người nghe thấy điều đó. Hãy tự cho phép mình được thả lỏng, hài hước và thể hiện lòng nhiệt tình!
Nào bây giờ xin bạn đừng nói câu: “Nghe có vẻ hay ho đấy, nhưng tôi không phải là fan hâm mộ ngài Steve jobs đâu nhé”. Thật ra thì những gì mà ngài Jobs đã làm được chưa phải là xuất sắc nhất. Tất cả chúng ta hãy học hỏi phát huy để có được các chiến dịch quảng cáo thành công hơn nữa trong tương lai.
Anh Hoa (Theo Business Week)