Viacom và các "đại gia" trong giới truyền thông
Sự bành trướng của gã khổng lồ
Tiền thân của Viacom là CBS Films, một nhánh truyền hình của CBS, đến năm 1971 mới đổi tên thành VIACOM (Video&Audio Communication).
Năm 1985, Viacom mua hãng Warner-Amex Satellite Entertainment (hay MTV Networks). Cùng năm Viacom cũng mua tập đoàn Showtime Networks (Bao gồm có Showtime và Kênh chiếu phim -Movie Channel)
Năm 1986, ông chủ của National Amusements (Giải trí quốc gia) mua lại Viacom và “mua” lại cả Sumner Restone - Giám đốc Viacom bấy giờ.
Từ đó, Restone tiến hành chiến dịch bành chướng, mua lại Paramout Pictures (1993) và Blockbuster Video (1994), tạo đà cho Viacom mua lại gã khổng lồ Spelling Entertainment (kiểm soát hãng ABC và NBC).
Sau đó, đội quân truyền hình đông đảo này sát nhập với Paramount Pictures tạo ra một Paramout Pictures hùng mạnh như ngày nay.
Không dừng lại ở đó, năm 1999 Viacom tiến hành chiến dịch mua lại lớn chưa từng có: mua lại chính “phụ thân” CBS. Từ đây Viacom là chủ sở hữu của mạng truyền hình cáp đồ sộ: TNN, Country Music Television, Eyemark, King World.
Trước những năm 1970, Viacom là “con” của CBS, năm 2000 CBS bị Viacom thôn tính và trở thành “con” của Viacom. Chỉ 6 năm sau, Viacom và CBS tách ra và hoàn toàn đứng độc lập: CBS - đứng đầu là Leslie Moonves - hãng phát thanh truyền hình; và Viacom – chủ tịch là Sumner Redstone - tập trung vào mạng lưới truyền hình cáp.
Viacom và CBS: mối lương duyên tiền định
Hai ông chủ Leslie Moonves và Sumner Redstone (trái)
Có thể nói quan hệ giữa Viacom và CBS là mối “nhân duyên tiền định”, là biểu hiện cụ thể và rõ ràng nhất về chuỗi liên hoàn: nhập-tách; tách-nhập của gã khổng lồ truyền thông nói riêng và cả thế giới truyền thông nói chung.
Vậy mối lương duyên tiền định này mang được lợi gì cho Viacom? Để hiểu được căn nguyên của vấn đề chúng ta hãy quay trở lại cuộc chia tách lịch sử giữa Viacom và CBS năm 2006.
Cuộc chia tách lịch sử: Viacom và CBS
Tháng 7/2000, cổ phần Viacom ở mức kỷ lục: 75,88 đô la nhưng đến 6/2005, mức giá ở phiên giao dịch giảm hơn 1 nửa.
Chính vì thế Viacom quyết định chia tách với CBS. Mục đích để có được cú lội ngược dòng thành công khi giá cổ phiếu Viacom đang sụt thê thảm.
Hơn nữa, cuộc chia tách này góp phần củng cố quyền lực của Sumner Restone khi vị trí của ông đang bị các ứng viên Freston và Moonves dòm ngó.
“Sumner rất khôn ngoan khi tăng giá trị cổ phần nhờ thu hẹp phạm vi hoạt động, vì sau một loạt cuộc sát nhập giá cổ phiếu của Viacom vẫn sụt giảm”, Richard Greenfield, nhà phân tích truyền thông của tổ chức Fulcrum Global Partners nhận định.
Khi Viacom tuyên bố chính thức tách khỏi CBS vào 17/3/2006, cổ phiếu của Viacom ở mức 36,72 đô la ở phiên đóng cửa. Sau đó giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo ngại liệu Restone có thể tạo ra kỳ tích hay không?
Đáp lại, Restone chỉ nói, “Viacom và CBS là hai công ty khác nhau, kinh doanh ở lĩnh vực khác nhau. Khi chúng tách ra, sẽ tối đa hóa lợi nhuận vì mỗi hãng sẽ thu hút những nhà đầu tư riêng”.
Quả đúng như thế, quý ba năm 2007, Viacom tuyên bố doanh thu tăng 24% (doanh thu CBS cũng tăng 8%).
Năm 2007, bộ phim phưu lưu viễn tưởng “Indiana Jones” và series phim truyền hình “Star Trek” đã hốt bạc về cho Paramount Pictures. Doanh thu Viacom tăng lên 27%, lợi nhuận ròng tăng 80%, cố phiếu tăng thêm 65 cent/1 cổ phiếu, truyền thông chiếm 60% doanh thu và 92% lãi doanh thu.
“Indiana Jones” và “Star Trek”: Cỗ
máy hốt bạc của Paramout Pictures
CBS cũng đạt được thành công tương tự sau khi tách khỏi Viacom.
Giới phân tích nhận định truyền hình cáp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với Internet nhưng Viacom tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho truyền hình cáp. Giới đầu tư cũng bị kích thích vì Viacom tiếp tục mua lại cổ phần trong suốt quý 3 năm nay: chi 1,7 tỉ đô la để mua lại cổ phần đã bán ra.
Mua lại cổ phần được coi là cái mốt đang thịnh hành trong giới truyền thông. Viacom đã kiếm được hơn hàng nghìn triệu đô la từ việc mua bán cổ phần từ trước tới nay. Vậy bản chất của mua lại cổ phần là gì? Chúng ta hãy theo dõi National Amusements thực hiện kế hoạch này dưới sự dàn xếp của Redstone như thế nào nhé.
“Mua lại cổ phần - chiến lược đầu tư dài hơi”
"Summer luôn biết làm gì với túi tiền
và túi của ông ta luôn đầy tiền"
Đó là phát biểu hùng hồn của ngài chủ tịch quyền năng Sumner Redstone. Chỉ mới đầu năm 2006, dưới sự lãnh đạo của ông, công ty National Amusements (Công ty Giải trí quốc gia, sở hữu một chuỗi nhà hát, trực thuộc tập đoàn Viacom) đã bán 184 triệu đô la cổ phần Viacom với mức giá hết sức “khuyến mại”. Tất cả được tiến hành dưới sự dàn xếp của ông trùm Sumner.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Redstone nói: “Viacom là nhà đầu tư chiến lược tài ba nhất trong ngành truyền thông”.
Tất nhiên bản thân National Amusements muốn bán cổ phần với mức giá cao nhất nhưng phải tuân theo kế hoạch cũng như sự dàn xếp của Hội đồng quản trị Viacom. Trước khi tách khỏi CBS, National Amusements bán được 640 triệu đô la cổ phần (năm 2004 và 9 tháng đầu năm 2005) cũng theo sự dàn xếp tương tự.
Khi tách khỏi CBS, Viacom càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình mua lại cổ phần. Theo đó, giá cổ phiếu liên tục giảm. Vào tháng hai, National Amsuements bán 59 triệu đô la cổ phiếu loại B bán đều đặn. Sau đó, National Amusements tiếp tục bán cổ phiếu với mức giá thấp hơn và càng ngày càng giảm.
Cổ phần của ông Restone chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng rất quan trọng trong số cổ phần bán ra từ trước tới nay củaViacom. Sau khi tách khỏi CBS, cổ phiếu Viacom cao giá hơn CBS và mức cổ tức cũng cao hơn.Nhiều hãng truyền thông lớn khác như Hãng Time Warner, Tập đoàn News và công ty Tribune đang tiến hành chiến dịch mua lại để tăng giá cổ phần. Mua lại cổ phiếu của chính công ty mình với mức giá thấp hơn (lần bán ra) là một cách đầu tư tốt, và tăng số lượng cổ đông sẽ tăng giá cổ phần. Đó là nguyên tắc kinh tế cơ bản.
Với danh nghĩa chủ tịch Viacom, sau khi buộc phải bán cổ phần của một cổ đông lớn như National Amusements với mức giá quá thấp, Redstone mới xác nhận Viacom đang thực hiện kế hoạch mua lại cổ phần.
“Summer luôn biết làm gì với túi tiền và túi của ông ta luôn đầy tiền”, Lawrence J. Haverty, quản lý cổ phiếu truyền thông của Công ty quản lý tài sản Gabelli (Gabelli Asset Management) nhận định.
Viacom là chủ sở hữu của: |
* Các hãng phim lớn: Viacom International, Paramount Pictures, DreamWorks, Republic Pictures, MTV Films, Nickelodeon Movies, Go Fish Pictures |
* Các đài truyền hình: Comedy Central, Logo, BET, Spike, TV Land, Nick at Nite, Nickelodeon, Noggin, The N, Nick Jr., TEENick, MTV, VH1, MTV2, CMT, MHD |
* Hãng sản xuất truyền hình: DreamWorks Television |
* Hãng sản xuất trò chơi video: Xfire, Harmonix, GameTrailers, Neopets |
* Internet Sites: Screwattack |
(Phân tích và tổng hợp từ NewYork Times)