Siêu nhân châu Á
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chỉ sau 5 năm thành lập, công ty nhựa Trường Giang đã trở thành một trong những công ty sản xuất hoa giả từ nhựa lớn nhất thế giới và Lý Gia Thành được gọi là “Vua hoa giả nhựa”.
Đầu tư vào bất động sản
Tiền thuê mặt bằng sản xuất của công ty Trường Giang ngày càng lên cao, Lý Gia Thành nhận thấy “nhà đất” là thị trường có thể giúp mình phát tài, nên ông bắt đầu quan tâm và chú ý đến việc đầu tư vào bất động sản. Năm 1958, ông đã mua đất xây một tòa nhà cao 20 tầng tại phía bắc Hồng Kông, công ty Trường Giang chỉ dùng một tầng để làm việc, các tầng còn lại là để cho thuê.
Đến giữa thập niên 60 của thế kỷ thứ 20, Lý Gia Thành đầu tư mạnh mẽ hơn vào bất động sản nhưng ở thời điểm đó, giá đất xuống dốc thê thảm. Nhưng với ý chí và khả năng thiên bẩm của mình, Lý Gia Thành tin rằng giá đất sẽ lại lên. Tại thời điểm giá đất thấp, thực hiện chiến lược “Cũ người mới ta”, ông mua lại những mảnh đất hoang và những căn nhà cũ rồi đập đi xây lên những tòa cao ốc và văn phòng cho thuê hiện đại. Sau 3 năm ảm đạm, thị trường bất động sản lại nóng lên. Lúc này, Lý Gia Thành thắng lớn. Cuối những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Lý Gia Thành kiếm được khoảng 4 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỷ đồng) mỗi năm từ tiền cho thuê cao ốc.
Tháng 9/1972, Lý Gia Thành thành lập “Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Thương Nghiệp Trường Giang”. Ngày 1/11/1972 cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Kim Ngân, sàn giao dịch Viễn Đông, sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Tiếp đó, cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn (1973), sàn giao dịch chứng khoán Vancouver, Canada (6-1974).
Tháng 5/1974, công ty của ông liên kết với ngân hàng CIBC (Canadian Imperial Bank of Commerce) thành lập “Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Vụ Kháp Đông”.
Năm 1986, công ty Trường Giang (sau này trở thành tập đoàn Trường Giang) được xếp vào danh sách 10 tập đoàn lớn nhất Hồng Kông và trở thành một trong bốn công ty đứng đầu trên sàn giao dịch chứng khoán, chiếm xấp xỉ 13, 6% tổng giá trị thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Trở thành "Siêu nhân"
Năm 1968, công ty Trường Giang bỏ một khoản tiền khoảng 230 triệu đô la Hồng Kông để mua một tập đoàn của Mỹ và hai khách sạn của người nước ngoài ở Hồng Kông, đồng thời trở thành cổ đông của tổ hợp thuộc sở hữu của người Anh có tên “Hutchison Whampoa”. Từ đây, Lý Gia Thành đã vươn cánh tay ra mọi lĩnh vực, bao trùm hầu hết các mặt đời sống tại Hồng Kông.
Khi tổ hợp Hutchison Whampoa do người Anh chuẩn bị phá sản, Lý Gia Thành với tư cách là cổ đông lớn nhất (chiếm hơn 40% số cổ phiếu) đã tiếp nhận lại toàn bộ tổ hợp kinh doanh của Hutchison Whampoa bao gồm các lĩnh vực: kinh doanh, viễn thông, khách sạn, điện lực, bán buôn và bán lẻ… Hiện nay, tổ hợp kinh doanh này là tổ hợp kinh doanh lớn nhất tại Hồng Kông và mỗi năm đem về cho Lý Gia Thành một lượng tài sản kếch xù.
Năm 1991, khi Lý Gia Thành bỏ ra một khoản tiền lớn để mua công ty dầu mỏ sắp phá sản “HuNsky Oil” của Canađa, ông gặp rất nhiều lời chỉ trích cũng như những lời dèm pha của các cổ đông và các nhà kinh doanh khác. Trong mấy năm liên tiếp sau khi mua lại công ty dầu mỏ này, lợi nhuận thu về là con số 0, trong khi đó lại phải chịu rất nhiều chi phí cho tiền thuê nhân công và tiền hoạt động của công ty. Nhưng, với bản lĩnh của một nhà đầu tư tài ba, Lý Gia Thành đã bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị và tiếp tục đi theo con đường của riêng mình. Đến nay, khi giá dầu mỏ ngày càng tăng một cách chóng mặt, riêng công ty “HuNsky Oil” đên nay đã mang về cho riêng ông một khoản xấp xỉ 11 tỷ đô la Mỹ.
Năm 1999, ông bán mạng lưới điện thoại Orange ở Anh cho công ty Mannesmann của Đức, thu về 14,6 tỉ USD. Ngay sau khi bán Orange, giá trị ngành công nghệ và viễn thông bị giảm sút nghiêm trọng, ngay cả “ông lớn” Orange cũng không nằm ngoài quy luật đó, song Lý Gia Thành không phải đau đầu nữa. Năng lực tuyệt vời cũng như tầm nhìn xa của ông chủ họ Lý đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên.
Năm 1989, sau khi “Sự kiện Thiên An Môn” xảy ra, các nhà đầu tư nước ngoài lần lượt rút vốn làm ăn ra khỏi Trung Quốc đại lục thì Lý Gia Thành lại đi ngược lại với xu hướng đó. Tập đoàn đa ngành Trường Giang ngay từ những năm khó khăn đó vẫn là tập đoàn đầu tư lớn nhất của Hồng Kông tại Trung Quốc. Hiện nay, với vai trò là một trong những tập đoàn trung tâm và quan trọng nhất của Hồng Kông tại Trung Quốc đại lục, Trường Giang vẫn đang hoạt động mạnh mẽ và không ngừng khẳng định vị thế của mình trên đất nước 1, 3 tỷ dân này.
Tháng 2 năm 2004, Tạp chí Forbes của Mỹ đã xếp Lý Gia Thành là người giàu nhất Châu Á và giàu thứ 19 thế giới. Không ít người Hồng Kông phải “than thở” rằng, cả cuộc đời họ hầu như cái gì cũng liên quan đến Lý Gia Thành. Từ việc như mua nhà, đến sắm các vật dụng, điện thoại, máy tính đều ít nhiều dính dáng đến cái tên Lý Gia Thành vì ông hầu như thâu tóm hầu hết các mảng kinh doanh tại Hồng Kông.
Năm 2005, khi tổng tài sản của ông đạt đến con số 18,8 USD, ông đã lọt vào danh sách 10 người giàu nhất thế giới. Đến năm 2006, khi con số này là 23 tỷ USD, ông đã leo lên một bậc, trở thành người giàu thứ 9 trên toàn thế giới. Đây cũng là số liệu của tạp chí Forbes.
Với những công lao và thành tựu do mình đạt được, năm 2001, ông được tạp chí Asiaweek bầu chọn danh hiệu “Người đàn ông quyền lực nhất châu Á”. Tạp chí Time danh tiếng của Mỹ cũng đã bình chọn ông là một trong những anh hùng của thế giới trong 60 năm sau Thế chiến thứ II. Và người Hồng Kông - Trung Quốc thì gọi ông với cái tên trìu mến hơn “Siêu nhân Hồng Kông”.
(Theo VietnamNet)
Đầu tư vào bất động sản
“Siêu nhân“ Lý Gia Thành |
Đến giữa thập niên 60 của thế kỷ thứ 20, Lý Gia Thành đầu tư mạnh mẽ hơn vào bất động sản nhưng ở thời điểm đó, giá đất xuống dốc thê thảm. Nhưng với ý chí và khả năng thiên bẩm của mình, Lý Gia Thành tin rằng giá đất sẽ lại lên. Tại thời điểm giá đất thấp, thực hiện chiến lược “Cũ người mới ta”, ông mua lại những mảnh đất hoang và những căn nhà cũ rồi đập đi xây lên những tòa cao ốc và văn phòng cho thuê hiện đại. Sau 3 năm ảm đạm, thị trường bất động sản lại nóng lên. Lúc này, Lý Gia Thành thắng lớn. Cuối những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Lý Gia Thành kiếm được khoảng 4 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỷ đồng) mỗi năm từ tiền cho thuê cao ốc.
Tháng 9/1972, Lý Gia Thành thành lập “Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Thương Nghiệp Trường Giang”. Ngày 1/11/1972 cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Kim Ngân, sàn giao dịch Viễn Đông, sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Tiếp đó, cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn (1973), sàn giao dịch chứng khoán Vancouver, Canada (6-1974).
Tháng 5/1974, công ty của ông liên kết với ngân hàng CIBC (Canadian Imperial Bank of Commerce) thành lập “Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Vụ Kháp Đông”.
Năm 1986, công ty Trường Giang (sau này trở thành tập đoàn Trường Giang) được xếp vào danh sách 10 tập đoàn lớn nhất Hồng Kông và trở thành một trong bốn công ty đứng đầu trên sàn giao dịch chứng khoán, chiếm xấp xỉ 13, 6% tổng giá trị thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Trở thành "Siêu nhân"
Năm 1968, công ty Trường Giang bỏ một khoản tiền khoảng 230 triệu đô la Hồng Kông để mua một tập đoàn của Mỹ và hai khách sạn của người nước ngoài ở Hồng Kông, đồng thời trở thành cổ đông của tổ hợp thuộc sở hữu của người Anh có tên “Hutchison Whampoa”. Từ đây, Lý Gia Thành đã vươn cánh tay ra mọi lĩnh vực, bao trùm hầu hết các mặt đời sống tại Hồng Kông.
Khi tổ hợp Hutchison Whampoa do người Anh chuẩn bị phá sản, Lý Gia Thành với tư cách là cổ đông lớn nhất (chiếm hơn 40% số cổ phiếu) đã tiếp nhận lại toàn bộ tổ hợp kinh doanh của Hutchison Whampoa bao gồm các lĩnh vực: kinh doanh, viễn thông, khách sạn, điện lực, bán buôn và bán lẻ… Hiện nay, tổ hợp kinh doanh này là tổ hợp kinh doanh lớn nhất tại Hồng Kông và mỗi năm đem về cho Lý Gia Thành một lượng tài sản kếch xù.
Năm 1991, khi Lý Gia Thành bỏ ra một khoản tiền lớn để mua công ty dầu mỏ sắp phá sản “HuNsky Oil” của Canađa, ông gặp rất nhiều lời chỉ trích cũng như những lời dèm pha của các cổ đông và các nhà kinh doanh khác. Trong mấy năm liên tiếp sau khi mua lại công ty dầu mỏ này, lợi nhuận thu về là con số 0, trong khi đó lại phải chịu rất nhiều chi phí cho tiền thuê nhân công và tiền hoạt động của công ty. Nhưng, với bản lĩnh của một nhà đầu tư tài ba, Lý Gia Thành đã bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị và tiếp tục đi theo con đường của riêng mình. Đến nay, khi giá dầu mỏ ngày càng tăng một cách chóng mặt, riêng công ty “HuNsky Oil” đên nay đã mang về cho riêng ông một khoản xấp xỉ 11 tỷ đô la Mỹ.
Năm 1999, ông bán mạng lưới điện thoại Orange ở Anh cho công ty Mannesmann của Đức, thu về 14,6 tỉ USD. Ngay sau khi bán Orange, giá trị ngành công nghệ và viễn thông bị giảm sút nghiêm trọng, ngay cả “ông lớn” Orange cũng không nằm ngoài quy luật đó, song Lý Gia Thành không phải đau đầu nữa. Năng lực tuyệt vời cũng như tầm nhìn xa của ông chủ họ Lý đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên.
Năm 1989, sau khi “Sự kiện Thiên An Môn” xảy ra, các nhà đầu tư nước ngoài lần lượt rút vốn làm ăn ra khỏi Trung Quốc đại lục thì Lý Gia Thành lại đi ngược lại với xu hướng đó. Tập đoàn đa ngành Trường Giang ngay từ những năm khó khăn đó vẫn là tập đoàn đầu tư lớn nhất của Hồng Kông tại Trung Quốc. Hiện nay, với vai trò là một trong những tập đoàn trung tâm và quan trọng nhất của Hồng Kông tại Trung Quốc đại lục, Trường Giang vẫn đang hoạt động mạnh mẽ và không ngừng khẳng định vị thế của mình trên đất nước 1, 3 tỷ dân này.
Tháng 2 năm 2004, Tạp chí Forbes của Mỹ đã xếp Lý Gia Thành là người giàu nhất Châu Á và giàu thứ 19 thế giới. Không ít người Hồng Kông phải “than thở” rằng, cả cuộc đời họ hầu như cái gì cũng liên quan đến Lý Gia Thành. Từ việc như mua nhà, đến sắm các vật dụng, điện thoại, máy tính đều ít nhiều dính dáng đến cái tên Lý Gia Thành vì ông hầu như thâu tóm hầu hết các mảng kinh doanh tại Hồng Kông.
Năm 2005, khi tổng tài sản của ông đạt đến con số 18,8 USD, ông đã lọt vào danh sách 10 người giàu nhất thế giới. Đến năm 2006, khi con số này là 23 tỷ USD, ông đã leo lên một bậc, trở thành người giàu thứ 9 trên toàn thế giới. Đây cũng là số liệu của tạp chí Forbes.
Với những công lao và thành tựu do mình đạt được, năm 2001, ông được tạp chí Asiaweek bầu chọn danh hiệu “Người đàn ông quyền lực nhất châu Á”. Tạp chí Time danh tiếng của Mỹ cũng đã bình chọn ông là một trong những anh hùng của thế giới trong 60 năm sau Thế chiến thứ II. Và người Hồng Kông - Trung Quốc thì gọi ông với cái tên trìu mến hơn “Siêu nhân Hồng Kông”.
(Theo VietnamNet)