Tổng giám đốc 21 tuổi
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
“Trong khu vực châu Á và thậm chí là trên thế giới, rất ít thương gia đi từ gian khó, vượt qua bao thách thức để thành công như hôm nay. Lý Gia Thành được người dân Hồng Kông gọi là siêu nhân, nhưng trên thực tế ông được giới doanh nhân thế giới gọi là người có năng lực tuyệt vời, tầm nhìn xa và thành tựu siêu phàm" - Tổng biên tập tạp chí Forbes, Malcom Stevenson Forbes, đã nhận xét như thế.
Tổng giám đốc 21 tuổi
Lý Gia Thành sinh ngày 29-7-1928 tại huyện Triệu An, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông cùng bố mẹ sang định cư ở Hồng Kông khi mới 14 tuổi. Bố của ông từng là một thầy giáo có tiếng ở quê nhà, nhưng sang Hồng Kông, do không tìm được việc làm nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Những năm tháng đó, cả gia đình gồm bố mẹ và Lý Gia Thành và hai em trai đều sống dựa vào người cậu giàu có ở Hồng Kông. Không lâu sau, bố của ông qua đời, trước khi bố nhắm mắt, Gia Thành nói với người bố thân yêu của mình rằng: “Con sẽ làm việc hết mình để gia đình ta có những ngày tháng sống hạnh phúc và vui vẻ hơn những ngày đã qua”.
Từ đó, Gia Thành với trách nhiệm của người con trưởng trong gia đình phải bỏ học để mưu sinh. Lúc đầu, ông làm công nhân cho một xưởng sản xuất đồng hồ, sau đó làm nhân viên bán hàng cho công ty sản xuất nhựa tổng hợp.
Ngay từ lúc mới bước chân vào công việc bán hàng, Gia Thành đã nhận thức được rằng: “Muốn trở thành một nhân viên bán hàng giỏi thì ngoài tính chăm chỉ và nỗ lực ra cần phải rèn luyện cho mình một đầu óc nhạy bén”. Chính vì vậy, không giống như những người bán hàng khác trong công ty chỉ làm ngày 8 tiếng, Lý Gia Thành luôn làm việc ít nhất 16 tiếng/ngày. Ông cho biết: “Mọi người nghĩ tôi quá tham tiền nên mới làm việc nhiều như thế, thực ra không phải vậy. Trong suốt thời gian làm việc tại công ty sản xuất nhựa đó, mục đích làm việc của tôi chỉ là vì tương lai sự nghiệp của bản thân”.
Chính vì đức tính chăm chỉ và đầu óc thông minh nhạy bén, 1 năm sau đó, vượt qua 6 người bán hàng cùng công xưởng, Lý Gia Thành trở thành người bán được nhiều hàng nhất. Ông nhận được nhiều lời khen ngợi của giám đốc, và năm 21 tuổi, chàng trai trẻ Gia Thành trở thành tổng giám đốc.
Cơn bão mang tên “Trường Giang”
Đạt được nhiều thành tích cao chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Lý Gia Thành đã nuôi tham vọng: “Nếu tự đứng ra mở công ty và tự quản lý thì thành tích sẽ tốt hơn nữa”.
Trong những năm làm việc ở công ty sản xuất nhựa, số tiền Gia Thành kiếm được không đủ để thành lập một công ty riêng. Vì thế, ông quyết định vay chú ruột của mình 4 vạn đô la Hồng Kông (khoảng 84 triệu đồng) cùng với số tiền bản thân tích góp được, mở một xưởng chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng từ nhựa mang tên Trường Giang.
Ban đầu, khi xưởng sản xuất được thành lập, ông chủ Lý Gia Thành chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo và tiếp thị sản phẩm mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm. Chính vì sai lầm nghiêm trọng này, nhiều lô hàng của xưởng đã bị trả lại vì chất lượng không đảm bảo. Khách hàng quay lưng lại với sản phẩm của Trường Giang trong khi các ngân hàng liên tục thúc giục trả nợ. Xưởng sản xuất nhựa Trường Giang khi đó đã lâm vào tình thế đối mặt với phá sản.
Với Lý Gia Thành, phá sản là một việc không thể nào chấp nhận nổi. Đứng trước thách thức lớn đó, ông chủ Gia Thành đã thực hiện kế sách: “Tín và Nghĩa”. Chữ “Tín” được dùng cho khách hàng của xưởng, chữ “Nghĩa” được dùng cho những nhân viên đang làm việc tại Trường Giang.
Trước nguy cơ phá sản và hàng loạt nhân viên xin nghỉ việc, Lý Gia Thành đã triệu tập một cuộc họp với công nhân viên, thẳng thắn nhận khuyết điểm và xin lỗi tất cả những người tham gia cuộc họp. Ông còn bảo đảm, trong giai đoạn khó khăn này, việc xin nghỉ việc của nhân viên là chuyện bình thường, nhưng sau này vào bất cứ thời điểm nào, nếu có người muốn quay lại làm việc tại Trường Giang thì ông vẫn luôn sẵn sàng đón nhận. Đối với bạn hàng, ông cũng thành khẩn xin lỗi và bắt tay vào sửa chữa những khiếm khuyết trên sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm và chào hàng với giá gốc, rẻ hơn hẳn những sản phẩm khác có cùng chất lượng.
Với ngân hàng và chủ nợ, ông đã chứng tỏ khả năng thương thuyết của mình khi yêu cầu họ gia hạn thêm thời gian thanh toán nợ. Sau một thời gian áp dụng kế sách: “Tín và Nghĩa”, công ty nhựa Trường Giang dần dần lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Không lâu sau, Trường Giang làm ăn phát đạt, Lý Gia Thành mở rộng phạm vi của công ty bằng cách cho xây dựng hàng loạt xưởng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Một ngày đầu năm 1957, đọc được thông tin ở Ý người ta đã lấy phế phẩm từ nhựa để sản xuất hoa giả, Lý Gia Thành quyết định sang Ý học cách sản xuất hoa giả. Ở Ý, không những ông tiếp thu được kỹ thuật sản xuất mà còn tạo các mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng và phương pháp quản lý theo mô hình phương Tây. Trở về nước sau một năm học tập, Lý Gia Thành đổi tên xưởng sản xuất nhựa của mình thành công ty sản xuất nhựa Trường Giang. Đồng thời, ông tập trung mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng tìm bạn hàng và đối tác ở hải ngoại.
Có một câu chuyện mà Lý Gia Thành đã làm bạn hàng luôn phải nhớ đến mình là: Một đối tác ở Mỹ đặt công ty Trường Giang một lô hàng nhựa gia dụng với giá trị không nhỏ, không hiểu lý do gì mà đối tác này hủy bỏ đơn đặt hàng. Lúc đó, Lý Gia Thành không những không kiện mà còn không yêu cầu bạn hàng bồi thường. Ông nói với bạn hàng đó như sau: “Sau này, nếu quý công ty còn muốn đặt hàng của chúng tôi, mong rằng chúng ta sẽ có quan hệ tốt đẹp hơn”. Chính vì sự khoan dung, độ lượng của vị giám đốc trẻ Gia Thành, sau khi về nước, đối tác người Mỹ này đã quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của Trường Giang cho bạn bè và bạn hàng của mình. Từ đó, các đơn đặt hàng xuất phát từ Mỹ ùn ùn đổ về Trường Giang. Nhớ lại sự kiện này, Lý Gia Thành chỉ nói một câu ngắn gọn: “Nhẫn là Phúc”.
(Theo VietnamNet)
Tổng giám đốc 21 tuổi
Lý Gia Thành sinh ngày 29-7-1928 tại huyện Triệu An, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông cùng bố mẹ sang định cư ở Hồng Kông khi mới 14 tuổi. Bố của ông từng là một thầy giáo có tiếng ở quê nhà, nhưng sang Hồng Kông, do không tìm được việc làm nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Những năm tháng đó, cả gia đình gồm bố mẹ và Lý Gia Thành và hai em trai đều sống dựa vào người cậu giàu có ở Hồng Kông. Không lâu sau, bố của ông qua đời, trước khi bố nhắm mắt, Gia Thành nói với người bố thân yêu của mình rằng: “Con sẽ làm việc hết mình để gia đình ta có những ngày tháng sống hạnh phúc và vui vẻ hơn những ngày đã qua”.
Từ đó, Gia Thành với trách nhiệm của người con trưởng trong gia đình phải bỏ học để mưu sinh. Lúc đầu, ông làm công nhân cho một xưởng sản xuất đồng hồ, sau đó làm nhân viên bán hàng cho công ty sản xuất nhựa tổng hợp.
Ngay từ lúc mới bước chân vào công việc bán hàng, Gia Thành đã nhận thức được rằng: “Muốn trở thành một nhân viên bán hàng giỏi thì ngoài tính chăm chỉ và nỗ lực ra cần phải rèn luyện cho mình một đầu óc nhạy bén”. Chính vì vậy, không giống như những người bán hàng khác trong công ty chỉ làm ngày 8 tiếng, Lý Gia Thành luôn làm việc ít nhất 16 tiếng/ngày. Ông cho biết: “Mọi người nghĩ tôi quá tham tiền nên mới làm việc nhiều như thế, thực ra không phải vậy. Trong suốt thời gian làm việc tại công ty sản xuất nhựa đó, mục đích làm việc của tôi chỉ là vì tương lai sự nghiệp của bản thân”.
Chính vì đức tính chăm chỉ và đầu óc thông minh nhạy bén, 1 năm sau đó, vượt qua 6 người bán hàng cùng công xưởng, Lý Gia Thành trở thành người bán được nhiều hàng nhất. Ông nhận được nhiều lời khen ngợi của giám đốc, và năm 21 tuổi, chàng trai trẻ Gia Thành trở thành tổng giám đốc.
Cơn bão mang tên “Trường Giang”
Trong những năm làm việc ở công ty sản xuất nhựa, số tiền Gia Thành kiếm được không đủ để thành lập một công ty riêng. Vì thế, ông quyết định vay chú ruột của mình 4 vạn đô la Hồng Kông (khoảng 84 triệu đồng) cùng với số tiền bản thân tích góp được, mở một xưởng chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng từ nhựa mang tên Trường Giang.
Ban đầu, khi xưởng sản xuất được thành lập, ông chủ Lý Gia Thành chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo và tiếp thị sản phẩm mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm. Chính vì sai lầm nghiêm trọng này, nhiều lô hàng của xưởng đã bị trả lại vì chất lượng không đảm bảo. Khách hàng quay lưng lại với sản phẩm của Trường Giang trong khi các ngân hàng liên tục thúc giục trả nợ. Xưởng sản xuất nhựa Trường Giang khi đó đã lâm vào tình thế đối mặt với phá sản.
Với Lý Gia Thành, phá sản là một việc không thể nào chấp nhận nổi. Đứng trước thách thức lớn đó, ông chủ Gia Thành đã thực hiện kế sách: “Tín và Nghĩa”. Chữ “Tín” được dùng cho khách hàng của xưởng, chữ “Nghĩa” được dùng cho những nhân viên đang làm việc tại Trường Giang.
Trước nguy cơ phá sản và hàng loạt nhân viên xin nghỉ việc, Lý Gia Thành đã triệu tập một cuộc họp với công nhân viên, thẳng thắn nhận khuyết điểm và xin lỗi tất cả những người tham gia cuộc họp. Ông còn bảo đảm, trong giai đoạn khó khăn này, việc xin nghỉ việc của nhân viên là chuyện bình thường, nhưng sau này vào bất cứ thời điểm nào, nếu có người muốn quay lại làm việc tại Trường Giang thì ông vẫn luôn sẵn sàng đón nhận. Đối với bạn hàng, ông cũng thành khẩn xin lỗi và bắt tay vào sửa chữa những khiếm khuyết trên sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm và chào hàng với giá gốc, rẻ hơn hẳn những sản phẩm khác có cùng chất lượng.
Với ngân hàng và chủ nợ, ông đã chứng tỏ khả năng thương thuyết của mình khi yêu cầu họ gia hạn thêm thời gian thanh toán nợ. Sau một thời gian áp dụng kế sách: “Tín và Nghĩa”, công ty nhựa Trường Giang dần dần lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Không lâu sau, Trường Giang làm ăn phát đạt, Lý Gia Thành mở rộng phạm vi của công ty bằng cách cho xây dựng hàng loạt xưởng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Một ngày đầu năm 1957, đọc được thông tin ở Ý người ta đã lấy phế phẩm từ nhựa để sản xuất hoa giả, Lý Gia Thành quyết định sang Ý học cách sản xuất hoa giả. Ở Ý, không những ông tiếp thu được kỹ thuật sản xuất mà còn tạo các mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng và phương pháp quản lý theo mô hình phương Tây. Trở về nước sau một năm học tập, Lý Gia Thành đổi tên xưởng sản xuất nhựa của mình thành công ty sản xuất nhựa Trường Giang. Đồng thời, ông tập trung mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng tìm bạn hàng và đối tác ở hải ngoại.
Có một câu chuyện mà Lý Gia Thành đã làm bạn hàng luôn phải nhớ đến mình là: Một đối tác ở Mỹ đặt công ty Trường Giang một lô hàng nhựa gia dụng với giá trị không nhỏ, không hiểu lý do gì mà đối tác này hủy bỏ đơn đặt hàng. Lúc đó, Lý Gia Thành không những không kiện mà còn không yêu cầu bạn hàng bồi thường. Ông nói với bạn hàng đó như sau: “Sau này, nếu quý công ty còn muốn đặt hàng của chúng tôi, mong rằng chúng ta sẽ có quan hệ tốt đẹp hơn”. Chính vì sự khoan dung, độ lượng của vị giám đốc trẻ Gia Thành, sau khi về nước, đối tác người Mỹ này đã quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của Trường Giang cho bạn bè và bạn hàng của mình. Từ đó, các đơn đặt hàng xuất phát từ Mỹ ùn ùn đổ về Trường Giang. Nhớ lại sự kiện này, Lý Gia Thành chỉ nói một câu ngắn gọn: “Nhẫn là Phúc”.
(Theo VietnamNet)