Min H. Kao, “chuyên gia” nắm bắt thời cơ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sự phát triển nhanh của các ngành công nghệ cao trên phạm vi toàn cầu không chỉ mang lại những giá trị to lớn cho nhân loại, mà còn tạo ra không ít cơ hội bứt phá cho những doanh nhân tài năng. Một trong số đó phải kể tới là Min H. Kao, người đồng sáng lập ra Garmin, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao của Mỹ và thế giới.

Hiện nay, với khối tài sản cá nhân ước lên tới 4,7 tỷ USD, Min H. Kao đã trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh.

Min H. Kao bắt đầu sự nghiệp riêng với việc thành lập công ty ProNav, sau này là Garmin, từ cuối những năm 1980 với các loại sản phẩm thiết bị định vị GPS dùng trong ngành công nghiệp hàng hải, hàng không... Cùng với sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực công nghệ cao trên phạm vi thế giới, nhu cầu đối với các loại sản phẩm thiết bị định vị ngày một lớn tạo cơ hội phát triển như vũ bão cho Garmin.

Hàng loạt những thế hệ sản phẩm liên tục được cải tiến của Garmin sau khi xuất hiện trên thị trường đã được nhiều hãng tên tuổi lớn, trong đó có Boeing đón nhận. Tới năm 2006, với hai trung tâm sản xuất chính đặt tại Mỹ và châu Á, tổng thu nhập của Garmin đã lên tới 1,77 tỷ USD, lợi nhuận đạt 514.12 triệu USD.

Doanh nhân của những chiến lược tầm cỡ

Mới đây nhất, sự kiện Garmin, một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ của Mỹ và thế giới ký bản hợp đồng liên kết với NAVTEQ® đã làm tốn không ít giấy mực của báo giới. Theo đó, Garmin sẽ cùng NAVTEQ® phát triển các loại phần mềm hệ thống thiết bị định vị và thông tin cho ngành hàng không hàng hải cũng như các loại thiết bị công nghệ viễn thông tới năm 2015.

Đây là một trong những chiến lược phát triển dài hạn của Min H. Kao, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty Garmin, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường công nghệ với sự tham gia của 2.000 doanh nghiệp, trong đó có cả Motorola, NEC, Nortel, Acatel, Nokia và Siemens. Theo lời của Min H. Kao thì “Garmin và NAVTEQ® đã có nhiều năm hợp tác kinh doanh và bản hợp đồng chính thức này là một bước tiến mới trong chiến lược phát triển các dòng sản phẩm hoàn hảo của cả hai doanh nghiệp”.

Trong lĩnh vực công nghệ, Garmin, được biết tới như một “ông lớn” chuyên sản xuất các loại sản phẩm thiết bị định vị toàn cầu (GPS) từng được sử dụng cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự. Tuy nhiên, dựa trên sản phẩm thế mạnh đó, dưới sự định hướng của Min H. Kao, Garmin còn chế tạo được nhiều loại thiết bị CPS đa chức năng hay lập phép tính tự động sử dụng trong máy nghe nhạc, điện thoại, máy vi tính, ô tô...

Những phẩm chất thông minh của Min H. Kao luôn được thể hiện rõ nét trong từng loại sản phẩm công nghệ mới và những chiến lược cạnh tranh của Garmin trên thị trường công nghệ thế giới. Mỗi khi những đối thủ lớn có được những sản phẩm mới thì ông sẽ có ngay những sản phẩm mới hơn; và nếu một mình Garmin chưa đủ sức để thực hiện điều đó, Min H. Kao sẽ tìm cách liên kết với các đối tác phù hợp nhất.

Cụ thể là cuộc cạnh tranh với Tom Tom, một tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ của Hà Lan từng nhiều năm làm mưa làm gió trên thị trường Anh quốc; Garmin đã vượt lên đối thủ bằng chính bản hợp đồng liên kết với NAVTEQ®.

Hiện nay, Garmin là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ của thế giới với mạng lưới gần 3.000 điểm phân phối trên 100 quốc gia và tổng thu nhập năm 2007 là 3 tỷ USD cùng mạng lưới đối tác là hàng loạt những tên tuổi lớn hoạt động trong những lĩnh vực trọng điểm của các quốc gia như hàng không, hàng hải và công nghệ thông tin.

Thời gian tới, theo xu thế phát triển mạnh của ngành sản xuất ô tô, xe máy, Min H. Kao sẽ tập trung mở rộng mạng lưới đối tác với các tên tuổi lớn như Chrysler, Dodge, Jeep, Jeep Wrangler, Harley Davidson, Honda Motorcycle, BMW, Ford, Saab và Mazda.

Tạo dựng sự nghiệp riêng

Mặc dù hiện nay là người mang quốc tịch Mỹ, nhưng Min H. Kao lại là người gốc Đài Loan, ông sinh năm 1959 tại thành phố Trúc Sơn. Với tinh thần hiếu học và quyết tâm cao, năm 1971, sau khi tốt nghiệp National Taiwan University, Min H. Kao sang Mỹ và thi đỗ vào khoa điện tử, học lên thạc sỹ và tiến sỹ của trường University of Tennessee.

Kết thúc chương trình tiến sỹ, Min H. Kao xin vào làm việc cho một công ty sản xuất thiết bị dẫn đường cho hải quân Mỹ, Teledyne. Với công việc đúng sở trường, Min H. Kao liên tục nghiên cứu thành công nhiều loại hệ thống dẫn đường mới cho doanh nghiệp. Bắt đầu từ đây, tài năng của ông được nhiều công ty biết tới, vì vậy, không lâu sau đó, Min H. Kao đã được công ty Magnavox mời về thực hiện các chương trình nghiên cứu hệ thống dẫn đường mới.

Tại đây, ông đã kết hợp với một nhóm những kỹ sư của công ty thực hiện thành công dự án nghiên cứu và chế tạo hệ thống thiết bị định vị toàn cầu GPS Navstar. Công trình nghiên cứu này đã đưa tên tuổi Min.H.Kao lên tầm cao mới và ngay sau đó, ông đã được mời về làm việc trong Ủy ban quản lý Hàng không và không gian Quốc gia Mỹ.

Tới năm 1983, sau một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm thực tế từ các công ty và tổ chức nghiên cứu của quân đội Mỹ, Min H. Kao quyết định chuyển sang làm việc cho công ty King Radio. Với lòng yêu nghề và tài năng thực thụ của mình, dù làm việc tại môi trường nào, Min H. Kao cũng đều có được những công trình nghiên cứu lớn.

Trong thời gian làm việc tại King Radio, Min H. Kao đã tình cờ gặp lại người bạn Gary Burrell, một kỹ sư công nghệ tài năng từng tốt nghiệp khoa điện tử của trường Wichita State University và Rensselaer Polytechnic Institute. Do có cùng chung niềm đam mê lĩnh vực điện tử công nghệ, năm 1989, hai người đã quyết định rời King Radio, cùng nhau vay tiền ngân hàng thành lập công ty ProNav để chuyển ra kinh doanh độc lập.

Khẳng định tài năng trong nghiên cứu khoa học và kinh doanh

Sản phẩm đầu tiên mà ProNav tung ra thị trường là loại thiết bị định vị GPS 100 và GPS 95 thế hệ mới với thông số kỹ thuật đã được nâng cấp sử dụng trong lĩnh vực hàng hải và hàng không. Sản phẩm, từ thông số kỹ thuật cho tới kiểu dáng, kích cỡ đều rất hoàn hảo; đặc biệt, với những chức năng ưu việt như định vị và dẫn đường chính xác nên lượng sản phẩm bán ra rất chạy.

Có lẽ vì những thế mạnh đó mà chỉ sau một thời gian ngắn, một công ty công nghệ khác đã lấy tên ProNav đặt cho sản phẩm của mình để thu hút khách hàng. Để bảo đảm uy tín với khách hàng, Min H. Kao đã quyết định đổi tên ProNav trước đây thành Garmin (viết tắt hai chữ đầu của Gary Burrell và Min H. Kao).

Lợi thế lớn nhất khi bước vào thương trường của Min H. Kao là ông đã có được những mối quan hệ cần thiết với một số đối tác lớn sau khoảng thời gian khá dài làm việc cho các công ty. Vì sản phẩm của Garmin là những loại thiết bị công nghệ cao, nên muốn tiến vào thị trường dân dụng, cần phải tạo được uy tín và tầm ảnh hưởng rộng thông qua những đơn đặt hàng lớn.

Bằng kinh nghiệm của mình, Min H. Kao đã ký được bản hợp đồng cung cấp thiết bị định vị cầm tay cá nhân cho quân đội Mỹ. Chỉ trong vòng 2 năm nghiên cứu, thế hệ thiết bị định vị cầm tay đặc chủng Delta II rocket trang bị trong quân đội đã được bàn giao cho đối tác.

Tới năm 1991, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Delta II rocket là loại thiết bị được sử dụng phổ biến trong quân đội Mỹ. Nhờ vậy, không cần một chương trình quảng cáo nào, Min H. Kao cũng đã khiến người tiêu dùng không thể không biết tới danh tiếng của Garmin.

Những thành công to lớn của Min H. Kao không những giúp ông trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới cả trong kinh doanh lẫn nghiên cứu khoa học; mà hơn thế nữa, những sản phẩm công nghệ mới của Garmin đã góp phần không nhỏ vào sự an toàn cho ngành hàng không, hàng hải cùng những tiện ích to lớn cho đời sống xã hội.

(Theo VnEconomy)

 

Những năm qua, Liên bang Nga nổi lên là một nền kinh tế mạnh, cùng với đó danh sách các tỷ phú của xứ sở bạch dương cũng tăng nhanh. Dưới đây là chân dung 10 tỷ phú người Nga giàu nhất do Tạp chí Tài chính (Nga) công bố ngày 18.2.2008.

1. Với tổng tài sản trị giá 40 tỷ USD, hiện ông trùm ngành kim loại 40 tuổi Oleg Deripaska là tỷ phú giàu nhất Nga.

2. Roman Abramovich, Chủ tịch Câu lạc bộ Chelsea kiêm Tỉnh trưởng Chukotka xếp thứ hai với 23 tỷ USD.

3. Ông chủ Hãng thép Novolipetsk, xếp thứ ba trong danh sách những người giàu với tổng tài sản vào khoảng 22,3 tỷ USD.

4. Mikhail Fridman, cổ đông lớn nhất Tập đoàn Alfa, chiếm vị trí thứ tư trong danh sách, với 22,2 tỷ USD.

5. Alexei Mordashov, cổ đông lớn nhất của Tập đoàn luyện kim Severstal xếp thứ năm với 22,1 tỷ USD.

6. Vladimir Potanin, đồng sở hữu Tập đoàn Norilsk, đang có 21,5 tỷ USD, xếp thứ sáu.

7. Mikhail Prokhorov hiện sở hữu 21,5 tỷ USD nhờ vàng và nickel, xếp thứ bảy.

8. Tỷ phú Suleiman Kerimov từng phất lên nhờ chứng khoán, hiện nắm giữ 18 tỷ USD, xếp thứ tám.

9. Xếp thứ 9 trong danh sách là Viktor Vekselberg với 15,5 tỷ USD. Ông là người đồng sở hữu Tập đoàn Renova.

10. Vị trí thứ 10 thuộc về tỷ phú Vagit Alekperov, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Lukoil, với 13,5 tỷ USD.

(Theo RIA Novosti)

 

Thế giới tỷ phú nữ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Năm 2008, tạp chí Forbes đã đếm được 99 tỷ phú nữ trên toàn thế giới, tăng 16 người so với năm ngoái. Một số trong danh sách này thực sự khiến cánh mày râu phải ngả mũ kính nể. Số còn lại, ít nhất cũng khiến nhiều “chị em” thấy ghen tỵ.

Trong danh sách 99 tỷ phú nữ năm nay do Forbes thống kê, chỉ có 10 người “tay trắng” lập nghiệp, còn lại do thừa kế. Tuy nhiên, nhiều nữ thừa kế cũng tỏ ra khá tài giỏi trong kinh doanh, như chị em Alicia và Esther Koplowitz, người Tây Ban Nha, đã điều hành rất thành công công ty xây dựng trị giá hàng triệu USD do cha để lại.

Dưới đây là chân dung 12 nữ tỷ phú đáng chú ý nhất năm 2008, trong số đó có 4 người làm giàu bằng nỗ lực và tài năng, đó là: “nữ hoàng” truyền hình Oprah Winfrey, nhà văn J.K. Rowling, cựu chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn bán lẻ trực tuyến eBay - bà Meg Whitman, và tỷ phú bất động sản Trung Quốc Zhang Xin.

Begunham Dogan Faralyali

Tổng giá trị tài sản: 1 tỷ USD

Quốc tịch: Thổ Nhĩ Kỳ

Begunham Dogan Faralyali là con gái của gia đình tỷ phú truyền thông giàu nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Cô bắt đầu sự nghiệp trong vai trò trợ lý cho Arthur Andersen, một trong 5 nhà kiểm toán lớn nhất thế giới, tại New York (Mỹ), và sau đó chuyển sang làm chuyên gia tư vấn cho nhiều công ty công nghệ và truyền thông hàng đầu châu Âu.

Cristina Green

Tổng giá trị tài sản: 8,4 tỷ USD

Quốc tịch: Anh quốc

Cristina Green là vợ của tỷ phú Philip Green, người sở hữu các thương hiệu bán lẻ Topshop và British Home Stores (BHS) nổi tiếng. Tổng số tài sản 8,4 tỷ USD nói trên là của chung hai vợ chồng. Cặp đôi này nổi tiếng với các buổi tiệc tùng liên miên với sự góp mặt của các sao “bự” tại biệt thự của họ tại vương quốc Monaco.

Hind Hariri

Tổng giá trị tài sản: 1,1 tỷ USD

Quốc tịch: Li-băng

Hind Hariri là con gái út của cố thủ tướng Li-băng, ông Rafik Hariri. Sau khi cha mất, cô được hưởng một phần gia sản khổng lồ do ông để lại, là cổ phần trong tập đoàn xây dựng, truyền thông và ngân hàng của gia đình. Ở tuổi 24, cô là nữ tỷ phú trẻ nhất thế giới. Hiện tại, cô cùng các anh trai đang nỗ lực duy trì danh tiếng của gia đình trong cả hai lĩnh vực: chính trị và kinh doanh.

Heidi Horten

Tổng giá trị tài sản: 3,7 tỷ USD

Quốc tịch: Áo

“Bà quả phụ vui tính” người Áo này được thừa kế tài sản 1 tỷ USD từ người chồng quá cố, nhà bán lẻ Helmut Horten, vào năm 1987. Bà đã khẳng định tài kinh doanh của mình bằng việc tăng tổng tài sản cá nhân lên 3,7 tỷ USD. Hiện bà là chủ của một trong những du thuyền lớn nhất thế giới, chiếc Corinthia VII.

Dương Huệ Nghiên

Tổng giá trị tài sản: 7,4 tỷ USD

Quốc tịch: Trung Quốc

Cô là người giàu nhất Trung Quốc đại lục và cũng là tỷ phú trẻ nhất châu Á - 26 tuổi. Dương Huệ Nghiên được thừa hưởng 58% cổ phần trong công ty bất động sản Country Garden của cha vào năm 2005.

Abigail Johnson

Tổng giá trị tài sản: 15 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

Abigail Johnson đang cùng với gia đình điều hành một trong những quỹ đầu tư lớn nhất nước Mỹ - Fidelity Investments. Bà đã lấy bằng MBA của Đại học Harvard và trở thành chủ tịch phân nhánh hoạt động đầu tư của tập đoàn Fidelity từ năm 2001.

Teresa Heinz Kerry

Tổng giá trị tài sản: 1 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

Bà được thừa kế tài sản từ người chồng quá cố, thượng nghị sĩ Henry John Heinz, vào năm 1991. Tốt nghiệp chuyên ngành phiên dịch của Đại học Geneva (Thuỵ Sĩ), bà thông thạo nhiều thứ tiếng. Hiện tại, bà đã tái hôn với thượng nghị sĩ John Kerry, người từng ra tranh cử tổng thống Mỹ.

Alicia và Esther Koplowitz

Tổng giá trị tài sản: 5,2 tỷ USD và 3,3 tỷ USD

Quốc tịch: Tây Ban Nha

Alicia và Esther được thừa hưởng gia sản từ gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Tây Ban Nha, đó là công ty xây dựng Fomento de Construcciones y Contratas. Hai chị em cùng tham gia điều hành công ty này từ năm 1989 đến 1997, sau đó, Alicia bán cổ phần của mình lại cho Esther với giá 800 triệu USD để theo đuổi sự nghiệp riêng. Cô đang tham gia thành lập quỹ phòng hộ đầu tiên của Tây Ban Nha.

J.K. Rowling

Tổng giá trị tài sản: 1 tỷ USD

Quốc tịch: Anh quốc

Bà là tác giả của các tập truyện về cậu bé phù thuỷ Harry Potter. Bà cũng là nhà văn duy nhất có tên trong danh sách tỷ phú nữ thế giới do Forbes thống kê.

Meg Whitman

Tổng giá trị tài sản: 1,3 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

Meg Whitman vừa từ chức CEO của eBay vào ngày 31/3/2008, kết thúc 10 năm điều hành một trong những trang mua bán trực tuyến nổi tiếng nhất thế giới. Phần lớn tài sản của người phụ nữ tài năng này dùng để tài trợ cho Đại học Princeton.

Oprah Winfrey

Tổng giá trị tài sản: 2,5 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

“Nữ hoàng truyền hình” Mỹ Oprah Winfrey là một biểu tượng về nỗ lực vượt khó, tài năng và sự hào phóng đối với giới nữ.

Zhang Xin

Tổng giá trị tài sản: 3 tỷ USD

Quốc tịch: Trung Quốc

Nữ tỷ phú Zhang Xin, cùng với chồng là Pan Shiyi, đang điều hành công ty địa ốc SOHO ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là một trong những cặp vợ chồng nổi tiếng nhất trong giới kinh doanh Trung Quốc, với các toà nhà mang phong cách thiết kế đầy cá tính. Trước khi thành lập công ty SOHO, cô từng là chuyên gia phân tích cho tập đoàn Goldman Sachs tại New York.

(Theo Forbes)

 

Những chàng độc thân sáng giá nhất thế giới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2008 có đến 110 người đàn ông còn độc thân. Người trẻ nhất là Mark Zuckerberg, 23 tuổi. Anh là người sáng lập mạng xã hội Facebook từ khi còn là sinh viên trường Đại học Harvard.

Một chàng trai khác cũng trẻ và không kém phần giàu có là hoàng từ Albert von Thurn un Taxis. Anh đã trở thành tỷ phú từ năm 18 tuổi sau khi được hưởng tài sản thừa kế.

Những tên tuổi sáng giá khác trong câu lạc bộ các tỷ phú độc thân là Roustam Tariko, tỷ phú người Nga với tài sản 3,5 tỷ USD và Ronald Burkle (bạn thân của cựu tổng thống Bill Clinton), người hiện đang độc thân sau khi chia tay vợ cũ.

Peter Thiel thì chưa lập gia đình lần nào nhưng đã gặt hái nhiều thành công ở Thung lũng Silicon. Điểm ấn tượng nữa trong lý lịch là trình độ cờ vua ở tầm đẳng cấp thế giới của Peter Thiel.

Ít nhất có 197 tỷ phú trong danh sách những tỷ phú năm 2008 đã từng ly dị một hoặc nhiều lần. Chi phí cho mỗi lần li dị không hề rẻ chút nào, đặc biệt đối với những nhà tỷ phú khi tài sản bị chia sẻ. Có lẽ đó là điều khiến các chàng độc thân trong danh sách này lo ngại.

Roustam Tariko (Nga), 46 tuổi, 3 con, tài sản 3,5 tỷ USD.

Tariko tạo dựng sự nghiệp từ việc tạo ra loại rượu vodka cao cấp đầu tiên của Nga, có tên gọi Russian Standard. Ông là người đầu tiên ở Nga mua chiếc Maybach trị giá 500.000 USD, một ngôi nhà ở Sardinia và một chiếc Boeing 737 để đưa ông tới đó.

Ronald Burkle (Mỹ), 55 tuổi, li dị, 3 con, tài sản 3,5 tỷ USD.

Ông trùm siêu thị ở Mỹ, chia tay vợ Janet năm 1992 và tái hợp 5 năm sau đó, khi ông đã ký một bản cam kết sẽ chia cho vợ 30 triệu USD nếu họ lại chia tay. Tuy nhiên, bà vợ đã bỏ ông năm 2002 và sau đó kiện đòi 1 tỷ USD. Ông đã thắng kiện nhưng mất đi sự riêng tư khi 5000 trang tài liệu về vụ li dị được công bố. Ông có người bạn nổi tiếng là cựu Tổng thống Bill Clinton, và gần đây người ta thấy ông thường xuất hiện với nữ diễn viên tóc vàng xinh đẹp Kate Hudson.

Hoàng tử Albert von Thurn und Taxis (Đức), 24 tuổi, tài sản 2,3 tỷ USD.

Là tỷ phú trẻ thứ ba trong danh sách, hoàng tử sống ở một lâu đài của gia đình ở Regensburg với mẹ và chị gái. Sở thích số một của hoàng tử tỷ phú là đua xe.

Fahd Hariri (Libăng), 27 tuổi, tài sản 2,3 tỷ USD.

Là con trai út của cố Thủ tướng Li băng Rafik Al-Hariri, Fahd đang sống tại Paris cùng với mẹ và em gái. Anh trai của Fahd là một nhà lãnh đạo trong đảng cầm quyền tại Li băng.

Charles Dunstone (Anh), 44 tuổi, 1,8 tỷ USD.

Nhà doanh nghiệp điều hành hãng bán lẻ điện thoại Carphone Warehouse trị giá 8 tỷ USD này có tính cách khá dễ chịu. Ông thường cho nhân viên nghỉ một ngày vào dịp sinh nhật và còn gửi bánh sinh nhật đến cho họ. Đây có lẽ là một trong những lý do khiến công ty được coi là một trong những nơi làm việc tốt nhất ở Anh trong hai năm qua.

Mark Zuckerberg (Mỹ), 23 tuổi, 1,5 tỷ USD.

“Chàng trai vàng” mới nhất của ngành công nghệ thông tin cũng là tỷ phú trẻ nhất trên thế giới. Anh thành lập mạng xã hội Facebook vào tháng 2/2004 khi đang ngồi trong giảng đường Harvard. Với gần 70 triệu người tham gia, Facebook đã đem lại cho Zuckerberg số tài sản trị giá 1,5 tỷ USD.

David Ross (Anh), 42 tuổi, ly dị, một con, 1,4 tỷ USD.

Ross cùng người bạn học Charles Dunstone đã sáng lập Carphone Warehouse, nhà bán lẻ điện thoại trên toàn châu Âu năm 1989. Là người yêu nghệ thuật, Ross đặc biệt ưa thích opera và hội hoạ.

Richard Li (Hong Kong), 41 tuổi, tài sản 1,4 tỷ USD.

Là con trai út của người giàu nhất Hồng Kông Li Ka-shing. Li đã vay tiền của bố và tạo lập nên khối tài sản riêng lên đến 10 con số. Bạn có thể vào trang web riêng của Li, richardli.com để tìm hiểu về những hoạt động kinh doanh cũng như sở thích của ông, gồm có cả bay và lặn.

Sergei Polonsky (Nga), 35 tuổi, 2 con, tài sản 1,2 tỷ USD.

Cựu sinh viên kiến trúc Polonsky hiện là một trong những nhà kinh doanh bất động sản thành công nhất ở Moscow. Tập đoàn Mirax Group của ông đã xây dựng toà tháp Moscow City cao hơn 396 mét. Cực kỳ yêu thích thể thao, ông đã từng hy vọng được bay vào Trạm Vũ trụ Quốc tế, tuy nhiên ông bị từ chối do quá cao. Ông cao 1,95m.

Peter Thiel (Mỹ), 40 tuổi, tài sản 1,2 tỷ USD.

Thiel được coi là người phi thường số một trong số những người phi thường ở Thung lũng Silicon. Thiel là đồng sáng lập của trang web thanh toán qua mạng PayPal, mà năm 2002 eBay đã mua lại với giá 1,5 tỷ USD. Hai năm sau, ông trở thành nhà đầu tư bên ngoài đầu tiên vào Facebook với 500.000 USD. Ông thích chạy, đi bộ và lướt sóng. Rất giỏi cờ vua, Thiel từng được xếp hạng thứ 7 trên toàn nước Mỹ ở lứa tuổi 12.

(Theo Forbes)

 

Warren Buffett: "Tôi thích niềm vui kiếm tiền "

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

"Tôi không thích nhảy qua bức rào cao 2 mét. Tôi chỉ tìm bức rào 30 cm để có thể bước qua". Ít ai nghĩ người đưa ra quan điểm có vẻ đơn giản và khiêm nhường ấy lại là người giàu nhất thế giới như hiện nay - tỉ phú Warren Buffett.

Cách sống giản dị

Nếu chỉ nhìn vào cách chi tiêu của Buffett, không ai có thể biết được ông là một tỉ phú. Không giống hầu hết những người giàu có khác, Buffett sống rất giản dị.

Ông sống trong ngôi nhà đầu tiên mà ông mua từ năm 1958 - một căn nhà ở thật xa phố Wall, trung tâm tài chính và chứng khoán lớn nhất nước Mỹ và thế giới. Ông đi chiếc xe hơi bình thường, làm việc ở một văn phòng nhỏ và đơn giản, trông giống phòng khám của một bác sỹ, chỉ có 11 nhân viên. Thậm chí không cần đến máy vi tính để theo dõi bảng giá cổ phiếu và phân tích thông tin. Buffett cũng có những sở thích rất đơn giản như uống coca cola hay ăn kem. Ông thường lái xe tới các cửa hàng của Mc Donald và Dairy Queens thay vì những nhà hàng 5 sao. Thứ xa xỉ nhất mà Buffett có là chiếc máy bay phản lực mà ông mua khi bị quá nhiều người nhận ra khi mình có mặt trên những chuyến máy bay thương mại.

Buffett ghét cay ghét đắng việc thừa mứa và lãng phí mà ông thấy trong cách chi tiêu của rất nhiều nhà điều hành của các tổ chức. Thay vì chi tiền vào những thú vui, Buffett thích tiết kiệm hoặc tái đầu tư hơn. Ông cũng không có ý định để lại nhiều tiền cho các con.

Tuy nhiên, Buffett không phải là "lão hà tiện". Năm 2006, Buffett trở thành một trong những nhà hảo tâm hào phóng nhất trong lịch sử khi ông thông báo sẽ đóng góp 37 tỷ USD trong số tài sản trị giá 44 tỷ USD của mình cho quỹ từ thiện do tỉ phú Bill Gates và vợ sáng lập. Ông muốn tiền của mình sẽ được người khác sử dụng một cách hữu ích và đóng góp cho xã hội. Buffett có thể xây dựng một quỹ mang tên mình, nhưng ông không làm thế.

Rất nhiều người nghĩ rằng Buffett sẽ để lại hầu hết số tiền kiếm được cho các con của mình, để đảm bảo cho chúng trong những năm tháng tương lai. Nhưng Buffett tin rằng điều quan trọng nhất với các con mình là trở thành những thành viên tích cực của xã hội. "Tôi muốn cho các con của tôi có đủ để chúng cảm thấy rằng chúng có thể làm mọi thứ, nhưng không quá nhiều để chúng chẳng làm gì cả" -ông nói. Buffett luôn dạy các con mình ý nghĩa của giá trị và tầm quan trọng của việc phải làm việc để kiếm tiền. Ông thậm chí còn bắt con gái phải viết một tấm séc vay 20 đô la khi cô cần để lấy xe ra khỏi bãi để xe.

"Không phải là tôi muốn tiền, mà tôi thích niềm vui kiếm tiền và xem tiền tăng dần lên". Buffett thành công không chỉ vì ông hiểu cách kiếm ra tiền, mà ông cũng biết cách sử dụng số tiền mình có một cách hiệu quả.

Ưu tiên con người

Năm 2006, Warren Buffett đóng góp số tài sản tương đương 37 tỉ USD cho quỹ từ thiện do Bill Gates và vợ sáng lập

"Ai đó từng nói rằng tìm người để thuê, bạn cần nhìn vào 3 phẩm chất: sự chính trực, sự thông minh và năng lượng. Và nếu họ không có phẩm chất đầu tiên, hai điều sau sẽ giết chết bạn. Bạn nghĩ mà xem, nếu bạn thuê ai đó mà không có sự chính trực thì bạn sẽ chỉ muốn họ lặng câm không nói và lười biếng mà thôi" - Buffett nói vậy.

Phong cách quản lý của Buffett cũng độc đáo như chính cách sống tằn tiện của ông. "Charlie (người có một thời gian dài hợp tác cùng với Buffett) và tôi chủ yếu chú ý đến việc đầu tư vốn và quan tâm chăm sóc đến các nhà quản lý chủ chốt của chúng tôi", Buffett nói. "Hầu hết những nhà quản lý này đều cảm thấy vui vẻ nhất khi họ được phép tự điều hành công việc của họ".

Với Buffett, việc thuê đúng người cực kỳ quan trọng bởi vì sau đó ông giao cho họ những trách nhiệm rất lớn. Ông muốn các nhà quản lý của mình nghĩ và hành động giống như các ông chủ. Vì điều hành quá nhiều công ty, Buffett thắt chặt cách làm việc của mỗi nhà quản lý với doanh nghiệp riêng của họ, chứ không phải với toàn bộ tập đoàn Bershire Hathaway. Ông nhắc họ: "Nếu có bất kỳ tin xấu nào, hãy cho tôi biết sớm".

Dù vậy, Buffett vẫn điều hành công ty ở cấp độ rất cá nhân. "Chúng tôi có thể nỗ lực để mất tiền, thậm chí rất nhiều tiền, nhưng chúng tôi không thể để mất danh tiếng, thậm chí chỉ một chút danh tiếng. Cần 20 năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần 5 phút là có thể hủy hoại nó". Do đó, Buffett luôn cố gắng để khi ông thuê ai đó, họ sẽ làm tăng thêm danh tiếng của công ty chứ không phải làm giảm bớt nó đi. Và khi được thuê, ông muốn họ nghĩ về công việc như chính những hoạt động trong gia đình. "Xem công việc bạn làm như thể đó là tài sản duy nhất của gia đình bạn, một thứ phải hoạt động cho 50 năm tới và không bao giờ được bán đi" - ông nói với họ như vậy.

Không sợ thử những cái mới

Warren Buffett không đầu tư vào cổ phiếu, mà đầu tư vào công ty. Ông áp dụng chiến lược mua và giữ cổ phiếu trong thời gian dài, rất dài và đôi khi giữ luôn nếu đó là những công ty ông xác định là chiến lược của mình.

Đi con đường mà ít người đi không phải lúc nào cũng dễ dàng với Buffett. Nhiều khi ông chế nhạo chính các quyết định đầu tư của mình, đặc biệt là thời kỳ "dot - com". Năm 1999, chứng khoán Berkshire Hathaway xuống rất thấp và các nhà phân tích cho rằng sự nghiệp của Buffett thế là hết bởi vì ông đã tính nhầm thời kỳ bùng nổ công nghệ. Wall Street nghĩ rằng ông đã thừa nhận sai lầm lớn nhất của sự nghiệp. Cho đến khi "dot - com" bùng nổ vào những năm 2000, chiến lược của ông không thể sai lầm được. "Đó là một ảo giác lớn, lớn nhất trong cuộc đời tôi", Buffett nhớ lại.

Hết lần này đến lần khác, Buffett lắng nghe bản năng của mình - và sự nghiên cứu của mình để thông báo các quyết định kinh doanh. Khi những người khác hoạt động và tái hoạt động trong thị trường chứng khoán, Buffett vẫn đứng vững trên các quyết định của mình. "Bạn làm những việc khi mà cơ hội đến. Nếu tôi có một ý tưởng vào tuần tới, tôi sẽ làm. Nếu không, tôi sẽ không làm một việc ngớ ngẩn. Nhiều thành công có thể tạo nên việc không hoạt động".

Tự tin đi theo bản năng của mình, nhưng điều đó không bao giờ đồng nghĩa với việc Buffett sẵn sàng đưa ra những quyết định thiếu căn cứ. Buffett biết khi nào ông gặp rắc rối và ông biết khi nào không nên sa vào việc gì đó.

Buffett biết dù bất kỳ hoạt động nào của ông đều có những người chỉ trích. Ông quyết định sớm, tuy nhiên không vì những gì người khác nói mà ông phá vỡ những bước đi của mình. "Điều quan trọng là tiếp tục cuộc chơi, chống lại các đối thủ yếu và chơi vì lợi ích lớn", ông nói.

Ông không sợ thử những cái mới. Ông tin rằng, "nếu quá khứ là tất cả với cuộc chơi, người giàu nhất chính là các thủ thư".

(Theo VietnamNet)

 

Sau ba tháng điều tra, ngày 17/4, các công tố viên của tòa án Hàn Quốc cho biết quyết định truy tố Chủ tịch tập đoàn Samsung ông Lee Kun-hee về tội trốn thuế và thất tín trong khi điều hành tập đoàn.

Với Hàn Quốc, việc trục lợi bất chính trong doanh nghiệp bằng những hành vi như vậy được coi như một trong những trọng tội số 1, bởi nó phá hỏng tinh thần văn hoá doanh nghiệp - yếu tố đã giúp biến Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu những năm 60 của thế kỷ trước thành một trung tâm kinh tế hàng đầu châu Á như hiện nay.

Thông báo trên được đưa ra sau 3 tháng điều tra các việc làm khuất tất tại tập đoàn khổng lồ Hàn Quốc Samsung - tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc.

Ông Lee và một số thành viên khác trong gia đình mình đã bị triệu tập nhiều giờ đồng hồ để thẩm vấn. Các công tố viên cho biết sẽ không bắt giữ ông Lee vì sợ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc này.

Vị doanh nhân 66 tuổi này được xem như một người có ảnh hưởng lớn nhất trong giới doanh nhân Hàn Quốc, nhờ những công sức phi thường của ông với tập đoàn khổng lồ Samsung và qua đó là với nền kinh tế nước này nhiều năm qua.

Lee Kun-hee - doanh nhân quyền lực nhất Hàn Quốc

Lee Kun-hee hiện được xem là doanh nhân giàu có và quyền lực nhất Hàn Quốc. Thời thanh niên, Lee Kun-hee nổi tiếng ăn chơi và chỉ quan tâm tới doanh nghiệp gia đình sau khi bố mất, năm 1987. Tốt nghiệp ngành kinh tế Đại học Wasada (Nhật) và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học George Washington (Mỹ), Lee Kun-hee bắt đầu lập chiến lược phát triển công ty, nhấn mạnh chính sách không cạnh tranh bằng giá mà bằng chất lượng và thiết kế.

Cuối năm 1998, Samsung bắt đầu đổ vốn vào công nghệ kỹ thuật cao. Samsung tập trung mạnh hơn vào tiếp thị và nghiên cứu tâm lý thị trường (tung ra các nhóm nhỏ, cải trang và trà trộn vào xã hội để ghi nhận ý kiến người tiêu dùng). Do vậy, Samsung được biết đến như một công ty thành công khi đầu tư vào những thời điểm kinh doanh xuống dốc.

Thời điểm này, có thể khẳng định Lee Kun-hee đã hoàn toàn đúng trong chính sách phát triển công ty. Ông từng nói: “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con bạn”.

Ông còn nhấn mạnh: “Một thiên tài có thể nuôi sống hàng triệu người khác. Trong kỷ nguyên sắp tới, khi sáng tạo là động lực quan trọng nhất cho thành công doanh nghiệp, chúng tôi sẽ thu hút những người tài năng nhất. Giá trị kinh tế của một thiên tài là hơn 1 tỷ USD… Thế giới doanh nghiệp đang thay đổi sâu sắc. Thật khó đoán ngành nào sẽ phát triển và đem lại vận hội trong tương lai. Nhưng nếu sử dụng những người tinh hoa nhất, bạn sẽ giải quyết được bất cứ vấn đề gì của tương lai”.

Đến nay, uy tín của Lee Kun-hee trong làng quản trị doanh nghiệp thế giới không còn gì để tranh cãi. Ông đã khơi dậy tinh thần dân tộc Hàn Quốc, không chỉ “người Hàn dùng hàng hóa Hàn” mà còn là “người Hàn tự hào về sản phẩm Hàn”.

Với vai trò toàn cầu hoá tập đoàn Samsung, ông Lee được xem như là một trong những người gương mẫu của các nhà lãnh đạo ở châu Á. Tập đoàn điện tử Samsung xếp thứ 32 trong danh sách 45 công ty được đánh giá cao trên thế giới.

Lee Kun-hee được Tạp chí Time chọn là một trong số 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2005. Trước đó, năm 2004, ông cũng được bầu là 1 trong những nhà kinh doanh hay nhất của thế giới trong danh sách 45 nhà kinh doanh tiêu biểu của thế giới theo bình chọn của tạp chí Financial Time (Anh).

(Theo VietnamNet)

 

Lee Myung-bak - Câu chuyện thành công thần kỳ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trải qua một tuổi thơ vất vả, Lee Myung-bak đã không ngừng vươn lên để trở thành một CEO trẻ tuổi, một thị trưởng thành công và từ ngày 25/2/2008, là người đứng đầu đất nước. Câu chuyện cuộc đời ông dường như là hình ảnh thu nhỏ của chính đất nước Hàn Quốc, vươn lên từ đống đổ nát của chiến tranh để trở thành một con hổ kinh tế ở châu Á.

Bán rong, dọn rác để được đi học

Theo cuốn hồi ký của chính ông có tên “Không hề có phép màu” xuất bản năm 1995, cậu bé Lee Myung-bak sinh ngày 19/12/1941 trong một gia đình người Hàn Quốc theo đạo Thiên chúa tại Hirano-ku, Osaka, Nhật Bản. Cha cậu làm việc tại một trang trại chăn nuôi gia súc và gia đình cậu nghèo đến nỗi các anh chị em luôn bị đói.

Gia đình Lee trở về Hàn Quốc với hai bàn tay trắng sau khi Nhật Bản chấm dứt việc chiếm đóng bán đảo Triều Tiên năm 1945. Con tàu đông nghẹt người chở họ về quê hương đã bị đắm cùng với tất cả hành lý, nhưng may sao tất cả đều thoát chết. Trong cuộc chiến Triều Tiên nổ ra sau đó, hai người anh chị LeeMyung-bak đã chết vì bom Mỹ.

Chuyển đến sinh sống ở thành phố cảng nhỏ Pohang, cậu bé Lee ngày ngày theo phụ mẹ bán đủ thứ hàng như kem, bánh bột mỳ, quần áo, hoa quả, diêm và kẹo. Sau này Lee đã viết một cuốn sách về chính người mẹ tần tảo của mình, cuốn sách có tên giản dị là "Mẹ". Ông kể với những người ủng hộ chuyện hồi nhỏ ông bán hàng ở chợ Pohang thế nào: “Khi đã quen với việc bán hàng ở đó, tôi ghét nhất là những người chỉ đi qua hỏi những câu như "Buôn bán thế nào? Kinh tế dạo này thế nào nhỉ?" rồi đi. Dù người ta nói gì, tôi vẫn biết ơn nhất là những người mua cho tôi một cái gì đó”.

“Tôi biết rõ vì tôi đã ở đó”, ông tâm sự.

Tuy vất vả thế nhưng gia đình Lee vẫn chẳng đủ ăn, họ phải ăn bã ngũ cốc từ một nhà máy rượu vào bữa sáng và bữa tối, còn buổi trưa thì chẳng có gì vào bụng. Cậu bé Lee đi học mà mặt mũi lúc nào cũng đỏ bừng bừng còn người thì nồng nặc mùi rượu, các giáo viên thậm chí còn nghi ngờ Lee là một kẻ nát rượu.

"Đói nghèo đã đeo đuổi gia đình tôi cho đến tận khi tôi 20 tuổi", Lee Myung-bak viết trong cuốn hồi ký. "Tôi còn không dám tưởng tượng đến việc ăn trưa ở trường. Không ai có thể hiểu được nỗi đau nghèo đói nếu họ chưa từng phải ôm một cái bụng toàn nước suốt giờ ăn trưa".

Vì thế, khi nghe đến việc Lee muốn học trung học, cha mẹ đã phản đối kịch liệt. Tiền học phí là việc quá sức đối với gia đình. Lee phải hứa với cha mẹ là sẽ kiếm được học bổng thì họ mới đồng ý. Giữ đúng lời hứa, Lee đã giành được học bổng khoá học buổi tối tại một trường trung học thương mại. 3 năm theo học ở đây, lúc nào Lee cũng là học sinh đứng đầu trường.

Ông kể hồi đó ông đã phải bán bắp rang trước cổng trường nữ sinh để kiếm tiền. Mặt mũi Lee lúc nào cũng đen sạm vì khói, và “mỗi khi các cô gái đi qua và nhìn chằm chằm vào tôi”, ông viết trong hồi ký, “mặt tôi lại đỏ bừng lên vì xấu hổ”.

Cuộc sống không khá hơn là mấy khi gia đình chuyển đến Seoul cuối năm 1959 để Lee ôn thi vào đại học. Ban ngày Lee làm thêm tại một khu thu gom rác còn ban đêm thức học ôn thi. Như một sự trả công xứng đáng, Lee đã thi đỗ vào trường đại học tổng hợp Hàn Quốc, một trong những trường đại học danh tiếng nhất nước, và theo học ngành quản trị kinh doanh.

Hàng ngày, cha mẹ bán rau trên phố còn Lee làm việc ở các công trường xây dựng và đi quét đường để kiếm tiền trả học phí. "Lúc đó ước mơ duy nhất của tôi là trở thành một người làm công ăn lương", ông kể trên website tranh cử.

Ở trường, Lee Myung-bak là một sinh viên xuất sắc và được bầu làm hội trưởng sinh viên của khoa quản trị kinh doanh. Chun Shin-il, 64 tuổi, bạn học cũ của Lee kể rằng, hội trưởng sinh viên thường phải xuất thân từ những trường trung học "xịn" nhưng Lee vẫn được bầu dù ông chỉ học ở trường trung học thương mại. Đó là vì “ông ấy bộc lộ khả năng tổ chức từ khi mới là một sinh viên rất trẻ”, ông Chun nói.

Trường đại học cũng là môi trường đầu tiên đưa Lee đến với chính trị. Nhiệt tình tham gia các hoạt động của sinh viên trên đường phố, năm 1964, ông có mặt trong đoàn biểu tình của sinh viên phản đối việc bình thường hoá quan hệ Nhât - Hàn. Ông bị bắt và bị bỏ tù 6 tháng. Tiền án này đã khiến ông gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc sau này.

Không "đầu hàng" bằng cách ra nước ngoài như nhiều bạn học cùng cảnh ngộ, Lee tìm cơ hội ở tập đoàn Hyundai. Công ty này ban đầu từ chối nhận Lee vì e ngại "quá khứ" của ông. Lee đã viết một bức thư đầy tâm huyết gửi đến văn phòng tổng thống lúc đó là ông Park Chung-hee yêu cầu Chính phủ đừng làm khó cho tương lai của ông. Bức thư đã khiến một thư ký của Tổng thống xúc động đến nỗi sau đó, Hyundai đã được phép nhận ông vào làm việc.

"Huyền thoại làm công ăn lương"

Và tương lai đã thực sự mở ra với Lee Myung-bak ở Hyundai. Thời điểm đó, công ty mới chỉ có 90 nhân viên và đang mở rộng hoạt động sang Trung Đông trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Hàn Quốc những năm 1960 và 1970. Lee đã làm việc chăm chỉ và không nề hà khó khăn. Ông đã từng dành hết thời gian để tìm hiểu máy móc của chiếc máy ủi để biết tại sao nó lại hay hỏng. Từ đó, đồng nghiệp đặt biệt danh cho ông là "Máy ủi" - cái biệt danh đã theo ông đến tận ngày hôm nay.

Thái độ làm việc không mệt mỏi của Lee khiến Chung Ju-yung, người đã gây dựng Hyundai từ con số không, vô cùng ấn tượng. Cảm tình của người lãnh đạo cao nhất đã đem đến cơ hội thăng tiến cho Lee. Sau 10 đặt chân vào Hyundai, ông đã vươn lên chức CEO của công ty xây dựng Hyundai khi mới 35 tuổi. Đến năm 1988, ông đã trở thành người đứng đầu công ty. Lúc này Hyundai đã có hơn 160.000 nhân công trên toàn thế giới.

Nếu Hyundai là một trong những trụ cột đưa đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc thì Lee Myung-bak, với 27 năm gắn bó với Hyundai, đã góp phần tạo ra thời kỳ phát triển hùng mạnh của tập đoàn này. Không những thế, ông còn gây dựng được nhiều mối quan hệ lãnh đạo các nước như cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Sau khi buộc phải rời công ty mà mình đã cống hiến gần 30 năm, ông quyết định tham gia chính trường bằng việc tranh cử Thị trưởng Seoul lần đầu tiên năm 1995.

"Ông máy ủi" - Từ Thị trưởng đến Tổng thống

Nhưng cuộc đua năm 1995 kết thúc bằng thất bại và ông rời Hàn Quốc đến tham gia giảng dạy tại đại học tổng hợp George Washington năm 1998. Năm 2002, ông một lần nữa nhắm đến chức Thị trưởng Seoul và lần này đã thành công. Trong nhiệm kỳ 4 năm làm Thị trưởng của mình, ông Lee đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ đối với thành phố thủ đô này.

Seoul thời điểm năm 2002 mang trong mình tất cả hậu quả từ quá trình đô thị hoá: một thành phố 10 triệu dân, bụi bặm, ô nhiễm và đông đúc. Sau hàng thập kỷ, người dân Seoul đã chấp nhận và tìm cách tồn tại trong môi trường đó. Đó là một thoả thuận ngầm để trở thành một con hổ kinh tế ở châu Á - thịnh vượng phải trả bằng cái giá là sự ô nhiễm. Môi trường trong sạch lúc đó bị coi là điều hoang tưởng nằm ngoài khả năng.

Nhưng ông Lee có lòng dũng cảm - và cả sự khôn ngoan trong chính trị. Ông nhận ra rằng với tầng lớp trung lưu mới đang ngày càng nhiều lên ở Hàn Quốc, "thoả thuận ngầm" trên không còn phù hợp nữa. "Khi kinh tế Hàn Quốc cố gắng vực dậy sau chiến tranh, công viên là một điều xa xỉ", ông Thị trưởng 65 tuổi từng phát biểu với tạp chí Time của Mỹ. "Nhưng nay, chúng ta cố gắng có được sự cân bằng giữa chức năng và môi trường, và chúng ta sẽ ưu tiên cho môi trường hơn".

Ông hứa với người dân thành phố ông sẽ "bóc" con đường cao tốc chạy qua trung tâm Seoul lúc nào cũng ùn tắc và trả lại con suối Cheonggyecheon dài 4 dặm đã bị vùi lấp để xây con đường này. Điều đáng chú ý là con đường này do một công ty mà chính ông Lee từng lãnh đạo xây dựng nên trong thời kỳ "tăng trưởng bằng mọi giá".

Phe đối lập chỉ trích rằng kế hoạch này gây ra sự hỗn loạn trong giao thông và tốn kém. Nhưng 3 năm sau, dòng sông Cheonggyecheon hồi sinh đã thay đổi bộ mặt của thành phố Seoul. Ông Lee cũng cải thiện lại hệ thống giao thông của thành phố, tăng thêm nhiều xe buýt sạch. Những việc làm của ông đã chứng minh rằng môi trường hoàn toàn có thể song hành với phát triển. Tạp chí Time đã trân trọng dành tặng ông danh hiệu "Anh hùng môi trường" để ghi nhận những quyết định dũng cảm của ông.

Thành công trên cương vị Thị trưởng đã biến ông thành ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vụ Tổng thống khi ông bày tỏ ý định này giữa năm 2007. Ông hứa với công chúng sẽ trở thành một “Tổng thống theo kiểu CEO” - thực dụng và sáng tạo.

Chiến dịch tranh cử của ông đã diễn ra khá suôn sẻ. Ngày 10/5/2007, ông tuyên bố mong muốn đại diện cho đảng Đại dân tộc (GNP) tranh cử Tổng thống Hàn Quốc. Ngày 20/8/2007, ông đánh bại bà Park Geun-hye (con gái cựu Tổng thống Park Chung-hye) trong cuộc bầu cử nội bộ đảng GNP để trở thành ứng cử viên của đảng. Ngày 19/12/2007, ông đánh bại hai đối thủ là Chung Dong-Young và Lee Hoi-chang (người lần thứ 3 ra tranh cử Tổng thống) với 50% phiếu thuận. Ông sẽ chính thức kế nhiệm Tổng thống Roh Moo-hyun vào ngày 25/2/2008.

Chính sách quan trọng nhất trong cương lĩnh tranh cử của ông là dự án kênh đào nối Busan và Seoul, mà theo ông sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển hơn nữa. "Kế hoạch 747" của ông tổng kết những mục tiêu chính như tăng trưởng GDP hàng năm 7%, thu nhập bình quân đầu người 40,000 USD, và đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới.

Với CHDCND Triều Tiên, ông Lee tuyên bố một kế hoạch toàn diện để đầu tư cho bắc Triều Tiên thay vì trợ cấp. Ông cam kết sẽ thành lập một cơ quan tư vấn để giúp bắc Triều Tiên đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế. Cơ quan này sẽ bao gồm các tiểu ban về kinh tế, giáo dục, tài chính, hạ tầng và phúc lợi với một quỹ hợp tác giá trị 40 triệu USD. Ông cũng sẽ tìm kiếm một thoả thuận Cộng đồng kinh tế Triều Tiên để thiết lập khung pháp lý và cơ chế cho bất cứ dự án nào có được thông qua đàm phán. Ông Lee cũng thành lập một văn phòng cứu trợ ở bắc Triều Tiên để tăng cường cứu trợ nhân đạo sau các các cuộc đàm phán hạt nhân.

Jeong Tae-keun, một trợ lý đã từng làm phó Thị trưởng cho ông Lee, khẳng định: “Lee Myung-bak là một người luôn tiến lên”. Câu chuyện cuộc đời của "ông máy ủi" chính là minh chứng hùng hồn cho nhận xét đó. Và với chức Tổng thống Hàn Quốc, chắc chắn những điều "thần kỳ" ông có thể tạo ra còn chưa dừng lại.

(Theo LanhDao)

 

Những bí kíp của các ông chủ siêu sao

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tìm kiếm và giữ chân người tài luôn là một thử thách lớn với bất kỳ doanh nghiệp nào, tuy nhiên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn thì lại có ưu thế trong việc quan tâm đến nhân viên hơn...

... quan tâm gia đình họ, dành tặng những khoản tiền thưởng cho sáng kiến, giữ gìn nơi làm việc mà tất cả nhân viên đều cảm thấy rằng họ đang cống hiến cho một công ty quan trọng.

Dưới đây là 6 công ty mà nhân viên luôn ước ao.

*PreEmptive Solutions

Thành lập: 1996

Số lượng nhân viên: 26

Số nhân viên chuyển đi: 2

Thời gian trung bình ký hợp đồng làm việc tại công ty: 3 năm

PreEmptive Solutions là một công ty chuyên phát triển phần mềm, trụ sở tại Ohio, tuyển dụng nhân tài công nghệ hàng đầu từ Thung lũng Silicon. Nhưng công ty này không kinh doanh toàn thời gian. Tổng giám đốc điều hành Gabriel Torok đang dẫn chương trình “Microbrew Fridays” thứ 6 hàng tuần. Nhân viên tham gia chương trình này có thể thử các loại rượu khác nhau và chơi những trò chơi video Guitar Hero đầy thử thách.

Torok giữ nhân viên được thử thách hàng ngày và công nhận những đóng góp của họ trong các cuộc họp tổng kết hàng tháng. Nhân viên của ông cũng tham gia vào “các nhóm diễn đàn”, xử lý các dự án cụ thể như nâng cao môi trường làm việc.

Ông bày tỏ: “Nhân viên tài năng luôn có nhiều sự lựa chọn. Họ phải cảm thấy giống như họ đang đóng góp cho một tầm nhìn lớn hơn và tận hưởng tốc độ phát triển nhanh của một công việc kinh doanh”.

*Shazaaam!

Thành lập: năm 2001

Số lượng nhân viên: 11 nhân viên làm toàn thời gian và 7 làm bán thời gian.

Nhân viên ra đi trong năm qua: 1 người

Thời gian trung bình ký hợp đồng làm việc: 5 năm

Adrienne Lenhoff Wise bắt đầu thành lập công ty truyền thông marketing đặt tại Michigan. Bà muốn bắt đầu công việc từ những điều cơ bản thường ngày. Hầu như 7 năm sau khi thành lập Shazaaam, bà đã xây dựng công ty theo hướng làm việc theo nhóm. Tại đây nhân viên luôn cảm thấy tự chủ và có nguyên tắc làm việc vững vàng.

Tham dự khoá đào tạo chéo, các môn học khác nhau và động não, nhân viên cảm thấy được hoà nhập, đóng góp vào sự thành công của công ty. Ngoài đạo tạo chuyên môn, Lenhoff Wise còn dành thêm cho họ những quyền lợi như trông nom trẻ nhỏ xa nhà ban ngày, nhà bếp dự trữ đầy đủ mà tại đó nhân viên có thể lên danh sách mua sắm, các tài khoản tiền thưởng dành riêng cho vé đi xem hoà nhạc hay chăm sóc sắc đẹp, những khoản cần thiết cơ bản khác.

Bà cho biết thêm: “Chúng tôi đang cố gắng sáng tạo nhất có thể và dành những khoản tiền thưởng để kích thích nhân viên, tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái.”

*Skyline Construction

Thành lập: năm 1996

Số lượng nhân viên: 65

Nhân viên ra đi khỏi công ty năm ngoái: 2

Thời gian trung bình ký hợp đồng làm việc: 5 năm

Theo ông David Hayes - tổng giám đốc điều hành công ty: đây là một trong số ít những công ty tại Mỹ sử dụng 100% chương trình sở hữu cổ phần của nhân viên. Công ty đặt trụ sở tại thành phố San-Francisco và có một phong cách quản lý rất mở. Các nhân viên đều có thể truy cập thông tin và các con số của công ty bao gồm hoạt động nhóm, cá nhân, hồi âm với khách hàng. Đây là một điều không phải công ty xây dựng nào cũng cho phép.

Từ thẻ hội viên thể dục, tiền trợ cấp xe hơi, các khoản tiền thưởng và các kế hoạch dành cho giáo dục cho đến doanh thu tài sản cho thuê và quản lý dự án, nhân viên nhận được khoản lương tổng cộng từ 100 ngàn USD- 150 ngàn USD. Và Hayes cho rằng chính lợi thế cạnh tranh này đã tạo ra văn hoá sở hữu của công ty. Niềm kiêu hãnh lớn lao sẽ ngày càng nhân lên khi biết rằng bạn đang chịu trách nhiệm với những gì xảy ra ở đây, không chỉ có CEO, chủ tịch hay CFO mới biết điều đó. Và chính nó đã tạo ra áp lực tương đương ghê gớm để thực hiện công việc trên mọi cấp độ.

*Cryptography Research Inc.

Thành lập: năm 1995

Số lượng nhân viên: 25

Nhân viên rời công ty trong năm qua: 1

Thời gian trung bình ký hợp đồng làm việc: 4.5 năm

Cạnh tranh với những nhân viên cao cấp tại trung tâm công nghệ của San Francisco, Trung tâm nghiên cứu mật mã này chỉ có 4 nhân viên ra đi trong suốt 13 năm qua. Chủ tịch, nhà khoa học Paul Kocher nói rằng sỡ dĩ được như vậy là do các chuyên gia công nghệ tập trung vào giải quyết các vấn đề chứ không tập trung vào đối mặt với việc quan liêu nội bộ.

Công ty an ninh dữ liệu có cấu trúc quản lý theo tầng, có nghĩa là nhân viên có thể theo dõi được những đóng góp của mình và không ngừng phải thử thách với những dự án dò tìm gian lận của Cryptography. Nhân viên cũng rất hài lòng khi được thưởng những khoản tiền khổng lồ, đầy đủ các quyền lợi, phương tiện giao thông công cộng và ngay cả những du thuyền đến Hawaii và hồ Tahoe trong dịp đặc biệt mà công ty dành tặng.

*Wheeler Interests

Thành lập: 1999

Số lượng nhân viên: 34

Nhân viên rời đi: 1

Thời gian trung bình ký hợp đồng làm việc: 3 năm

Tại Wheeler Interests, công ty quản lý bất động sản, nhân viên có thể làm việc bất kỳ thời gian nào trong khoảng từ 6h sáng đến 7h tối và những ngày nghỉ ốm hay ngày nghỉ lễ thì không giới hạn. Tổng giám đốc điều hành Jon Wheeler cho biết: “ Chừng nào họ còn làm việc một cách hợp lý thì chúng tôi còn tin tưởng họ và có quyết định tốt nhất đối với thời gian nghỉ của họ”.

Trụ sở đặt tại bờ biển Virginia, công ty 9 năm tuổi này được thiết kế nhằm giữ chân nhân viên, giúp họ luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái với ánh sáng tự nhiên tại văn phòng làm việc, nội thất theo tiêu chuẩn lao động, chăm sóc sức khoẻ miễn phí, được cung cấp 2 bữa ăn trưa một tuần. Ngoài ra Wheeler cũng đang có kế hoạch xây dựng một vũng tầu đậu sau toà nhà làm việc trên phụ lưu Lynnhaven để cung cấp những chiếc xuồng caiac cho nhân viên bất kỳ lúc nào họ cần nghỉ ngơi.

Chăm lo cho nhân viên là một trong những giá trị cốt lõi của một công ty và theo Wheeler, việc trở thành những công ty nhỏ hơn cũng có đặc quyền của riêng nó: “Chúng tôi quyết định nhanh chóng và thay đổi việc thực hiện một cách dễ dàng, điều đó mang lại cho chúng tôi cơ hội lớn lao hơn trong việc giữ chân nhân viên bằng cách tránh các vấn đề ngay từ giai đoạn đầu”.

*Quality Float Works

Thành lập: 1915

Số lượng nhân viên: 27

Số nhân viên ra đi: 1

Thời gian trung bình làm việc: 10 năm

Hoạt động kinh doanh trong 93 năm qua, Quality Float Works của Schaumburg tại Illinois đã dành được bản thành tích nổi trội trong việc giữ chân nhân viên. Sandra Westlund-Deenihan – CEO của nhà máy sản xuất bóng nổi bằng kim loại rỗng cho biết: “Một trong những thử thách mà các nhà máy sản xuất phải đương đầu là tình trạng thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao. Bà cũng dành cho nhân viên những quyền lợi như chăm sóc sức khoẻ, thời gian linh động vào mùa hè, cắt tóc miễn phí một lần trong tháng hay thẻ hội viên tập thể dục.

Bà rất tin tưởng việc đối xử với nhân viên như người trong gia đình. Bà đã cung cấp những khoản vay cá nhân cho nhân viên và còn thanh toán chi phí cho con cái nhân viên trong công ty trong dịp cắm trại mùa hè cũng như lập ra quỹ giáo dục cho những nhân viên có con mới sinh. Bà bày tỏ: “Những công ty lớn hơn đặc biệt những công ty có quy mô ngoài quốc gia đã quên mất quan niệm chăm sóc nhân viên. Cơ sở sản xuất yếu kém thì thường thích sản xuất hơn là quan tâm đến nhân tố con người”.

(Theo Entrepreneur)

 

Tulsi Tanti, người biến gió thành tiền

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trong muôn vàn những nẻo đường đi tới thành công trên thương trường, có lẽ con đường mà Tulsi Tanti lựa chọn là rất độc đáo: Biến những cơn gió tự nhiên thành nguồn năng lượng hữu ích, vừa phục vụ đời sống, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.
Đóng vai trò là người khởi xướng, ông cũng là người giành được thành công lớn nhất trong ngành công nghiệp năng lượng điện gió tại Ấn Độ. Danh tiếng của Tulsi Tanti không chỉ được biết tới trong bản danh sách những tỷ phú của thế giới với khối tài sản cá nhân 10 tỷ USD mà ông còn được người dân tôn vinh là “Anh hùng trong chiến lược bảo vệ môi trường sống”.

Được thành lập năm 1995 bởi ý tưởng chuyển sức gió thành nguồn điện thay thế phục vụ sản xuất của Tulsi Tanti từ khi ông vẫn còn quản lí doanh nghiệp dệt Suzlon tại Surat, Suzlon Energy Ltd bước vào khai thác một lĩnh vực kinh doanh điện gió hầu như chưa có ai đặt chân tới. Đánh dấu sự khởi đầu ấn tượng bằng cánh đồng gió đầu tiên tại Vankusavade, quận Maharashtra, Suzlon Energy Ltd từng bước mở rộng hoạt động sản xuất sang các loại thiết bị phụ kiện và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Dưới bàn tay chèo lái của Tulsi Tanti, từ trụ sở chính đặt tại Pune, các sản phẩm của Suzlon Energy Ltd lần lượt chiếm lĩnh thị trường nội địa rồi tiến sang thị trường nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực từ Australia, Trung Quốc, New Zealand, Hà Lan cho tới Đức và Mỹ. Tới năm 2006, sau hơn 1 thập kỷ hoạt động, Suzlon Energy Ltd đã vươn lên vị trí là nhà sản xuất turbin gió lớn nhất châu Á và lớn thứ 5 thế giới với tổng thu nhập 868 triệu USD với nguồn nhân lực lên tới 13.000 người.

Ý tưởng độc đáo là bí quyết thành công

Sinh năm 1958 trong một gia đình làm nông nghiệp có 3 anh em trai tại tỉnh nghèo Gujarats Saurashtra; từ nhỏ, do bố mất sớm, Tulsi Tanti đã phải trải qua những tháng ngày lao động cực khổ và một cuộc sống thiếu thốn đủ đường. Hàng ngày, vừa học tập, Tulsi Tanti vừa phải lao động kiếm tiền. Hoàn cảnh khắc nghiệt đó đã sớm xây dựng cho cậu bé Tulsi Tanti một ý chí quyết tâm vượt lên hoàn cảnh và thi đỗ vào Khoa điện tử trường Đại học Rajkots Saurashtra.

Xác định “Học tập là nền tảng đi tới thành công”, Tulsi Tanti rất chuyên cần nghiên cứu lý thuyết từ sách vở và sau đó vận dụng vào thực tế. Do hoàn cảnh khó khăn, để có thể tự trang trải học phí, Tulsi Tanti bắt đầu tính tới việc kinh doanh nhỏ. Đi vay được một khoản tiền nhỏ, Tulsi Tanti cùng 2 người em trai lập đầu mối nhận vận chuyển đồ thực phẩm đông lạnh cho các xí nghiệp trong vùng.

Công việc kinh doanh đầu tiên này không lớn nhưng những khoản lợi nhuận nho nhỏ thu được cũng đủ để Tulsi Tanti trang trải cuộc sống và đóng học phí. Bắt đầu từ đây, ý nghĩ về một tương lai gắn liền với kinh doanh cứ bám riết lấy Tulsi Tanti, bất chấp trong thời điểm đó, những gì cậu có vẫn chỉ là hai bàn tay trắng.

Tốt nghiệp đại học, Tulsi Tanti xin vào làm việc tại Cty dệt may Suzlon ở Surat. Trên nền tảng những kiến thức chuyên sâu đã tích luỹ được, Tulsi Tanti mạnh dạn đưa ra những sáng kiến đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị giúp doanh nghiệp đạt được bước tăng trưởng rõ rệt.

Không lâu sau đó, Tulsi Tanti được bổ nhiệm vào vị trí quản đốc, rồi cuối cùng là người đứng đầu của Suzlon. Trên cương vị mới, bên cạnh không ít những khó khăn phải giải quyết, Tulsi Tanti còn phải đối mặt với khó khăn về nguồn năng lượng điện phục vụ sản xuất do thời điểm đó, chính phủ áp dụng chính sách tăng giá điện. Bằng tầm nhìn xa trông rộng của mình, Tulsi Tanti nghĩ ngay tới nguồn năng lượng thay thế là điện gió vừa rẻ vừa rất ổn định.

Mặc dù phải bỏ ra một khoản tài chính lớn, Tulsi Tanti vẫn quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy nhỏ tự sản xuất điện năng chỉ vỏn vẹn hai turbin chạy bằng sức gió. Đúng như những tính toán của Tulsi Tanti, nguồn năng lượng cần thiết phục vụ sản xuất dệt đã được cung cấp đầy đủ, Suzlon vừa giảm được một khoản chi phí lớn cho điện năng vừa nắm được thế chủ động trong sản xuất.

Biến gió thành tiền

Ý tưởng kinh doanh những cơn gió và chuỗi những thành công lớn của Tulsi Tanti từng được không ít người xem như một câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi, làm thế nào để một người xuất thân trong hoàn cảnh nghèo khó lại có thể vươn lên đỉnh cao của sự nghiệp. Có thể khẳng định rằng, khởi nguồn cho những thành công của Tulsi Tanti chính là khả năng phát hiện cơ hội kinh doanh và đưa ra được ý tưởng độc đáo nhưng cũng không kém phần mạo hiểm. Đó là cách xác định thời điểm.

Sau khi vấn đề khó khăn về nguồn điện của doanh nghiệp dệt đã được giải quyết triệt để bằng nguồn năng lượng thay thế, Tulsi Tanti lập tức hướng tầm mắt sang thị trường kinh doanh năng lượng trong nước. Nhận thấy nhu cầu về điện năng trước mắt và lâu dài đều rất lớn nhưng nguồn cung lại thiếu hụt nghiêm trọng, đặc biệt là các khu vực vùng nông thôn xa xôi, sau nhiều ngày trăn trở, năm 1995, Tulsi Tanti đưa ra quyết định táo bạo là thành lập nên công ty điện gió Suzlon Energy. Tới năm 2001, Tulsi Tanti từ bỏ hẳn lĩnh vực dệt để tập trung vào kinh doanh điện gió.

Quyết tâm thực hiện bằng được dự án nhà máy điện gió, Tulsi Tanti và các anh em trong gia đình đã gom tất cả các nguồn tài chính, thậm chí là bán đi nhiều tài sản để có được khoản tiền 600.000 USD. Vì đây là một trong lĩnh vực đặc thù nên máy móc và các loại trang thiết bị không phổ biến, Tulsi Tanti phải tốn không biết bao công sức, thời gian tới nhiều quốc gia châu Âu tìm kiếm đối tác.

Cuối cùng, một đối tác nhỏ của Đức là Công ty Sudwind cũng đồng ý cung cấp 10 turbin gió cùng các trang thiết bị khác để xây dựng nhà máy điện Vankusavade, quận Maharashtra. Ngay sau khi khánh thành và đi vào hoạt động, Vankusavade, quận Maharashtra đã trở thành cánh đồng gió đầu tiên của Ấn Độ và khu vực châu Á đạt công suất 201 megawatts. Suzlon nhanh chóng thiết lập được mạng lưới phủ rộng trên khu vực Pune và một số tỉnh thành lân cận. Ngay trong năm đầu tiên, lợi nhuận của Suzlon đã tăng vọt.

Minh chứng rõ nhất là khi có tên trên sàn giao dịch chứng khoán của Bombay Stock Exchange, Suzlon là một trong số ít doanh nghiệp được xếp vào danh sách những đơn vị có nguồn vốn hơn 4,0 tỷ USD. Chỉ sau ngày giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu của Suzlon đã tăng lên tới mức kỷ lục là 60%. Nắm giữ 70% nguồn vốn của doanh nghiệp, ngay từ giữa thập niên 90, Tulsi Tanti đã trở thành một trong những số ít triệu phú tiền đô của Ấn Độ.

Dựa trên tốc độ tăng trưởng nhanh của Suzlon, Tulsi Tanti tập trung xây dựng chiến lược chiếm lĩnh thị trường nội địa để chuẩn bị cho kế hoạch dài hơi tiến sang thị trường quốc tế. Tận dụng triệt để thế mạnh tiên phong của Suzlon, Tulsi Tanti lần lượt cho nghiên cứu địa hình, khí hậu và nhu cầu của thị trường các tỉnh thành, đồng thời mở rộng mạng lưới các chi nhánh cung cấp điện tại chỗ. Bên cạnh đó, ông còn cho xây dựng nhà máy sản xuất các loại phụ kiện phục vụ khâu bảo dưỡng, thay thế thiết bị hỏng hóc.

Với tầm hoạt động ngày một rộng, để đảm bảo quản lí hiệu quả, Tulsi Tanti nâng Suzlon thành quy mô tập đoàn và thiết lập các chi nhánh trọng điểm. Ngoài khả năng kinh doanh độc lập, Tulsi Tanti còn có biệt tài tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là những nhà quản lí. Đầu tiên, phải kể tới Andre Horbach, Giám đốc điều hành giàu kinh nghiệm, từng nắm giữ vị trí Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn công nghiệp GE Consumer & Industrial EMEA. Tiếp đến là chuyên gia tài chính Patrick Krhenbühl cũng được mời về nắm giữ vị trí giám đốc tài chính của tập đoàn. Đây là những nhân vật đóng vai trò then chốt giúp Tulsi Tanti triển khai thành công các chiến lược kinh doanh của Suzlon.

Bước vào triển khai chiến lược mở rộng hoạt động ra thị trường các quốc gia trong và ngoài khu vực, rào cản lớn nhất đối với Tulsi Tanti là sức ép cạnh tranh từ các tên tuổi lớn trong lĩnh vực điện gió của Đức, Đan Mạch, Hà Lan với hàng chục năm kinh nghiệm. Để giải bài toán hóc búa này, Tulsi Tanti tiến hành các chương trình hợp tác với nhà sản xuất công nghệ điện gió Sudwind và đầu tư xây dựng đầu mối đầu tiên R&D Center đặt tại Đức.

Ngoài công việc nghiên cứu, thiết kế, R&D Center còn đảm nhiệm luôn chức năng sản xuất các thiết bị điện gió thế hệ mới. Liên tiếp sau đó, Tulsi Tanti tranh thủ thâu tóm thêm một số nhà máy sản xuất cánh quạt, turbin, khối quay. Song song với đó, hai trung tâm nghiên cứu và sản xuất thiết bị phụ trợ khác đặt tại Hà Lan và Ấn Độ cũng ra đời. Riêng mảng marketing, một trong những khâu tiên phong trong việc thu hút nguồn khách hàng ngoài nước, Tulsi Tanti cho thiết lập đầu mối tại Đan Mạch, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của người em trai Girish.

Tới năm 1999, Suzlon đã cho ra đời sản phẩm turbin máy điện gió đầu tiên cùng những dịch vụ khách hàng hoàn hảo từ trùng tu, bảo dưỡng, sửa chữa cho tới thay thế trang thiết bị phụ trợ... Đây là những nền tảng vững chắc đảm bảo thành công cho chiến lược vươn ra thị trường toàn cầu của Suzlon.

Ông trùm điện gió của Ấn Độ

Nắm được nhu cầu rất lớn về cánh quạt gió tại khu vực Minnesota của Mỹ, năm 2003, Tulsi Tanti quyết tâm giành được bản hợp đồng cung cấp 24 turbin cho khu vực Minnesota và hợp tác với doanh nghiệp DanMar & Associates xây dựng nhà máy sản xuất cánh quạt gió. So với các đối thủ cùng tham gia đấu thầu, mặc dù chưa có được những ưu thế vượt trội song Tulsi Tanti lại có được chiến thắng áp đảo sau khi chứng minh được sự thích ứng hoàn hảo của các loại thiết bị điện gió Suzlon đối với sự biến đổi phức tạp của khí hậu tại khu vực trung tâm phía tây của Mỹ.

Với chiến lược sản xuất và cung cấp tại chỗ, các sản phẩm quạt và turbin của Suzlon được bán với mức giá thấp. Thêm vào đó, Tulsi Tanti còn đẩy mạnh khai thác các dự án lẻ; nhờ đó, thương hiệu Suzlon nhanh chóng tạo được uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Và theo như lời nhận xét của John Deere Credit, chủ của một dự án lẻ thì “Suzlon đang học cách trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện gió toàn cầu ngay từ các dự án nhỏ nhất”.

Thị trường tiếp theo và cũng là quan trọng nhất được Tulsi Tanti tập trung hướng tới là Trung Quốc. Với diện tích rộng và dân số đông, nhu cầu về nguồn năng lượng trong tương lai của Trung Quốc rất lớn, do đó, Tulsi Tanti quyết định tiến hành một chương trình đầu tư quy mô lớn vào Trung Quốc. Với việc thiết lập hai văn phòng đại diện chính ở Thượng Hải và Bắc Kinh, Tulsi Tanti đầu tư số vốn 60 triệu USD vào xây dựng nhà máy điện gió 600 megawttes.

Sau thị trường Trung Quốc, Tulsi Tanti còn tiếp tục hướng sang đầu tư khai thác thị trường Australia và Hàn Quốc. Cùng với sự phát triển bùng nổ trên thị trường toàn cầu, Suzlon đã vươn lên trở thành một trong những thương hiệu điện gió hàng đầu thế giới với tầm hoạt động ở 7 bang của Ấn Độ và hơn 40 thị trường khu vực và quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Suzlon cũng là đối thủ đáng gờm nhất của các nhà sản xuất điện gió danh tiếng thế giới như như Acciona Energy, Clipper, Windpower, Mitsubishi Heavy Industries, Nordex, Scanwind hay Siemens.

Được mệnh danh là một “Anh hùng” hay “Chiến binh” của Ấn Độ, bên cạnh những chiến lược kinh doanh tầm cỡ, Tulsi Tanti còn là một trong những người đi đầu trong bảo vệ môi trường sống. Nỗ lực phát triển những “cánh đồng gió” và các loại thiết bị sản xuất điện gió của ông không chỉ giúp phát triển thêm nguồn điện năng thay thế, mà còn giúp xã hội hạn chế được các nguồn ô nhiễm như khí thải, âm thanh và khói bụi.

Với những đóng góp to lớn đó, Tulsi Tanti từng được trao tặng không ít những giải thưởng lớn về cả tài năng kinh doanh lẫn bảo vệ môi trường như: Giải thưởng Business Leadership Award do Tổ chức Solar Energy Society of India (SESI) trao tặng năm 2002; Giải thưởng Best Renewable Man of the Decade của Tổ chức Lifetime Achievement Award vào tháng 3 năm 2006; Giải thưởng World Wind Energy Award năm 2003 cho những thành quả phát triển nguồn năng lượng điện gió tại Ấn Độ và gần đây nhất là Giải thưởng Environment Award năm 2007.

(Theo VnEconomy)

 

Warren Buffett: "Tôi thích niềm vui kiếm tiền "

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

"Tôi không thích nhảy qua bức rào cao 2 mét. Tôi chỉ tìm bức rào 30 cm để có thể bước qua". Ít ai nghĩ người đưa ra quan điểm có vẻ đơn giản và khiêm nhường ấy lại là người giàu nhất thế giới như hiện nay - tỉ phú Warren Buffett.

Cách sống giản dị

Nếu chỉ nhìn vào cách chi tiêu của Buffett, không ai có thể biết được ông là một tỉ phú. Không giống hầu hết những người giàu có khác, Buffett sống rất giản dị.

Ông sống trong ngôi nhà đầu tiên mà ông mua từ năm 1958 - một căn nhà ở thật xa phố Wall, trung tâm tài chính và chứng khoán lớn nhất nước Mỹ và thế giới. Ông đi chiếc xe hơi bình thường, làm việc ở một văn phòng nhỏ và đơn giản, trông giống phòng khám của một bác sỹ, chỉ có 11 nhân viên. Thậm chí không cần đến máy vi tính để theo dõi bảng giá cổ phiếu và phân tích thông tin. Buffett cũng có những sở thích rất đơn giản như uống coca cola hay ăn kem. Ông thường lái xe tới các cửa hàng của Mc Donald và Dairy Queens thay vì những nhà hàng 5 sao. Thứ xa xỉ nhất mà Buffett có là chiếc máy bay phản lực mà ông mua khi bị quá nhiều người nhận ra khi mình có mặt trên những chuyến máy bay thương mại.

Buffett ghét cay ghét đắng việc thừa mứa và lãng phí mà ông thấy trong cách chi tiêu của rất nhiều nhà điều hành của các tổ chức. Thay vì chi tiền vào những thú vui, Buffett thích tiết kiệm hoặc tái đầu tư hơn. Ông cũng không có ý định để lại nhiều tiền cho các con.

Tuy nhiên, Buffett không phải là "lão hà tiện". Năm 2006, Buffett trở thành một trong những nhà hảo tâm hào phóng nhất trong lịch sử khi ông thông báo sẽ đóng góp 37 tỷ USD trong số tài sản trị giá 44 tỷ USD của mình cho quỹ từ thiện do tỉ phú Bill Gates và vợ sáng lập. Ông muốn tiền của mình sẽ được người khác sử dụng một cách hữu ích và đóng góp cho xã hội. Buffett có thể xây dựng một quỹ mang tên mình, nhưng ông không làm thế.

Rất nhiều người nghĩ rằng Buffett sẽ để lại hầu hết số tiền kiếm được cho các con của mình, để đảm bảo cho chúng trong những năm tháng tương lai. Nhưng Buffett tin rằng điều quan trọng nhất với các con mình là trở thành những thành viên tích cực của xã hội. "Tôi muốn cho các con của tôi có đủ để chúng cảm thấy rằng chúng có thể làm mọi thứ, nhưng không quá nhiều để chúng chẳng làm gì cả" -ông nói. Buffett luôn dạy các con mình ý nghĩa của giá trị và tầm quan trọng của việc phải làm việc để kiếm tiền. Ông thậm chí còn bắt con gái phải viết một tấm séc vay 20 đô la khi cô cần để lấy xe ra khỏi bãi để xe.

"Không phải là tôi muốn tiền, mà tôi thích niềm vui kiếm tiền và xem tiền tăng dần lên". Buffett thành công không chỉ vì ông hiểu cách kiếm ra tiền, mà ông cũng biết cách sử dụng số tiền mình có một cách hiệu quả.

Ưu tiên con người

Năm 2006, Warren Buffett đóng góp số tài sản tương đương 37 tỉ USD cho quỹ từ thiện do Bill Gates và vợ sáng lập

"Ai đó từng nói rằng tìm người để thuê, bạn cần nhìn vào 3 phẩm chất: sự chính trực, sự thông minh và năng lượng. Và nếu họ không có phẩm chất đầu tiên, hai điều sau sẽ giết chết bạn. Bạn nghĩ mà xem, nếu bạn thuê ai đó mà không có sự chính trực thì bạn sẽ chỉ muốn họ lặng câm không nói và lười biếng mà thôi" - Buffett nói vậy.

Phong cách quản lý của Buffett cũng độc đáo như chính cách sống tằn tiện của ông. "Charlie (người có một thời gian dài hợp tác cùng với Buffett) và tôi chủ yếu chú ý đến việc đầu tư vốn và quan tâm chăm sóc đến các nhà quản lý chủ chốt của chúng tôi", Buffett nói. "Hầu hết những nhà quản lý này đều cảm thấy vui vẻ nhất khi họ được phép tự điều hành công việc của họ".

Với Buffett, việc thuê đúng người cực kỳ quan trọng bởi vì sau đó ông giao cho họ những trách nhiệm rất lớn. Ông muốn các nhà quản lý của mình nghĩ và hành động giống như các ông chủ. Vì điều hành quá nhiều công ty, Buffett thắt chặt cách làm việc của mỗi nhà quản lý với doanh nghiệp riêng của họ, chứ không phải với toàn bộ tập đoàn Bershire Hathaway. Ông nhắc họ: "Nếu có bất kỳ tin xấu nào, hãy cho tôi biết sớm".

Dù vậy, Buffett vẫn điều hành công ty ở cấp độ rất cá nhân. "Chúng tôi có thể nỗ lực để mất tiền, thậm chí rất nhiều tiền, nhưng chúng tôi không thể để mất danh tiếng, thậm chí chỉ một chút danh tiếng. Cần 20 năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần 5 phút là có thể hủy hoại nó". Do đó, Buffett luôn cố gắng để khi ông thuê ai đó, họ sẽ làm tăng thêm danh tiếng của công ty chứ không phải làm giảm bớt nó đi. Và khi được thuê, ông muốn họ nghĩ về công việc như chính những hoạt động trong gia đình. "Xem công việc bạn làm như thể đó là tài sản duy nhất của gia đình bạn, một thứ phải hoạt động cho 50 năm tới và không bao giờ được bán đi" - ông nói với họ như vậy.

Không sợ thử những cái mới

Warren Buffett không đầu tư vào cổ phiếu, mà đầu tư vào công ty. Ông áp dụng chiến lược mua và giữ cổ phiếu trong thời gian dài, rất dài và đôi khi giữ luôn nếu đó là những công ty ông xác định là chiến lược của mình.

Đi con đường mà ít người đi không phải lúc nào cũng dễ dàng với Buffett. Nhiều khi ông chế nhạo chính các quyết định đầu tư của mình, đặc biệt là thời kỳ "dot - com". Năm 1999, chứng khoán Berkshire Hathaway xuống rất thấp và các nhà phân tích cho rằng sự nghiệp của Buffett thế là hết bởi vì ông đã tính nhầm thời kỳ bùng nổ công nghệ. Wall Street nghĩ rằng ông đã thừa nhận sai lầm lớn nhất của sự nghiệp. Cho đến khi "dot - com" bùng nổ vào những năm 2000, chiến lược của ông không thể sai lầm được. "Đó là một ảo giác lớn, lớn nhất trong cuộc đời tôi", Buffett nhớ lại.

Hết lần này đến lần khác, Buffett lắng nghe bản năng của mình - và sự nghiên cứu của mình để thông báo các quyết định kinh doanh. Khi những người khác hoạt động và tái hoạt động trong thị trường chứng khoán, Buffett vẫn đứng vững trên các quyết định của mình. "Bạn làm những việc khi mà cơ hội đến. Nếu tôi có một ý tưởng vào tuần tới, tôi sẽ làm. Nếu không, tôi sẽ không làm một việc ngớ ngẩn. Nhiều thành công có thể tạo nên việc không hoạt động".

Tự tin đi theo bản năng của mình, nhưng điều đó không bao giờ đồng nghĩa với việc Buffett sẵn sàng đưa ra những quyết định thiếu căn cứ. Buffett biết khi nào ông gặp rắc rối và ông biết khi nào không nên sa vào việc gì đó.

Buffett biết dù bất kỳ hoạt động nào của ông đều có những người chỉ trích. Ông quyết định sớm, tuy nhiên không vì những gì người khác nói mà ông phá vỡ những bước đi của mình. "Điều quan trọng là tiếp tục cuộc chơi, chống lại các đối thủ yếu và chơi vì lợi ích lớn", ông nói.

Ông không sợ thử những cái mới. Ông tin rằng, "nếu quá khứ là tất cả với cuộc chơi, người giàu nhất chính là các thủ thư".

(Theo LanhDao)

 

Triệu phú từ những tên miền 7 USD

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Các “địa chủ” này chỉ cần làm công việc gõ một số từ chung hoặc dễ nhớ để đăng ký domain với phí 6,86 USD cho đuôi.com, 4,23 USD cho đuôi .net nhưng bán được với giá gấp hàng trăm, hàng nghìn lần.

Sau đó, domain sẽ được đặt vào dịch vụ “lưu trú tên miền” (domain parking) để khi có người tìm kiếm trên các search engine như Google bấm vào hoặc vô ý gõ nhầm, họ sẽ được hướng vào các địa chỉ này (hiển thị dưới dạng một website mẫu). Thường thì các nhà quảng cáo trong lĩnh vực liên quan đăng thông tin quảng cáo và các đường link trên đó và với mỗi click, người sở hữu tên miền sẽ nhận được vài cent. Tổng số tiền không phải nhỏ vì mỗi nhà đầu cơ đăng ký tới hàng trăm, hàng nghìn domain. Trên thị trường toàn cầu, dịch vụ lưu trú tên miền hiện có giá trị hơn 1 tỷ USD.

Công ty Dark Blue Sea (Australia) - có danh sách 550.000 tên miền và là “địa chủ” domain lớn thứ 2 trên thế giới - cho biết năm 2007 họ lãi 3,5 triệu USD nhờ việc quảng cáo trên dịch vụ lưu trú và bán tên miền. Tổng giá trị của danh sách này ước tính vào khoảng 500 triệu USD.

Còn khi một domain trở nên hấp dẫn với doanh nghiệp, nó sẽ có giá gấp hàng nghìn lần giá trị ban đầu. Ví dụ tên miền bedroomfurniture.com khi đăng ký chỉ vài USD nhưng được Dark Blue Sea mua lại với 40.000 USD vài năm trước. Họ vừa bán nó đi để thu về 280.000 USD.

“Tên miền có thể trở thành tài sản lớn nếu là một danh từ chung trong lĩnh vực được chú ý”, Dan Warner, Giám đốc Dark Blue Sea, nói. “Ví dụ Manufacture.com, Doctorate.com hay Publishing.net của chúng tôi nhận được lượng truy cập rất lớn”.

(Theo Sun-Herald)

 

Nếu không kể tới chiếc khăn màu xanh cùng sự điềm tĩnh, nhún nhường toát ra từ con người Kartar Singh Thakral, không ít người sẽ nhầm lẫn ông với những người bình thường khác.

Kartar Singh Thakral chính là một nhà tài phiệt đáng gờm trên thương trường. Tập đoàn Thakral do Kartar Singh Thakral lãnh đạo không chỉ là một công ty gia đình thông thường, mà còn được biết tới như là một đế chế trị giá hàng tỷ USD trong cộng đồng người Sikh với tầm hoạt động trên 29 quốc gia và nguồn nhân lực lên tới con số 8.000 vào năm 2001.

Kartar Singh Thakral, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thakral, là một người dè dặt và kín đáo. Ông không để mọi người biết nhiều về mình, nhưng ông luôn chia sẻ về câu chuyện dẫn tới thành công được bắt đầu từ gần một thế kỷ trước.

Nền tảng gia đình

Sau khi ông bà của Kartar Singh Thakral mất sớm do bệnh dịch ở Ấn Độ, cha ông đã di cư sang Bangkok khi mới lên 10. Sohan Singh Thakral trong một vài năm đầu đã kiếm sống bằng việc bán dạo các sản phẩm may mặc cho tới năm 1905, khi ông mở được cửa hiệu bán lẻ riêng của mình.

Ba năm sau đó, khi Kartar Singh ra đời vào năm 1933, Sohan Singh đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh ra tầm khu vực. Năm 1936, ông thiết lập một chi nhánh tại Nhật Bản. Thời kỳ này, khái niệm về khu vực hoá còn chưa được biết tới.

Thế nhưng hoạt động kinh doanh của cha Kartar Singh Thakral bị gián đoạn bởi Chiến tranh Thế giới II. Năm 1941, Kartar Singh cùng cha rời Nhật Bản tới Thái Lan. Thế chiến II cũng khiến việc học hành của cậu bé 8 tuổi Kartar bị dang dở.

Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ là trở ngại đối với chàng trai Kartar Singh. Trong khi các trường đại học là mục đích của đại đa số thanh niên, Kartar đã có sự lựa chọn cho riêng mình. Ông tự đọc báo và tạp chí tiếng Anh để học tiếng, đồng thời cũng tự tìm hiểu những kiến thức kinh doanh cơ bản.

Có lẽ quyết định theo đuổi nghiệp kinh doanh đã ươm mầm trong Kartar từ những năm đầu của cuộc chiến: “Do chiến tranh, chúng tôi không có nhiều việc để làm, cũng như chẳng có hàng hoá để bán nhưng đổi lại, chúng tôi có nhiều thời gian. Những lúc đó, chúng tôi ngồi lại với nhau và bàn về kinh doanh”.

Kartar cho biết thêm: “Đó là những chuỗi ngày giúp tôi thấy hứng thú với nghề này. Tôi thực sự yêu thích những buổi nói chuyện của người lớn tuổi, về những gì mà họ tranh luận. Ngay từ ban đầu, tôi đã mong muốn được làm việc với những người lớn hơn tôi từ 5-6 tuổi. Tôi luôn luôn thấy rằng có rất nhiều điều tôi phải học từ họ”.

Khi chiến tranh đã kết thúc được vài năm và tình hình khu vực vẫn còn bất ổn, chàng trai trẻ Kartar rời Thái Lan tới lập nghiệp tại Singapore. Tại đây, công việc kinh doanh đã được tiến hành bởi cha và anh trai.

Năm 1952, Công ty Thakral Brothers, chuyên phân loại sản phẩm dệt may bán vào Thái Lan được thành lập. Công ty đã đi vào ổn định nhanh chóng nhờ Singapore lúc đó đã là một quốc gia thương mại phát triển.

Thành công tiếp nối

Thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của Kartar là khi ông quyết định mở thêm hoạt động kinh doanh đồ điện tử gia dụng.

Kartar xác định cho mình năm lĩnh vực kinh doanh chính, đó là dịch vụ thương mại, sản xuất, quản lý và đầu tư khách sạn, phát triển và đầu tư bất động sản, và cuối cùng là tư vấn và dịch vụ tài chính. Thakral Group hiện sở hữu hai công ty có tên trên thị trường chứng khoán, hoạt động kinh doanh trải dài từ Rumani và Ukraina tới Thành Đô, Trung Quốc và Bangalore ở Ấn Độ.

Khi được hỏi về bí quyết thành công, Kartar Singh cho biết: “Khi bạn đã định làm việc gì, bạn cần phải quyết tâm và tận lực với nó; bên cạnh đó, bạn cũng cần thêm cả sự may mắn nữa”.

Thakral Holdings, công ty con của tập đoàn có trụ sở ở Singapore, đã có tên trên thị trường chứng khoán vào năm 1994. Hiện tại, Thakral Holdings là công ty du lịch có khối tài sản lớn nhất ở Australia với việc sở hữu hoặc quản lý khoảng 7.000 phòng khách sạn; cùng với đó là hơn 50.000 m2 diện tích cho kinh doanh và bán lẻ.

Năm 1997, lợi nhuận ròng của Thakral Holdings tăng 57%, theo đó lợi nhuận cơ bản cũng tăng gấp 4 lần, từ 6 triệu USD lên mức 24 triệu USD chỉ trong vòng hai năm. Tới năm 2001, Thakral Group được biết tới như là một tập đoàn rất đa dạng về lĩnh vực kinh doanh với doanh thu lên tới 2,1 tỷ USD.

Và chỉ trong khoảng thời gian từ đầu 2004 đến cuối 2006, lợi nhuận thu về của tập đoàn đã lên tới hơn 166 triệu USD.

Nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn là đồ điện tử gia dụng, từ đầu mối công ty con khác của Thakral Group Kartar là Thakral Corporation, Kartar từng bước thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản.

Nhờ đạt mức tăng trưởng cao, Thakral Corporation sớm đã có tên trên thị trường chứng khoán từ giữa thập niên 90. Ước tính, mặt hàng điện tử gia dụng chiếm tới gần 90% doanh thu của tập đoàn và hơn 97% lợi nhuận trước thuế trong năm 1997.

Kartar Singh từng nhận định rất lạc quan về tương lai về hoạt động kinh doanh đồ điện tử gia dụng, đặc biệt là tại Trung Quốc với khoảng 20-30 triệu chiếc được bán ra mỗi năm. Với nhận định này, Kartar Singh tạo lập được mạng lưới nguồn và phân phối sản phẩm lớn mạnh nhất ở Trung Quốc.

Tới năm 2001, Thakral Corporation đã chịu trách nhiệm phân phối tới hơn 15 nhãn hiệu đồ điện tử gia dụng hàng đầu ở Trung Quốc. Trong khi đó, Kartar cũng đang nhắm tới việc sản xuất đĩa DVD kỹ thuật cao nhãn hiệu Thakral.

Bài học kinh doanh

Giải thích cho sức lớn mạnh của tập đoàn mà từ buổi đầu chỉ là một cửa hàng kinh doanh sản phẩm may mặc nhỏ ở góc đường High Street và Hill Street, Kartar chia sẻ: “Nếu tôi nói với các bạn rằng tôi đã tiên liệu được sự phát triển vượt trội của công ty thì đó là lời nói dối, nó đã vượt xa những gì tôi hình dung. Chúng tôi hoàn toàn không có bí quyết gì nhưng chúng tôi tin vào công tác quản lý hiện đại. Chúng tôi đã bắt đầu hiện đại hoá khá sớm vào giữa những năm 1970.”

Rất khiêm tốn từ chối những lời bình luận về nhận định sắc bén của mình, Kartar Singh chỉ đơn giản cho biết: “Các bạn có thể gọi là sự tiên đoán, nhưng quả thực chỉ là sự cần thiết phải thay đổi mà thôi. Chúng tôi tìm kiếm thị trường mới chỉ vì điều đó là cần thiết. Chúng tôi tới Đông Âu vào cuối những năm 1980 bởi vì chúng tôi không còn thu được lợi nhuận từ Đông Nam Á. Thị trường lúc đó có tính cạnh tranh rất cao, nguồn cung quá thừa mứa”.

Khoảng 90% hoạt động kinh doanh của tập đoàn hiện được tiến hành bên ngoài thị trường quen thuộc là Đông Nam Á. Kartar Singh cũng đơn giản hoá thành công của tập đoàn tại Trung Quốc bằng sự cần thiết phải thay đổi: “Trước khi chúng tôi tiếp cận thị trường Trung Quốc vào năm 1982-83, tình huống tương tự cũng xảy ra... Lượng tiêu thụ ở Trung Quốc vô cùng lớn, chúng tôi bắt đầu nhắm tới thị trường này”.

Cũng với thái độ khiêm tốn, ông cho rằng đó còn là nhờ sự hỗ trợ của mọi người trong gia đình.

Quả vậy, tài sản lớn nhất của tập đoàn chính là gia đình Thakral. Ba anh em trai Kartar, cùng với sự hỗ trợ của bốn người con trai và ba cháu trai đã giúp tạo nên sức mạnh tổng hợp cho tập đoàn. Ngoài ra còn phải kể tới tính trung thực và liêm chính mà Kartar kế thừa được từ cha ông: “Tôi luôn dạy các con của mình phải thấm nhuần những giá trị mà tôi học được từ ông của chúng. Tôi dạy các con phải bắt tay vào việc chứ không chỉ nói suông. Với tôi, thành công ngày hôm nay có được là nhờ những giá trị đó. Nếu bạn bắt đầu lừa dối và giấu diếm, điều ấy rồi sẽ trở thành thói quen của bạn. Sau một thời gian, bạn thậm chí sẽ không nhận ra rằng mình đang làm điều sai trái, trong khi làm như vậy là hoàn toàn không cần thiết”.

Kartar Singh còn đặc biệt quan tâm tới tính công bằng, minh bạch: “Các con tôi được học cách nhận ra giá trị kết quả công việc của mọi người, từ đó sẽ đưa ra ưu đãi phù hợp cho họ. Điều này cũng giúp cho công việc của chúng tôi trở nên chuyên nghiệp hơn, không phải vì là người nhà mà bạn được ưu tiên”.

Kartar, với những thành công đáng nể, đã được bầu chọn là doanh nhân Singapore của năm 1995. Kartar Singh, tuy vậy vẫn luôn rất khiêm nhường. Khi được hỏi về sự nhạy bén trong kinh doanh của mình, ông thậm chí còn tỏ ra ngạc nhiên nếu mình có khả năng ấy. Tất cả những gì ông làm là để trở thành một doanh nhân trung thực, thẳng thắn và đơn giản như cha mình.

“Bên cạnh đó, sự thật là cha tôi đã thành công; bởi vậy, có lẽ đó cũng không phải là sự lựa chọn tồi đối với tôi”, ông mỉm cười hóm hỉnh.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Kartar Singh rất nhạy cảm khi đưa ra những ý tưởng kinh doanh. Từ những năm 1960, ông đã bắt đầu mở rộng thị trường tại Trung Quốc và Liên bang Nga. Thậm chí, “nếu Iraq mở cửa, chúng tôi sẽ vào đầu tiên. Lợi nhuận chỉ chảy vào túi bạn khi bạn là người đến sớm”.

Về sự say mê trong công việc, lời giải thích của Katar Singh rất giản dị: “Vào thời của tôi, không có nhiều loại hình giải trí. Chúng tôi không có tivi hay radio. Khi bạn có quá nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống, bạn sẽ dễ dàng bị phân tâm, vậy thôi”.

Mặc dù vô cùng tâm huyết với nghiệp kinh doanh, ông hoàn toàn không phải là người không biết tới điểm dừng: “Tất cả đã được Chúa ấn định. Chúng ta không bao giờ nên mơ tưởng xa vời, bởi như vậy là không lành mạnh”.

(Theo VnEconomy)

 

CEO không bằng cấp

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

“Ngoài Steve ra, thử xem trên thế giới này có ai có thể thành công trên 3 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: Máy tính, âm nhạc và phim hoạt hình ” Đó là những câu mọi người nói về Steve Paul Jobs- chủ tịch hội đồng quản trị của hãng máy tính Apple, một trong những công ty máy tính lớn nhất toàn cầu, cha đẻ của một loạt các sản phẩm điện tử thời thượng như : iMac,iTune, iPod…Đồng thời ông cũng là chủ tịch của “Pixar Animation Studios” một hãng phim hoạt hình nổi tiếng thế giới, nơi ra đời rất nhiều những phim hoạt hình nổi tiếng sử dụng kỹ xảo 3D như “Câu chuyện đồ chơi”, “ Gia đình siêu nhân”, “ Tìm kiếm Nemo”… Cũng chính từ những thành công này mà Steve Paul Jobs được mệnh danh là “ Một người được tạo ra từ thiên sứ và ma quỷ” bởi sức làm việc cũng như khả năng lãnh đạo thiên tài của ông.

1.CEO không bằng cấp

Khi mang thai Steve Paul Jobs, mẹ đẻ của ông khi đó là một người phụ nữ chưa có chồng, đồng thời là nghiên cứu sinh tại một trường Đại học khá uy tiếng tại Mỹ. Chính vì nguyên nhân này mà bà có ý định cho con của mình làm con nuôi để nó có một cuộc sống đầy đủ hơn về tình cảm và vật chất. Trước khi chào đời, Steve đã được một cặp vợ chồng luật sư nhận nuôi, nhưng sau đó, họ đã từ bỏ cậu để nhận nuôi một bé gái. Một cặp vợ chồng hiếm muộn khác đã nhận nuôi Steve, nhưng khi nhận thấy cả hai vợ chồng gia đình này không ai tốt nghiệp hết cấp 3, mẹ đẻ của cậu đã không chấp nhận. Nhưng sau đó, khi cả hai bên ký kết là phải nuôi cho Steve Paul Jobs học hết đại học thì cậu mới chính thức trở thành con nuôi của gia đình không lấy gì làm khá giả này.

Mặc dù gia đình khó khăn, nhưng theo đúng cam kết, bố mẹ nuôi vẫn có gắng cho Steve Paul Jobs vào đại học Wilfrid Laurier năm 17 tuổi. 6 tháng sau, Steve xin thôi học. Để lý giải cho việc xin nghỉ học của mình, ông đã nói: “ Sau sáu tháng học tập tại trường, tôi không hiểu là những thứ mình học sẽ giúp ích gì cho công việc sau này? Tôi cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi thêm kiến thức gì? Vì sao lại phải học? Tôi không muốn tốn công sức, tiền bạc của bố mẹ mình tại giảng đường đại học” Chính vì suy nghĩ và hành động thời trai trẻ mà đến bây giờ Steve cảm thấy rất hối tiếc.

Sau khi nghỉ học, không vội vàng đi tìm việc như những thanh niên khác, chàng thanh niên Steve 18 tuổi khi đó đã tìm đến một ngôi chùa của Ấn Độ trên đất Mỹ để học…thiền và nghe giảng về giáo lý nhà Phật. Hồi tưởng lại quãng thời gian này, Steve nói: “ Khi đó, là một người không có tiền, không có nhà ở, tôi đã phải ở cùng với một người bạn. Công việc chủ yếu tôi làm để duy trì cuộc sống là thu gom vỏ chai CoCa Cola rồi đem bán. Cuối tuần tôi lại đến giáo đường để ăn chay. Cuộc sống như vậy thật thanh tịch, và chính trong khoảng thời gian này tôi đã học hỏi được rất nhiều thứ, đây chính là những kinh nghiệm, những bài học quý báu mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu được.”

Sau đó, Steve còn tham gia học lớp thư pháp tại trường đại học nơi anh đã từng theo học. Cũng chỉ với ý nghĩ muốn khám phá những kiến thức mới nhưng chính Steve cũng không ngờ lớp học này đã giúp anh thiết kế các mẫu chữ tiêu chuẩn cho máy tính sau này.

Năm 1974, khi tròn 19 tuổi, Steve Paul Jobs vào làm việc tại một công ty máy tính chuyên thiết kế các trò chơi. Năm 1976, khi 20 tuổi, Steve Paul Jobs và người bạn thân của mình là Steve Wozniak thiết kế ra chiếc máy tính cá nhân đầu tiên. Đối với Wozniak thì việc phát minh ra chiếc mày tính cá nhân này chỉ là trò chơi, nhưng đối với Steve Paul Jobs thì đó là sản phẩm có thể kiếm được tiền. Sau nhiều lần thuyết phục Wozniak, một năm sau, công ty máy tính “Apple” đã ra đời với hai ông chủ với tuổi đời còn rất trẻ: Steve Paul Jobs 21 tuổi và Steve Wozniak 26 tuổi. Khách hàng đầu tiên của công ty máy tính Apple chính là…em gái của Steve Paul Jobs. Chỉ một năm sau, doanh thu của công ty đã đạt mức 1 triệu đô la Mỹ, hai ông chủ này đã bắt tay vào thành lập “Công ty máy tính Apple 2”.

2. Vất vả con đường tiến thân.

Sau khi công ty Apple được thành lâp, sự nghiệp của Steve Paul Jobs lên như diều gặp gió. Số nhân viên của công ty Apple sau 10 năm được thành lập đã lên tới con số 4000, và giá trị của nó đã đạt một con số kỷ lục vào khí đó: 2 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên sau 8 năm hoạt động, việc buôn bán của công ty Apple có dấu hiệu đi xuống. Để cải thiện tình hình này, năm 1983, Steve đã thuyết phục John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành của Pepsi: “Ông có muốn dùng cả cuộc đời mình để bán cái thứ nước có đường đó hay muốn cùng tôi làm thay đổi cả thế giới” Chính vì sự thuyết phục” không giống ai” này của Steve mà John Sculley đã đồng ý về Apple để quản lý công ty cùng ông.

Khi hai người cùng làm chủ với những ý kiến và quan điểm làm việc khác nhau, tất yếu sẽ xảy ra tranh cãi, rạn nứt. Đây chính là nguyên nhân làm cho công ty Apple không những không giải quyết được những vướng mắc trước mắt mà còn lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Lúc đó, những đề xuất và kế hoạch khôi phục công ty của John Sculley được sự chấp thuận lớn từ hội đồng quản trị Apple, và năm 1985 Steve Paul Jobs đã phải “ngậm ngùi” chia tay công ty mà do chính ông sáng lập ra. “ Khi chia tay Apple, tôi cảm thấy mình như vừa mất đi một phần thân thể vậy. Có cảm giác tôi vừa bị ai đó đánh mạnh từ phía sau lưng, sau đó lại bị tung lên trời. Khi đó tôi mới 30 tuổi, còn rất nhiều việc phải làm nhưng lại chịu một thất bại đau đớn như thế, tinh thần xuống dốc là điều không thể tránh khỏi” Steve đã nói về khoảng thời gian khi ông vừa rời bỏ Apple ra đi.

Vài tháng sau cuộc chia tay , Steve đã không vực dậy được tinh thần để tiếp tục công việc của mình, khi đó ông đã cho rằng: ta là một người thất bại. Nhiều người bạn của Steve còn lo sợ ông sẽ nghĩ quẩn mà tìm đến cái chết. Nhưng sau khi được nói chuyện với một người từng đoạt giải Nobel về việc thành lập công ty mới, Steve như được hồi sinh bởi những ý tưởng và kế hoạch cho công ty mới của mình. Và vào năm 1986, công ty NeXT Computer đã được ra đời. Cũng trong năm này, Steve đã bỏ một số tiền là 10 triệu đô la Mỹ để mua lại xưởng hoạt hoạ The Graphics Group của Lucasfilm và sau này thì đổi tên là Pixar (Pixar Animation Studios). Đến năm 1995, xưởng hoạt hoạ Pixar đã nổi tiếng khắp toàn nước Mỹ với những phim truyện 3D dùng công nghệ tạo hình máy tính như “Câu chuyện đồ chơi”, “ Gia đình siêu nhân”, “ Tìm kiếm Nemo”….và rất nhiều lần đã giành giải Oscar dành cho phim hoạt hình xuất sắc nhất. Ngày 24 tháng 1 năm 2006, hãng phim Walt Disney bỏ ra 7,4 tỷ đôla để mua lại Pixar Animation Studios. Sau thương vụ này, Steve Jobs có một chỗ trong Hội đồng quản trị và là cổ đông cá nhân lớn nhất của hãng Disney Cùng với công ty máy tính Next, xưởng hoạt họa Pixar cũng góp phần không nhỏ “giúp cho” Steve Paul Jobs trở thành một tỷ phú nổi tiếng.

Năm 1993, John Sculley – Giám đốc điều hành Apple- một người đầy “ân oán” với Steve Paul Jobs đã bị thay thế bởi Michael Spindler và vào đầu năm 1996, chức tổng giám đốc về tay Gil Amelio. Cuối năm 1996, Apple tuyên bố mua NeXT, mở đường cho Jobs về lại với Apple. Tháng 7-1997, Jobs thay Amelio giữ chức CEO đem sự thịnh vượng đến cho Apple bằng những sản phẩm kỳ diệu có tính sáng tạo cao trong ngành công nghệ thông tin như: iMac, iPod, MacBook Pro… và cho ra chiếc điện thoại độc đáo iPhone- những sản phẩm “lừng danh” trên toàn thế giới.

3. Một con người bình dị.

Vào năm 17 tuổi, Steve đã đọc được một câu ngạn ngữ : “ Nếu bạn coi ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, thì mọi việc gì khó khăn đến đâu cũng đều nằm trong tầm tay bạn”. Câu nói này đã theo Steve suốt những năm tháng trong cuộc đời sau này và ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như sự nghiệp của ông. Mối sáng sau khi tỉnh dậy, Steve đều nhìn vào gương và tự nói với mình rằng: “ Nếu như hôm nay là ngày cuối cùng trong cuộc đời vậy ta có sẵn sàng làm những việc và trước nay muốn làm nhưng chưa làm được không?” Chính những suy nghĩ này đã giúp Steve tìm ra một biện pháp làm việc rất “không giống ai” : “ Sống và làm việc như ngày mai sẽ chết”.

Năm 2004, bác sĩ chẩn đoán Steve bị ung thư, kết quả xét nghiệm cho thấy ông bị một khối u trong tuyến tụy. Bác sĩ đã cam đoan kết quả này là hoàn toàn chính xác và đây là một bệnh chưa chữa được, thời gian duy trì cuộc sống của ông chỉ là từ 3 cho đến 6 tháng. Bác sĩ còn khuyên ông nên từ bỏ công việc của mình và trở về nhà an dưỡng. “Điều đó cũng có nghĩa là tôi nên phó mặc số phận cho căn bệnh đang gặm nhấm từng ngày trong cơ thể. Đó có nghĩa là tôi trở về nhà thông báo cho mọi người về tình hình sức khỏe của mình và mang lo lắng cho họ. Đó cũng có nghĩa là tôi nên đi từ biệt mọi người trước khi quá muộn” Steve Paul Jobs nói về cảm giác của mình sau khi nghe thong báo từ bác sĩ.

Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã xuất hiện, sau khi nghiên cứu và xét nghiệm kỹ càng lại trường hợp bệnh của Steve, bác sĩ đã thông báo một tin đã làm sống lại tinh thần của Steve: bệnh của ông có thể phẫu thuật được. Và đúng như mong đợi của mọi người, sau lần phẫu thuật đó, sức khỏe của Steve nhanh chóng bình phục và không lâu sau ông xuất viện trong sự vui mừng khôn xiết của gia đình và đồng nghiệp. Sau lần “đối diện với tử thần” này, tinh thần và sức làm việc của Steve dường như được tăng lên rất nhiều và phương châm làm việc”không giống ai” của ông cũng được phát huy một cách tối đa.

Hiện nay, mỗi ngày của Steve Paul Jobs được bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng, sau khi đưa các con đến trường, ông làm việc tại nhà trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, tiếp theo là 9 tiếng làm việc tại công ty máy tính Apple, có khi ông còn làm việc thâu đêm nếu thấy cần thiết. Đối với vợ và 4 người con thì ông luôn là mẫu người chồng và người cha lý tưởng. Đối với nhân viên của mình, giám đốc điều hành Steve Paul Jobs là hình tượng của một vị CEO ham công tiếc việc, một tài năng lớn về sự lãnh đạo và quản lý- một thiên tài không bằng cấp.

(Theo VietnamNet)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày