Lee Myung-bak - Câu chuyện thành công thần kỳ
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trải qua một tuổi thơ vất vả, Lee Myung-bak đã không ngừng vươn lên để trở thành một CEO trẻ tuổi, một thị trưởng thành công và từ ngày 25/2/2008, là người đứng đầu đất nước. Câu chuyện cuộc đời ông dường như là hình ảnh thu nhỏ của chính đất nước Hàn Quốc, vươn lên từ đống đổ nát của chiến tranh để trở thành một con hổ kinh tế ở châu Á.
Bán rong, dọn rác để được đi học
Theo cuốn hồi ký của chính ông có tên “Không hề có phép màu” xuất bản năm 1995, cậu bé Lee Myung-bak sinh ngày 19/12/1941 trong một gia đình người Hàn Quốc theo đạo Thiên chúa tại Hirano-ku, Osaka, Nhật Bản. Cha cậu làm việc tại một trang trại chăn nuôi gia súc và gia đình cậu nghèo đến nỗi các anh chị em luôn bị đói.
Gia đình Lee trở về Hàn Quốc với hai bàn tay trắng sau khi Nhật Bản chấm dứt việc chiếm đóng bán đảo Triều Tiên năm 1945. Con tàu đông nghẹt người chở họ về quê hương đã bị đắm cùng với tất cả hành lý, nhưng may sao tất cả đều thoát chết. Trong cuộc chiến Triều Tiên nổ ra sau đó, hai người anh chị LeeMyung-bak đã chết vì bom Mỹ.
Chuyển đến sinh sống ở thành phố cảng nhỏ Pohang, cậu bé Lee ngày ngày theo phụ mẹ bán đủ thứ hàng như kem, bánh bột mỳ, quần áo, hoa quả, diêm và kẹo. Sau này Lee đã viết một cuốn sách về chính người mẹ tần tảo của mình, cuốn sách có tên giản dị là "Mẹ". Ông kể với những người ủng hộ chuyện hồi nhỏ ông bán hàng ở chợ Pohang thế nào: “Khi đã quen với việc bán hàng ở đó, tôi ghét nhất là những người chỉ đi qua hỏi những câu như "Buôn bán thế nào? Kinh tế dạo này thế nào nhỉ?" rồi đi. Dù người ta nói gì, tôi vẫn biết ơn nhất là những người mua cho tôi một cái gì đó”.
“Tôi biết rõ vì tôi đã ở đó”, ông tâm sự.
Tuy vất vả thế nhưng gia đình Lee vẫn chẳng đủ ăn, họ phải ăn bã ngũ cốc từ một nhà máy rượu vào bữa sáng và bữa tối, còn buổi trưa thì chẳng có gì vào bụng. Cậu bé Lee đi học mà mặt mũi lúc nào cũng đỏ bừng bừng còn người thì nồng nặc mùi rượu, các giáo viên thậm chí còn nghi ngờ Lee là một kẻ nát rượu.
"Đói nghèo đã đeo đuổi gia đình tôi cho đến tận khi tôi 20 tuổi", Lee Myung-bak viết trong cuốn hồi ký. "Tôi còn không dám tưởng tượng đến việc ăn trưa ở trường. Không ai có thể hiểu được nỗi đau nghèo đói nếu họ chưa từng phải ôm một cái bụng toàn nước suốt giờ ăn trưa".
Vì thế, khi nghe đến việc Lee muốn học trung học, cha mẹ đã phản đối kịch liệt. Tiền học phí là việc quá sức đối với gia đình. Lee phải hứa với cha mẹ là sẽ kiếm được học bổng thì họ mới đồng ý. Giữ đúng lời hứa, Lee đã giành được học bổng khoá học buổi tối tại một trường trung học thương mại. 3 năm theo học ở đây, lúc nào Lee cũng là học sinh đứng đầu trường.
Ông kể hồi đó ông đã phải bán bắp rang trước cổng trường nữ sinh để kiếm tiền. Mặt mũi Lee lúc nào cũng đen sạm vì khói, và “mỗi khi các cô gái đi qua và nhìn chằm chằm vào tôi”, ông viết trong hồi ký, “mặt tôi lại đỏ bừng lên vì xấu hổ”.
Cuộc sống không khá hơn là mấy khi gia đình chuyển đến Seoul cuối năm 1959 để Lee ôn thi vào đại học. Ban ngày Lee làm thêm tại một khu thu gom rác còn ban đêm thức học ôn thi. Như một sự trả công xứng đáng, Lee đã thi đỗ vào trường đại học tổng hợp Hàn Quốc, một trong những trường đại học danh tiếng nhất nước, và theo học ngành quản trị kinh doanh.
Hàng ngày, cha mẹ bán rau trên phố còn Lee làm việc ở các công trường xây dựng và đi quét đường để kiếm tiền trả học phí. "Lúc đó ước mơ duy nhất của tôi là trở thành một người làm công ăn lương", ông kể trên website tranh cử.
Ở trường, Lee Myung-bak là một sinh viên xuất sắc và được bầu làm hội trưởng sinh viên của khoa quản trị kinh doanh. Chun Shin-il, 64 tuổi, bạn học cũ của Lee kể rằng, hội trưởng sinh viên thường phải xuất thân từ những trường trung học "xịn" nhưng Lee vẫn được bầu dù ông chỉ học ở trường trung học thương mại. Đó là vì “ông ấy bộc lộ khả năng tổ chức từ khi mới là một sinh viên rất trẻ”, ông Chun nói.
Trường đại học cũng là môi trường đầu tiên đưa Lee đến với chính trị. Nhiệt tình tham gia các hoạt động của sinh viên trên đường phố, năm 1964, ông có mặt trong đoàn biểu tình của sinh viên phản đối việc bình thường hoá quan hệ Nhât - Hàn. Ông bị bắt và bị bỏ tù 6 tháng. Tiền án này đã khiến ông gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc sau này.
Không "đầu hàng" bằng cách ra nước ngoài như nhiều bạn học cùng cảnh ngộ, Lee tìm cơ hội ở tập đoàn Hyundai. Công ty này ban đầu từ chối nhận Lee vì e ngại "quá khứ" của ông. Lee đã viết một bức thư đầy tâm huyết gửi đến văn phòng tổng thống lúc đó là ông Park Chung-hee yêu cầu Chính phủ đừng làm khó cho tương lai của ông. Bức thư đã khiến một thư ký của Tổng thống xúc động đến nỗi sau đó, Hyundai đã được phép nhận ông vào làm việc.
"Huyền thoại làm công ăn lương"
Và tương lai đã thực sự mở ra với Lee Myung-bak ở Hyundai. Thời điểm đó, công ty mới chỉ có 90 nhân viên và đang mở rộng hoạt động sang Trung Đông trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Hàn Quốc những năm 1960 và 1970. Lee đã làm việc chăm chỉ và không nề hà khó khăn. Ông đã từng dành hết thời gian để tìm hiểu máy móc của chiếc máy ủi để biết tại sao nó lại hay hỏng. Từ đó, đồng nghiệp đặt biệt danh cho ông là "Máy ủi" - cái biệt danh đã theo ông đến tận ngày hôm nay.
Thái độ làm việc không mệt mỏi của Lee khiến Chung Ju-yung, người đã gây dựng Hyundai từ con số không, vô cùng ấn tượng. Cảm tình của người lãnh đạo cao nhất đã đem đến cơ hội thăng tiến cho Lee. Sau 10 đặt chân vào Hyundai, ông đã vươn lên chức CEO của công ty xây dựng Hyundai khi mới 35 tuổi. Đến năm 1988, ông đã trở thành người đứng đầu công ty. Lúc này Hyundai đã có hơn 160.000 nhân công trên toàn thế giới.
Nếu Hyundai là một trong những trụ cột đưa đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc thì Lee Myung-bak, với 27 năm gắn bó với Hyundai, đã góp phần tạo ra thời kỳ phát triển hùng mạnh của tập đoàn này. Không những thế, ông còn gây dựng được nhiều mối quan hệ lãnh đạo các nước như cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Sau khi buộc phải rời công ty mà mình đã cống hiến gần 30 năm, ông quyết định tham gia chính trường bằng việc tranh cử Thị trưởng Seoul lần đầu tiên năm 1995.
"Ông máy ủi" - Từ Thị trưởng đến Tổng thống
Nhưng cuộc đua năm 1995 kết thúc bằng thất bại và ông rời Hàn Quốc đến tham gia giảng dạy tại đại học tổng hợp George Washington năm 1998. Năm 2002, ông một lần nữa nhắm đến chức Thị trưởng Seoul và lần này đã thành công. Trong nhiệm kỳ 4 năm làm Thị trưởng của mình, ông Lee đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ đối với thành phố thủ đô này.
Seoul thời điểm năm 2002 mang trong mình tất cả hậu quả từ quá trình đô thị hoá: một thành phố 10 triệu dân, bụi bặm, ô nhiễm và đông đúc. Sau hàng thập kỷ, người dân Seoul đã chấp nhận và tìm cách tồn tại trong môi trường đó. Đó là một thoả thuận ngầm để trở thành một con hổ kinh tế ở châu Á - thịnh vượng phải trả bằng cái giá là sự ô nhiễm. Môi trường trong sạch lúc đó bị coi là điều hoang tưởng nằm ngoài khả năng.
Nhưng ông Lee có lòng dũng cảm - và cả sự khôn ngoan trong chính trị. Ông nhận ra rằng với tầng lớp trung lưu mới đang ngày càng nhiều lên ở Hàn Quốc, "thoả thuận ngầm" trên không còn phù hợp nữa. "Khi kinh tế Hàn Quốc cố gắng vực dậy sau chiến tranh, công viên là một điều xa xỉ", ông Thị trưởng 65 tuổi từng phát biểu với tạp chí Time của Mỹ. "Nhưng nay, chúng ta cố gắng có được sự cân bằng giữa chức năng và môi trường, và chúng ta sẽ ưu tiên cho môi trường hơn".
Ông hứa với người dân thành phố ông sẽ "bóc" con đường cao tốc chạy qua trung tâm Seoul lúc nào cũng ùn tắc và trả lại con suối Cheonggyecheon dài 4 dặm đã bị vùi lấp để xây con đường này. Điều đáng chú ý là con đường này do một công ty mà chính ông Lee từng lãnh đạo xây dựng nên trong thời kỳ "tăng trưởng bằng mọi giá".
Phe đối lập chỉ trích rằng kế hoạch này gây ra sự hỗn loạn trong giao thông và tốn kém. Nhưng 3 năm sau, dòng sông Cheonggyecheon hồi sinh đã thay đổi bộ mặt của thành phố Seoul. Ông Lee cũng cải thiện lại hệ thống giao thông của thành phố, tăng thêm nhiều xe buýt sạch. Những việc làm của ông đã chứng minh rằng môi trường hoàn toàn có thể song hành với phát triển. Tạp chí Time đã trân trọng dành tặng ông danh hiệu "Anh hùng môi trường" để ghi nhận những quyết định dũng cảm của ông.
Thành công trên cương vị Thị trưởng đã biến ông thành ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vụ Tổng thống khi ông bày tỏ ý định này giữa năm 2007. Ông hứa với công chúng sẽ trở thành một “Tổng thống theo kiểu CEO” - thực dụng và sáng tạo.
Chiến dịch tranh cử của ông đã diễn ra khá suôn sẻ. Ngày 10/5/2007, ông tuyên bố mong muốn đại diện cho đảng Đại dân tộc (GNP) tranh cử Tổng thống Hàn Quốc. Ngày 20/8/2007, ông đánh bại bà Park Geun-hye (con gái cựu Tổng thống Park Chung-hye) trong cuộc bầu cử nội bộ đảng GNP để trở thành ứng cử viên của đảng. Ngày 19/12/2007, ông đánh bại hai đối thủ là Chung Dong-Young và Lee Hoi-chang (người lần thứ 3 ra tranh cử Tổng thống) với 50% phiếu thuận. Ông sẽ chính thức kế nhiệm Tổng thống Roh Moo-hyun vào ngày 25/2/2008.
Chính sách quan trọng nhất trong cương lĩnh tranh cử của ông là dự án kênh đào nối Busan và Seoul, mà theo ông sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển hơn nữa. "Kế hoạch 747" của ông tổng kết những mục tiêu chính như tăng trưởng GDP hàng năm 7%, thu nhập bình quân đầu người 40,000 USD, và đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới.
Với CHDCND Triều Tiên, ông Lee tuyên bố một kế hoạch toàn diện để đầu tư cho bắc Triều Tiên thay vì trợ cấp. Ông cam kết sẽ thành lập một cơ quan tư vấn để giúp bắc Triều Tiên đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế. Cơ quan này sẽ bao gồm các tiểu ban về kinh tế, giáo dục, tài chính, hạ tầng và phúc lợi với một quỹ hợp tác giá trị 40 triệu USD. Ông cũng sẽ tìm kiếm một thoả thuận Cộng đồng kinh tế Triều Tiên để thiết lập khung pháp lý và cơ chế cho bất cứ dự án nào có được thông qua đàm phán. Ông Lee cũng thành lập một văn phòng cứu trợ ở bắc Triều Tiên để tăng cường cứu trợ nhân đạo sau các các cuộc đàm phán hạt nhân.
Jeong Tae-keun, một trợ lý đã từng làm phó Thị trưởng cho ông Lee, khẳng định: “Lee Myung-bak là một người luôn tiến lên”. Câu chuyện cuộc đời của "ông máy ủi" chính là minh chứng hùng hồn cho nhận xét đó. Và với chức Tổng thống Hàn Quốc, chắc chắn những điều "thần kỳ" ông có thể tạo ra còn chưa dừng lại.
(Theo LanhDao)
Bán rong, dọn rác để được đi học
Theo cuốn hồi ký của chính ông có tên “Không hề có phép màu” xuất bản năm 1995, cậu bé Lee Myung-bak sinh ngày 19/12/1941 trong một gia đình người Hàn Quốc theo đạo Thiên chúa tại Hirano-ku, Osaka, Nhật Bản. Cha cậu làm việc tại một trang trại chăn nuôi gia súc và gia đình cậu nghèo đến nỗi các anh chị em luôn bị đói.
Gia đình Lee trở về Hàn Quốc với hai bàn tay trắng sau khi Nhật Bản chấm dứt việc chiếm đóng bán đảo Triều Tiên năm 1945. Con tàu đông nghẹt người chở họ về quê hương đã bị đắm cùng với tất cả hành lý, nhưng may sao tất cả đều thoát chết. Trong cuộc chiến Triều Tiên nổ ra sau đó, hai người anh chị LeeMyung-bak đã chết vì bom Mỹ.
Chuyển đến sinh sống ở thành phố cảng nhỏ Pohang, cậu bé Lee ngày ngày theo phụ mẹ bán đủ thứ hàng như kem, bánh bột mỳ, quần áo, hoa quả, diêm và kẹo. Sau này Lee đã viết một cuốn sách về chính người mẹ tần tảo của mình, cuốn sách có tên giản dị là "Mẹ". Ông kể với những người ủng hộ chuyện hồi nhỏ ông bán hàng ở chợ Pohang thế nào: “Khi đã quen với việc bán hàng ở đó, tôi ghét nhất là những người chỉ đi qua hỏi những câu như "Buôn bán thế nào? Kinh tế dạo này thế nào nhỉ?" rồi đi. Dù người ta nói gì, tôi vẫn biết ơn nhất là những người mua cho tôi một cái gì đó”.
“Tôi biết rõ vì tôi đã ở đó”, ông tâm sự.
Tuy vất vả thế nhưng gia đình Lee vẫn chẳng đủ ăn, họ phải ăn bã ngũ cốc từ một nhà máy rượu vào bữa sáng và bữa tối, còn buổi trưa thì chẳng có gì vào bụng. Cậu bé Lee đi học mà mặt mũi lúc nào cũng đỏ bừng bừng còn người thì nồng nặc mùi rượu, các giáo viên thậm chí còn nghi ngờ Lee là một kẻ nát rượu.
"Đói nghèo đã đeo đuổi gia đình tôi cho đến tận khi tôi 20 tuổi", Lee Myung-bak viết trong cuốn hồi ký. "Tôi còn không dám tưởng tượng đến việc ăn trưa ở trường. Không ai có thể hiểu được nỗi đau nghèo đói nếu họ chưa từng phải ôm một cái bụng toàn nước suốt giờ ăn trưa".
Vì thế, khi nghe đến việc Lee muốn học trung học, cha mẹ đã phản đối kịch liệt. Tiền học phí là việc quá sức đối với gia đình. Lee phải hứa với cha mẹ là sẽ kiếm được học bổng thì họ mới đồng ý. Giữ đúng lời hứa, Lee đã giành được học bổng khoá học buổi tối tại một trường trung học thương mại. 3 năm theo học ở đây, lúc nào Lee cũng là học sinh đứng đầu trường.
Ông kể hồi đó ông đã phải bán bắp rang trước cổng trường nữ sinh để kiếm tiền. Mặt mũi Lee lúc nào cũng đen sạm vì khói, và “mỗi khi các cô gái đi qua và nhìn chằm chằm vào tôi”, ông viết trong hồi ký, “mặt tôi lại đỏ bừng lên vì xấu hổ”.
Cuộc sống không khá hơn là mấy khi gia đình chuyển đến Seoul cuối năm 1959 để Lee ôn thi vào đại học. Ban ngày Lee làm thêm tại một khu thu gom rác còn ban đêm thức học ôn thi. Như một sự trả công xứng đáng, Lee đã thi đỗ vào trường đại học tổng hợp Hàn Quốc, một trong những trường đại học danh tiếng nhất nước, và theo học ngành quản trị kinh doanh.
Hàng ngày, cha mẹ bán rau trên phố còn Lee làm việc ở các công trường xây dựng và đi quét đường để kiếm tiền trả học phí. "Lúc đó ước mơ duy nhất của tôi là trở thành một người làm công ăn lương", ông kể trên website tranh cử.
Ở trường, Lee Myung-bak là một sinh viên xuất sắc và được bầu làm hội trưởng sinh viên của khoa quản trị kinh doanh. Chun Shin-il, 64 tuổi, bạn học cũ của Lee kể rằng, hội trưởng sinh viên thường phải xuất thân từ những trường trung học "xịn" nhưng Lee vẫn được bầu dù ông chỉ học ở trường trung học thương mại. Đó là vì “ông ấy bộc lộ khả năng tổ chức từ khi mới là một sinh viên rất trẻ”, ông Chun nói.
Trường đại học cũng là môi trường đầu tiên đưa Lee đến với chính trị. Nhiệt tình tham gia các hoạt động của sinh viên trên đường phố, năm 1964, ông có mặt trong đoàn biểu tình của sinh viên phản đối việc bình thường hoá quan hệ Nhât - Hàn. Ông bị bắt và bị bỏ tù 6 tháng. Tiền án này đã khiến ông gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc sau này.
Không "đầu hàng" bằng cách ra nước ngoài như nhiều bạn học cùng cảnh ngộ, Lee tìm cơ hội ở tập đoàn Hyundai. Công ty này ban đầu từ chối nhận Lee vì e ngại "quá khứ" của ông. Lee đã viết một bức thư đầy tâm huyết gửi đến văn phòng tổng thống lúc đó là ông Park Chung-hee yêu cầu Chính phủ đừng làm khó cho tương lai của ông. Bức thư đã khiến một thư ký của Tổng thống xúc động đến nỗi sau đó, Hyundai đã được phép nhận ông vào làm việc.
"Huyền thoại làm công ăn lương"
Và tương lai đã thực sự mở ra với Lee Myung-bak ở Hyundai. Thời điểm đó, công ty mới chỉ có 90 nhân viên và đang mở rộng hoạt động sang Trung Đông trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Hàn Quốc những năm 1960 và 1970. Lee đã làm việc chăm chỉ và không nề hà khó khăn. Ông đã từng dành hết thời gian để tìm hiểu máy móc của chiếc máy ủi để biết tại sao nó lại hay hỏng. Từ đó, đồng nghiệp đặt biệt danh cho ông là "Máy ủi" - cái biệt danh đã theo ông đến tận ngày hôm nay.
Thái độ làm việc không mệt mỏi của Lee khiến Chung Ju-yung, người đã gây dựng Hyundai từ con số không, vô cùng ấn tượng. Cảm tình của người lãnh đạo cao nhất đã đem đến cơ hội thăng tiến cho Lee. Sau 10 đặt chân vào Hyundai, ông đã vươn lên chức CEO của công ty xây dựng Hyundai khi mới 35 tuổi. Đến năm 1988, ông đã trở thành người đứng đầu công ty. Lúc này Hyundai đã có hơn 160.000 nhân công trên toàn thế giới.
Nếu Hyundai là một trong những trụ cột đưa đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc thì Lee Myung-bak, với 27 năm gắn bó với Hyundai, đã góp phần tạo ra thời kỳ phát triển hùng mạnh của tập đoàn này. Không những thế, ông còn gây dựng được nhiều mối quan hệ lãnh đạo các nước như cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Sau khi buộc phải rời công ty mà mình đã cống hiến gần 30 năm, ông quyết định tham gia chính trường bằng việc tranh cử Thị trưởng Seoul lần đầu tiên năm 1995.
"Ông máy ủi" - Từ Thị trưởng đến Tổng thống
Nhưng cuộc đua năm 1995 kết thúc bằng thất bại và ông rời Hàn Quốc đến tham gia giảng dạy tại đại học tổng hợp George Washington năm 1998. Năm 2002, ông một lần nữa nhắm đến chức Thị trưởng Seoul và lần này đã thành công. Trong nhiệm kỳ 4 năm làm Thị trưởng của mình, ông Lee đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ đối với thành phố thủ đô này.
Seoul thời điểm năm 2002 mang trong mình tất cả hậu quả từ quá trình đô thị hoá: một thành phố 10 triệu dân, bụi bặm, ô nhiễm và đông đúc. Sau hàng thập kỷ, người dân Seoul đã chấp nhận và tìm cách tồn tại trong môi trường đó. Đó là một thoả thuận ngầm để trở thành một con hổ kinh tế ở châu Á - thịnh vượng phải trả bằng cái giá là sự ô nhiễm. Môi trường trong sạch lúc đó bị coi là điều hoang tưởng nằm ngoài khả năng.
Nhưng ông Lee có lòng dũng cảm - và cả sự khôn ngoan trong chính trị. Ông nhận ra rằng với tầng lớp trung lưu mới đang ngày càng nhiều lên ở Hàn Quốc, "thoả thuận ngầm" trên không còn phù hợp nữa. "Khi kinh tế Hàn Quốc cố gắng vực dậy sau chiến tranh, công viên là một điều xa xỉ", ông Thị trưởng 65 tuổi từng phát biểu với tạp chí Time của Mỹ. "Nhưng nay, chúng ta cố gắng có được sự cân bằng giữa chức năng và môi trường, và chúng ta sẽ ưu tiên cho môi trường hơn".
Ông hứa với người dân thành phố ông sẽ "bóc" con đường cao tốc chạy qua trung tâm Seoul lúc nào cũng ùn tắc và trả lại con suối Cheonggyecheon dài 4 dặm đã bị vùi lấp để xây con đường này. Điều đáng chú ý là con đường này do một công ty mà chính ông Lee từng lãnh đạo xây dựng nên trong thời kỳ "tăng trưởng bằng mọi giá".
Phe đối lập chỉ trích rằng kế hoạch này gây ra sự hỗn loạn trong giao thông và tốn kém. Nhưng 3 năm sau, dòng sông Cheonggyecheon hồi sinh đã thay đổi bộ mặt của thành phố Seoul. Ông Lee cũng cải thiện lại hệ thống giao thông của thành phố, tăng thêm nhiều xe buýt sạch. Những việc làm của ông đã chứng minh rằng môi trường hoàn toàn có thể song hành với phát triển. Tạp chí Time đã trân trọng dành tặng ông danh hiệu "Anh hùng môi trường" để ghi nhận những quyết định dũng cảm của ông.
Thành công trên cương vị Thị trưởng đã biến ông thành ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vụ Tổng thống khi ông bày tỏ ý định này giữa năm 2007. Ông hứa với công chúng sẽ trở thành một “Tổng thống theo kiểu CEO” - thực dụng và sáng tạo.
Chiến dịch tranh cử của ông đã diễn ra khá suôn sẻ. Ngày 10/5/2007, ông tuyên bố mong muốn đại diện cho đảng Đại dân tộc (GNP) tranh cử Tổng thống Hàn Quốc. Ngày 20/8/2007, ông đánh bại bà Park Geun-hye (con gái cựu Tổng thống Park Chung-hye) trong cuộc bầu cử nội bộ đảng GNP để trở thành ứng cử viên của đảng. Ngày 19/12/2007, ông đánh bại hai đối thủ là Chung Dong-Young và Lee Hoi-chang (người lần thứ 3 ra tranh cử Tổng thống) với 50% phiếu thuận. Ông sẽ chính thức kế nhiệm Tổng thống Roh Moo-hyun vào ngày 25/2/2008.
Chính sách quan trọng nhất trong cương lĩnh tranh cử của ông là dự án kênh đào nối Busan và Seoul, mà theo ông sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển hơn nữa. "Kế hoạch 747" của ông tổng kết những mục tiêu chính như tăng trưởng GDP hàng năm 7%, thu nhập bình quân đầu người 40,000 USD, và đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới.
Với CHDCND Triều Tiên, ông Lee tuyên bố một kế hoạch toàn diện để đầu tư cho bắc Triều Tiên thay vì trợ cấp. Ông cam kết sẽ thành lập một cơ quan tư vấn để giúp bắc Triều Tiên đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế. Cơ quan này sẽ bao gồm các tiểu ban về kinh tế, giáo dục, tài chính, hạ tầng và phúc lợi với một quỹ hợp tác giá trị 40 triệu USD. Ông cũng sẽ tìm kiếm một thoả thuận Cộng đồng kinh tế Triều Tiên để thiết lập khung pháp lý và cơ chế cho bất cứ dự án nào có được thông qua đàm phán. Ông Lee cũng thành lập một văn phòng cứu trợ ở bắc Triều Tiên để tăng cường cứu trợ nhân đạo sau các các cuộc đàm phán hạt nhân.
Jeong Tae-keun, một trợ lý đã từng làm phó Thị trưởng cho ông Lee, khẳng định: “Lee Myung-bak là một người luôn tiến lên”. Câu chuyện cuộc đời của "ông máy ủi" chính là minh chứng hùng hồn cho nhận xét đó. Và với chức Tổng thống Hàn Quốc, chắc chắn những điều "thần kỳ" ông có thể tạo ra còn chưa dừng lại.
(Theo LanhDao)