Vũ khí bí mật của CEO Google
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Mỗi tuần tôi tốn hàng giờ để đọc thư xin việc của các ứng viên mới. Tôi không quan tâm tới doanh thu của Yahoo sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự nghiệp của Google. Bạn cần học cách nhanh chóng đưa ra những quyết sách đúng lúc và chính xác để nắm bắt cơ hội.
Đó là những phát ngôn của tổng giám đốc điều hành (CEO) Google - ông Eric Schmidt. Một câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái thì ông Eric cần áp dụng những quyết sách nào phù hợp để thúc đẩy Google phát triển?
Ông Schmidt gia nhập Google vào năm 2001. Sau khi gia nhập Google được một năm, ông đã giúp doanh thu công ty tăng lên đáng kể. Đến năm thứ ba ông thực sự trở thành người "chèo lái" Google thẳng tiến vào thị trường mạng Internet. Sau 3 năm, giá cổ phiếu của Google đã tăng 4,2 lần, trong 1 quý đạt 741 USD.
Gần đây, ngân hàng phố Wall đánh giá cổ phiếu của Google phát triển rất khả quan và dự đoán giá cổ phiếu có thể sẽ lên đến 750 USD. Giới doanh nghiệp quốc tế thì nhận định, trong quý đầu tiên của năm 2008, doanh thu ước tính của Google có thể tăng lên 40%, đạt mức 3,5 tỷ USD, riêng lợi nhuận thu lại được từ cổ phiếu tăng 22%.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về doanh thu của Google có được duy trì và tiếp tục đi lên hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bứt phá cũng như kinh nghiệm quản lý hơn 30 năm qua của ông.
Hiện nay, tuy Google có tầm ảnh hưởng khá lớn trên thế giới nhưng xét về chiêu quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa có kế sách phù hợp mang lại nguồn thu hiệu quả. Chủ tịch Eric quyết định sẽ khai thác triệt để chức năng chính của Google là tìm kiếm và tăng cường quảng cáo, coi đây là một trong những nguồn thu trọng tâm của công ty.
Trước bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang khủng hoảng trầm trọng thì Google cũng đối mặt với không ít thách thức. Ông Eric tỏ ra lạc quan, "khi nền kinh tế gặp khó khăn thì chiến lược quảng cáo cần đặt lên hàng đầu, việc đa dạng hóa nhiều loại hình quảng cáo sẽ mang lại nguồn thu lớn. Bên cạnh đó, chính chiến lược toàn cầu hóa sẽ giúp Google thu lợi nhuận hiệu quả, điển hình là tốc độ phát triển vượt trội về mạng internet của các quốc gia Châu Á đã bảo đảm lợi nhuận và sức ảnh hưởng của Google".
"Mọi người ngày càng sử dụng internet nhiều hơn? Chiến lược quảng cáo sẽ mang đến hiệu quả vượt bậc? Chúng tôi đang ngày càng phát triển những sản phẩm mới, mang lại lợi ích cao?". Nếu trả lời tốt 3 câu hỏi này, tôi tin rằng tương lai của Google luôn luôn khả quan. Tôi là người sống vì tương lai, nên những khó khăn trong bối cảnh hiện tại sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Google", ông cho biết.
Điện toán cụm ảo
Ông Eric cho hay: "Tin tức luôn được cập nhật thường xuyên trên mạng, bất cứ thời gian nào hay thời điểm nào, bạn cũng có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin trên thế giới. Mô hình "điện toán cụm ảo" (Cloud Computing) chỉ một loạt máy chủ đã được ảo hóa liên kết với nhau, có khả năng phân chia hoặc kết hợp lại một cách linh hoạt"
Ông Frank Gens - chuyên gia phân tích của IDC - nhận định: "Xét về mặt ý nghĩa, "điện toán cụm ảo" chính là bước phát triển tự nhiên của mô hình máy tính mạng internet". Căn cứ theo lô-gíc của nó, các công ty không cần thiết phải đầu tư những chiếc máy tính đồ sộ, có tốc độ xử lý tin chậm chạp. Máy tính và điện thoại chỉ cần kết nối với hệ thống "cụm ảo" là có thể truy cập mạng nhanh chóng.
Cũng theo ông Frank, sau khi mô hình này được ứng dụng thì công dân mạng có thể tha hồ tra cứu những thông tin tiện ích một cách nhanh nhất. Dữ liệu của người dùng được lưu trữ trên mạng nên sẽ không bị mất, cho dù máy tính cá nhân của họ có bị làm sao chăng nữa.
Tuy nhiên, đi theo mô hình "điện toán cụm ảo" cũng đồng nghĩa với việc chia sẻ "bát cơm" với các doanh nghiệp khác như Microsoft, IBM, Sun, Yahoo!... đang "lăm le" xây dựng mô hình này. Google tính cách giành chiến thắng với việc thúc đẩy mô hình này phát triển tại châu Á với tham vọng mở rộng ra thế giới. Châu Á luôn là mảnh đất "màu mỡ".
Phương pháp "70-20-10"
Vũ khí bí mật thứ hai của ông Eric là tập trung làm ra những sản phẩm tốt nhất. Ông Eric cho hay: "Chiến lược trọng tâm của Google là giải quyết tốt 3 yếu tố: Cân bằng, phát triển và chú trọng các dịch vụ có sẵn; hay còn gọi là 70-20-10. Theo đó, chúng tôi sẽ dùng 70% tinh lực để phát triển các dịch vụ trọng tâm và mang tầm chiến lược, như thúc đẩy quảng cáo mạng để tăng cường lượng truy cập; 20% sẽ đầu tư vào những nguồn tài nguyên như phát triển dịch vụ thư điện tử Gmail, cải tiến giao diện Google; 10% cho các công việc phụ khác".
Ngay từ khi công ty được thành lập, ban lãnh đạo Google không vội vã quảng bá sản phẩm ra thị trường mà đầu tư nhiều thời gian để hoàn thiện cơ cấu bộ máy và sản phẩm, nhằm tạo uy tín lâu dài với khách hàng. Ngay trong nội bộ công ty, ông Eric đã chủ trương thiết lập 10 giá trị cho nhân viên. Trong đó, phương châm "bạn có thế làm ra tiền mà không cần làm điều ác" được đề cao. Quan điểm tôn trọng sự thực để giành sự tín nhiệm của khách hàng được Google đặt lên hàng đầu. Ông Eric cho rằng, lợi nhuận thu được trong một thời gian ngắn không nói lên tất cả, mà lợi ích lâu dài chính là lòng tin và sự yêu mến của khách hàng. Đây cũng là lý do nhiều người thích Google đến thế.
Google kiên định với nguyên tắc "không làm điều ác". "Bất cứ một công ty nào cũng cần bảo đảm lập trường trung lập. Giới doanh nghiệp nhận định rằng, chính những cống hiến của Google đối với cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghệ thông tin nói chung đã mang lại giá trị to lớn đối với thị trường tư bản.
Đầu tư nguồn nhân lực, sử dụng chất xám
Ông Eric cho rằng, để đánh giá mức độ phát triển của một công ty, hãy xem một tuần qua họ đã tuyển dụng những người nào. Một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực được thành lập trong công ty, có trách nhiệm cùng đối thoại với những nhân viên mới để tìm hiểu về con người, tính cách cũng như khám phá những khả năng tiềm ẩn của họ, làm sao không bỏ sót nhân tài. "Mỗi tuần tôi đều bỏ ra nhiều giờ để đọc thư xin việc mà các ứng viên gửi đến. Xây dựng nguồn nhân lực giỏi và dồi dào luôn là mục tiêu chiến lược của Google. Tài sản của chúng tôi cũng là nguồn nhân lực, bởi họ mới chính là những người tạo nên thành công cho Google".
Ở Google, mỗi tuần các nhân viên đều phải dành ra một ngày để làm những công việc nghiên cứu, đó có thể là bất cứ sản phẩm kỹ thuật nào họ thích hay thậm chí là chẳng liên quan đến Google. Ông Eric cho rằng, việc thay đổi, điều hòa những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế sẽ tạo ra sự mới mẻ, có tác động tích cực đến nguồn nhân lực.
Theo lẽ thường, lãnh đạo luôn là người đưa ra những quyết sách đầu tiên và cuối cùng cho công ty, cũng là người quyết định nên làm gì và không nên làm gì. Tuy nhiên với ông Eric, đôi khi cách làm này lại không mang đến kết quả tốt nhất. Theo ông, khi công ty chuẩn bị đưa ra một phương án mới, nên huy động những nhân viên chủ chốt, có đầu óc chiến lược tốt cùng tham gia tranh luận. Lãnh đạo lúc này chỉ đóng vai trò là người cố vấn, lắng nghe và xem xét những ý kiến, qua đó đúc rút lại vấn đề quan trọng nhất. Là một CEO giỏi thì khả năng biết lắng nghe và phân tích là rất cần thiết.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Digitimes gần đây, ông Eric Schmidt tỏ ra lạc quan trước xu thế phát triển của Google. Theo ông, nền kinh tế Mỹ suy thoái chỉ trong một vài lĩnh vực điển hình như tài chính, bất động sản, cầm cố, còn Google hoạt động trên thị trường quảng cáo và viễn thông vẫn luôn giữ một vị trí nhất định.
Ông cũng không quan tâm tới những nguy cơ ảnh hưởng tới Google như việc Microsoft đang muốn mua lại Yahoo, mà chỉ chú trọng tới những tác động phát sinh của mạng internet toàn cầu và chiến lược viễn thông trong tương lai.
* Ông Eric Schmidt sinh năm 1955, hiện là tổng giám đốc điều hành của công ty Google. Năm 1979, ông tốt nghiệp Đại học Princeton, ông nhận bằng thạc sĩ về công nghệ thông tin.
Năm 1982, ông nhận bằng tiến sĩ cho học vị EECS (khoa học máy tính và điện tử) của phân viên Berkeley thuộc Đại học California
Sau khi tốt nghiệp, ông vào làm việc tại phòng thí nghiệm Bell và công ty Zilog - Mỹ. Năm 1983, Eric gia nhập Công ty Sun, đảm nhận chức vụ giám đốc điều hành kỹ thuật.
Năm 1997, là CEO của Công ty Novell
Năm 2001, 2 nhà sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin đã tuyển dụng Eric từ Công ty Novell về làm CEO của Google cho đến bây giờ.
(Theo VnExpress)
Đó là những phát ngôn của tổng giám đốc điều hành (CEO) Google - ông Eric Schmidt. Một câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái thì ông Eric cần áp dụng những quyết sách nào phù hợp để thúc đẩy Google phát triển?
Ông Schmidt gia nhập Google vào năm 2001. Sau khi gia nhập Google được một năm, ông đã giúp doanh thu công ty tăng lên đáng kể. Đến năm thứ ba ông thực sự trở thành người "chèo lái" Google thẳng tiến vào thị trường mạng Internet. Sau 3 năm, giá cổ phiếu của Google đã tăng 4,2 lần, trong 1 quý đạt 741 USD.
Gần đây, ngân hàng phố Wall đánh giá cổ phiếu của Google phát triển rất khả quan và dự đoán giá cổ phiếu có thể sẽ lên đến 750 USD. Giới doanh nghiệp quốc tế thì nhận định, trong quý đầu tiên của năm 2008, doanh thu ước tính của Google có thể tăng lên 40%, đạt mức 3,5 tỷ USD, riêng lợi nhuận thu lại được từ cổ phiếu tăng 22%.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về doanh thu của Google có được duy trì và tiếp tục đi lên hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bứt phá cũng như kinh nghiệm quản lý hơn 30 năm qua của ông.
Hiện nay, tuy Google có tầm ảnh hưởng khá lớn trên thế giới nhưng xét về chiêu quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa có kế sách phù hợp mang lại nguồn thu hiệu quả. Chủ tịch Eric quyết định sẽ khai thác triệt để chức năng chính của Google là tìm kiếm và tăng cường quảng cáo, coi đây là một trong những nguồn thu trọng tâm của công ty.
Trước bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang khủng hoảng trầm trọng thì Google cũng đối mặt với không ít thách thức. Ông Eric tỏ ra lạc quan, "khi nền kinh tế gặp khó khăn thì chiến lược quảng cáo cần đặt lên hàng đầu, việc đa dạng hóa nhiều loại hình quảng cáo sẽ mang lại nguồn thu lớn. Bên cạnh đó, chính chiến lược toàn cầu hóa sẽ giúp Google thu lợi nhuận hiệu quả, điển hình là tốc độ phát triển vượt trội về mạng internet của các quốc gia Châu Á đã bảo đảm lợi nhuận và sức ảnh hưởng của Google".
"Mọi người ngày càng sử dụng internet nhiều hơn? Chiến lược quảng cáo sẽ mang đến hiệu quả vượt bậc? Chúng tôi đang ngày càng phát triển những sản phẩm mới, mang lại lợi ích cao?". Nếu trả lời tốt 3 câu hỏi này, tôi tin rằng tương lai của Google luôn luôn khả quan. Tôi là người sống vì tương lai, nên những khó khăn trong bối cảnh hiện tại sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Google", ông cho biết.
Điện toán cụm ảo
Ông Eric cho hay: "Tin tức luôn được cập nhật thường xuyên trên mạng, bất cứ thời gian nào hay thời điểm nào, bạn cũng có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin trên thế giới. Mô hình "điện toán cụm ảo" (Cloud Computing) chỉ một loạt máy chủ đã được ảo hóa liên kết với nhau, có khả năng phân chia hoặc kết hợp lại một cách linh hoạt"
Ông Frank Gens - chuyên gia phân tích của IDC - nhận định: "Xét về mặt ý nghĩa, "điện toán cụm ảo" chính là bước phát triển tự nhiên của mô hình máy tính mạng internet". Căn cứ theo lô-gíc của nó, các công ty không cần thiết phải đầu tư những chiếc máy tính đồ sộ, có tốc độ xử lý tin chậm chạp. Máy tính và điện thoại chỉ cần kết nối với hệ thống "cụm ảo" là có thể truy cập mạng nhanh chóng.
Cũng theo ông Frank, sau khi mô hình này được ứng dụng thì công dân mạng có thể tha hồ tra cứu những thông tin tiện ích một cách nhanh nhất. Dữ liệu của người dùng được lưu trữ trên mạng nên sẽ không bị mất, cho dù máy tính cá nhân của họ có bị làm sao chăng nữa.
Tuy nhiên, đi theo mô hình "điện toán cụm ảo" cũng đồng nghĩa với việc chia sẻ "bát cơm" với các doanh nghiệp khác như Microsoft, IBM, Sun, Yahoo!... đang "lăm le" xây dựng mô hình này. Google tính cách giành chiến thắng với việc thúc đẩy mô hình này phát triển tại châu Á với tham vọng mở rộng ra thế giới. Châu Á luôn là mảnh đất "màu mỡ".
Phương pháp "70-20-10"
Vũ khí bí mật thứ hai của ông Eric là tập trung làm ra những sản phẩm tốt nhất. Ông Eric cho hay: "Chiến lược trọng tâm của Google là giải quyết tốt 3 yếu tố: Cân bằng, phát triển và chú trọng các dịch vụ có sẵn; hay còn gọi là 70-20-10. Theo đó, chúng tôi sẽ dùng 70% tinh lực để phát triển các dịch vụ trọng tâm và mang tầm chiến lược, như thúc đẩy quảng cáo mạng để tăng cường lượng truy cập; 20% sẽ đầu tư vào những nguồn tài nguyên như phát triển dịch vụ thư điện tử Gmail, cải tiến giao diện Google; 10% cho các công việc phụ khác".
Ngay từ khi công ty được thành lập, ban lãnh đạo Google không vội vã quảng bá sản phẩm ra thị trường mà đầu tư nhiều thời gian để hoàn thiện cơ cấu bộ máy và sản phẩm, nhằm tạo uy tín lâu dài với khách hàng. Ngay trong nội bộ công ty, ông Eric đã chủ trương thiết lập 10 giá trị cho nhân viên. Trong đó, phương châm "bạn có thế làm ra tiền mà không cần làm điều ác" được đề cao. Quan điểm tôn trọng sự thực để giành sự tín nhiệm của khách hàng được Google đặt lên hàng đầu. Ông Eric cho rằng, lợi nhuận thu được trong một thời gian ngắn không nói lên tất cả, mà lợi ích lâu dài chính là lòng tin và sự yêu mến của khách hàng. Đây cũng là lý do nhiều người thích Google đến thế.
Google kiên định với nguyên tắc "không làm điều ác". "Bất cứ một công ty nào cũng cần bảo đảm lập trường trung lập. Giới doanh nghiệp nhận định rằng, chính những cống hiến của Google đối với cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghệ thông tin nói chung đã mang lại giá trị to lớn đối với thị trường tư bản.
Đầu tư nguồn nhân lực, sử dụng chất xám
Ông Eric cho rằng, để đánh giá mức độ phát triển của một công ty, hãy xem một tuần qua họ đã tuyển dụng những người nào. Một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực được thành lập trong công ty, có trách nhiệm cùng đối thoại với những nhân viên mới để tìm hiểu về con người, tính cách cũng như khám phá những khả năng tiềm ẩn của họ, làm sao không bỏ sót nhân tài. "Mỗi tuần tôi đều bỏ ra nhiều giờ để đọc thư xin việc mà các ứng viên gửi đến. Xây dựng nguồn nhân lực giỏi và dồi dào luôn là mục tiêu chiến lược của Google. Tài sản của chúng tôi cũng là nguồn nhân lực, bởi họ mới chính là những người tạo nên thành công cho Google".
Ở Google, mỗi tuần các nhân viên đều phải dành ra một ngày để làm những công việc nghiên cứu, đó có thể là bất cứ sản phẩm kỹ thuật nào họ thích hay thậm chí là chẳng liên quan đến Google. Ông Eric cho rằng, việc thay đổi, điều hòa những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế sẽ tạo ra sự mới mẻ, có tác động tích cực đến nguồn nhân lực.
Theo lẽ thường, lãnh đạo luôn là người đưa ra những quyết sách đầu tiên và cuối cùng cho công ty, cũng là người quyết định nên làm gì và không nên làm gì. Tuy nhiên với ông Eric, đôi khi cách làm này lại không mang đến kết quả tốt nhất. Theo ông, khi công ty chuẩn bị đưa ra một phương án mới, nên huy động những nhân viên chủ chốt, có đầu óc chiến lược tốt cùng tham gia tranh luận. Lãnh đạo lúc này chỉ đóng vai trò là người cố vấn, lắng nghe và xem xét những ý kiến, qua đó đúc rút lại vấn đề quan trọng nhất. Là một CEO giỏi thì khả năng biết lắng nghe và phân tích là rất cần thiết.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Digitimes gần đây, ông Eric Schmidt tỏ ra lạc quan trước xu thế phát triển của Google. Theo ông, nền kinh tế Mỹ suy thoái chỉ trong một vài lĩnh vực điển hình như tài chính, bất động sản, cầm cố, còn Google hoạt động trên thị trường quảng cáo và viễn thông vẫn luôn giữ một vị trí nhất định.
Ông cũng không quan tâm tới những nguy cơ ảnh hưởng tới Google như việc Microsoft đang muốn mua lại Yahoo, mà chỉ chú trọng tới những tác động phát sinh của mạng internet toàn cầu và chiến lược viễn thông trong tương lai.
* Ông Eric Schmidt sinh năm 1955, hiện là tổng giám đốc điều hành của công ty Google. Năm 1979, ông tốt nghiệp Đại học Princeton, ông nhận bằng thạc sĩ về công nghệ thông tin.
Năm 1982, ông nhận bằng tiến sĩ cho học vị EECS (khoa học máy tính và điện tử) của phân viên Berkeley thuộc Đại học California
Sau khi tốt nghiệp, ông vào làm việc tại phòng thí nghiệm Bell và công ty Zilog - Mỹ. Năm 1983, Eric gia nhập Công ty Sun, đảm nhận chức vụ giám đốc điều hành kỹ thuật.
Năm 1997, là CEO của Công ty Novell
Năm 2001, 2 nhà sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin đã tuyển dụng Eric từ Công ty Novell về làm CEO của Google cho đến bây giờ.
(Theo VnExpress)