Tỷ phú Kwek Leng Beng: Không có giới hạn cho thành công
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sự nhạy bén trong kinh doanh, khiếu thẩm mỹ trời phú kết hợp với khả năng điều hành dịch vụ và một phong cách hoàn hảo đã biến ông thành huyền thoại trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, trở thành niềm kiêu hãnh của người dân Singapore trước thế giới.
Đó là tỷ phú Kwek Leng Beng, ông chủ của chuỗi những doanh nghiệp khách sạn, bất động sản hàng đầu Singapore và thế giới.
Nổi danh với kỳ tích đánh bại 19 đối thủ tầm cỡ quốc tế để giành quyền kiểm soát khách sạn Seoul Hilton của Tập đoàn Daewoo và với lời tuyên bố đã trở thành hiện thực khi sẵn sàng mua cả khách sạn siêu sang tại trung tâm Manhattan của “ông trùm” Donald Trump, Kwek Leng Beng là một trong số ít những doanh nhân thành công trên cả “sân nhà” và “sân khách”.
Tới thời điểm năm 2007, với việc nắm giữ những doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và bất động sản Millennium & Copthorne và City Developments Limited (CDL), khối tài sản cá nhân của Kwek Leng Beng đã lên tới con số 4,3 tỷ USD.
Hiệu quả công việc chứng minh tất cả
Tốt nghiệp trường khoa luật của Trường ĐH London và sau đó là làm nhân viên quản lý hành chính cho công ty gia đình, Kwek vẫn luôn muốn cải cách hành chính cho công ty vì ở thời điểm đó, các công ty của người Hoa như cha ông cũng hoạt động rất tốt, và chỉ cần hoàn chỉnh cơ cấu sẽ đảm bảo sự vận hành hiệu quả cho công ty.
Thế nhưng cha ông thì không thể chia sẻ suy nghĩ ấy: “Ta không quan tâm liệu công tác quản trị hay tái cơ cấu hệ thống có tốt hay không, đơn giản là nếu con không bán được hàng thì con không có thu nhập, và nếu con không có thu nhập thì con sẽ chết”.
Xuất phát từ mâu thuẫn với cha về quan điểm kinh doanh, có thời gian, Kwek đã bỏ sang Penang làm việc, tuy nhiên, cuối cùng Kwek cũng bị thuyết phục quay trở lại khi bạn bè của cha sang Penang tìm ông về. Nhớ lại kỷ niệm này, Kwek nhún vai: “Tôi không phải là người bướng bỉnh hay ngoan cố, không phải loại người luôn muốn chứng tỏ mình đúng ngay cả khi mình đã sai”.
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp với số tài sản không nhỏ thừa kế từ cha - ông Kwek Hong Png, Kwek Leng Beng ngày nay đã nhân số tài sản đó lên nhiều lần.
Giống như các câu chuyện cổ điển của những người Trung Quốc khác về sự làm giàu từ hai bàn tay trắng, ông Kwek Hong Png rời tỉnh Phúc Kiến với ba anh em trai, không một xu dính túi tới Singapore để gây dựng sự nghiệp vào năm 1928. Kể từ đó, câu chuyện thành công của Tập đoàn Hong Leong dần hình thành. Giờ đây, trong khi Kwek Beng Leng có được sự nghiệp chói lọi tại Singapore thì người anh em họ của ông - Tan Sri Quek Leng Chan - cũng đang gặt hái thành công ở Malaysia.
Để được vinh danh trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn cho tới khi qua đời vào năm 1994, ông Kwek Hong Png đã khởi nghiệp với việc đêm đêm phải ngủ trên sàn cửa hàng của một người họ hàng từ năm 16 tuổi. Không ai khác, cha chính là người gây ảnh hưởng rõ nét và mạnh mẽ nhất đối với Kwek, giúp ông trở thành một nhà lãnh đạo tài ba ngày nay.
Ông Hong Png vẫn coi con trai cả của mình, Kwek Leng Beng, là “quá sách vở và ngây thơ”. Có lẽ con đường tới thành công quá vất vả của nhà sáng lập tập đoàn Hong Leong (vào năm 1945) đã khiến ông tin nhiều hơn vào tính thực tế hơn là lý thuyết.
Luôn lấy cha làm tấm gương học hỏi, Kwek sớm tạo được lòng tin của cha và được ông giao cho quản lý khách sạn King’s Hotel quy mô lớn từ năm 1970, trong khi đó ông Hong Png chỉ quản lý khách sạn nhỏ hơn là Orchid Hotel ở đường Dunearn. Kwek Leng Beng tập trung kinh doanh tới mức, vào thập niên 1970, ông thường xuyên ngồi ở hành lang khách sạn của mình ở Havelock và cầu nguyện khách hàng sẽ dừng bước và đặt phòng. “Khi họ tới, tôi vui mừng vô hạn”, Kwek nhớ lại.
Thôn tính để phát triển
Là một nhà tài phiệt vô cùng tham vọng, Kwek hiện vẫn đang tiếp tục nhắm tới việc mua lại các khách sạn khác trên thế giới như một phần trong kế hoạch bành trướng của mình.
Hẳn nhiều người vẫn chưa quên sự kiện Kwek đặt vấn đề mua New York’s The Plaza của trùm Donald Trump, phóng viên Mỹ đặt câu hỏi liệu có phải ông định mua khoảng 49% cổ phần của toà nhà nằm tại trung tâm Manhattan giàu có này hay không; không mất một giây suy nghĩ, Kwek trả lời rằng ông sẽ mua toàn bộ khách sạn.
Vào năm 1995, Kwek cùng với Hoàng tử Arập Alwaleed mua lại khách sạn New York’s The Plaza từ “trùm” tài phiệt bất động sản Donald Trump với giá 325 triệu USD. Khoảng 10 năm sau, khách sạn này được bán lại với giá 675 triệu USD.
Năm 1999, Kwek đánh bại 19 đối thủ tầm cỡ quốc tế trong cuộc đấu giá khách sạn Seoul Hilton ở mức 357 triệu USD của Tập đoàn Daewoo. Đặc biệt sành sỏi đối với các món hàng xa xỉ, từ trang phục cho tới khách sạn, nhà ở cho tới ô tô, Kwek thực sự tinh tường khi xác định tiềm năng phát triển cho mặt hàng kinh doanh của mình là khách sạn cao cấp. Và chỉ trong năm 2000, Hong Leong đã sở hữu khoảng 300 công ty, 12 trong số đó có tên trên TTCK tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ với hoạt động kinh doanh chính là bất động sản và chuỗi khách sạn.
Tuy nhiên, không vì thế mà Kwek bỏ qua thị trường thấp cấp hơn: “Trên thế giới ngày nay, các nhà đầu tư chỉ thích xây dựng khách sạn năm sao. Không có nhà đầu tư nào quan tâm tới khách du lịch với những dịch vụ giá rẻ. Chúng tôi sẽ tham gia vào thị trường này và chắc chắn sẽ gặt hái được không ít thành công”.
Triết lý làm việc chăm chỉ và có tâm
Rất thẳng thắn, quan điểm của nhà tài phiệt, cũng là một trong ba người giàu nhất Singapore là: “Bất kỳ điều gì chúng tôi làm cũng có thể thành lợi nhuận, nhưng không phải lợi nhuận là tất cả; nó quan trọng đấy, nhưng bạn còn cần phải có tâm nữa”.
Về tính cách, nhà tài phiệt Kwek là người tự tin và vô cùng cứng rắn: “Tôi đã nếm đủ đắng cay và tôi không ngại đối đầu với các công ty lớn”. Kwek còn cho rằng thành công chính là sống theo triết lý theo đuổi và hài lòng với những thành tựu đạt được, không nhất thiết phải lấy sự giàu có làm mục tiêu.
Điều hành công ty với mức kỷ luật cao, trung thành với triết lý kinh doanh, kiên định với những mục tiêu và kết hợp hoàn hảo giữa ý tưởng và hành động, trong những thập kỷ qua, bất chấp những yếu tố khó khăn do tình trạng cung vượt cầu và những biến động về số lượng khách du lịch, Kwek vẫn gặt hái liên tiếp thành công trong ngành kinh doanh khách sạn.
Chỉ từ 6 khách sạn của gia đình trong năm 1989, tính đến thời điểm tháng 8/2007, Kwek có trong tay khoảng 114 khách sạn tại 18 quốc gia trên 4 châu lục. Theo Kwek, “để lựa chọn con đường phát triển sự nghiệp sẽ có nhiều cách, nhưng dù công việc là gì đi chăng nữa thì cũng cần phải có niềm đam mê, tầm nhìn chiến lược và tham vọng. Có thể bạn không đạt được tất cả những gì mong muốn, nhưng nếu kiên trì, bạn vẫn sẽ thành công phần nào”.
Cũng với triết lý kinh doanh đề cao tính thực tế, Kwek đặc biệt tin rằng thành công không đến với những người nào không làm việc chăm chỉ. Đều đặn dậy từ 5h sáng, ông chủ Tập đoàn Hong Leong làm việc 12 giờ mỗi ngày, sáu ngày mỗi tuần và sống với phương châm “Làm việc chăm chỉ, thay vì nói hãy bắt tay vào làm”. “Không phải là tôi đang phàn nàn vì phải làm việc nhiều. Tôi không hề sợ phải làm việc cật lực mà điều tôi sợ là bị hiểu nhầm”, Kwek tâm sự.
(Theo VnEconomy)
Đó là tỷ phú Kwek Leng Beng, ông chủ của chuỗi những doanh nghiệp khách sạn, bất động sản hàng đầu Singapore và thế giới.
Nổi danh với kỳ tích đánh bại 19 đối thủ tầm cỡ quốc tế để giành quyền kiểm soát khách sạn Seoul Hilton của Tập đoàn Daewoo và với lời tuyên bố đã trở thành hiện thực khi sẵn sàng mua cả khách sạn siêu sang tại trung tâm Manhattan của “ông trùm” Donald Trump, Kwek Leng Beng là một trong số ít những doanh nhân thành công trên cả “sân nhà” và “sân khách”.
Tới thời điểm năm 2007, với việc nắm giữ những doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và bất động sản Millennium & Copthorne và City Developments Limited (CDL), khối tài sản cá nhân của Kwek Leng Beng đã lên tới con số 4,3 tỷ USD.
Hiệu quả công việc chứng minh tất cả
Tốt nghiệp trường khoa luật của Trường ĐH London và sau đó là làm nhân viên quản lý hành chính cho công ty gia đình, Kwek vẫn luôn muốn cải cách hành chính cho công ty vì ở thời điểm đó, các công ty của người Hoa như cha ông cũng hoạt động rất tốt, và chỉ cần hoàn chỉnh cơ cấu sẽ đảm bảo sự vận hành hiệu quả cho công ty.
Thế nhưng cha ông thì không thể chia sẻ suy nghĩ ấy: “Ta không quan tâm liệu công tác quản trị hay tái cơ cấu hệ thống có tốt hay không, đơn giản là nếu con không bán được hàng thì con không có thu nhập, và nếu con không có thu nhập thì con sẽ chết”.
Xuất phát từ mâu thuẫn với cha về quan điểm kinh doanh, có thời gian, Kwek đã bỏ sang Penang làm việc, tuy nhiên, cuối cùng Kwek cũng bị thuyết phục quay trở lại khi bạn bè của cha sang Penang tìm ông về. Nhớ lại kỷ niệm này, Kwek nhún vai: “Tôi không phải là người bướng bỉnh hay ngoan cố, không phải loại người luôn muốn chứng tỏ mình đúng ngay cả khi mình đã sai”.
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp với số tài sản không nhỏ thừa kế từ cha - ông Kwek Hong Png, Kwek Leng Beng ngày nay đã nhân số tài sản đó lên nhiều lần.
Giống như các câu chuyện cổ điển của những người Trung Quốc khác về sự làm giàu từ hai bàn tay trắng, ông Kwek Hong Png rời tỉnh Phúc Kiến với ba anh em trai, không một xu dính túi tới Singapore để gây dựng sự nghiệp vào năm 1928. Kể từ đó, câu chuyện thành công của Tập đoàn Hong Leong dần hình thành. Giờ đây, trong khi Kwek Beng Leng có được sự nghiệp chói lọi tại Singapore thì người anh em họ của ông - Tan Sri Quek Leng Chan - cũng đang gặt hái thành công ở Malaysia.
Để được vinh danh trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn cho tới khi qua đời vào năm 1994, ông Kwek Hong Png đã khởi nghiệp với việc đêm đêm phải ngủ trên sàn cửa hàng của một người họ hàng từ năm 16 tuổi. Không ai khác, cha chính là người gây ảnh hưởng rõ nét và mạnh mẽ nhất đối với Kwek, giúp ông trở thành một nhà lãnh đạo tài ba ngày nay.
Ông Hong Png vẫn coi con trai cả của mình, Kwek Leng Beng, là “quá sách vở và ngây thơ”. Có lẽ con đường tới thành công quá vất vả của nhà sáng lập tập đoàn Hong Leong (vào năm 1945) đã khiến ông tin nhiều hơn vào tính thực tế hơn là lý thuyết.
Luôn lấy cha làm tấm gương học hỏi, Kwek sớm tạo được lòng tin của cha và được ông giao cho quản lý khách sạn King’s Hotel quy mô lớn từ năm 1970, trong khi đó ông Hong Png chỉ quản lý khách sạn nhỏ hơn là Orchid Hotel ở đường Dunearn. Kwek Leng Beng tập trung kinh doanh tới mức, vào thập niên 1970, ông thường xuyên ngồi ở hành lang khách sạn của mình ở Havelock và cầu nguyện khách hàng sẽ dừng bước và đặt phòng. “Khi họ tới, tôi vui mừng vô hạn”, Kwek nhớ lại.
Thôn tính để phát triển
Là một nhà tài phiệt vô cùng tham vọng, Kwek hiện vẫn đang tiếp tục nhắm tới việc mua lại các khách sạn khác trên thế giới như một phần trong kế hoạch bành trướng của mình.
Hẳn nhiều người vẫn chưa quên sự kiện Kwek đặt vấn đề mua New York’s The Plaza của trùm Donald Trump, phóng viên Mỹ đặt câu hỏi liệu có phải ông định mua khoảng 49% cổ phần của toà nhà nằm tại trung tâm Manhattan giàu có này hay không; không mất một giây suy nghĩ, Kwek trả lời rằng ông sẽ mua toàn bộ khách sạn.
Vào năm 1995, Kwek cùng với Hoàng tử Arập Alwaleed mua lại khách sạn New York’s The Plaza từ “trùm” tài phiệt bất động sản Donald Trump với giá 325 triệu USD. Khoảng 10 năm sau, khách sạn này được bán lại với giá 675 triệu USD.
Năm 1999, Kwek đánh bại 19 đối thủ tầm cỡ quốc tế trong cuộc đấu giá khách sạn Seoul Hilton ở mức 357 triệu USD của Tập đoàn Daewoo. Đặc biệt sành sỏi đối với các món hàng xa xỉ, từ trang phục cho tới khách sạn, nhà ở cho tới ô tô, Kwek thực sự tinh tường khi xác định tiềm năng phát triển cho mặt hàng kinh doanh của mình là khách sạn cao cấp. Và chỉ trong năm 2000, Hong Leong đã sở hữu khoảng 300 công ty, 12 trong số đó có tên trên TTCK tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ với hoạt động kinh doanh chính là bất động sản và chuỗi khách sạn.
Tuy nhiên, không vì thế mà Kwek bỏ qua thị trường thấp cấp hơn: “Trên thế giới ngày nay, các nhà đầu tư chỉ thích xây dựng khách sạn năm sao. Không có nhà đầu tư nào quan tâm tới khách du lịch với những dịch vụ giá rẻ. Chúng tôi sẽ tham gia vào thị trường này và chắc chắn sẽ gặt hái được không ít thành công”.
Triết lý làm việc chăm chỉ và có tâm
Rất thẳng thắn, quan điểm của nhà tài phiệt, cũng là một trong ba người giàu nhất Singapore là: “Bất kỳ điều gì chúng tôi làm cũng có thể thành lợi nhuận, nhưng không phải lợi nhuận là tất cả; nó quan trọng đấy, nhưng bạn còn cần phải có tâm nữa”.
Về tính cách, nhà tài phiệt Kwek là người tự tin và vô cùng cứng rắn: “Tôi đã nếm đủ đắng cay và tôi không ngại đối đầu với các công ty lớn”. Kwek còn cho rằng thành công chính là sống theo triết lý theo đuổi và hài lòng với những thành tựu đạt được, không nhất thiết phải lấy sự giàu có làm mục tiêu.
Điều hành công ty với mức kỷ luật cao, trung thành với triết lý kinh doanh, kiên định với những mục tiêu và kết hợp hoàn hảo giữa ý tưởng và hành động, trong những thập kỷ qua, bất chấp những yếu tố khó khăn do tình trạng cung vượt cầu và những biến động về số lượng khách du lịch, Kwek vẫn gặt hái liên tiếp thành công trong ngành kinh doanh khách sạn.
Chỉ từ 6 khách sạn của gia đình trong năm 1989, tính đến thời điểm tháng 8/2007, Kwek có trong tay khoảng 114 khách sạn tại 18 quốc gia trên 4 châu lục. Theo Kwek, “để lựa chọn con đường phát triển sự nghiệp sẽ có nhiều cách, nhưng dù công việc là gì đi chăng nữa thì cũng cần phải có niềm đam mê, tầm nhìn chiến lược và tham vọng. Có thể bạn không đạt được tất cả những gì mong muốn, nhưng nếu kiên trì, bạn vẫn sẽ thành công phần nào”.
Cũng với triết lý kinh doanh đề cao tính thực tế, Kwek đặc biệt tin rằng thành công không đến với những người nào không làm việc chăm chỉ. Đều đặn dậy từ 5h sáng, ông chủ Tập đoàn Hong Leong làm việc 12 giờ mỗi ngày, sáu ngày mỗi tuần và sống với phương châm “Làm việc chăm chỉ, thay vì nói hãy bắt tay vào làm”. “Không phải là tôi đang phàn nàn vì phải làm việc nhiều. Tôi không hề sợ phải làm việc cật lực mà điều tôi sợ là bị hiểu nhầm”, Kwek tâm sự.
(Theo VnEconomy)